[The Big Picture] Cuộc thi chụp ảnh thế giới nhỏ bé 2011

levuongthinh
18/10/2011 5:13Phản hồi: 117
[The Big Picture] Cuộc thi chụp ảnh thế giới nhỏ bé 2011
Hàng năm, [TAG]Nikon[/TAG] tổ chức một cuộc thi ảnh đặc biệt mang tên Small World Photomicrography (Ảnh thế giới nhỏ bé). Năm nay là lần thứ 37 cuộc thi này diễn ra, thu hút các nhà khoa học đến từ 70 nước tham gia với khoảng 2000 tác phẩm. Chủ đề trong các bức ảnh năm nay khá sinh động, từ những vi sinh vật, các loại côn trùng đến những thiết bị công nghệ cao, có một số chủ thể đã được phóng đại lên đến 2.000 lần. Sau đây là những bức ảnh đoạt giải trong kỳ thi năm nay.


Anh Wim van Egmond đến từ bảo tàng Metropolitan, Rotterdam, Hà Lan chụp ảnh con mắt của một cá thể vi sinh vật sống.


Tiến sĩ Igor Siwanowicz đến từ viện sinh học thần kinh Max Planck, Martinsried, Đức chụp bức ảnh chân dung của ấu trùng Chrysopa sp. với độ phóng đại 20x.


Những phiến lá cỏ ở độ phóng đại 200x qua bức ảnh của tiến sĩ Donna Stolz đến từ đại học Pittsburgh.


Một mẫu vật sống của loài Melosira moniliformis được phóng đại lên 320 lần qua bức ảnh của Frank Fox, đến từ trường Đại học thực hành Fachhochschule Trier, thuộc Trier, Rheinland-Pfalz, Đức.


Chất hình quang bên trong loài Lepidoza reptan (livewort) ở độ phóng đại 20x qua bức ảnh của giáo sức Robin Young, đến từ trường Đại học British Colombia, Vancouver, Canada.


Bề mặt của một con chip xử lý dưới dạng 3D ở độ phóng đại 500x, chụp bởi Alfred Pasieka, đến từ Đức.


Một tấm phim tế bào năng lượng mặt trời được phóng đại 50x, do Dennis Callahan, đến từ Viện công nghệ California, Pasadena chụp.


Một lớp các dây thần kinh trên võng mạc của chuột được phóng đại lên 40x qua bức ảnh của Gabriel Luna, đến từ Viện nghiên cứu thần kinh UC Santa Barbara, California.

Quảng cáo




Một bức ảnh khá lạ mắt được chụp bởi tiến sĩ Bernardo Cesare đến từ Cơ quan khoa học địa lý ở Pavoda, Italy.



Loài sinh vật biển Temora longicornis thuộc bộ chân kiếm được phóng đại lên 10x bởi giáo sư Jan Michels đến từ trường Christian-Albrechts-Universität zu Kiel, Kiel, Đức.


Hình ảnh một con bọ chét nước ngọt, Daphnia magna, phóng đại lên 100x, qua bức ảnh của Joan Rohl, đến từ Viện Sinh Hoá và Sinh học ở Potsdam, Đức.

Quảng cáo


Đầu của một con kiến được phóng đại gấp 10 lần và được chụp lại bởi giáo sư Jan Michels, đến từ trường Christian-Albrechts-Universität zu Kiel, Kiel, Đức.


Các tế bào ung thư HeLa được phóng đại lên 300x qua bức ảnh của Thomas Deerinck thuộc trung tâm Quốc gia về Kính hiển vi và nghiên cứu hình ảnh ở La Jolla, California.


Ảnh chụp mặt cắt ngang của một loại nho độc (Chondrodendron tomentosum), phóng đại lên 45 lần, do giáo sư Stephen S. Nagy thực hiện.


Yanping Wang ở Đài thiên văn Bắc Kinh chụp ảnh những hạt cát ở độ phóng đại 4x.


Ảnh thùy san hô Porites lobata do James H. Nicholson, ở Trung tâm nghiên cứu và phát triển san hô, Charleston, SC chụp.


Giáo sư Christopher Guerin đến từ Viện công nghệ sinh học Flanders, Ghent, Bỉ chụp ảnh các tế bào nuôi cấy trên một lớp bio-polymer, ở độ phóng đại 63x.


Tiến sĩ Witold Kilarski của Phòng thí nghiệm EPFL bạch huyết và Kỹ thuật ung thư tại Lausanne, Thụy Sĩ cấy Litomosoides sigmodontis (giun chỉ ) bên trong các mạch bạch huyết của tai chuột ở độ phóng đại 150x.


Mạng lưới gân lá chằng chịt của loài cây Populus tremuloides được phóng đại lên 4 lần bởi Benjamin Blonder và David Elliott đến từ Đại học Arizona ở Tucson.


Tiến sĩ Donna Stolz của Đại học Pittsburgh đã tập hợp thành vòng các protein bắt màu khác nhau và các bào quan của tế bào động vật có vú ở phóng đại từ 220x đến 2000x.


Tế bào xương của loài khủng long 150 triệu năm tuổi được phóng đại lên 24 lần bằng những phương pháp chụp ảnh hết sức phức tạp.


Phần mắt và đầu của một loài tôm nước ngọt được chụp bởi Jose R. Almodovar với phương pháp ghép chồng nhiều tấm ảnh lên nhau.


Loài bọ Utricularia gibber được chụp phóng đại 40x bởi Jose R. Almodovar, đến từ Puerto Rico.


