Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


Lý thuyết hấp dẫn lượng tử giải thích quỹ đạo elip của các hành tinh

Do Duc Luong
13/1/2022 3:33Phản hồi: 10
Lý thuyết hấp dẫn lượng tử  giải thích quỹ đạo elip của các hành tinh


II. Các dạng tương tác vi mô & vĩ mô

B. Một số hệ quả

I. Xác định kích thước của các hạt vật chất vi mô

II. Bản chất của hiện tượng quán tính

III. Giải thích nguyên lý cấu tạo chất

IV. Giải thích nguyên nhân quỹ đạo elip của các hành tinh quanh ngôi sao

Quảng cáo



V. Bản chất của hạt neutrino

VI. Dự đoán thành phần vật chất của vật chất tối

VII. Giải thích nguyên nhân tăng tốc giãn nở của vũ trụ qua đó bác bỏ sự tồn tại của năng lượng tối

*****

Toàn bộ nội dung của bài viết này chia làm hai phần; phần đầu nói về nội dung của thuyết tương tác vật chất – năng lượng tổng quát, phần sau là một số hệ quả rút ra từ thuyết đó.

A.Thuyết tương tác vật chất – năng lượng tổng quát

( Tạm thời viết tắt là thuyết TVN, lấy chữ cái đầu của các cụm từ: Tương tác Vật chất Năng lượng)

I. Một số giả thiết

Thông thường; khi xây dựng một mô hình, một học thuyết hay một định luật nào đó mang tính cách mạng; các tác giả thường đưa ra những giả thiết ban đầu - nó thực sự là những viên gạch nền móng để kiến tạo nên những công trình đồ sộ. Thuyết TVN cũng cần một nền móng như thế - đó là những giả thiết vừa mới mẻ vừa cực kỳ quan trọng. Giả thiết đưa ra có thể là một khái niệm, một quy tắc hoặc một điều kiện nào đó. Ở đây chúng ta cần làm quen với các khái niệm mới và những suy diễn ban đầu.

1. Phần tử vật chất cơ bản

Kiến thức khoa học về cấu tạo vật chất cho chúng ta biết rằng: các vật thể được cấu tạo bởi những phân tử; phân tử do các nguyên tử hợp thành; nguyên tử có cấu trúc dạng hệ hành tình trong đó có hạt nhân nằm ở tâm và các điện tử (electron) quay xung quanh; hạt nhân nguyên tử gồm các hạt proton và neutron; mỗi hạt proton (hay neutron) được tạo bởi 3 hạt quark; các hạt quark và electron được xếp vào nhóm những hạt cơ bản - nghĩa là những hạt cơ sở không thể phân chia.

Thuyết TVN nhất quán với phần lớn nội dung câu chữ ở trên nhưng không đồng thuận với đoạn cuối cùng. Theo thuyết TVN thì các electron và quark là những hạt có cấu tạo rất rõ ràng và tinh vi - đây là một quan điểm táo bạo nhưng không điên rồ mà được suy diễn hoàn toàn có cơ sở. Chỉ cần nêu ra một ví dụ làm minh chứng: nếu các quark là không thể phân chia thì tại sao một hạt neutron (cấu tạo bởi 3 quark là u-d-d) lại có thể phân rã thành hạt proton ( cấu tạo bởi ba quark là u-u-d) + electron + phản neutrino electron ?

Theo nhận định của thuyết TVN thì ở tâm của mỗi hạt quark hay electron sẽ có một thành phần vật chất cơ bản, dĩ nhiên là nó có kích thước rất nhỏ. Thành phần vật chất tinh túy này mang thông tin xác định điện tích và khối lượng của hạt. Thành phần vật chất cơ bản được cấu tạo bởi các phần tử vật chất cơ bản - đây có lẽ được xem là phần tử vật chất cơ sở.

Phần tử vật chất cơ bản được chia làm hai loại, một loại mang thông tin xác định điện tích ≈ + 1⁄3e và khối lượng ≈ me/3 , một loại mang thông tin xác định điện tích ≈ −1⁄3 e và khối lượng ≈ me/3.

Thành phần vật chất cơ bản mang thông tin điện tích và khối lượng nên nó có thể tạo ra trường điện từ vi môtrường hấp dẫn vi mô. Các trường này chỉ có tầm ảnh hưởng trong khoảng cách nhỏ tương đương kích thước nguyên tử và cũng góp phần quan trọng vào việc kiến tạo nên mô hình nguyên tử. Các trường vi mô này có những tính chất riêng không giống như trường điện từ vĩ mô và trường hấp dẫn vĩ mô mà chúng ta vẫn thường biết. Trường hấp dẫn và điện từ ở cấp độ vĩ mô là sự khuếch đại của các trường vi mô theo một cơ chế hoàn hảo bằng cách sử dụng các lượng tử tương tác – nội dung này sẽ được đề cập chi tiết ở phần sau. Ở khoảng cách cực nhỏ thì các thành phần vật chất cơ bản mang điện tích âm hay dương không hút hay đẩy nhau theo cách mà chúng ta vẫn thường biết như ở cấp độ các hạt vật chất mà chúng có xu hướng hợp tác với nhau sao cho cùng tạo ra một trường điện từ vi mô và trường hấp dẫn vi mô hài hòa và thống nhất theo hướng có trọng tâm chung. Những trường hợp không có khả năng kết hợp được với nhau theo hướng cộng hưởng thì chúng sẽ tách ra để chuyển hóa thành những hạt riêng.

Khi các phần tử vật chất cơ bản ( hoặc các thành phần vật chất cơ bản) liên kết lại với nhau theo một quy tắc nhất định thì điện tích và khối lượng tổng hợp của chúng không phải lúc nào cũng bằng tổng đại số của điện tích hay khối lượng của các phần tử riêng rẽ hợp thành. Khi một hạt vật chất chuyển động thì sự liên kết trong thành phần vật chất cơ bản cũng thay đổi theo để luôn đảm bảo sự thống nhất hài hòa của trường điện từ vi mô và trường hấp hẫn vi mô, do đó khi hạt vật chất chuyển động thì khối lượng và điện tích của hạt có thể thay đổi theo.

Từ nhận định trên chúng ta suy ra: thành phần vật chất cơ bản ở tâm electron (có thể gọi là nhân của electron) được tạo bởi 3 phần tử vật chất cơ bản mang điện tích âm. Nhân của phản electron (positron) được tạo bởi 3 phần tử vật chất cơ bản mang điện tích dương. Nhân của một hạt quark được tạo bởi nhiều phần tử vật chất cơ bản bao gồm cả loại mang điện tích âm và loại mang điện tích dương, số lượng cụ thể từng loại là bao nhiêu phụ thuộc vào điện tích và khối lượng của hạt quark đó. Ví dụ: một quark có khối lượng 6me và điện tích + 2⁄3e thì nhân của nó bao gồm 8 phần từ vật chất cơ bản mang điện tích âm và 10 phần tử vật chất cơ bản mang điện tích dương.

Nhân của electron được tạo bởi 3 phần tử vật chất cơ bản mang điện tích âm và dĩ nhiên chúng phải sắp xếp hợp lý để thống nhất hài hòa các trường hấp dẫn vi mô và trường điện từ vi mô nên electron tồn tại độc lập, bền vững, phổ biến trong thực tế.

Nhân của các hạt quark gồm nhiều phần tử vật chất cơ bản bao gồm loại mang điện tích dương và loại mang điện tích âm nên chúng khó hợp tác với nhau để tạo ra một trường hấp dẫn vi mô và trường điện từ vi mô hài hòa thống nhất do đó hạt quark khó có khả năng tồn tại độc lập trong thực tế. Tuy nhiên các hạt quark lại có thể kết hợp với nhau để tạo ra một hạt lớn hơn như proton hay neutron chẳng hạn. Việc này là do khi vài hạt quark hợp tác cùng nhau theo một quy chế chặt chẽ có thể tạo ra một trường hấp dẫn vi mô và trường điện từ vi mô hài hòa thống nhất, vì thế mà các hạt proton và neutron tồn tại phổ biến trong thực tế. Ít khi ở đâu mà câu tục ngữ: một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao lại có ý nghĩa tuyệt vời như thế này!

