Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


[Tìm hiểu] Công suất và mô-men xoắn là gì? Chúng liên quan với nhau ra sao?

Enzo Le
8/8/2013 4:18Phản hồi: 415
[Tìm hiểu] Công suất và mô-men xoắn là gì? Chúng liên quan với nhau ra sao?
Trong những thông số cơ bản nhất của một động cơ đốt trong, công suấtmô-men xoắn là hai thông số kỹ thuật có ý nghĩa quan trọng nhất về mặt "sức mạnh" của chiếc xe. Hai thông số này quan hệ với nhau một cách chặt chẽ, mỗi thông số thể hiện một đặc tính khác nhau và quyết định tính năng của chiếc xe trong từng điều kiện vận hành cụ thể.​

Các loại xe như sedan, SUV, MPV, pickup, xe ben, xe off-road, xe thể thao hay siêu xe… đều được sinh ra với một mục đích cụ thể và không giống nhau. Việc so sánh công suất và mô-men xoắn giữa các động cơ với nhau có thể là một vấn đề khiến cho nhiều người sử dụng xe còn mơ hồ. Ví dụ, nếu nói một chiếc Lamborghini có công suất 700 mã lực là "mạnh" hơn một chiếc xe tải Hyundai có công suất 200 mã lực thì đó là một điều hoàn toàn sai lầm. Bởi vì "sức mạnh" của chiếc xe không chỉ thể hiện ở một đại lượng là công suất mà nó còn thể hiện ở một đại lượng quan trọng khác, đó chính là mô-men xoắn.

cong-suat-vs-ma-luc.jpg

Căn nguyên của sự rối rắm này là ở chỗ: khi các nhà sản xuất cải tiến và cho ra đời một loại động cơ mới nào đó thì họ đã biết mình theo đuổi những đặc điểm kỹ thuật nào để đạt được sự tối ưu về trọng lượng, kích cỡ cũng như mục đích sử dụng của chiếc xe. Giá trị của công suất và mô-men xoắn biến thiên rất khác nhau trong dải vòng tua của động cơ và thông thường thì các nhà sản xuất chỉ công bố giá trị cực đại của hai thông số này. Điều đó rất dễ gây nên nhầm lẫn về "sức mạnh" của một chiếc xe.

Chúng ta sẽ cùng xem công suất cũng như mô-men xoắn thực sự là gì và chúng có ý nghĩa như thế nào đối với một chiếc xe. 😃

caterpillar.jpg

Mô-men xoắn của động cơ


Thông thường, khi "nói chuyện" về xe cộ với nhau, người ta hay nói về công suất của chiếc xe mà ít ai nói về mô-men xoắn. Bởi vì họ thường nghĩ rằng họ không hiểu nhiều về mô-men xoắn, hoặc là cho rằng mô-men xoắn không quan trọng cho lắm! Thật ra, mô-men xoắn mới là thứ "dễ hiểu" hơn so với công suất. Chính vì vậy, đầu tiên mình xin nói về mô-men xoắn, chúng ta cần hiểu rõ về nó trước khi hiểu về công suất.

Ngay ở cái tên của nó, mô-men xoắn đã thể hiện ý nghĩa thực sự là gì. Mô-men xoắn chính là lực sinh ra khi xảy ra hiện tượng vật thể quay quanh trục và nó có nguồn gốc từ những thí nghiệm của nhà khoa học nổi tiếng Archimede về đòn bẩy. Khi có một lực tác động vào một vật khiến nó quay quanh một điểm, mô-men xoắn sẽ xuất hiện. Nói một cách nôm na, mô-men xoắn chính là lực xoay của trục khuỷu và nếu "tưởng tượng" ra xa hơn thì nó tượng trưng cho lực quay của bánh xe.

Một chiếc xe có mô-men xoắn càng lớn thì lực quay của bánh xe càng mạnh, xe càng có khả năng chở hay kéo vật nặng và do đó càng "đề pa" nhanh chóng hơn. Tuy nhiên, chiếc xe có đạt được tốc độ cao hay không thì phụ thuộc một thông số quan trọng nữa, đó chính là công suất của động cơ.

