Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


[The Big Picture] Chào mừng trở về Trái đất, chỉ huy Hadfield

levuongthinh
15/5/2013 13:35Phản hồi: 58
[The Big Picture] Chào mừng trở về Trái đất, chỉ huy Hadfield
ChrisHadfield.jpg

Hôm 14/05/2013, phi hành gia người Canada Chris Hadfield, chỉ huy của đội bay số 35 lên trạm ISS, đã đáp an toàn xuống Trái đất tại một vùng đất ở Kazakhstan cùng hai thành viên phi hành đoàn là Tom Marshburn và Roman Romanenko, sau 5 tháng làm việc ngoài vũ trụ. Trong khoảng thời gian làm việc trên trạm ISS, Chris Hadfield không chỉ chụp hàng trăm tấm ảnh mà còn thực hiện các buổi hội thảo với sinh viên trên Trái đất, ông đưa các câu chuyện của ông lên các mạng xã hội, thu hút sự quan tâm của nhiều người trên toàn thế giới. Với sự giúp đỡ của 2 cậu con trai là Evan và Kyle, Chris Hadfield đã liên tục đăng tải thông tin và hình ảnh lên các mạng xã hội như Facebook, Twitter, Tumblr, YouTube,… Ông cũng thực hiện các video về cuộc sống hàng ngày trong môi trường không trọng lực ngoài không gian dưới góc độ khoa học pha lẫn chút hài hước. Sau đây là một số hình ảnh về Chris Hadfield và các bức ảnh do ông chụp từ trạm ISS trong sứ mệnh đặc biệt của ông.


Tàu vũ trụ Soyuz của Nga, đưa phi hành gia người Canada Chris Hadfield, phi hành gia người Mỹ Tom Marshburn, và nhà du hành vũ trụ người Nga Roman Romanenko, hạ cánh xuống vùng đất cách thị trấn Zhezkazgan chừng 150km về phía Đông Nam, thuộc miền Trung Kazakhstan, 14/05/2013. Phi hành gia đầu tiên người Canada làm chỉ huy trên trạm ISS đã hạ cánh an toàn xuống Kazakhstan cùng 2 người khác, khép lại sứ mệnh làm việc kéo dài 5 tháng trên ISS.


Phi hành gia của cơ quan hàng không vũ trụ Canada, trong bộ trang phục tập luyện dành cho các chuyến đi bộ ngoài không (EMU), 19/07/2011.


Các thành viên phi hành đoàn của ISS, từ trái qua: Roman Romanenko, Thomas Marshburn và Chris Hadfied làm trò trong một buổi nói chuyện với người thân sau khi mặc đồ vũ trụ tại sân bay vũ trụ Baikonur ở Kazakhstan, 19/12/2012.


Chris Hadfield tỏ lòng tôn kính tại bức tường của điện Kremlin, ở Moscow, nơi phi hành gia Yuri Gagarin, người đầu tiên bay vào không gian cùng những anh hùng vũ trụ của nước Nga được chôn cất, 29/11/2012. Đây là một phần trong các hoạt động mang tính nghi thức trước khi Hadfield, Marshburn và Romanenko được đưa lên trạm ISS vào ngày 19/12/2012.


Tại sân bay vũ trụ Baikonur ở Kazakhstan, phi hành đoàn 34/35 Soyuz với chỉ huy trưởng Roman Romanenko và kỹ sư bay Chris Hadfield thực hiện một bài diễn tập kiểm tra tính vừa vặn của trang phục bên trong tàu vũ trụ Soyuz TMA-07M, 07/12/2012.


Chris Hadfield nói chuyện với bạn bè và người thân trong một buổi chuẩn bị trước chuyến bay tại sân bay vũ trụ Baikonur ở Kazakhstan, 19/12/2012.


Người thân và bạn bè của phi hành gia Chris Hadfield chụp ảnh với chiếc mặt nạ hình mũ bảo hiểm và hàm râu giống Hadfield gần một khách sạn cho phi hành gia trước thời điểm phóng tên lửa Soyuz-FG ở Kazakhstan, 19/12/2012.

Quảng cáo


Tên lửa Soyuz được dựng đứng vào vị trí sau khi được kéo ra bệ phóng bằng tàu lửa, 17/12/2012, ở sân bay vũ trụ Baikonur, Kazakhstan.


Thành viên phi hành đoàn 34 gồm Chris Hadfield, Tom Marshburn và chỉ huy tàu Soyuz Roman Romanenko chào tạm biệt mọi người từ chân tên lửa Soyuz ở sân bay vũ trụ Baikonur, Kazakhstan, 19/12/2012.


Tên lửa Soyuz TMA-07M bừng sáng trong lúc rời bệ phóng ở sân bay vũ trụ Baikonur, 19/12/2012.