2. Phần tử vật chất trung gian

Theo quan điểm của thuyết TVN thì phần tử vật chất trung gian tồn tại phổ biến trong vũ trụ. Mỗi phần tử có kích thước rất nhỏ; chúng hiện diện khắp nơi quanh chúng ta, trong từng tế bào, từng nguyên tử... nhưng quá khó để xác định bằng các dụng cụ khoa học hiện tại. Theo TVN thì không có khái niệm không gian trống rỗng mà chỉ có không gian được tạo thành từ vô số các phần tử vật chất trung gian, sắp xếp dày đặc hình thành một mạng lưới liên kết phủ khắp vũ trụ tổng thể. Vũ trụ mà con người quan sát được chỉ bao gồm tập hợp các thiên thể ( ngôi sao, hành tinh, đám khí, ...) liên kết với nhau tạo thành - nó là một phần của vũ trụ tổng thể. Phần tử vật chất trung gian chiếm tỷ lệ lớn trong mật độ vật chất - năng lượng của vũ trụ tổng thể. Vẫn theo quan điểm này, các phần tử vật chất trung gian mang năng lượng rất nhỏ và có thể chuyển động trong không gian, các phần tử vật chất trung gian bị hút bởi trường hấp dẫn vi mô do các thành phần vật chất cơ bản tạo ra còn bản thân các phần tử vật chất trung gian lại đẩy nhau để tạo ra một không gian tương đối đồng đều và rộng khắp. Do bị thu hút bởi trường hấp dẫn vi mô, nên ở những nơi nào tồn tại thành phần vật chất cơ bản thì ở đó mật độ phần tử vật chất trung gian cũng cao hơn.


phan tu vat chat trung gian.jpg
Mô phỏng mạng lưới phần tử vật chất trung gian trong chân không

phan tu vat chat trung gian.02.jpg


Mô phỏng mạng lưới phần tử vật chất trung gian trong không gian xung quanh hạt vật chất

Do không gian là một mạng lưới vật chất – năng lượng nên bất kỳ một hạt vật chất, một vật thể hay hạt photon… khi chuyển động trong đó đều tạo ra sóng. Sóng đó được sinh ra từ sự dao động của các phần tử vật chất trung gian. Như vậy là bất kỳ một hạt vật chất – năng lượng nào chuyển động trong không gian cũng đều ít nhiều bị cản trở bởi các phần tử vật chất trung gian nên tốc độ di chuyển không thể vô hạn mà lớn nhất cũng chỉ tương đương tốc độ ánh sáng hiện tại, ở nơi nào mật độ các phần tử vật chất trung gian càng lớn thì tốc độ chuyển động tối đa càng nhỏ. Nếu như có một dạng không gian khác, chẳng hạn như một không gian mà không có các phần tử vật chất trung gian thì chắc chắn rằng tốc độ di chuyển tối đa của các hạt vật chất – năng lượng sẽ lớn hơn c (tốc độ ánh sáng hiện tại) nhiều lần.

3. Lượng tử vật chất tương tác

Phần tử vật chất trung gian tuy không đóng vai trò quan trọng như phần tử vật chất cơ bản, nhưng trong những điều kiện phù hợp chúng lại được kích hoạt theo một hướng khác để biến thành lượng tử vật chất tương tác. Theo quan điểm của thuyết TVN, khi một phần tử vật chất trung gian tiến gần đến vùng tâm của trường hấp dẫn vi mô tạo bởi các hạt vật chất thì chúng bị nhiễm tương tác hấp dẫn, khi chúng tiến gần đến vùng tâm của trường điện từ vi mô thì chúng bị nhiễm tương tác điện từ, còn khi chúng tiến gần đến vùng tâm của trường hấp dẫn vi mô kết hợp hài hòa với trường điện từ vi mô thì chúng vừa bị nhiễm tương tác hấp dẫn vừa bị nhiễm tương tác điện từ. Cách “lây nhiễm” này cũng có thể so sánh tương tự như vật liệu sắt từ bị nhiễm từ khi ở gần từ trường đủ lớn. Trong tất cả các trường hợp đó, phần tử vật chất trung gian trở thành lượng tử vật chất tương tác. Lượng tử vật chất tương tác chỉ chịu ảnh hưởng của các trường hấp dẫn và điện từ vi mô theo một cách riêng chứ chúng không biến thành phần tử mang thông tin xác định điện tích và khối lương như các phần tử vật chất cơ bản. Khi đã là lượng tử vật chất tương tác thì chúng luôn mang thông tin về các trường đã sản sinh ra nó và có thể tương tác với các trường hấp dẫn vi mô và điện từ vi mô ở nơi khác trong những điều kiện thích hợp.

4. Phần tử năng lượng động

Theo một cách hiểu đơn giản nhất thì năng lượng là thứ, dù được dự trữ ở dạng nào, khi được chuyển đổi phù hợp chúng đều có thể tạo ra chuyển động cho vật thể. Năng lượng được dự trữ nhiều nhất trong các hạt vật chất, ở đó năng lượng được xác định bằng hệ thức: E=mc2 . Một phần năng lượng khác lại tồn tại ở dạng động như bức xạ điện từ: ánh sáng, sóng vô tuyến, bức xạ nhiệt...

Thuyết TVN phân chia năng lượng trong một hạt vật chất thành 2 loại: năng lượng điều khiểngiá trị năng lượng toàn phần. Để dễ hình dung về 2 loại năng lượng này chúng ta lấy ví dụ về một hạt vật chất tĩnh (đứng yên tuyệt đôi), khi đó năng lượng điều khiển của nó bằng 0 còn giá trị năng lượng toàn phần của nó vẫn được xác định theo hệ thức: E=mc2 .

Năng lượng điều khiển của một hạt vật chất là năng lượng tổng hợp có hướng của tất cả các phần tử năng lượng động tác động lên hạt vật chất đó. Điều đó có nghĩa là năng lượng cũng bao gồm một tập hợp các thành phần năng lượng cực kỳ nhỏ và có hướng xác định - được gọi là phần tử năng lượng động. Chúng ta hình dung phần tử năng lượng động như một mũi tên năng lượng vô cùng nhỏ bé và có hướng xác định - nó được biểu diễn bằng một vector. Nếu ở trạng thái tự do, phần tử năng lượng động sẽ chuyển động với vận tốc rất lớn theo hướng xác định. Nếu vì một lý do nào đó mà phần tử năng lượng động bị đổi hướng thì hướng chuyển động của nó cũng thay đổi theo đúng như thế - mũi tên năng lượng phải chuyển động đúng theo chiều mũi tên. Photon ánh sáng bao gồm nhiều phần tử năng lượng động có cùng hướng. Phần tử năng lượng động có một giá trị năng lượng xác định- nó rất nhỏ - đặc trưng cho độ lớn của nó. Giá trị này có đơn vị tính rất quen thuộc là Joule (J).

Trong một hạt vật chất, các phần tử năng lượng động - dù có hướng khác nhau, thậm chí là hướng ngược nhau - nhưng cùng tồn tại song song với nhau chứ không hủy diệt hay loại trừ nhau. Năng lượng điều khiển của một nhóm các phần tử năng lượng động được xác định tương tự như phép cộng vector trong toán học.

Khi một hạt vật chất đang đứng yên mà chịu một lực tác động có độ lớn và chiều nhất định thì một số các phần tử năng lượng động trong hạt vật chất bị đảo chiều để dịch chuyển hạt vật chất theo hướng của lực tác dụng.

Khi một hạt vật chất đang đứng yên mà được hấp thụ một chùm phần tử năng lượng động đủ lớn có cùng hướng thì năng lượng tương tác này chuyển thành năng lượng điều khiển và đẩy hạt vật chất chuyển động theo hướng trùng với hướng của phần tử năng lượng động đó. Năng lượng điều khiển có giá trị càng lớn thì hạt vật chất chuyển động càng nhanh. Ở đây chúng ta thấy năng lượng điều khiển hoạt động giống như một lực đẩy tác động lên hạt vật chất và làm nó chuyển động. Năng lượng điều khiển biểu hiện ra bên ngoài bằng động năng.

Giá trị năng lượng toàn phần của một hạt vật chất là tổng giá trị năng lượng của tất cả các phần tử năng lượng động tác động lên hạt vật chất đó. Năng lượng toàn phần của hạt vật chất không đề cập đến hướng của phần tử năng lượng động.

5. Giả thiết về cấu tạo của một hạt vật chất.

Theo quan điểm của thuyết TVN thì các hạt vật chất, dù nhỏ bé như electron, đều có cấu tạo đặc trưng.

a. Cấu tạo của electron

Electron có dạng hình cầu được cấu tạo gồm ba phần :

(1). Nhân của electron nằm ở tâm là thành phần vật chất cơ bản mang thông tin xác định điện tích -e và khối lượng me.

(2). Vùng năng lượng của electron nằm ở giữa, vùng này bao gồm nhiều phần tử năng lượng động và có giá trị năng lượng toàn phần được xác định theo hệ thức: E=mc2 .

(3). Vành đai lượng tử vật chất tương tác nằm ở phía ngoài cùng bao bọc lấy toàn bộ phần bên trong. Ở phía ngoài vành đai này là vùng đệm không gian, trong đó mật độ các phần tử vật chất trung gian phân bố theo hướng giảm dần khi khoảng cách càng xa so với tâm electron.


electron.jpg
+ Giải thích cấu tạo của electron:

Do nhân của electron mang thông tin xác định khối lượng me nên nó thu hút một năng lượng tương ứng vây xung quanh. Nhờ có trường hấp dẫn vi mô nên các phần tử vật chất trung gian bị thu hút lại gần vùng nhân electron và biến thành lượng tử vật chất tương tác. Sự thống nhất hài hòa giữa trường hấp dẫn vi mô và trường điện từ vi mô của electron điều khiển lượng tử vật chất tương tác tạo ra vành đai bao quanh vùng năng lượng.

Tất cả các hạt vật chất đơn nhân khác (chỉ có 1 nhân ở giữa) cũng có cấu tạo tương tự như electron.

b. Cấu tạo của proton

Proton có dạng hình cầu được hợp thành từ sự liên kết chặt chẽ của 3 hạt quark, do đó cấu tạo của nó cũng có sự khác biệt chút ít so với electron.
proton.01.jpg
(1) Ba nhân quark được liên kết chặt chẽ để tạo ra sự thống nhất hài hòa các trường hấp dẫn vi mô và trường điện từ vi mô.