Cat-truck-2.jpg

Công suất của động cơ


Xong, bây giờ thì các bạn đã hiểu về mô-men xoắn, mình sẽ nói qua công suất của động cơ. Trong thiết kế của động cơ đốt trong, công suất tượng trưng cho khả năng đạt tốc độ nhanh hay chậm mà không tượng trưng cho lực quay của bánh xe. Nói một cách chính xác, công suất tượng trưng tốc độ sinh công, hay nôm na là tốc độ sinh ra mô-men xoắn của động cơ.

Nếu một chiếc xe có công suất càng lớn, nó có thể đạt được vận tốc rất cao nhưng chưa chắc nó có "sức mạnh" nếu mô-men xoắn cực đại của nó thấp. Ví dụ, một chiếc xe thể thao có thể chạy nhanh đến 350 km/h nhưng chưa chắc nó có thể kéo được một chiếc xe xúc đất hạng nặng. Tuy nhiên một chiếc xe ben hạng nặng của Caterpillar chỉ chạy được tối đa 150km/h thì lại hoàn toàn có khả năng này.

Quảng cáo


Lamborghini-Aventador-Estatura-GXX.jpg

caterpillar-compactor.jpg

Mối liên hệ giữa công suất và mô-men xoắn


Qua hai định nghĩa trên, ta có thể thấy được bản chất thực sự của công suất và mô-men xoắn là gì và sự khác nhau giữa chúng ra sao. Từ nhu cầu thực tế, chúng ta có thể nhận thấy những loại xe cần mô-men xoắn lớn chính là xe tải, xe lu, xe cẩu, xe xúc đất, xe địa hình, xe quân sự, v.v... và những loại xe cần công suất cao là xe đua, xe thể thao... Như vậy, một chiếc xe có cả hai thông số công suất và mô-men xoắn vào loại "cực cao" thì nó sẽ hoạt động tựa tựa như một chiếc xe lu kéo theo một chiếc container và chạy với vận tốc 300km/h. 😁

Như đã đề cập ở những phần trên, công suất và mô-men xoắn đều biến thiên liên tục trong dải vòng tua hoạt động của động cơ. Chính vì thế, một động cơ được cho là "hoàn hảo" nếu nó đạt được những tiêu chí sau:
  • công suất cực đại lớn => đạt được tốc độ cao
  • Có mô-men xoắn cực đại lớn => cho khả năng tải nặng, lực kéo mạnh, tăng tốc nhanh
  • Mô-men xoắn cực đại phải đạt được ở vòng tua thấp => tăng tốc nhanh, tải nặng tức thời và tiết kiệm nhiên liệu
  • Mô-men xoắn cực đại phải đạt được tại một dải vòng tua dài => kéo dài khả năng tải nặng và tăng tốc độ của xe
Dưới đây là biểu đồ mình họa mối tương quan giữa công suất, mô-men xoắn tại dải vòng tua hoạt động của động cơ V8 4.0L TFSI trên Audi RS7 2014, một mẫu xe thể thao mà mình từng chia sẻ với các bạn trong một bài viết trước đây. Động cơ này cho công suất cực đại 560 mã lực tại dải vòng tua 5.700 - 6.600 vòng/phút và mô-men xoắn cực đại đạt 700Nm tại dải vòng tua 1.750 - 5.500 vòng/phút. Đây chính là một động cơ hiện đại và mạnh mẽ, thỏa mãn tương đối tốt 4 tiêu chí trên.

Audi-RS7-2014-hp-vs-torque.jpg

Nhìn vào biểu đồ này, chúng ta có thể thấy mô-men xoắn cực đại 700Nm của động cơ đạt được tại vòng tua rất sớm: 1.750 vòng/phút và kéo dài đến tận 5.500 vòng/phút - những con số mà hầu như tay lái nào cũng ao ước. Những đường gạch chấm chấm dốc lên rất nhanh từ vòng tua 1.000 vòng/phút cho đến 1.750 vòng/phút, điều này cho thấy rằng mô-men xoắn của chiếc xe đã tăng lên rất nhanh trong một khoảng thời gian rất ngắn. Khi xe mới khởi động, vòng tua máy sẽ nằm ở mức từ 800 vòng/phút đến 1000 vòng/phút, chỉ cần mớm nhẹ ga, vòng tua máy của hầu hết các xe sẽ lên đến 2.000 vòng/phút rất dễ dàng.

