Các bài trả lời manhlongdt

Thảo luận trong 'Xe hơi' bắt đầu bởi lntnghia, 8/8/13. Trả lời: 415, Xem: 480666.

  1. manhlongdt

    Tham gia:
    19/2/10
    Được thích:
    370
    Best Answers:
    0
    manhlongdt
    TÍCH CỰC
    Trước hết cảm ơn bác chủ vì bài này làm em hiểu ra nhiều cái. bác cho e biết quan hệ gưax momen xoắn và công suất qua công thức dc ko ạ?
    và nếu 1 xe có thể tăng tốc nhanh -> gia tốc lớn, vậy có phải công suất lớn và momoen lớn ko ạ?
     
    SVTRaptor, LinhVN1807, BT502 người khác thích nội dung này.
    1. bachprince

      bachprince Thành viên

      Tham gia:
      18/10/11
      Được thích:
      403
      Best Answers:
      0
      bachprince
      bachprince
      @manhlongdt Với thời gian Δt, góc quay Δφ, vận tốc góc ω dưới tác dụng của mômen M thì công suất là:
      Đang tải 7fa870ed247b53f8d0a0a7182819d87c.png…
      Cùng một vòng tua, Công suất lớn thì Mômen xoắn lớn.;)
       
      quangtaiqn, cheetah_fast, trieuluu6 người khác thích nội dung này.
    2. Enzo Le

      Enzo Le The Savvy Man

      Tham gia:
      28/1/12
      Được thích:
      13,748
      Best Answers:
      0
      Enzo Le
      VIP
      #44 Enzo Le, 25/8/13
      Sửa lần cuối: 11/1/20
      Enzo Le Như mình đã nói trong bài viết, mô-men xoắn tượng trưng cho "lực" quay của trục khuỷu, công suất là đại lượng tượng trưng cho tốc độ sinh ra mô-men xoắn. Về lý thuyết, công thức đơn giản nhất, sau khi đã tối giản các trị số, để thể hiện mối quan hệ giữa mô-men xoắn và công suất là: Công suất (Mã lực) = Mô-men xoắn (lb-ft) x Số vòng tua máy (vòng/phút) / 5.252 VD: tại vòng tua 2.700 vòng/phút, nếu muốn động cơ đạt được công suất 300 mã lực thì mô-men xoắn phải đạt được là: 300 x 5.252 / 2.700 = 584 lb-ft (792Nm). Đó là về lý thuyết, còn thực tế nhà SX động cơ có làm được cái máy tạo ra 792Nm và 300 mã lực tại 2.700 vòng/phút hay không thì chưa biết được. :D

      Câu hỏi số 2, bạn @manhlongdt hỏi là xe muốn tăng tốc nhanh thì công suất và mô-men xoắn đều phải lớn hết có đúng hay không. Cái này thì mình cũng đã nêu rõ trong bài viết. Mình sẽ phân tích lại một cách rõ ràng hơn cho bạn dễ hiểu: Bạn nói là xe muốn tăng tốc nhanh, nhưng chưa nói rõ là tăng tốc nhanh trong khoảng nào. VD: 0-100km/h hay 200-300km/h v.v... Nếu xe muốn tăng tốc nhanh từ lúc đứng yên cho đến 1 tốc độ nào đó (ví dụ như là 100km/h), nói nôm na là "đề pa" nhanh, thì chiếc xe đó phải đạt được mô-men xoắn cực đại tại số vòng tua thấp, thường là dưới 2.000 vòng/phút. Để làm chi...??? Bạn thử tưởng tượng, nếu một vật đang đứng yên, nếu bạn muốn đẩy nó tăng tốc lên 100km/h thì trước hết bạn phải dùng lực cái đã. Lực đẩy càng mạnh thì nó càng đi nhanh. Mô-men xoắn tượng trưng cho lực, vậy nếu nó đạt được giá trị max khi vừa mới "nhấp" chân ga thì đó chính là điều cần thiết nhất.

      Công suất trong trường hợp này thì không cần phải quan tâm nhiều vì để đạt được tốc độ 100km/h thì công suất (tức là tốc độ sinh công) không cần phải quá lớn. VD: 1 chiếc xe máy có thể dễ dàng đạt được tốc độ 100km/h với công suất chỉ vỏn vẹn 10 mã lực. Lý do là vì xe máy có trọng lượng rất nhẹ, nếu nó nặng hơn bao nhiêu lần thì cần phải có 1 lượng mô-men xoắn lớn hơn bấy nhiêu lần để có thể đủ lực để đẩy chiếc xe đi. Còn nếu muốn tăng tốc nhanh từ 200-300km/h thì chiếc xe phải có cả 2 thông số: mô-men xoắn lớn (để có "lực" đẩy cho nó tăng tốc) và công suất lớn (để có thể đạt được tốc độ 300km/h) tại vòng tua máy mà chiếc xe đạt được tốc độ 200km/h cho đến 300km/h đó.

      Nói tóm lại, khi nghĩ đến công suất, bạn nên nghĩ tới "khả năng" đạt được tốc độ cao của chiếc xe, VD như Bugatti Veyron có thể đạt được tốc độ trên 400km/h thì trước hết nó phải có công suất vào loại cực cao cái đã. Nếu mô-men xoắn của chiếc xe tăng nhanh và giữ giá trị max trong 1 dải vòng tua dài thì chiếc xe đó sẽ tăng lên vận tốc max rất nhanh, ngược lại thì thời gian để nó tăng lên vận tốc max sẽ chậm hơn.

      Bạn nghiên cứu kĩ cái biểu đồ của Audi RS7 thì bác sẽ hiểu hết những gì mình nói phía trên. :)
       
      Viet Le Anh, trieuluu, htp1356 người khác thích nội dung này.
      #44 Enzo Le, 25/8/13
      Sửa lần cuối: 11/1/20
    3. Red_Skin

      Tham gia:
      10/7/08
      Được thích:
      1,277
      Best Answers:
      0
      Red_Skin
      TÍCH CỰC
      Red_Skin
      @manhlongdt Gia tốc lớn là do lực kéo lớn (mô men xoắn lớn), còn khi đã gia tốc đến một tốc độ tương đối rồi thì tốc độ cao nhất đạt được phụ thuộc vào công suất (tính bằng kW hay HP).
       
      smartphone261, Enzo Lemanhlongdt thích nội dung này.
    4. YPMVSTAFF

      Tham gia:
      14/9/11
      Được thích:
      4,365
      Best Answers:
      0
      YPMVSTAFF
      VIP
      YPMVSTAFF
      @manhlongdt P=M.w bạn nhé (w: vt góc omega)

      ●●●Fan of Life●●●
       
      manhlongdt thích nội dung này.
    5. nguyenhieupro

      nguyenhieupro Thành viên

      Tham gia:
      16/12/11
      Được thích:
      8
      Best Answers:
      0
      nguyenhieupro
      nguyenhieupro
      @manhlongdt công thức thì còn tùy vào trường hợp và loại xe thì mới có công thức cụ thể được. Hiểu một cách đại khái như này, nếu cùng 1 công suất, xe nào có momen xoắn lớn thì vòng tua thấp (tốc độ vòng quay) và ngược lại :)
       
      manhlongdt thích nội dung này.
Đang tải...