(2) Mỗi nhân quark thu hút xung quanh một năng lượng nhất định, giá trị năng lượng này tương ứng với khối lượng của hạt quark.

(3) Phần năng lượng dùng chung của các quark. Tổng giá trị của phần năng lượng dùng chung và ba phần năng lượng dùng riêng của các quark đúng bằng giá trị năng lượng toàn phần của proton xác định theo hệ thức E=mc2 .

(4) Vành đai lượng tử vật chất tương tác nằm ở phía ngoài cùng bao bọc lấy toàn bộ phần bên trong. Ở phía ngoài vành đai này là vùng đệm không gian, trong đó mật độ các phần tử vật chất trung gian phân bố theo hướng giảm dần khi khoảng cách càng xa so với tâm hạt proton.



Cấu tạo của các hạt vật chất đa nhân khác cũng suy diễn tương tự như hạt proton.

II. Các dạng tương tác vi mô & vĩ mô

Theo thuyết TVN thì cơ chế truyền tương tác giữa các hạt vật chất chỉ có thể diễn ra theo một trong ba hướng sau:

(1) hạt vật chất A truyền cho hạt vật chất B một lượng tử mang năng lượng xác định, khi hạt B hấp thụ thêm năng lượng mới thì năng lượng điều khiển trong hạt B thay đổi dẫn đến việc thay đổi trạng thái chuyển động của hạt B.

(2) hạt vật chất A truyền lực tương tác trực tiếp hoặc gián tiếp đến hạt vật chất B dẫn đến làm đảo chiều (hoặc xoay chiều) một số lượng nhất định các phần tử năng lượng động trong hạt vật chất B theo hướng xác định, từ đó làm thay đổi năng lượng điều khiển trong hạt B.

(3) hạt vật chất A truyền tương tác trực tiếp hoặc gián tiếp đến hạt vật chất B, kích thích hạt vật chất B hấp thu hoặc phát xạ một lượng tử năng lượng nào đó dẫn đến làm thay đổi năng lượng điều khiển trong hạt B.

1. Tương tác hấp dẫn vi mô & tương tác điện từ vi mô

Theo thuyết TVN thì phải tồn tại các tương tác hấp dẫn vi mô và tương tác điện từ vi mô, mặc dù về độ lớn của nó thì chưa biết được chính xác, nhưng các tương tác này đóng vai trò quan trọng kiến tạo nên mô hình nguyên tử.

Tương tác hấp dẫn vi mô là tương tác giữa các hạt mang khối lượng (proton, neutron, electron...) với nhau và giữa các hạt mang khối lượng với các phần từ vật chất trung gian diễn ra trong vùng kích thước nguyên tử. Lực hấp dẫn vi mô giữa các hạt là lực hút tác động trực tiếp lên nhau, với cừờng độ tùy thuộc vào khối lượng và khoảng cách - khối lượng càng lớn khả năng tương tác càng mạnh, khoảng cách tương tác càng nhỏ lực hấp dẫn càng lớn.

Tương tác điện từ vi mô là tương tác giữa các hạt mang điện tích ( proton, electron...) với nhau diễn ra trong vùng kích thước nguyên tử. Lực điện từ vi mô giữa các hạt là lực tác động trực tiếp lên nhau với cường độ và hướng tùy thuộc vào độ lớn và dấu của các điện tích tương tác cũng như khoảng cách giữa chúng.

Các tương tác hấp dẫn vi mô và điện từ vi mô không độc lập hoàn toàn với nhau mà chúng luôn có xu hướng hợp tác để tạo ra các liên kết vật chất hợp lý trong mỗi hạt đơn (proton, neutron, electron...), trong hạt nhân nguyên tử và trong mô hình nguyên tử

2. Tương tác hấp dẫn vĩ mô & tương tác điện từ vĩ mô

Tương tác hấp dẫn vĩ mô tạo ra lực hấp dẫn vĩ mô. Tương tác điện từ vĩ mô tạo ra lực điện từ vĩ mô.

Thuyết tương tác vật chất - năng lượng tổng quát (TVN) cho rằng, các lực hấp dẫn và lực điện từ vĩ mô phát sinh giữa các hạt vật chất mang khối lượng và điện tích là do sự truyền tương tác thông qua lượng tử vật chất tương tác. Chúng ta xét ví dụ về hiện tượng truyền tương tác giữa hai hạt là proton và electron để minh họa cho quá trình phức tạp này.

Do tác dụng của trường hấp dẫn vi mô nên các lượng tử vật chất tương tác của electron tiến dần về phía tâm. Các lượng tử này đã bị nhiễm các đặc trưng của trường hấp dẫn vi mô và trường điện từ vi mô của electron. Các lượng tử vật chất tương tác ở phía trong vành đai sẽ trao đổi năng lượng với electron và bị đẩy bung ra phía ngoài electron về mọi hướng. Quá trình này diễn ra với tần suất khá cao, có thể đến hàng triệu chu kỳ một giây. Các lượng tử vật chất tương tác bung ra chuyển động thẳng (trong một không gian ổn định) với vận tốc tương đương vận tốc ánh sáng ( không loại trừ trường hợp vận tốc của các lượng tử vật chất tương tác lớn hơn c ). Do kích thước cực nhỏ và khối lượng bằng 0 nên chúng có khả năng xuyên thấu rất cao.

Chúng ta hãy lưu ý rằng, các lượng tử vật chất tương tác phát ra từ electron tuy không mang điện và mang khối lượng nhưng lại bị nhiễm điện từ và nhiễm tính hấp dẫn theo một cách riêng. Còn hạt proton, do có nhân mang thông tin điện tích và khối lượng nên chúng tạo ra trường hấp dẫn và trường điện từ vi mô. Khi một lượng tử vật chất tương tác có nguồn gốc từ electron xuyên qua hạt proton thì nó gây ra tương tác hấp dẫn bằng cách làm đảo chiều một số nhất định các phần tử năng lượng động trong hạt proton để tạo ra lực hút về phía hạt electron theo chiều ngược với hướng di chuyển của lượng tử vật chất tương tác. Lực hút gây ra bởi từng lượng tử vật chất tương tác tùy thuộc vào mức độ nhiễm tương tác hấp dẫn của lượng tử vật chất tương tác đến từ electron cũng như độ lớn của trường hấp dẫn vi mô tại hạt proton, hay nói một cách dễ hiểu là lực đó tùy thuộc vào khối lượng của electron và proton. Tương tác điện từ cũng diễn ra tức thì bằng cách làm đảo chiều một số nhất định nào đó các "mũi tên năng lượng". Hướng của lực điện từ còn tùy thuộc vào điện tích cùng dấu hay trái dấu của hai hạt vật chất tương tác cũng như tương quan chuyển động giữa các hạt. Các hạt điện tích trái dấu thì hút nhau còn cùng dấu thì đẩy nhau.

Do có độ xuyên thấu cao nên các lượng tử vật chất tương tác gây ảnh hưởng tới mọi hạt vật chất trên đường di chuyển của nó, chính vì thế mà lực hấp dẫn và lực điện từ có vùng hoạt động rộng khắp trong không gian.

Theo thuyết TVN thì về cơ bản, giá trị của lực hấp dẫn phù hợp với định luật hấp dẫn Newton, giá trị của lực điện từ phù hợp với lực điện từ Lorentz. Tuy nhiên do quan điểm về không gian trong thuyết TVN là không gian vật chất - năng lượng dao động và các tương tác hấp dẫn và tương tác điện từ là tương tác lượng tử nên trong công thức tính các lực này cần bổ sung thêm hệ số phụ thuộc không gian xảy ra tương tác. Ngoài ra cũng phải xét đến ảnh hưởng do trạng thái chuyển động của các vật tham gia tương tác. Chẳng hạn như với không gian tương tác mà các phần tử vật chất trung gian trong đó luôn ổn định vị trí thì hệ số không gian tương tác bằng 1. Theo thuyết TVN, một vài thông số liên quan đến tương tác hấp dẫn và điện từ vĩ mô như sau: tần suất phát xạ các lượng tử vật chất tương tác của mọi hạt vật chất là như nhau. Mật độ phát xạ giống nhau trên bề mặt từng hạt và giữa các hạt vật chất. Đường kính của các hạt vật chất tỷ lệ thuận với căn bậc hai của khối lượng. Mức độ nhiễm tương tác hấp dẫn ( hoặc tương tác điện từ ) của các lượng tử vật chất tương tác tỷ lệ thuận với khối lượng ( hoặc điện tích ) và tỷ lệ nghịch với bình phương bán kính của hạt. Khả năng "truyền lực" của một lượng tử vật chất tương tác không thay đổi theo khoảng cách: điều này có nghĩa là, các lượng tử vật chất tương tác không bị "biến tính" khi di chuyển qua nhiều môi trường khác nhau. Sở dĩ như vậy là do các lượng tử vật chất tương tác di chuyển nhanh còn kích thước các hạt thì quá nhỏ nên thời gian xuyên qua hạt quá ngắn, chỉ đủ để diễn ra quá trình truyền tương tác, không đủ thời gian để tạo ra những thay đổi về thông tin dự trữ ban đầu.