Các liposome đầy màu sắc trên bề mặt phổi được chụp ở cùng một tiêu cự với độ phóng đại 40x, do giáo sư Jorge Bernardino de la Serna đến từ trung tâm Vật lý Biomembrane, Cục Hóa sinh và Sinh học phân tử MEMPHYS ở Odense, Đan Mạch.


Hệ thần kinh của loài ruồi giấm (Drosophila sp.) được giáo sư Jana Boerner, đến từ trường Đại học Florida Atlantic ở Boca Raton, Florida tái hiện lại.


Hình ảnh 2 ấu trùng muỗi nằm trong giọt nước được giáo sư John H. Brackenbury, đến từ đại học Cambridge, Vương quốc Anh ghi lại.


Ảnh màng sinh học tảo trông cứ như những sợi len đan xen nhau. Ảnh do Jonathan Franks thuộc đại học Pittsburgh thực hiện.


Vây ngực của một bào thai cá mập được chụp lại bởi giáo sư Andrew Gillis, đến từ trường đại học Cambridge, Anh.


Các bao phấn của loài cây Acacia dealbata được chụp lại bởi giáo sư Marta Guervos thuộc bộ phận xử lý hình ảnh, Viện khoa học-kỹ thuật , trường Đại học Oviedo trong Asturias, Tây Ban Nha.


Hình ảnh một cá thể cái loài Clausidium sp. với chiếc túi trứng ở bụng được chụp bởi giáo sư Terue Kihara đến từ trung tâm nghiên cứu đa dạng sinh học biển (DZMB) Senckenberg am Meer, Đức.


Bộ vỏ của loài ruồi Calliphoridae được giáo sư Davis Linstead Kent, Vương Quốc Anh thực hiện.


Đôi mắt của một con ruồi đực St. Mark (Bibio marci) được ghi lại bởi giáo sư David Maitland Feltwell, Vương Quốc Anh. Những bác hay chụp ảnh macro mắt ruồi xem thử nhé.


Một quả trứng của loài bướm đỏ Vanessa Atalanta nằm trên cây tầm ma Urtica dioica được chụp bởi Millard David đến từ Austin, Texas.


Ảnh sợi tảo xanh được chụp bởi Marek Mis Suwalki, đến từ Ba Lan, dùng ánh sáng phân cực.


Hai con mắt (một bên phía trước và giữa) của một cá thể loài nhện nhảy được chụp bởi Walter Piorkowski, đến từ Nam Beloit, Illinois.


Ảnh vi mô của bề mặt một cảm biến ảnh (CCD) được phóng đại 1.000 lần, chụp bởi Kevin Smith, đến từ Warwickshire, Anh.


Ảnh chụp một loài bọ chét nước (Daphnia) và loài tảo xanh (Volvox), đây là tác phẩm dự thi của giáo sư Ralf Wagner, Dusseldorf, Đức.


Miệng của một loài ruồi thông thường được chụp bởi giáo sư Havi Sarfaty, Israel.

117 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

xathu555
ĐẠI BÀNG
13 năm
Nhiều kais nhìn ảo nhỉ! mỗi bức chắc mất nhiu thời gian lắm í
Nhìn kinh vật vã
đẹp quá :p
promano
TÍCH CỰC
13 năm
Ảnh chụp pro quá...
Mấy con sinh vật kia may mà nó nhỏ con.
Nó mà to như con bò thì thành siêu quái vật mất... 😁
Toàn là gs- tiến sĩ thi k à , khiếp
tất cả đều rất ấn tượng
Đêm dậy mà nhìn mấy bức hình này có mà ngất trên cành quất (ngôn ngữ nam bộ: cành tắc) :unsure:
elroy
ĐẠI BÀNG
13 năm
nhìn thấy ớn ớn, hix hix, hôm qa tan tầm chạy xe trên đường về nhà, với bộ não nhỏ bé của mình chợt ngẫm nghĩ và thấy trí tuệ của con thật vĩ đại, đã làm được những thứ người xưa gọi là phi phàm... Và tuyệt hơn hết đó là mẹ thiên nhiên đã tạo ra mọi thứ ! hihi

so kute..
p/s: Sao không có Giáo Sư Việt Nam nào làm quả 200x lọ mắm tôm nhỉ:unsure:
pác này nói có lý quá...nhưng tiếc một điều là da an mam tom thi hok co tien mau may anh kieu này đâu...hichic
chụp lên nhìn thấy bỏ ăn mắm tôm luôn, mà không ăn mắm tôm sao thành tiến sĩ được.
thế thì việt nam còn ai dám ăn thịt chó nữa ...hehehehe
huy507
ĐẠI BÀNG
13 năm
ôi...cái miệng của con ruồi.........🆒
Thích hai cái : bề mặt con chip và Cảm biến CCD được phóng đại 😃
Nghệ thuật là đây.
ai đã thử wa Macro sẽ thấy nó hay vô cùng
Thế giới nhỏ bé được phóng to lên thấy đẹp thế
txtruong_87
ĐẠI BÀNG
13 năm
bộ sưu tập pro quá!
sao có 20-30x mà nhìn đc cả mao mạch trong mắt nhỉ?
rất nhiều thứ khác nhỏ bé nữa
có nhầm lẫn ko?
rinna
ĐẠI BÀNG
13 năm
Ảo quá nhỉ ^^
Ảnh đẹp tuyệt, càng nhìn càng thấy thế giới sinh vật đa dạng...
nhìn sợ quá ... :-<
chan_nhi
TÍCH CỰC
13 năm
Bao nhiêu X tức là phóng đại bấy nhiêu lần đúng ko nhỉ ? Nếu thế thì cái hạt cát kia có vẻ điêu quá !

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019