Đón xem hành trình đi qua Mặt trời của sao Kim rạng sáng 06/06/2012

cuLong
31/5/2012 4:51Phản hồi: 77
Đón xem hành trình đi qua Mặt trời của sao Kim rạng sáng 06/06/2012
Venus quá cảnh Mặt trời vào năm 2004​
Trong Thái dương hệ của chúng ta, mỗi thế kỉ, sẽ có 2 lần sao Kim du hành qua giữa Trái đất và Mặt trời, lúc này quĩ đạo của nó rất thú vị. Trong thế kỉ 21 này, sao Kim đã từng đi quanh Mặt Trời một lần vào ngày 8/6/2004, và đúng 8 năm sau nó lại chuẩn bị thực hiện chuyến du ngoạn lần thứ 2 vào tối thứ Ba (giờ Mỹ) ngày 5/6/2012 tới đây hoặc rạng sáng thứ 4, ngày 06/06/2012 giờ Việt Nam.

NASA cũng đã lên kế hoạch quay lại hành trình này của sao Kim tại trung tâm thiên văn ở Mauna Kea, Hawaii (nơi bị phá hủy trong phim KHVT Battleships). Đừng bỏ lỡ dịp may trăm năm chỉ có hai lần này, bởi sao Kim chỉ thực hiện chuyến đi kế tiếp ở 105 năm sau, vào năm 2117.

Theo bản đồ lấy được tại NASA, Việt Nam chúng ta có thể thấy được hiện tượng này, chúng ta hãy đừng bỏ lỡ nó, nhé các bạn

Xem chi tiết lịch trình của Venus tại NASA

Bạn có thể theo dõi thêm phim, ảnh và thông tin ghi lại ngày 5/6 tới ở đây:


Hayden Planetarium: http://amnh.org/calendar/event/Transit-of-Venus
Flickr: http://flickr.com/groups/venustransit
NASA: http://sunearthday.gsfc.nasa.gov/transitofvenus


Trong lịch sử con người mới chỉ chứng kiến cảnh tượng sao Kim di chuyển ngang qua mặt trời 6 lần vào các năm 1639, 1761, 1769, 1874, 1882 và 2004.

Sự di chuyển của sao Kim ngang qua mặt trời được coi là một hiện tượng thần bí ở thời trung cổ. Người xưa đã sáng tác nhiều bài thơ, bài hát và bức tranh để mô tả hiện tượng đó.

Một số hình ảnh đẹp chụp trong lần quá cảnh trước của Venus


Video: Youtube, NASA
77 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

zinzinzu
ĐẠI BÀNG
12 năm
tin hot đây
từ bé đến giờ đc đúng 1 lần nhìn thấy sao băng T.T
d7293
CAO CẤP
12 năm
@zinzinzu E có 2 chuyện "lạ":
1. Đến giờ thì gặp sao băng 3 lần rồi, sợ lắm😔. Có 1 lần gặp sao băng trắng sáng vào mùa hè.
2. Bị điện giật 8 lần mà không....😃
Về quê mí thấy sao băng, dải ngân hà chứ ở HN thì khó thấy lắm
zinzinzu
ĐẠI BÀNG
12 năm
@d7293 Mình rơi vào đúng cái trường hợp 1 của bạn ấy, nhưng từ ngày còn bé( hình như học cấp 1 thôi)
Lúc đó cả nhóm đi chơi hóng gió có mỗi mình ngẩng đầu lên nhìn thấy. Cũng ko thấy j, nhưng số mình từ bé đến giờ cũng chả có j gọi là hên cả @@ . Mà tưởng là sao chổi mới xui chứ nhỉ
d7293
CAO CẤP
12 năm
@zinzinzu sao chổi thì mình gặp 2 lần, màu vàng đậm, đẹp lắm.😃
Vì mình "khá" nhạy, khi thấy điều gì lạ xảy ra xung quanh là mình nhìn theo ngay.
quocviet84x
ĐẠI BÀNG
12 năm
Bé tý vậy ah, sao coi đc ta
Mandarker
TÍCH CỰC
12 năm
Những người ko ngại nhìn thẳng mặt trời cũng là những ng vót tăm cho chúng ta
Mình nghĩ những ng này ko quan tâm lắm đến việc sao Kim có chạy qua Mặt trời hay ko

Còn đối với đa số những ng còn lại, làm thế nào để ngắm sao Kim khi mà phía sau nó là một quả cầu lửa 5000 độ C ?