3. Tương tác giữa các phần tử vật chất trung gian

Các phần tử vật chât trung gian tồn tại phổ biến trong không gian, chúng luôn đẩy nhau trực tiếp trong vùng bán kính nhỏ. Độ lớn của lực đẩy này cũng tùy thuộc vào khoảng cách, khoảng cách càng gần thì lực đẩy càng lớn còn càng xa nhau thì lực đẩy yếu dần đi. Các lượng tử vật chất tương tác có nguồn gốc từ các phần tử vật chất trung gian nên chúng cũng tham gia vào quá trình tương tác này.

4. Tương tác giữa các quark trong hạt nucleon

Tương tác giữa các quark trong một hạt vật chất còn được gọi là tương tác mạnh. Theo thuyết TVN thì tương tác mạnh là một dạng đặc biệt của sự kết hợp giữa các tương tác hấp dẫn vi mô và điện từ vi mô trong phạm vi một hạt vật chất. Nhiệm vụ của các quark trong hạt vật chất đa nhân là phải thường xuyên điều chỉnh khoảng cách giữa chúng để làm sao tạo ra sự thống nhất của trường hấp dẫn vi mô và trường điện từ vi mô chung của hạt. Do có nhiều nguồn năng lượng tác động từ bên ngoài đến hạt nucleon gây ảnh hưởng đến các quark làm chúng chuyển động ra xa nhau hoặc lệch nhau làm mất cân bằng các trường vi mô. Để trở về vị trí cân bằng, một hạt quark có thể trao đổi năng lượng riêng của nó với phần năng lượng dùng chung trong hạt nucleon nhằm thay đổi năng lượng điều khiển của hạt quark và đưa nó về vị trí phù hợp trong mối tương quan thống nhất với các quark còn lại.

5.Tương tác giữa các nucleon trong hạt nhân nguyên tử

Ngoại trừ hạt nhân của nguyên tử hydro thông thường chỉ gồm 1 hạt proton còn hạt nhân của các nguyên tử khác bao gồm cả 2 loại là proton mang điện tích +e và neutron trung hòa về điện. Các nucleon trong hạt nhân liên kết với nhau theo một quy tắc nhất định nhằm tạo ra một trường hấp dẫn và trường điện từ cân bằng làm cơ sở cho chuyển động quay tương đối ổn định của các electron trên các lớp quỹ đạo. Giữa các nucleon có ba dạng liên kết là proton - proton, proton - neutron, neutron - neutron. Đồng thời giữa các nucleon có các loại tương tác bao gồm: tương tác hấp dẫn vi mô, tương tác hấp dẫn vĩ mô, tương tác điện từ vi mô, tương tác điện từ vĩ mô. Ngoài ra, do sức hút hấp dẫn vi mô nên trong khoảng không gian hẹp gữa các nucleon và xung quanh hạt nhân còn có các phần tử vật chất trung gian với mật độ khá cao. Lực hút hấp dẫn giữa các nucleon cùng với lực đẩy từ các phần tử vật chất trung gian xung quanh hạt nhân tác động lên lớp vỏ của các nucleon đóng vai trò quan trọng trong việc gắn kết các nucleon lại với nhau nhằm chống lại các tương tác điện từ ( lực đẩy ) rất mạnh giữa các proton.

Không phải hạt nhân nguyên tử nào cũng có tính bền vững như nhau mà còn tùy thuộc vào số lượng và thành phần các nucleon liên kết tạo thành. Những hạt nhân nguyên tử có liên kết thiếu bền vững dễ bị phân rã thành nhóm các hạt vật chất nhỏ hơn nhưng có tính ổn định cao (hiện tượng phân rã hạt nhân Urani là một ví dụ điển hình). Đối với các hạt vật chất đơn lẻ cũng vậy, hạt vật chất nào có cấu tạo thiếu bền vững dễ bị phân rã thành nhóm hạt riêng rẽ có tính bền vững cao hơn. Hạt vật chất dễ bị phân rã là hạt mà thành phần vật chất cơ bản ở tâm của nó có cấu tạo thiếu bền vững nên dễ bị tác động bởi ảnh hưởng của môi trường bên ngoài. Chẳng hạn như khi so sánh hai hạt proton và neutron chúng ta biết rằng, trong điều kiện bình thường thì proton có tính bền vững cao hơn so với neutron. Hạt neutron dễ bị phân rã thành proton + electron + phản neutrino electron.

6. Tương tác giữa electron và hạt nhân nguyên tử

Như chúng ta đã biết, mỗi nguyên tử đều có hạt nhân mang điện tích dương nằm ở tâm và xung quanh là các lớp quỹ đạo điện tử chuyển động, số electron của nguyên tử tương ứng với điện tích dương của hạt nhân nên về tổng thể thì nguyên tử trung hòa về điện tích.

Theo thuyết TVN, tương tác vật chất - năng lượng xảy ra bên trong nguyên tử bao gồm: tương tác hấp dẫn vi mô và vĩ mô, tương tác điện từ vi mô và vĩ mô, tương tác giữa các hạt vật chất với các phần tử vật chất trung gian và cuối cùng là tương tác giữa các phần tử vật chất trung gian với nhau.

Do lực hấp dẫn vi mô tập trung chủ yếu ở hạt nhân nguyên tử nên mật độ các phần tử vật chất trung gian trong nguyên tử phân bố không đều: càng gần hạt nhân mật độ càng cao, càng xa hạt nhân thì mật độ các phần tử vật chất trung gian càng giảm. Nhìn vào cấu trúc hạt nhân nguyên tử, chúng ta thấy: hạt nhân có điện tích dương càng lớn thì khối lượng cũng tăng với tỷ lệ tương ứng với sự tăng lên của điện tích. Vì vậy, hạt nhân có điện tích dương càng lớn (cũng kèm theo khối lượng càng lớn) thì mật độ các phần tử vật chất trung gian ở xung quanh cũng cao hơn.

+ Tương tác giữa các electron trong nguyên tử: nhìn vào cấu tạo của các điện tử đã trình bày ở phần trước, chúng ta thấy rằng giữa chúng có đầy đủ các dạng tương tác như liệt kê ở trên. Tuy nhiên do electron có khối lượng nhỏ nên các tương tác điện từ vi mô và vĩ mô là quan trong nhất, vì vậy các điện tử đẩy nhau khá mạnh do đó chúng thường nằm ở những vị trí xa nhau một khoảng cách tối thiểu hợp lý.

+ Tương tác giữa hạt nhân và electron: giữa hạt nhân và electron cũng có đầy đủ các dạng tương tác đã liệt kê ở trên. Chúng ta chia các tương tác ấy thành hai bộ phận là lực hút và lực đẩy. Lực hút bao gồm: tương tác hấp dẫn vi mô và vĩ mô, tương tác điện từ vi mô và vĩ mô. Lực đẩy xảy ra chủ yếu giữa các phần tử vật chất trung gian ở quanh hạt nhân tác động lên lớp vỏ lượng tử vật chất tương tác của điện tử. Ở khoảng cách xa nhau (tương đương bán kính nguyên tử), lực hút giữa electron với hạt nhân lớn hơn lực đẩy tác động lên electron, do đó electron không bị văng ra ngoài nguyên tử. Khi các electron càng tiến gần tâm thì lực hút giữa chúng và hạt nhân tăng lên nhưng lực đẩy từ các phần tử vật chất trung gian lên điện tử còn tăng nhanh hơn, đến một khoảng cách nào đó thì lực đẩy lớn hơn lực hút; do đó các electron chỉ có thể chuyển động ở những lớp quỹ đạo cách xa hạt nhân một khoảng nào đó chứ không thể bị hút chặt vào hạt nhân được.

B. Một số hệ quả

Chắc chắn là sẽ có nhiều hệ quả rút ra từ thuyết tương tác vật chất năng - lượng tổng quát, ở đây chúng ta xem xét một số hệ quả.

I. Xác định kích thước của các hạt vật chất vi mô

Theo thuyết TVN thì các hạt vật chất vi mô độc lập có dạng hình cầu và các hạt khác nhau có đường kính tỉ lệ theo căn bậc hai của khối lượng. Như vậy nếu biết khối lượng của hai hạt và đường kính của hạt lớn ta có thể tính được đường kính của hạt nhỏ.

Chẳng hạn như ta có thể tính được bán kính của electron khi biết khối lượng của nó cùng với khối lượng của hạt proton và bán kính hạt proton. Giả sử khối lượng của proton bằng 1836 me, bán kính của nó là 0,8768 fm ta suy ra bán kính của electron là 0,02046 fm ( 1fm = 10−15 m).

II. Bản chất của hiện tượng quán tính

Trong cơ học, khối lượng của vật đặc trưng cho mức độ quán tính của vật đó - tức là vật có khối lượng càng lớn thì "sức ì" càng lớn và cần lực tác dụng mạnh hơn để làm thay đổi trạng thái chuyển động theo ý muốn. Mối quan hệ giữa lực và gia tốc chuyển động của vật được nêu ra trong định luật II Newton:
.