Tên lửa Soyuz bay lên từ sân bay vũ trụ Baikonur, 19/12/2012.

Quảng cáo


Hồ Baikal, vùng Siberia, nước Nga, chụp bởi phi hành gia Chris Hadfield từ trạm ISS, 26/02/2013.


Chris Hadfield chơi đàn guitar trong vòm Cupola trên trạm ISS, 25/12/2012. Hadfield là một thành viên lâu năm của một nhóm nhạc phi hành gia có tên là Max Q, mới đây đã hợp cùng với 5 thành viên còn lại của phi hành đoàn 34 trên không gian, và từ đây Hadfield đã hát bài “Jewel in the night” để chúc mừng Giáng sinh đến mọi người trên thế giới.


Mặt trăng phía trên Trái đất, ảnh chụp bởi phi hành gia Chris Hadfield người Canada.


Hadfield: “Khi tôi nhìn vào các cơn dông từ trên cao, tôi nhìn thấy những gương mặt. Bạn nhìn thấy gì trong những đám mây này?”


Trong vòm Cupola của trạm ISS, Chris Hadfield, ngồi nghỉ ngơi với bảng điều khiển cánh tay robot Canadarm2 do Canada chế tạo, 25/02/2013.


Hadfield: Lỗ đạn – một viên đá vũ trụ nhỏ đã bay xuyên qua các tấm pin mặt trời của trạm ISS. May mắn là nó không trúng vào thân trạm.


Hadfield: Đảo Belle, Newfoundland – một chiếc tàu phá băng tự nhiên tại cửa eo biển Strait.


Trong điểm nối Unity trên trạm ISS, Chris Hadfield vui vẻ với một quả bưởi được mang lên từ một chuyến thăm của tàu vũ trụ lên trạm lần thứ 2 trong vòng một tháng. Quả bưởi đặc biệt này được tàu vũ trụ Soyuz TMA-08M đưa lên trạm vào ngày 29/03/2013, cùng với 3 thành viên mới của phi hành đoàn 35. Trước đó, tàu vũ trụ SpaceX Dragon-2 cũng đã mang lên ISS nhiều trái cây tươi cùng hơn nửa tấn hàng hoá và các thiết bị vào ngày 03/03/2013.


Ảnh chụp thành phố London vào ban đêm từ trên trạm vũ trụ quốc tế ISS, bay cách Trái đất hơn 380km, 02/02/2013.


Các đảo nhân tạo ở Dubai, UAE, ảnh do Chris Hadfield chụp từ trạm ISS, 20/03/2013.


Phi hành gia Chris Hadfield làm việc với Robonaut 2, một con robot hình người trong vũ trụ, tại phòng thí nghiệm Destiny trên trạm ISS. R2 được khởi động để các nhân viên điều khiển dưới Trái đất có thể thực hiện các thử nghiệm và kiểm tra cấu hình, 31/01/2013.


Hadfield: Vẻ đẹp của vùng đất hoang vu, ở Saudi Arabia, 03/05/2013.


Hadfield: Quần đảo Antipodes, 07/04/2013.


Hadfield: Dubai, Đảo Cọ trong giống như một con bọ ba thuỳ vào ban đêm, 30/04/2013.


Chris Hadfield cầm trên tay một chiếc máy ảnh trong lúc nhìn qua cửa sổ vòm Cupola trên trạm ISS, 07/01/2013.


Hadfield: Từ vịnh Chesapeake đến mũi Cod đến hồ Huron – một vùng đất có nhiều ý nghĩa về lịch sử, địa chất và địa lý, 09/05/2013.


Hadfield: Làm thế nào để bạn rắc muối và tiêu trong môi trường không trọng lực? Chúng tôi rắc dầu muối và tiêu.


Chris Hadfield xem một bong bóng nước trôi lơ lửng giữa ông và máy ảnh, thể hiện ảnh đảo ngược của ông trong đó, bên trong điểm nối Unity của trạm ISS, 21/01/2013.


Một đám mây xà xuống bán đảo Crimea, như một con chim màu trắng trên Biển Đen.


Hadfield: Thành phố New York, nhìn rất rõ ràng, trước khi những rừng cây phủ đầy lá, 23/04/2013.


Chris Hadfield, trên một màn hình lớn trong buổi giới thiệu đồng 5 đô-la mới của Canada, trong khi đang làm việc trên trạm ISS, khi ông tham gia buổi hội thảo video trong lễ ra mắt đồng tiền polyme mới tại ngân hàng Canada ở Ottawa, 30/04/2013.


Hadfield: Đây là những gì xảy ra khi kỹ sư chuyển sang làm nông nghiệp.


Hadfield: Cửa sông St Lawrence, nơi hồ Great đổ ra biển, 20/04/2013.


Hadfield làm trò với một quả địa cầu.