Quảng cáo



Về công suất, do bản chất là một đại lượng tượng trưng cho tốc độ sinh công nên công suất sẽ tỷ lệ thuận với vòng tua máy (tốc độ quay của trục khuỷu). Nhìn vào biểu đồ trên, chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy đồ thị của công suất có hình dốc xéo, giá trị của nó tăng lên rất nhanh theo số vòng tua và đạt cực đại tại số vòng tua khá sớm - 5.700 vòng/phút. Đặc biệt tại giai đoạn 1.000 vòng/phút cho đến 1.750 vòng/phút, giai đoạn mà mô-men xoắn đi từ giá trị thấp nhất cho đến cao nhất, thì công suất có độ dốc cao hơn so với phần còn lại của biểu đồ. Điều này chứng tỏ tốc độ của chiếc xe có thể tăng lên nhanh nhất là trong giai đoạn ban đầu này.

Audi-RS7-2014-1.jpg

Chúng ta có thể thấy động cơ V8 của Audi RS7 là một cỗ máy gần như hoàn hảo và là ao ước của các tín đồ tốc độ. Chiếc xe này sẽ có một khả năng vận hành khá đáng nể với khả năng tốc rất nhanh cùng tốc độ tối đa đạt được sẽ là rất lớn nếu không có hệ thống giới hạn tốc độ điện tử. Trong bài viết trước đây, mình cũng đã so sánh về thông số công suất với 2 đối thủ lớn nhất của Audi RS7 là BMW M6 Gran Coupe và Mercdes-Benz CLS AMG. Với cùng kết cấu kiểu V8, động cơ V8 BiTurbo 5.5L của Mercedes-Benz CLS63 AMG sản sinh ra công suất tối đa 518 mã lực. Trong khi đó, mặc dù cho ra công suất tối đa 560 mã lực giống như Audi RS7 nhưng động cơ V8 của BMW M6 Gran Coupe lại có dung tích xy-lanh lớn hơn, 4.4 lít.

Kết luận


Để chọn cho mình chiếc xe phù hợp nhất với nhu cầu, các bạn nên tìm hiểu và đọc kỹ thông số kỹ thuật của chiếc xe, đặc biệt là 2 thông số này. Một điều quan trọng khác, anh em nhớ lưu ý về dải vòng tua mà chiếc xe có thể đạt được công suất tối đa và mô-men xoắn cực đại nhé!

Vài dòng chia sẻ, xin kết thúc tại đây.
Chúc các bạn luôn vui với niềm đam mê xe của mình. 😃
415 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Học dốt vật lý nhưng bài viết khá dễ hiểu, đọc xong cũng lờ mờ hiểu =))
@Congcu Bỡi vậy gọi là "Lực xoắn" chứ có gọi là lực quay đâu! cụ xưa cũng dùng từ momen xoắn chứ có momen quay đâu! bản thân từ "nữu chuyển" nghĩa là xoắn rồi, để cho đơn giản sau này người ta gọi là "nữu lực" đó!
Congcu
CAO CẤP
4 năm
@yushikara Dùng theo tiếng tàu chưa chắc đúng bản chất, vì ngôn ngữ của nó sinh ra trước khi phát minh ra khái niệm Moment. Họ chỉ có từ biểu diễn trực tiếp giá trị của lực tác động, còn "sức quay" (moment lực) thì bọn biết gì đâu. Khi không có từ tương xứng ngữ nghĩa hoàn chỉnh thì phải mượn từ, ở đây là "Moment".
@Congcu Theo tôi gọi sao cho dễ hiểu rất quan trọng! nó đòi hỏi kỹ năng sư phạm! tôi thích những ông thầy người Mỹ dạy tiếng anh dùng nhiều standard English, nếu như nữu lực là từ hán việt thì có thể gọi là lực xoắn dù sao cũng hay hơn moment! thậm chí ng ta gọi ngưu lực hay là sức trâu so với mã lực vẫn hay hơn moment xoắn!
@yushikara Mình nhớ k nhầm momen là tên của 1 người phát triển lý thuyết khi ông ấy tìm hiểu về lực xoay của cánh tay đòn xung quanh 1 điểm. Do vậy người ta tôn vinh ông ấy nên gọi là lực momen. Chứ tây ta gì ở đây
Trước hết cảm ơn bác chủ vì bài này làm em hiểu ra nhiều cái. bác cho e biết quan hệ gưax momen xoắn và công suất qua công thức dc ko ạ?
và nếu 1 xe có thể tăng tốc nhanh -> gia tốc lớn, vậy có phải công suất lớn và momoen lớn ko ạ?
SVTRaptor
ĐẠI BÀNG
4 năm
@Enzo Le Mod giải thích rất hay và rõ! Xin cảm ơn vì đã học được nhiều điều! 😃
LeeTranLink
ĐẠI BÀNG
4 năm
@lntnghia Mối quan hệ giữa công suất và mô men xoắn: Công suất (W) = Tốc độ góc (Rad/s) x Mô men xoắn (Nm)
Nhìn vào công thức này bạn có thể thấy rằng sự khác biệt giữa một chiếc xe đua và một chiếc xe tải, chiếc xe tải không ưu tiên tốc độ mà ưu tiên lực lớn, chiếc xe đua thì cần tốc độ cao.