Bây giờ chúng ta vận dụng thuyết TVN để tìm hiểu bản chất của hiện tượng quán tính. Như đã biết, một vật thể được cấu tạo từ vô số các hạt vi mô như proton, electron và neutron, khối lượng của vật thể bằng tổng khối lượng của tất cả các hạt cấu tạo thành. Theo thuyết TVN thì đường kính hạt vi mô tỷ lệ với căn bậc hai của khối lượng hạt, do đó diện tích bề mặt hạt và diện tích mặt cắt của hạt đều tỷ lệ với khối lượng của hạt. Nhìn vào sơ đồ cấu tạo hạt vi mô, chúng ta thấy lớp vỏ ngoài của hạt là vành đai lượng tử tương tác. Các lượng tử tương tác này chính là các phần tử vật chất trung gian biến đổi mà thành nên chúng cũng tương tác đẩy qua lại với những phần tử trung gian của không gian xung quanh. Như vậy rõ ràng là có một áp suất không gian tác động đều lên bề mặt hạt vi mô, nó có xu hướng giữ ổn định trạng thái của hạt - tạo ra sức ỳ quán tính, hạt có khối lượng càng lớn thì sức ì càng lớn. Muốn cho hạt thay đổi trạng thái chuyển động theo ý muốn cần cung cấp cho nó năng lượng hoặc tác động nên nó một lực có độ lớn nhất định, mối quan hệ giữa gia tốc - khối lượng - lực tác dụng tuân theo quy tắc: gia tốc chuyển động của hạt tỷ lệ thuận với lực tác dụng và tỷ lệ nghịch với khối lượng của hạt.

III. Giải thích nguyên lý cấu tạo chất

Trong vật lý phổ thông, chúng ta được học về cấu tạo chất. Theo đó các chất (rắn, lỏng, khí) đều được tạo thành từ những phân tử (hoặc nguyên tử) nhỏ bé, khoảng cách giữa các phân tử (hay nguyên tử) quyết định trạng thái của chất đó. Khoảng cách giữa các phân tử trong chất rắn nhỏ hơn so với chất lỏng, khoảng cách giữa các phân tử trong chất lỏng nhỏ hơn trong chất khí.

Bây giờ chúng ta để ý kỹ hơn về chất rắn. Mặc dù các phân tử trong chất rắn vẫn luôn dao động do chuyển động nhiệt nhưng chỉ xoay quanh vị trí cân bằng. Khoảng cách trung bình giữa các phân tử của chất rắn xấp xỉ bằng đường kính phân tử (ký hiệu là d) của chúng. Giữa các phân tử luôn tồn tại lực hút và lực đẩy, khi xa nhau thì lực hút lớn hơn lực đẩy và khi gần nhau thì lực đẩy lớn hơn lực hút nên khoảng cách giữa các phân tử trong chất rắn bằng d thì chất rắn có trạng thái ổn định.

Nội dung phân tích ở trên là hợp logic, nhưng chưa thật rõ ở chố: chúng ta không được giải thích rằng các lực hút và lực đẩy giữa các phân tử trong chất rắn đến từ đâu. Nhưng nếu vận dụng thuyết TVN, chúng ta có câu trả lời hợp lý. Dựa vào cấu tạo các hạt vật chất và các dạng tương tác trong thuyết TVN thì lực hút giữa các phân tử chủ yếu là lực hấp dẫn vi mô giữa chúng còn lực đẩy giữa các phân tử bao gồm hai phần là: (1) lực tương tác đẩy giữa các phần tử trung gian ở lớp vỏ của các hạt vật chất trong mỗi phân tử và (2) lực tương tác đẩy giữa các phần tử vật chất trung gian nằm ở giữa 2 phân tử lên lớp vỏ của chúng.

Từ nguyên lý cấu tạo chất (cụ thể là với chất rắn), chúng ta cũng hiểu thêm về cơ chế truyền lực tác dụng giữa hai vật thể. Khi hai vật thể tác động lên nhau thì các phân tử tiếp giáp của hai vật thể tiến sát vào nhau và đẩy nhau, lực đẩy này lan truyền từ phân tử này đến phân tử khác trong cả hai vật thể và tạo ra chuyển động hoặc làm biến dạng các vật thể.

IV. Giải thích nguyên nhân quỹ đạo elip của các hành tinh quanh ngôi sao

Những quan sát thiên văn chỉ ra rằng, phần lớn quỹ đạo chuyển động của hành tinh quanh ngôi sao có dạng đường elip, điều này cũng khá tương đồng với những định luật Kepler về chuyển động của thiên thể. Bây giời chúng ta vận dụng thuyết TVN để giải thích hiện tượng phổ biến đó.

Ta biết rằng, ngoài chuyển động của các hành tinh quanh ngôi sao thì cả hệ hành tinh đó còn chuyển động quanh thiên hà, rồi tham gia vào chuyển động của đám thiên hà và của cả vũ trụ nữa. Như vậy quỹ đạo chuyển động của ngôi sao trong không gian vũ trụ sẽ là một đường cong xoắn. Nếu chỉ để ý trong phạm của thiên hà thì quỹ đạo chuyển động của ngôi sao có dạng đường elip lớn với khoảng cách đến tâm thiên hà tính bằng năm ánh sáng (thậm chí là ngàn năm ánh sáng), với tốc độ chuyển động vào khoảng 220 km/s. Khi xem xét trong phạm vi không gian của hệ hành tinh thì quỹ đạo chuyển động của ngôi sao gần như là đoạn thẳng.

Chuyển động của hành tinh quanh ngôi sao( nếu quan sát từ vị trí ngôi sao) được xác lập bởi hai yếu tố là vector vận tốc ban đầu của hành tinh cùng với lực hấp dẫn đến từ ngôi sao. Chuyển động của hành tinh cũng chịu tương tác hấp dẫn đến từ những ngôi sao hay hành tinh khác nhưng thường là nhỏ. Như vậy, nếu theo cơ học cổ điển thì quỹ đạo chuyển động của các hành tinh quanh ngôi sao ở trạng thái ổn định phải có dạng gần như đường tròn có tâm tại vị trí ngôi sao, nhưng thực tế lại không phải vậy.

Theo thuyết TVN thì tương tác hấp dẫn là tương tác thông qua các hạt trung gian. Các lượng tử chuyển tải tương tác hấp dẫn chuyển động trong không gian với vận tốc tương đương vận tốc ánh sáng. Như vậy, các lượng tử tương tác hấp dẫn từ ngôi sao phải mất một khoảng thời gian nhất định mới tới được hành tinh. Ngoài ra, các lượng tử tương tác này chuyển động phần lớn trong không gian tĩnh và không bị kéo theo chuyển động cùng với hệ hành tinh. Trong thời gian các lượng tử tương tác hấp dẫn từ ngôi sao đến được với hành tinh thì chính ngôi sao đó đã chuyển động được một quãng đường trên quỹ đạo của nó. Ở hình bên dưới, nếu vị trí hiện tại của ngôi sao là A thì lực hấp dẫn từ ngôi sao tác động lên hành tinh phải xuất phát từ vị trí B. Nếu chỉ phân tích đến đây thôi thì quỹ đạo của các hành tinh quanh ngôi sao vẫn phải gần như đường tròn nhưng tâm của nó không phải tại vị trí ngôi sao mà bị lệch một khoảng so với vị trí người quan sát trên ngôi sao.

quy dao hanh tinh 01.jpg
Nhưng thực tế, quỹ đạo của các hành tinh quanh ngôi sao là đường elip nên những phân tích ở trên là chưa đủ mà phải có thêm nguyên nhân khác nữa.

Như chúng ta đã biết, bản thân các ngôi sao cũng như hành tinh còn chuyển động tự quay quanh trục của nó. Còn các lượng tử tương tác chuyển động trong không gian phải có dạng sóng (sóng này không hoàn toàn như sóng điện từ), chuyển động của nó cũng có thể ít nhiều bị khúc xạ khi đi từ môi trường không gian này sang môi trường không gian khác. Như vậy đường đi của lượng tử tương tác hấp dẫn có thể được biểu diễn gần đúng bằng ba đoạn thẳng gấp khúc, tương ứng với ba môi trường chuyển động khác nhau bao gồm: môi trường không gian trong vùng ảnh hưởng của ngôi sao, môi trường không gian tĩnh và môi trường không gian trong vùng ảnh hưởng của hành tinh. Do đó chiều của lực hấp dẫn tổng hợp từ ngôi sao đến hành tinh ( khi hành tinh chuyển động) không đi qua một tâm điểm chung, dẫn đến góc tạo bởi vector lực hấp dẫn và vector vận tốc chuyển động của hành tinh thay đổi liên tục.

Khi kết hợp tất cả các phân tích kể trên chúng ta giải thích được quỹ đạo hành tinh quanh ngôi sao có dạng đường elip.

Còn hiện tượng quỹ đạo elip của các hành tinh có độ lệnh tâm (tâm sai) khác nhau là do các yếu tố liên quan đến vận tốc, chiều chuyển động tự quay của ngôi sao và các hành tinh là khác nhau cùng với dạng cấu tạo vật chất - không gian của chúng cũng khác nhau. Vì những yếu tố này có thể làm thay đổi hướng của lực hấp dẫn từ ngôi sao tác động lên hành tinh.

quy dao hanh tinh 02.jpg

V. Bản chất của hạt neutrino

Neutrino tồn tại phổ biến trong vũ trụ là loại neutrino electron (ký hiệu là νe ). Chúng được sinh ra trong những quá trình tổng hợp hoặc phân rã hạt nhân trong tự nhiên hoặc nhân tạo. Quá trình tổng hợp hạt nhân Heli ở vùng tâm mặt trời cũng như tại các ngôi sao đều giải phóng hạt νe ,do vậy mà số lượng neutrino truyền đi trong không gian là rất lớn. Phản ứng tổng hợp hạt nhân Heli được biểu diễn theo sơ đồ sau: 4p → He + 2e+ + 2 νe . Quá trình tổng hợp hạt nhân này còn giải phóng năng lượng khá lớn, mà phần lớn tỏa ra dưới dạng ánh sáng.

