Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


Công nghệ N-Fix có thể giảm đáng kể lượng phân bón dùng trong nông nghiệp

levuongthinh
11/8/2013 17:44Phản hồi: 28
Công nghệ N-Fix có thể giảm đáng kể lượng phân bón dùng trong nông nghiệp
n-fix.jpg
Giáo sư Edward Cocking, người phát triển công nghệ N-Fix.

Việc sử dụng phân bón đạm tổng hợp trong canh tác nông nghiệp là một trong những nguồn gây ô nhiễm rất lớn. Điều này đặc biệt đúng khi các chất hoá học bị rửa trôi khỏi đất đai và thấm vào hệ thống nước ngầm. Và thật không may khi tất cả các cánh đồng cây trồng thương mại đều cần đến phân bón, vì nó cung cấp đạm cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của cây. Tuy nhiên, một nhà khoa học ở trường đại học Nottingham đã nghiên cứu một phương pháp canh tác mà ông gọi là thân thiện với môi trường, cho phép bất kỳ một loại cây cối nào có thể hấp thụ chất đạm tự nhiên trực tiếp từ không khí.

Chỉ có một vài loại thực vật (chủ yếu là cây họ đậu như đậu nành và đậu Hà Lan) có khả năng tổng hợp đạm từ không khí. Sở dĩ chúng làm được như vậy là nhờ sự giúp đỡ của các vi khuẩn cố định đạm cộng sinh. Trong khi đó, đa số các loài thực vật còn lại phải lấy đạm từ đất, và khi mật độ cây càng lớn thì bạn sẽ càng phải cung cấp đạm nhiều hơn cho chúng, lúc đó bạn sẽ phải nhờ đến phân bón.

Các vi khuẩn cố định đạm xuất hiện trên một loại mía của Brazil (cây không thuộc họ đậu), và đây là lý do cho việc những loại mía này nổi tiếng là có năng suất cao mà chỉ cần rất ít phân bón đạm tổng hợp. Giáo sư Edward Cocking của đại học Nottingham đã phát hiện ra một chủng vi khuẩn có thể xâm chiếm toàn bộ những cây trồng ở những cánh đồng lớn, ở một cấp độ tế bào.

Phương thức canh tác mà Cocking phát triển, dựa trên khám phá của ông, được gọi là N-Fix. Nó bắt đầu với việc phủ hạt giống với một lớp chất không độc có chứa vi khuẩn. Khi hạt giống nảy mầm và lớn lên, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào hệ thống rễ của cây, và có mặt ở tất cả các tế bào của cây. Điều này đồng nghĩa tất cả các tế bào này có khả năng tổng hợp đạm từ không khí, giống như cách các cây mía ở Brazil làm.

Công nghệ N-Fix đã được phát triển trong phòng thí nghiệm và trên các cánh đồng thực nghiệm trong vòng 10 năm qua, và hiện tại đã được cấp phép cho công ty Azotic Technologies để phát triển xa hơn và ứng dụng thương mại. Theo công ty này, những con vi khuẩn có thể thay thế khoảng 60% nhu cầu đạm của cây trồng. Các nhà phát triển hy vọng công nghệ này sẽ được ứng dụng rộng rãi trên toàn cầu trong vòng 2-3 năm tới.

Edward Cocking phát biểu: "Giúp cây trồng tổng hợp đạm một cách tự nhiên là yếu tố quan trọng để giải quyết vấn đề an ninh lương thực. Thế giới cần thoát khỏi sự lệ thuộc ngày càng tăng vào phân bón tổng hợp vốn sản xuất từ nhiên liệu hoá thạch với chi phí cao, ô nhiễm môi trường và tiêu tốn nhiều năng lượng."

28 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

W200i
ĐẠI BÀNG
11 năm
😃 hay quá, tương lai cho nông nghiệp bền vững
tanpro8xx
ĐẠI BÀNG
11 năm
Qúa tuyệt vời , năng suốt cho cây trồng và thân thiện với môi trường !
ửng hộ nhiệt tình cho nhà nghiên cứu !
duongvq93
ĐẠI BÀNG
11 năm
@tanpro8xx năng suất kaka ạ 😁
thắng ht
ĐẠI BÀNG
11 năm
Mẹ em thích điều này
quê em toàn dùng phân ủ, cái này không ý nghĩa lắm
bao giờ có ở VN?
Bạn có biết: phản ứng quan trọng nhất trong các nhà máy phân đạm:
N2 + 3H2 = 2NH3
Và hiệu suất của nó chưa bao giờ vượt quá 25% trong suốt hàng chục năm qua.

Sent from my GT-I9500
@Black Mamba Thậm chí 25% đó, được đo ở mức tương đối thôi phải không bạn ?
Giấc mơ của em là được làm nông dân, nếu kiếm đủ tiền em sẽ về quê 😃
@nhthien-pp
😃 Like
britgaga
TÍCH CỰC
11 năm
hôm nọ đọc báo: “51% lượng thuốc trừ sâu của VN nhập từ Trung Quốc” 😔 Chẳng biết tăng đạm có giảm được lượng thuốc trừ sâu không!
Dùng phân bón hóa chất hay trồng theo cách tự nhiên; lạm dụng hoàn toàn theo duy nhất 1 hướng nào cũng đều khuất tất cả, còn lưng lửng thì nhiều khi chả ra mô-tê gì hết, mắc cười thiệt .... =))
nhưng liệu có một viễn cảnh là mấy con vi khuẩn đó nó bị đột biến hay phát triển tiến hóa theo chiều xấu mà ta không kiểm soát nổi, và có thể gây hại cho người ăn thực phẩm từ những cây có vi khuẩn đó không ta ?? bị lậm phim kinh dị quá thì phải 😁
seikara
TÍCH CỰC
11 năm
Nhiên liệu hoá thạch, vậy phân bón cũng đc tổng hợp từ dầu hỏa hoặc thán đá à. Vậy mốt tài nguyên đó hết cũng hết phân bón luôn.
@seikara chuẩn luôn, cứ cái đà tận dụng triệt để nguồn tài nguyên hóa thạch như hiện nay thì chắc sắp cạn kiệt rồi, cho nên dạo gần đây thế giới đang quan tâm nhiều hơn tới các nguồn năng lượng sạch, năng lượng thay thế đó :>
dontcry0512
ĐẠI BÀNG
11 năm
Không bít sao chứ rau củ quả bây giờ kích thướt rất khủng và thời gian canh tác chỉ bằng một nửa mà thôi hu hu!
Phân dỏm hết đất sống.
cái này hay, như thế sẽ giảm đc sự phụ thuộc vào phân rồi
cuticuti
TÍCH CỰC
11 năm
Đánh đấu từ từ ngiên cứu , mê tư tay trồng rau ở nhà ăn mà trồng ko đc, hết mấy bao đất sạch + mấy bịch hạt giống rồi mà chưa có tí rau sạch nào ăn, lỗ sặc máu ;((
Cong nghe phan bon cua tuong Lai!
mcshane
TÍCH CỰC
11 năm
vi khuẩn xâm nhập vào từng tế bào của cây... vậy là ăn luôn vi khuẩn cmnr 😕
vuholmes
ĐẠI BÀNG
11 năm
Đọc xong tin này thấy vui thật, mình thích hóa, sinh nhưng lại làm IT, vẫn tự mình nghiên cứu sinh học để có đam mê trong cuộc sống...
Đam mê và giàu sang ở hai vị trí khác nhau, nên mình phải chọn để thực hiện một cái trước,...

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019