Vậy nếu cùng công suất (200 mã lực như bạn nêu ví dụ) nếu chiếc xe tải có mô men xoắn cao gấp 10 lần chiếc xe đua thì tốc độ của nó sẽ chỉ bằng 1/10 tốc độ của chiếc xe đua.

Nói vậy có nghĩa là chiếc xe đua do có tốc độ lớn nên mô men xoắn nhỏ đồng nghĩa với việc nó tăng tốc kém? Để giải quyết bài toán này thì nhà sản xuất họ đã sử dụng bộ hộp số.

Khi xe bắt đầu tăng tốc tốc độ thay đổi=> có gia tốc khi đó các lực tác dụng lên xe: Lực ma sát lăn của bánh xe, lực quán tính của xe:
=> Lực phát động của động cơ = Lực ma sát lăn của bánh xe + Lực quán tính (của xe và người)
Khi xe ổn định về tốc độ (vận tốc không thay đổi) khi đó tổng hợp lực tác dụng lên xe cân bằng, có nghĩa
Lực phát động của động cơ = Lực ma sát lăn của bánh xe

Nhìn vào hai công thức trên có thể thấy khi xe bắt đầu tăng tốc thì lực tác dụng lên xe là lớn nhất, vậy nên chúng ta sẽ sử dụng số nhỏ nhất của hộp số (Bạn đi xe máy và oto số sàn sẽ hiểu được). Khi xe đã ổn định tốc độ thì thường chạy ở số cao nhất của hộp giảm tốc. Nói đến đây bạn có thể thấy được mối liên hệ giữa Công suất và mô men xoắn, hai đại lượng này phụ thuộc vào nhau chứ không hề độc lập với nhau như giải thích phía dưới đây của bạn.
"Trong thiết kế của động cơ đốt trong, công suất tượng trưng cho khả năng đạt tốc độ nhanh hay chậm mà không tượng trưng cho lực quay của bánh xe. Nói một cách chính xác, công suất tượng trưng tốc độ sinh công, hay nôm na là tốc độ sinh ra mô-men xoắn của động cơ.
@manhlongdt Đub rùi
@LeeTranLink Bạn này giải thích chính xác nè
Hay quá bạn ơi. Thank bạn đã giải thích rõ va kỹ.
hũ lô là cái gì vậy ta??? :p
@t2k nghe sặc mùi gây hấn thế nhỉ
@giadong9x ko phải gây hấn, em nói thực tế mà, như từ vãi l trên mạng cũng từ mấy bác ngoài bắc mà ra, trong nam ở SG tụi nó còn bít, về miền tây chút là chả ai hiểu từ này
@t2k cái từ đó thì đúng.cũng như từ đm thì bắc hiểu 1 kiểu nam hiểu 1 kiểu
nhưng bác đừng nói chỉ có ngoài bắc chém gió như bão thế.ở đâu cũng có thôi
yldbk
TÍCH CỰC
4 năm
@thanhcongnguyen.92 Là cái hũ đựng lô chứ còn gì
mình chạy xe đạp😁
@tipusuperfolly Củng có momen xoắn đó bạn. Và p tính bằng nhân lực chứ ko phải mã lực. Hê hê. Đùa tí.
BeeHum
ĐẠI BÀNG
4 năm
@hodinhdang1006 Thật đấy,
Xe đạp nhiều loại cũng có số đó bác. Em hình dung như sau có đúng không nhỉ?
Mượn hình của bác trên kia thì khi lên dốc bác đạp số nhỏ thì d nó dài hơn, F lớn hơn => momen lớn hơn. Nhưng công suất nhỏ hơn (do F lớn?)
Khi hết dôc bác muốn tăng tốc thì chuyển số lớn hơn thì ngược lại.
4882391_095AA238-97A3-483B-B8DA-D073EAFD7BBE.jpg
@BeeHum Sai.