Trong quá trình tổng hợp hạt nhân Heli từ 4 hạt nhân Hydro(proton) thì phản ứng hạt nhân cơ bản là việc phân rã proton thành neutron + phản electron + νe .Bây giờ chúng ta vận dụng thuyết TVN để phân tích phản ứng phân rã proton này để suy ra bản chất của hạt neutrino.

Proton được tạo bởi 3 quark gồm 2 quark u và 1 quark d, còn neutron được tạo bởi 2 quark d và 1 quark u. Quark u có điện tích + 2⁄3e và quark d có điện tích - 1⁄3e. Do vậy, trong quá trình phân rã proton thì 1 quark u đã bị chia tách thành 1 quark d + 1 phản electron, còn các hạt quark khác vẫn giữ nguyên. Sau khi chia tách, phản electron bị đẩy bung ra phía ngoài với vận tốc lớn, trước khi ra ngoài nó va chạm với vành đai lượng tử vật chất tương tác của proton và phá vỡ một mảnh nhỏ trên vành đai đó. Mảnh ghép các phần tử vật chất tương tác ấy cũng bị cuốn theo phản electron bay ra ngoài - mảnh ghép đó chính là neutrino electron.

phan ra proton.jpg
Như vậy theo thuyết TVN thì neutrino được tạo thành từ một nhóm các lượng tử vật chất tương tác ở lớp vỏ của hạt vật chất bị phân rã - hay nói cách khác: neutrino là sản phẩm phụ của các quá trình phân rã hạt lớn.

Một số kết quả nghiên cứu thực tế đã công bố cho thấy; neutrino có vận tốc tương đương vận tốc ánh sáng, không có khối lượng (hoặc khối lượng rất nhỏ), chúng hầu như không tương tác với các hạt vật chất thông thường và đặc biệt có khả năng xuyên thấu rất mạnh.

Tuy nhiên hạt neutrino chỉ va chạm hoặc né tránh các hạt vật chất như proton, neutron hay electron trong quá trình di chuyển chứ không thể xuyên qua chúng như các lượng tử vật chất tương tác vì kích thước của neutrino có thể lớn hơn kích thước lượng tử vật chất tương tác hàng triệu (thậm chí hàng tỷ) lần.

Từ mô hình phân rã hạt proton ở trên chúng ta có thể suy luận tương tự cho quá trình phân rã hạt neutron (tạo thành proton + electron + phản neutrino electron). Thông qua các quá trình này chúng ta thấy rằng: thực ra thì các hạt quark cùng loại như quark u hay quark d cũng chưa chắc đã giống nhau hoàn toàn. Chẳng hạn như hai quark d thì điện tích của nó chắc chắn là giống nhau ( cùng là - 1⁄3e ) nhưng khối lượng có thể khác nhau bắt nguồn từ nhân của chúng có cấu tạo khác nhau (nhân của hai quark có thể khác nhau 1 hay vài cặp phần tử vật chất cơ bản trái dấu nhau). Từ đó thì các hạt proton hay các hạt neutron cũng không giống nhau hoàn toàn - chúng chỉ có điện tích giống nhau còn khối lượng thường khác nhau một lượng nhỏ. Thông qua kết luận này chúng ta cũng giải thích được tại sao khi so sánh khối lượng của các nguyên tử thì nó không tương ứng hoàn toàn với số lượng và thành phần các hạt cấu tạo nên chúng. Ví dụ như nguyên tử Nitơ bao gồm 7 proton + 7 electron + 7 neutron, đúng bằng một nửa so với nguyên tử Silic ( 14 proton + 14 electron + 14 neutron ) nhưng khối lượng của nguyên tử Nito = 14,007u không đúng bằng một nửa khối lượng nguyên tử Silic (28,085u) ; u = 1/12 khối lượng nguyên tử C12. Thông qua cách giải thích sự chênh lệnh khối lượng nguyên tử so với thành phần hạt kể trên, thuyết TVN lại một lần nữa không nhất quán với vật lý học hiện tại : theo thuyết TVN thì việc đó là do chính các proton (và neutron ) trong các nguyên tử không hoàn toàn giống nhau còn vật lý hiện tại cho rằng nó bắt nguồn từ sự khác nhau của năng lượng liên kết trong hạt nhân nguyên tử còn proton (và neutron) thì hoàn toàn như nhau.

VI. Dự đoán thành phần vật chất của vật chất tối

Vật chất tối là khái niệm chung dùng để chỉ các lỗ đen (hay hố đen) và các dạng vật chất tương tự khác mà khoa học có thể suy đoán dựa trên các hiện tượng vật lý mà không thể quan sát chúng thông qua các dụng cụ quang học hiện nay như vật chất thông thường.

Theo thuyết TVN thì nguyên lý hoạt động của mô hình nguyên tử sẽ có nhiều thay đổi so với những kiến thức khoa học hiện tại. Trong không gian của một nguyên tử bao gồm những tương tác sau: tương tác hấp dẫn vi mô, tương tác điện từ vi mô, tương tác hấp dẫn vĩ mô và tương tác điện từ vĩ mô. Ngoài ra còn có tương tác giữa các phần tử vật chất trung gian với nhau và giữa chúng lên các hạt vật chất. Tổng hợp của những tương tác này tạo ra mô hình nguyên tử theo đó các electron quay quanh hạt nhân trên những lớp quỹ đạo tương đối ổn định. Trong phạm vi các đám khí hay các vật thể hoặc thậm chí một hành tinh bình thường thì mật độ nguyên tử ở đó chưa lớn, mô hình nguyên tử vẫn tồn tại và đó là biểu hiện của các dạng vật chất thông thường.

Khi nhiều khối vật chất thông thường liên kết lại bởi lực hấp dẫn vĩ mô sẽ tạo ra khối vật chất rất lớn. Ở đó lực hấp dẫn mạnh làm cho các nguyên tử xích lại gần nhau, mật độ nguyên tử rất cao. Năng lượng sinh ra làm tăng nhiệt độ và tạo động lực cho các quá trình kết hợp hạt nhân nguyên tử diến ra trong thời gian dài để tạo thành các hạt nhân lớn hơn.

Không gian trong nguyên tử bị biến động mạnh do di chuyển của dòng các phần tử vật chất trung gian theo hướng từ ngoài vào trung tâm của khối vật chất. Sự biến động mạnh trong không gian nguyên tử có thể dẫn đến chuyển động mất kiểm soát của các electron trên những quỹ đạo thông thường. Khi đó mô hình nguyên tử thông thường có thể bị suy sụp, trong đó các electron bị hút vào gần hạt nhân nguyên tử và chuyển động quanh hạt nhân ở khoảng cách rất gần. Đến đây thì khối vật chất lớn thông thường bị biến thành vật chất tối.

Vật chất tối hoàn toàn có thể hấp thụ và phản xạ các sóng điện từ ở nơi khác truyền đến. Bản thân vật chất tối cũng có thể phát ra các bức xạ điện từ với cường độ thấp. Nhưng không gian bên ngoài vật chất tối biến động rất mạnh so với không gian bên ngoài vật chất thông thường do chuyển động nhanh của dòng các phần tử vật chất trung gian theo hướng đi vào và dòng các lượng tử vật chất tương tác mật độ lớn từ trong phát ra. Do đó các bức xạ điện từ phát ra từ vật chất tối sẽ bị tán xạ về mọi hướng (thậm chí các phton có thể bị xé tan) nên cường độ các bức xạ đó đến được trái đất là rất nhỏ và khó nhận biết được bằng các dụng cụ quang học hiện tại.

Chúng ta thấy rằng, dù vật chất ở lỗ đen bao gồm những dạng hạt nhân như thế nào đi chăng nữa thì thành phần mang điện tích cơ bản của lỗ đen (hay vật chất tối nói chung) là các hạt electron và proton với số lượng tương đương nhau. Như vậy xét về tổng thể thì lỗ đen cũng cân bằng về điện tích.

Do các electron có kích thước nhỏ hơn nhiều lần so với các kết cấu hạt nhân trong lỗ đen đồng thời dưới tác dụng cực mạnh của lực hấp dẫn vĩ mô hướng tâm nên các electron có xu hướng nhích dần về vùng tâm của lỗ đen theo khoảng không gian hẹp xen kẽ giữa các hạt nhân. Như vậy theo thời gian thì vùng lõi lỗ đen có mật độ electron lớn hơn mật độ proton còn ở phía ngoài (xa tâm) lỗ đen thì mật độ proton lớn hơn mật độ electron, do đó vùng lõi lỗ đen mang điện tích âm còn phía ngoài lỗ đen lại tích tụ điện tích dương.

