Chế tạo thành công pin mặt trời hữu cơ từ ... cây cối

bk9sw
28/3/2013 19:25Phản hồi: 37
Chế tạo thành công pin mặt trời hữu cơ từ ... cây cối
trees_used_as_solar_power_rs.jpg

Các nhà nghiên cứu tại Viện công nghệ Georgiađại học Purdue đã vừa phát triển một loại pin mặt trời mới dựa trên các vật chất có nguồn gốc từ cây cối. Loại pin quang học hữu cơ này có hiệu suất 2,7% - một mức hiệu suất khá cao đối với các vật chất chuyển hóa từ nguyên liệu thô phục hồi, và dĩ nhiên pin cũng có thể tái chế dễ dàng.

Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi giáo sư Bernard Kippelen tại trường kỹ thuật thuộc viện Georgia hy vọng sẽ lần đầu tiên đưa công nghệ pin mặt trời bền và có thể tái chế đến gần với thực tiễn hơn.

Kippelen giải thích: "Sự phát triển và hiệu năng của các vật chất hữu cơ trong công nghệ pin mặt trời tiếp tục được cải tiến, mang lại cho các kỹ sư những cơ hội cho các ứng dụng trong tương lai. Tuy nhiên pin mặt trời hữu cơ phải tái chế được. Nếu không, chúng ta chỉ đơn giản giải quyết được một vấn đề đó là giảm bớt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch. Trong khi đó, nếu phát triển một công nghệ tạo ra năng lượng từ các nguồn nhiên liệu phục hồi nhưng không bỏ đi sau khi kết thúc vòng đời."

trees_used_as_solar_power-1.jpeg

Pin mặt trời hữu cơ thường được chế tạo từ thủy tinh hoặc nhựa, cả 2 đều dễ tái chế. Tuy nhiên, pin mặt trời của Kippelen lại được làm từ tinh thể nano cellulose (CNC) có nguồn gốc từ cây cỏ.

Để tái chế loại pin hữu cơ mới ở cuối vòng đời của nó, họ chỉ việc nhúng vào nước ở nhiệt độ thường. Trong vòng vài phút thấm nước, CNC sẽ phân rã và pin mặt trời sẽ nhanh chóng phân tách thành các thành phần chính.

Chất CNC có độ trong suốt quan học cho phép ánh sáng chiếu xuyên qua trước khi được hấp thụ bởi một lớp bán dẫn mỏng. Mặc dù hiệu suất 2,7% quá nhỏ để so sánh với con số kỷ lục 20,4% của pin mặt trời do Empa, Thụy Sĩ phát triển nhưng những lợi ích về môi trường của loại pin mặt trời tái chế này đã rất rõ ràng.

Các nhà nghiên cũng cứu hy vọng sẽ tăng cường hiệu suất của pin trong tương lai không xa, Kippelen nói: "Những bước đi tiếp theo của chúng tôi là sẽ tìm cách cải thiện hiệu suất chuyển đổi năng lượng của pin lên trên 10% - một cấp độ tương tự so với loại pin được chế tạo bằng thủy tính hoặc các vật chất gốc dầu lửa như nhựa."

Một bài báo chi tiết về nghiên cứu đã vừa được phát hành trên tạp chí Scientific Reports.

Theo: Gizmag
37 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Đúng là "Công nghệ".

Sent from my GT-I9300 using CaoCap24h.vn
Cái này giống mấy loại pin sinh học ah.( chỉ khác pin sinh học làm từ vi khuẩn thôi):eek:

Sent from my Nexus 7 using Tinhte.vn
Tương lai chúng ta trồng cây năng lượng mặt trời trong vườn, hoặc trên sân thượng vừa lấy bóng mát vừa có điện xài. 😃😃
hy vọng sẽ giúp làm sách môi trường
có một nghịch lý là những sản phẩm công nghệ càng thân thiện với môi trường,thì khâu sản xuất lại càng độc hại,tốn kém và ô nhiễm nặng.
@thanhoanhanh tớ hy vọng không phải như vậy ? giống nhưng phong trào 1h trái đất cách làm sai càng làm trái đất ô nhiễm hơn 1h tiết kiệm thì 1 mà phá hoại thì 2, nói xa hơn là việc gưởi email kêu goi 1h giờ trái đất, gần hơn là việt nam, gần hơn nữa là thành tp.hcm. Sau lẽ hội 1h trái đất diễn ra, trung tâm tp. rác nhiều gấp đôi ngày thường, Do ý thức của người tham gia chỉ có cái để chơi nên không ý thức là đang bảo vệ môi trường...và có hành động bảo vệ thiết thực hơn...
một bước phát triển quá tuyệt vời
đọc tiêu đề xong...hết hồn! Like mạnh cho công nghệ này! 😃
zinzinzu
ĐẠI BÀNG
11 năm
@truyencuoihay.vn Hê hê
Tớ đọc thành cây chuối😃)
Bây h mà có loại xịt như sơn tường ùi cắm dây vào thì hay nhỉ

Gửi từ cục đất galaxy y
Nanocellulose

800px-Nanocellulose.JPG
Tương lai mỗi nhà trồng một vườn cây, cắm điện vào gốc cây là có điện dùng.
Hic.. phân người còn tái chế xơi được thì cái này cũng hay nhưng ko lạ gì lém
@phaikodo có thật không nghe bác nói mắc ối quá ,ai lại ăn cái đó trừ mấy thằng thần kinh
Chắc thím này hay xem khoa học vui. 😁

@Black Mamba Không đâu có một bài viết của tinhte đấy
@Black Mamba ý của bác đó là phân được tái chế qua cây lúa đó mà:D
Ủng hộ năng lượng tái tạo 😃
À không, tái chế phân thì không hiếm, nhưng tái chế phân để xơi thì e là... 😁

thế đây, mới bact18 đầu sẽ có những khó khăn và những kết quả chưa khả thi, nhưng k dừng lại ở đó, nó sẽ dc nghiên cưu tiếp và có kết quả thật sự tạm tin tưởng hoạt động tối ưu ổn định
Google đi bác
vì một môi trường xanh -sạch -đẹp 😃
Chúng ta sẽ được chứng kiến sự phát triển khoa học

Sent from my GT-N7100 using Tinhte.vn

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019