Sức người đạp là như nhau => công suất là không đổi.
Chỉnh số nhỏ => để có moment lớn => lên dốc tốt => nhưng chạy chậm
Chỉnh số lớn => moment nhỏ, thích hợp đường phẳng
phuongve
TÍCH CỰC
11 năm
Sáng trời mưa còn đang nằm trên giường, đọc cũng lờ mờ hiểu đc chút chút. Tí nữa chắc lại quên sạch 😃

Sent from my Lumia 1020 using Tinhte.vn
So sánh thú vị, em cũng có vài lần thắc mắc!
Giáo Vũ
TÍCH CỰC
4 năm
@cunatvechai Chuẩn tóm gọn bài viết vầy cho dễ nhớ hơn này
hiepga_haha
ĐẠI BÀNG
11 năm
có con siêu xe nào mà 2 thông số đều maximum ko nhỉ???
@hiepga_haha Ko có đâu bạn ơi vì thực sự làm gì có cái gọi là giới hạn sức mạnh động cơ. Veyron 1001 mã lực nghe khủng nhưng có xe độ lên còn cao hơn
@hiepga_haha không có gì là max, bạn muốn hai thông số này cao lên thì chế tạo động cơ to lên, dung tích xi lanh cao lên, có điều nó sẽ tốn nhiên liệu
@hiepga_haha

Có em 😆)
@hiepga_haha Xe điện.
@Blitzwaffen Xe điện cũng có giới hạn về công suất và moment
Khá hay nhưng ko rành lắm nên đôi chỗ khó hiểu.
Tòan ảnh xe ko à.
Jaywalk
TÍCH CỰC
4 năm
@tuyenthu13 xét theo lĩnh vực sex thì momen xoắn là lực đâm của cây gậy vào lỗ, còn công suất là tốc độ thụt ra thụt vào của cây gậy! mỗi lần sắp bắn thì tốc độ và lực đâm của gậy rất mạnh và nhanh...xe nào được như lúc sắp ra thì là xe khủng. Xe đầu kéo, xe công, xe tải thường lực đâm rất mạnh nhưng tốc độ đâm chậm....
mod làm bài viết về Turbo tăng áp nữa đi.
tại sao C200 2.0l lại có công suất cao hơn Camry 2.5l. 😁
thegioipin
ĐẠI BÀNG
10 năm
@Evolution X Mình có thể trả lời bác như sau:

1. Turbo tăng áp được sử dụng với mục đích tăng công suất cho động cơ mà không phải tăng dung tích cylinder. Nó có lợi ích là không tốn thêm nhiều vật liệu chết tạo, động cơ nhỏ, gọn mà vẫn có công suất lớn. Tuy nhiên nhược điểm cũng có mà lớn nhất chính là việc khi đạp ga sẽ có cảm giác trễ khi máy đang hoạt động ở vòng tua thấp. Người ta đã áp dụng rất nhiều biện pháp để khắc phục độ trễ này như ở bài trên mình đã viết. Sử dụng turbo chủ yếu làm tăng công suất chứ không phải tăng hiệu suất cho động cơ. Do đó không có chuyện xe có turbo tăng áp tiết kiệm hơn xe không dùng turbo. Để nâng cao hiệu suất của động cơ, người ta đã áp dụng rất nhiều phương pháp và đã cho hiệu quả tốt. Nếu có điều kiện mình sẽ giải thích rõ hơn ở các bài sau.

2. Audi, BMW hay Mer thường sử dụng turbo tăng áp là không đúng. Chỉ một số rất ít model của 3 hãng trên sử dụng turbo tăng áp mà thôi. Lí do cho việc này cũng có nhiều:

+ sử dụng turbo tăng áp sẽ buộc các hãng phải gia cố lại cylinder, piston, trục khủy... bằng kim loại tốt hơn để chịu được áp lực và tốc độ cao. Do đó tiết kiệm được vật liệu cho việc tăng dung tích máy thì lại phải chi nhiều hơn cho việc gia cố máy.