VII. Giải thích nguyên nhân tăng tốc giãn nở của vũ trụ qua đó bác bỏ sự tồn tại của năng lượng tối

1.Hiện tượng giãn nở trong nội bộ thiên hà

Theo nhận định của vật lý học hiện tại thì ở tâm của mỗi thiên hà tồn tại một lỗ đen (hay hố đen) có khối lượng lớn gấp hàng triệu đến hàng tỷ lần khối lượng của mặt trời. Ngoài ra, vật chất tối còn có thể phân bố rải rác trên những quỹ đạo khác nhau xen kẽ với vật chất thông thường trong thiên hà. Lực hấp dẫn giữa lỗ đen với tập hợp các ngôi sao xung quanh giữ cho thiên hà ồn định theo thời gian.

Theo quan điểm của thuyết TVN thì lực hấp dẫn sinh ra do quá trình truyền tương tác trung gian thông qua lượng tử vật chất tương tác. Lượng tử vật chất tương tác tuy có độ xuyên thấu rất mạnh nhưng cũng không thể được coi là vô hạn được. Mặt khác, theo thời gian thì mật độ vật chất ở vùng lõi của lỗ đen dần dần lớn hơn mật độ vật chất ở vùng ngoài của lỗ đen. Điều đó dẫn đến hai hệ quả cho vùng tâm của lỗ đen là: thứ nhất; các phần tử vật chất trung gian ở bên ngoài lỗ đen khó di chuyển vào vùng tâm của lỗ đen dẫn đến hiện tượng thiếu hụt lượng tử vật chất tương tác, thứ hai; một lượng đáng kể các lượng tử vật chất tương tác ở vùng tâm của lỗ đen không thể xuyên thấu để thoát ra bên ngoài lỗ đen được. Do đó, từ khi lỗ đen được tạo thành thì theo thời gian, lực hấp dẫn giữa lỗ đen với những ngôi sao (và cả các hành tinh hay đám khi…) ở xung quanh ngày càng giảm đi - tất nhiên là giảm khá chậm chứ không thể giảm nhanh được; chính vì vậy mà tại mỗi thiên hà, các ngôi sao ngày càng có xu hướng chuyển động trên những quỹ đạo xa dần vùng tâm.

2.Sự tăng tốc giãn nở của vũ trụ

Lực hấp dẫn giữa các thiên hà là chất keo liên kết các thiên hà trong vũ trụ mênh mông, khối lượng của thiên hà tập trung phần lớn tại lỗ đen ở tâm nên lực hấp dẫn giữa các lỗ đen đóng vai trò quan trọng nhất.

Ở trên đã chỉ ra rằng mật độ vật chất ở vùng lõi của lỗ đen ngày càng lớn hơn ở vùng ngoài nên một phần đáng kể các lượng tử vật chất tương tác ở vùng tâm không thể xuyên thấu ra bên ngoài lỗ đen được. Đồng thời, một phần không nhỏ các lượng tử tương tác từ những nơi khác truyền đến lỗ đen cũng không thể xuyên thấu qua vùng tâm lỗ đen được. Do đó lực hấp dẫn giữa các lỗ đen ngày càng giảm dần.

Chúng ta biết rằng, các lượng tử vật chất tương tác không chỉ truyền lực hấp dẫn mà còn đồng thời chuyển tải lực điện từ giữa các hạt vật chất. Mật độ electron ở vùng tâm của lỗ đen lớn hơn ở vùng ngoài nên vùng tâm tích tụ điện tích âm còn vùng ngoài lỗ đen tích tụ điện tích dương.

Từ hai lý do trên dẫn tới một kết luận quan trọng là: mặc dù các lỗ đen về tổng thể cân bằng về điện tích nhưng lực điện từ giữa hai lỗ đen không phải bằng không mà là lực đẩy ngày càng mạnh. Lực đẩy này sinh ra là do tương tác giữa các điện tích dương của hai lỗ đen ngày càng chiếm ưu thế so với các tương tác điện từ khác.

Đến đây chúng ta có thể suy diễn ra kết quả sau cùng là:

+ Nếu lực hút hấp dẫn giữa hai lỗ đen bất kỳ lớn hơn lực đẩy điện từ giữa chúng thì tốc độ giãn nở của vũ trụ chậm dần.

+ Nếu lực hút hấp dẫn giữa hai lỗ đen bất kỳ tương đương với lực đẩy điện từ giữa chúng thì tốc độ giãn nở của vũ trụ ổn định theo thời gian.

+ Nếu lực hút hấp dẫn giữa hai lỗ đen bất kỳ nhỏ hơn lực đẩy điện từ giữa chúng thì tốc độ giãn nở của vũ trụ ngày càng tăng lên.

Theo ngành vật lý thiên văn thì vũ trụ quan sát được của chúng ta hình thành từ khoảng 13,8 tỷ năm trước. Trong đó, từ năm thứ 7 tỷ trở về trước thì vũ trụ giãn nở chậm dần còn từ sau năm thứ 7 tỷ thì vũ trụ ngày càng giãn nở nhanh hơn. Như vậy, nếu nhìn từ quan điểm của thuyết TVN thì vào năm thứ 7 tỷ, lực hút hấp dẫn giữa các lỗ đen cân bằng với lực đẩy điện từ giữa các lỗ đen; còn trước năm thứ 7 tỷ, lực hút hấp dẫn giữa các lỗ đen lớn hơn lực đẩy điện từ giữa chúng; sau năm thứ 7 tỷ, lực hút hấp dẫn giữa các lỗ đen nhỏ hơn lực đẩy điện từ giữa chúng. Kết luận này của thuyết TVN cũng bác bỏ khả năng tồn tại của “năng lượng tối” trong vũ trụ như là một “thế lực huyền bí” làm tăng tốc giãn nở vũ trụ mà các nhà vật lý thiên văn đã dự đoán.
*******************
10 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

sony x1
TÍCH CỰC
10 năm
Cho em thắc mắc chút về vật chất trung gian:
1. Các ngôi sao lớn phải chăng tập trung mật độ vật chất trung gian dày đặc hơn và rộng hơn các ngôi sao nhỏ ? Nếu thế thì tốc độ ánh sáng (as) của sao lớn phải nhỏ hơn???
2. 1 Người quan sát as từ 1 ngôi sao thì bản thân người quan sát và ngôi sao đều có vật chất trung gian (bao quanh và chuyển động theo). Do đó khi đứng yên hoặc di chuyển lại gần as sẽ bị ít nhiều cản trở dẫn đến vận tốc đo được từ as không thể quá giá trị c. Nhưng câu hỏi là nếu chuyển động ra xa nhau vẫn bị cản trở như thế ( thậm chí còn nhiều hơn do không gian xa ra sẽ có thêm nhiều vật chất trung gian nữa) thì vận tốc as đo được sẽ giảm chứ???
Chào bạn sony x1. Tôi chưa hiểu rõ lắm về câu hỏi của bạn, nhưng có thể trao đổi với bạn thế này. Như thực tế đã chứng tỏ thì ánh sáng chuyển động với vận tốc thay đổi khi đi qua những môi trường khác nhau, ví dụ như khi so sánh với vận tốc ánh sáng trong chân không thì vận tốc as trong nước giảm 1,3 lần còn vận tốc as trong thủy tinh giảm 1,5 lần. Điều này theo lý giải hiện tại là do chiết suất môi trường khác nhau. Còn theo nhìn nhận từ thuyết TVN thì môi trường không gian nào có mật độ các hạt vật chất trung gian càng cao thì tốc độ ánh sáng càng giảm.

Theo suy diễn từ thuyết TVN thì trên một hệ quy chiếu, tốc độ ánh sáng chỉ phụ thuộc vào bản chất không gain chứ không phụ thuộc vào chuyển động của nguồn phát sáng.