Tàu vũ trụ Soyuz của Nga, đưa phi hành gia người Canada Chris Hadfield, phi hành gia người Mỹ Tom Marshburn, và nhà du hành vũ trụ người Nga Roman Romanenko, đáp xuống vùng đất cách thị trấn Zhekazgan chừng 150km về phía Đông Nam, miền Trung Kazakhstan, 14/05/2013.


Khoảnh khắc tàu vũ trụ Soyuz đáp an toàn xuống miền Trung Kazakhstan, 14/05/2013.


Ba phi hành gia vừa trở về Trái đất từ trạm ISS chụp ảnh cùng nhau sau khi rời tàu Soyuz, 14/05/2013.


Chris Hadfield giơ ngón cái lên sau khi tàu vũ trụ Soyuz đáp an toàn xuống mặt đất ở miền Trung Kazakhstan, 14/05/2013. Phi hành gia người Canada đầu tiên chỉ huy trạm ISS đã trở về an toàn cũng 2 thành viên phi hành đoàn, khép lại sứ mệnh kéo dài 5 tháng làm việc trên trạm ISS.

58 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Về hay không có liên quan gì tới mình đâu?;)
J_Tuan
CAO CẤP
11 năm
@phanhuy5491 Mình nghĩ ổng cũng chẳng muốn liên quan đến bạn đâu 😆
@Biệt Động Quân Có bài để mà spamm là tốt rồi bác.:D
@phanhuy5491 Thế đi dùm cho
@phanhuy5491 Ko liên quan thì tàu lượn ra chỗ khác. Mất công cmt thì nói cũng phải suy nghĩ chứ.
NCN
ĐẠI BÀNG
11 năm
Liked. Những thông tin thú vị 😃
duchai57
ĐẠI BÀNG
11 năm
Làm sao người ta có thể tính toán được nơi hạ cánh nhỉ? Chẳng may hạ ngay xuống biển thì tèo.
@duchai57 tính toán được chứ ko tính toán mà về rơi vào vùng hoang mạc hoặc khủng bố nó thu giữ thì sao, họ tính hướng gió, quán tính rồi xay dựng sơ đồ trên mày tính và làm theo trình tự mình đoán thế )).
@duchai57 Chắc là ăn may ^^
com4343
ĐẠI BÀNG
11 năm
@duchai57 Xuống biển thì cái khoang nó tự nổi, chứ có chìm đâu. Mà quỹ đạo về các nhà khoa học người ta tính hết rồi, chứ nhỡ này nhỡ nọ.
vipvn1
ĐẠI BÀNG
11 năm
@duchai57 sao lại không có vệ tinh theo dõi mà không lẻ lỡ nó rất xuống Triều Tiên,hoặc Iran thì làm thế nào hả với lại con tàu có thê nổi trên mặt nước mà
anh em cho hoi Google I/O hom nay con tuong thuat truc tiep de gioi thieu sp gi ko ni?
Chào mừng những anh hùng của chúng ta
Ông này về chắc bị vợ đánh vì làm bể ly,chén. cũng phải thời gian mới quen tay trở lại,ở trển toàn thả đồ cho nó lơ lửng tự do,xuống đây lâu lâu quên thả là tèo.
thainguu
TÍCH CỰC
11 năm
wellcome back Heroes! Chúc các anh hùng luôn mạnh khoẻ để tiếp tục phục vụ nhân loại 😃
Thích chú này từ hồi đưa thông tin và clip lên YTB.​
Xem mấy ảnh từ không gian đẹp thật 😁
Mấy cái đó nó nổi mà. Bay lên mới dễ làm từ thiện.
anhkutj
TÍCH CỰC
11 năm
tuyệt quá các bác ơi..............
bizzz....bizzz
😃, ước mơ hồi còn bé của em và khi lớn lên thì mới biết đó là một mơ ước muôn thủa😔, lặng nhìn thế giới bay cao bên những cánh dù quả cảm lòng bỗng nhẹ tênh😃,
nhìn mặt quen quen hoá ra là ở trong video này
😁
Mình có chút thắc mắc hơi gà tí là trên tàu ở ngoài trái đất thì online kiểu gì thế mấy pác, chắc dùng super wifi hả 😁 !!!
@Jackie An Nguyen Thế bác nghĩ người ta dùng cái gì để liên lạc với Trái Đất, ko lẽ biệt tăm 5 tháng :eek:

Sent from my GT-I9700 using Tinhte.vn
@Jackie An Nguyen dung điện thoại vệ tinh, sóng liên lạc vệ tinh chả hạn )), dù sao trên đó cũng đầy vệ tinh ở gần mà )).
@Jackie An Nguyen Thế ở dưới đất người ta phải dùng vệ tinh trong truyền thông đủ mọi thứ chú ko biết à, suy luận cái nào

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019