+ Để turbo hoạt động tốt ở mọi điều kiện tốc độ thì người ta phải áp dụng các công nghệ hỗ trợ rất phức tạp và tốn kém. Do đó chi phí để trang bị turbo cho xe là không hề nhỏ.

+ Việc bảo trì sửa chữa hệ thống turbo cũng phức tạp hơn.

3. Công nghệ đóng mở van biến thiên đang được áp dụng rộng rãi và phổ biến trên các dòng xe. Công nghệ này được áp dụng với mục đích tăng hiệu suất cho động cơ. Mỗi hãng đặt tên công nghệ này khác nhau. Toyota đặt tên là VVT-i (Variable valve timing with intelligence), Hyundai đặt tên là VVT (Variable valve timing), Honda đặt tên là VTEC (Variable valve timing & lift electronic control)...Tên gọi khác nhau nhưng bản chất giống nhau. Người ta đã nghiên cứu và kết luận rằng, thời điểm và thời gian đóng mở xuppap thay đổi tại các tốc độ và chế độ tải khác nhau sẽ giúp hỗn hợp xăng khí ra vào cylinder tối ưu hơn, cháy triệt để hơn. Như vậy với cùng 1 lượng nhiên liệu thì công sinh ra sẽ lớn hơn và hiệu suất động cơ tăng lên giúp tiết kiệm nhiên liệu và giảm phát thải ra môi trường. Từ khi bộ xử lí trung tâm ECU được tích hợp trên động cơ thì việc tính toán thời điểm, điều khiển đóng mở xuppap trở nên khả thi. Hiện nay công nghệ này được các hãng xe áp dụng rất rộng rãi cho hầu hết các dòng xe.

Ngoài ra còn có nhiều công nghệ khác nữa giúp nâng cao hiệu suất động cơ và mình sẽ chia sẻ trong các bài viết khác.

Lời khuyên của mình: công nghệ tiên tiến sẽ giúp động cơ hoạt động hiệu quả và tiết kiệm hơn nhưng bảo trì, bảo dưỡng và vận hành đúng cách mới là biện pháp hiệu quả nhất để tiết kiệm nhiên liệu và nâng cao tuổi thọ cho chiếc xe của mình
@thegioipin bác quả là đẳng cấp em cũng mê xe nhưng mà lương không đủ ăn lên chỉ hóng thôi
@nokianumbes 1 Xe này được lắp ráp từ những phụ tùng bỏ đi trong bãi rác của formula drift mà cũng lên được 700 mã ngựa nhờ turbo quá bự
đất mũi
ĐẠI BÀNG
4 năm
@Evolution X Tăng áp khí nạp thì chi phí sản xuất động cơ sẽ cao hơn và chi phí cho bảo dưỡng sẽ nhiều hơn. Ví dụ như thêm giàn giải nhiệt khí nạp... Mình trước làm công trường ngán nhất là mấy con động cơ này ( đồ cũ rồi xì nhớt bạc tubo ,lủng giàn giải nhiệt khí nạp) . Mỗi lần hư là phải chạy về thành phố sửa.
Bài viết dễ hiễu rất hay
Giúp mọi ng chọn cho mình 1chieesc xe tốt
Hình như bác chủ top không phải người học ngành cơ
tonyhieu
TÍCH CỰC
11 năm
chả hiểu lắm , nhưng dù sao cũng phân loại chức năng của nó 😔
momen xoắn hình như là lực ấn của chân lên bàn đạp,còn công suất hình như là độ nhanh của chân để đạp hết 1 vòng.
@vanphiet mô men xoắn là lực ấn bàn chân nhân với khoảng cách tới trục bàn đạp
@camapbiensaupy em học chế tạo máy,nhưng cũng có hiểu chút ít về động lực.
@vanphiet Đúng 50% thôi.

Công suất = moment X độ nhanh
@vanphiet Sai nhé! Công suất vừa là độ nhanh, vừa là lực đạp nữa!
dangphong25
ĐẠI BÀNG
11 năm
bài viết hay. có thể hiểu thêm xe được 1 ít nữa thank....
fan của thể loại đua xe nên mấy cái này có tìm hiểu r và ap dụng ngay vào để độ trước khi đua. rất hiệu quả ;)
haizz sao bác ko viết bài này sớm hơn . để bay h em phải lôi lại một loạt bài viết về xe để so sánh ^^! .


cũng lờ mờ hiểu rồi :D
mình đọc mà vẫn chưa hiểu

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019