Mình ko muốn bỏ lỡ dịp này đâu, nhưng sau khi xem xong mà lại nhập nhóm vót tăm thì sao...
ndt192
TÍCH CỰC
12 năm
@Mandarker bác vót đi em mua ủng hộ ^^
@Mandarker cách bạn dùng từ ngữ nghe phản cảm quá
@Mandarker bạn có thể lên google tìm cách xem không hại mắt! Và những ngươì khuyết tật không dính dáng gì ở đây hết! Hãy tôn trọng họ! 'nhóm vót tăm' là gì hả bạn?
Ở Việt Nam cụ thể khoảng mấy giờ vậy?
@Từ Tôn Lúc Mặt trời mọc lên là Sao kim đã đi vào một chút rồi, và sẽ đi ngang Mặt trời, đến 11g40 Sao kim sẽ ra khỏi Mặt trời
july3rd
TÍCH CỰC
12 năm
@dangnguyenhaiduy Có chắc ko vậy bạn? Tức là phải quan sát từ 5 rưỡi sáng tới 11h40 trưa mới thấy hết dc quãng đường của nó á?
@july3rd Chắc luôn đó bạn, 100%😃, nhớ xem đó
july3rd
TÍCH CỰC
12 năm
@dangnguyenhaiduy Ờ nếu là chắc chắn 100% thì khỏi coi. Tưởng chỉ vài phút như nhật thực nguyệt thực thì còn ráng dậy sớm chứ 4 5 tiếng kiểu này thì dẹp cho rồi 😃)
Nhìn vô mặt trời việc gì phải vót tăm, nhỏ giờ tôi nhìn vào mặt trời hoài chả vấn đề dzì
nếu k đọc title thì mình sẽ nhầm hình ảnh Venus đi qua mặt trời thành quả bóng chày mất 😁

ở Việt Nam thì cụ thể là mấy giờ sẽ xuất hiện nhỉ?
không có giờ chính xác thì xem xét gì :eek:
Cái này phải mua cái đĩa mềm ngày xưa cổ cổ ấy, có thể nhìn thẳng vào trời luôn, giống cái kính đen vậy.
cái clip 2 nó có tua nhanh ko vậy?
sao chạy nhanh thế nhỉ?
LUCKINHEN
ĐẠI BÀNG
12 năm
@nhq1485 cở khoảng 24fpm đó ! 😁 (không phải 24fps đâu nha)
@LUCKINHEN ko biết gì về nhiếp ảnh nên cũng ko hiểu bạn nói gì :D
@nhq1485 Nó là 24 frames per mins nghĩa là 24 hình 1 phút chứ ko phải 24 hình/s ý nói là quay chậm đó bạn à :d
chắc phải dùng kính mới xem đc chứ xem trực tiếp thì mắt thường chịu làm sao đc
Các bạn đọc thêm thông tin ở đây nhé. Ở VN chúng tôi tổ chức quan sát ở cả HN và TPHCM.
Ở HN sẽ là SVD Mỹ Đình. Thông tin ở HN sẽ đưa lên sau.
Rất hân hạnh được đón tiếp các bạn.
http://thienvanhoc.org/forum/showthread.php?t=11084
99v9.9999
TÍCH CỰC
12 năm
cố gắng xem 1 lần trong đời
Sao Kim nhỏ quá ha
@playmarble Đúng rồi nhỏ lắm bạn, so với nó thì trái đất là hạt cát :p
@chickenhead Mình không nhầm thì Trái Đất của chúng ta lớn hơn sao Kim mà bạn ?
@chickenhead Kích thước Sao kim và Trái đất gần bằng nhau mà, Trái đất lớn hơn chút, làm sao mà như hạt cát được
@playmarble Mình bị nhầm nhọt tí, xin lỗi bạn nhé. Đính chính lại nà: "so với sao kim thì trái đất là hạt cát so với hạt cát". Trích wiki:
Sao Kim, còn gọi là Kim Tinh, Sao Hôm, Sao Mai (tên tiếng Anh: Venus) là hành tinh gần Mặt Trời thứ nhì của Thái Dương Hệ và thuộc loại hành tinh có đất và đá giống như Trái Đất (terrestrial planet). Kích thước, khối lượng và trọng lực của Sao Kim suýt soát với Trái Đất nên hai hành tinh này vẫn thường được coi như hai hành tinh sinh đôi. Ngoại trừ các điểm đó, Trái Đất và Sao Kim, trên thực tế, khác hẳn nhau: một nơi có khí hậu ôn hoà, nơi kia cực kỳ nóng; áp suất khí quyển ở một nơi thì vừa phải, áp suất nơi kia cực cao đủ để bóp bẹp một chiếc xe bọc sắt; không khí một nơi có nhiều hơi nước, dưỡng khí và thuận lợi cho sự sống, không khí nơi kia dầy đặc với chất độc, thán khí và các axít ăn thủng được kim loại. Với mắt trần Sao Kim là thiên thể sáng thứ ba trên bầu trời, sau Mặt Trời và Mặt Trăng. Cấp sao biểu kiến của Sao Kim biến đổi trong khoảng -4,6m đến -3,8m và được quan sát thấy dễ dàng nhất vào lúc trước khi Mặt Trời mọc hay sau khi Mặt Trời lặn, dẫn đến nhiều nền văn hóa cổ đại đã coi đây là hai ngôi sao riêng biệt
thật tuyệt vời khi ngày đó trùng với sinh nhật mình 😃
huu_dat07
TÍCH CỰC
12 năm
mình thắc mắc ở chổ sao lần đi qua mặt trời tiếp theo sau đợt 6-2012 lại là hơn 100 năm, trong khi lần trc đó chỉ là 8 năm?
@huu_dat07 Mỗi thế kỉ sao Kim đi qua 2 lần, trong 2 lần đó có thể cách nhau chỉ vài năm, ví dụ TK 21 là năm 2004 và 2012. Còn qua TK 22 thì 2117 và 21xx.
sắp tận thế rùi vậy là lần cuối nhìn thấy sao kim bay qua hehe
thống kê rất hay và đầy đủ

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019