Còn về mật độ các phần tử vật chất trung gian: ở đâu mật độ nguyên tử cao thì ở đó mật độ phần tử vật chất trung gian cũng cao hơn, không có chuyện trên không trung xa xôi mật độ lại cao hơn trong khí quyển được.
sony x1
TÍCH CỰC
10 năm
Cảm ơn câu trả lời của bác.
Như vậy câu hỏi số 2 có thể bỏ qua do tốc độ ánh sáng trong thuyết TVN không phụ thuộc tốc độ nguồn phát.
Vậy các phần tử vật chất trung gian có tập trung mật độ càng cao khi ở xung quanh các sao lớn, các rìa lỗ đen không? Khi mà ở đó trường hấp dẫn lớn mà theo thuyết TVN vật chất trung gian bị thu hút bởi trường hấp dẫn.
Mật độ các hạt vật chất tại lỗ đen rất cao nên nhu cầu sử dụng các phần tử vật chất trung gian cũng phải lớn để đáp ứng khả năng phát xạ lượng tử vật chất tương tác.
Một mặt, các phần tử vật chất trung gian bị hút bởi lực hấp dẫn vi mô trong vùng kích thước hẹp, đồng thời do các phần tử vật chất trung gian có tương tác đẩy nhau nên ở phía ngoài lỗ đen hay sao lớn không gian biến động mạnh do dòng vật chất trung gian từ phía khoảng không bên ngoài ập vào rồi len lỏi qua những khe hẹp bên trong lỗ đen để đi đến mọi ngóch ngách.
sony x1
TÍCH CỰC
10 năm
Như vậy 1 ngôi sao hay lỗ đen đủ lớn sẽ có mật độ vật chất trung gian đủ để cản tốc độ ánh sáng chậm lại như 1 người đi bộ. Bức xạ rìa lỗ đen đến trái đất sẽ chậm đến mức không thể đến được cho dù chúng ở rất gần trái đất, khi ấy ngôi sao hay lỗ đen đó sẽ là "đen thật sự" phải không bác?
Tôi nghĩ vấn đề này hơi khác. Trước hết đề cập đến bức xạ điện từ truyền đến lỗ đen. Do lỗ đen thường ở xa vật chất thông thường nên cường độ bức xạ điện từ đến lỗ đen không lớn lắm, có thể chúng sẽ bị bề mặt lỗ đen hấp thụ gần hết còn lượng phản xạ chỉ ít ỏi thôi
Bây giờ lại nói đến khả năng phát bức xạ điện từ trên bề mặt lỗ đen. Chắc chắn là có hiện tượng bức xạ trên bề mặt lỗ đen nhưng ở dạng ánh sáng hay một dạng bức xạ nhiệt nào khác thì chưa rõ, nhưng ở loại nào thì cường độ cũng không cao do lỗ đen khá lạnh.
Lại nói về không gian ở bên ngoài lỗ đen, đó là không gian có mật độ các phần tử vật chất trung gian cao và có hướng chuyển động vào trong lỗ đen. Mặc khác ở không gian này mật độ các lượng tử tương tác từ lỗ đen phát ra cũng rất lớn.
Với một không gian mật độ cao và biến động mạnh như thế thì các bức xạ điện từ (hay phản xạ điện từ) cường độ thấp từ lỗ đen phát ra chắc chắn sẽ bị tán xạ lung tung do đó những bức xạ đó đến vùng trái đất của chúng ta là không đáng kể và khó mà nắm bắt được bằng các dụng cụ quan học hiện nay.
Còn về chuyển động của các bức xạ từ bề mặt lỗ đen, tôi cho rằng: lúc đầu thì chuyển động chậm còn sau đó nhanh dần và ra xa lỗ đen thì vận tốc vẫn bằng c.
Bản tiếng Anh:

GENERAL MATTER – ENEGY INTERACTION THEORY

Author: Do Duc Luong

Translate: Hanoi Transco

CONTENTS
A. General matter – energy interaction theory

I. Some assumptions

II. Forms of microscopic and macroscopic interactions

B. Some consequences

I. Defining size of microscopic matter particles

II. The nature of inertia

III. Explanation on substance constitution principle

IV. Explanation on elliptical orbit of planets around the star

V. The nature of neutrino

VI. Prediction on the constitution of dark matter

VII. Explanation on expansion acceleration of the universe which rejects the existence of dark energy



*****

This article is divided into two parts; the first part states the content of general matter – energy interaction theory, the second part gives some consequences drawn from such theory.

A. General matter – energy interaction theory

(Abbreviated as MEI, the first letter of Matter – Energy Interaction)

I. Some assumptions

While building a revolutionary model, theory or law, the authors usually give out initial assumptions, which is really the foundation to create massive works. MEI theory also needs such foundation – new and very important assumptions. Such assumption may be a concept, a principle or a condition. Here we need to get acquainted with new concepts and initial deductions.

1. Basic matter constituent

Scientific knowledge on matter constitution shows that: objects consist of elements which are composed by atoms; these atoms have the structure as planetary system in which the nucleus stays at the centre surrounded by electrons; atom nucleus consists of protons and neutrons; each proton (or neutron) is created by 3 quarks; quarks and electrons are classified as basic particles which cannot be divided.

MEI theory is consistent with above terms and sentences, except the last one. According to MEI theory, electrons and quarks have clear and sophisticated constitution – this is an audacious but un-crazy viewpoint, it really has reasonable foundation. Let’s raise an evidence: if the quarks cannot be divided, why one neutron (constituted by 3 quarks: u-d-d) can be disintegrated into proton (constituted by 3 quarks: u-u-d) + electron + anti neutrino electron?

As considered by MEI theory, there is a tiny basic matter element at the centre of each quark or electron. This quintessential matter element carries the information about electrical charge and mass of the particle. Basic matter element is constituted by basic matter constituents – which may be considered as fundamental matter constituent.

Basic matter constituent is divided into two types, one of them carries the information about electrical charge ≈ + 1⁄3e and mass ≈ me/3 while the other one carries the information about electrical charge ≈ −1⁄3 e and mass ≈ me/3.

Basic matter element carries the information about electrical charge and mass; therefore, it can create a microscopic electromagnetic field and microscopic gravitational field. These fields only affect a small distance equivalent to dimension of the atom and contribute much to the construction of atomic model. These microscopic fields have specific characteristics which are not similar to macroscopic electromagnetic field and macroscopic gravitational field which we’ve known. Macroscopic electromagnetic and gravitational fields are the amplifications of microscopic ones according to a perfect mechanism by using interactive quanta – this content will be mentioned in next sections. At tiny distance, basic matter elements carrying positive and negative charge do not attract or repel each other in the same way as the level of matter particles, they tend to cooperate and create harmonious and united microscopic electromagnetic field and microscopic gravitational field with a common centre of gravity. In case of being unable to cooperate in resonant way, they will be separated to transform into separate particles.

When basic matter constituents (or basic matter elements) are connected according to a certain principle, their electrical charges and general masses will not always be equal to algebraic sum of separate constituents. When a matter particles moves, connection in basic matter element will also change to ensure the harmony and unity of microscopic electromagnetic field and microscopic gravitational field. Therefore, movement of matter particles may make their electrical charges and masses change.

From above consideration, we can find out that: basic matter element at the centre of electron (may be called electron nucleus) is constituted by 3 basic matter constituents which have negative electrical charges. Position nucleus is constituted by 3 basic matter constituents which have positive charges. Quark nucleus is created by both basic matter constituents carrying negative and positive charges. Specific quantity of each type depends on electrical charge and mass of such quark. For example: nucleus of one quark with the mass of 6me and electrical charge of + 2⁄3e consists of 8 basic matter constituents of negative charges and 10 others of positive charges.

Electron nucleus is created by 3 basic matter constituents of negative charges and of course, they must be arranged reasonably to ensure the harmony and unity of microscopic electromagnetic fields and microscopic gravitational fields, which makes electron independent, persistent and popular in reality.

Quark nuclei consists of many basic matter constituents with positive and negative charges, they are hardly combined to form a harmonious and united microscopic electromagnetic field and microscopic gravitational field, which make it difficult for quark to exist independently in reality. However, quarks can cooperate with each other to form a larger particle such as proton or neutron. Because when some quarks cooperate with each other according to a close mechanism, harmonious and united microscopic electromagnetic field and microscopic gravitational field may be formed, so protons and neutrons are popular in reality. The idiom: “Together we can change the world” makes its wonderful significance here!

2. Intermediate matter constituent

According to MEI theory, intermediate matter constituents are very popular in the universe. Each of them is very small; they are present in each cell, each atom… around us, but it is very hard to define them by current scientific tools. There are no empty spaces, there are only spaces created by innumerable intermediate matter constituents which are arranged densely to form a network covering the general universe. The universe we’ve seen just consists of sets of celestial bodies (stars, planets, gas clouds…) which are combined with each other, it is only a part of general universe. Intermediate matter constituent occupies a great part in matter – energy density of general universe. Also in this viewpoint, intermediate matter constituents carry very small energy and can move in the space, intermediate matter constituents are attracted by microscopic gravitational fields created by basic matter elements while intermediate matter constituents repel each other to form a relatively uniform and widespread space. Due to the attraction of microscopic gravitational fields, the density of intermediate matter elements is higher where there are basic matter constituents.




Simulation of intermediate matter constituent network in the vacuum





Simulation of intermediate matter constituent network in the space around matter particle



Because space is a matter – energy network, any matter particle, object or photon… creates its wave while it’s moving. Such wave is created by oscillation of intermediate matter constituents. So, any matter – energetic particle, while moving in the space, is obstructed by intermediate matter constituents, which prevents it from achieving faster speed than current light speed. The greater density of intermediate matter constituents is, the smaller maximal moving speed will be. If there is another form of space where there are no intermediate matter constituents, maximal moving speed of matter – energetic particles will be much higher than c (current light speed) .

3. Interactive matter quantum

Intermediate matter constituents do not play an important role as basic matter ones; however, in suitable conditions, they can be activated in a different way to transform into interactive matter quanta. According to MEI theory, when intermediate matter constituents get close to the centre of microscopic gravitational field which is created by matter particles, they will be infected by electromagnetic interaction, and when they get close to the centre of microscopic gravitational field, they will be infected by both gravitational and electromagnetic interaction. This way of “infection” may be similar to that of magnetically infected iron when it is close to a great enough magnetic field. In all such cases, intermediate matter constituents become interactive matter quanta. Interactive matter quanta are affected by microscopic gravitational and electromagnetic fields in a separate way, they do not transform into the constituents which carry information about electrical charge and mass as basic matter constituents. Interactive matter quanta always carry information about the fields generating them and can interact with microscopic gravitational and electromagnetic fields in other places under suitable conditions.

4. Dynamic energetic constituent

As understood in a simple way, energy is the thing, in spite of being stored in any form, that generates movement for objects when it is changed suitably. Energy is stored in matter particles where it is defined according to relation: E = mc2. Another part of energy exists in dynamic form such as electromagnetic radiation, light, radio wave, thermal radiation…

MEI theory divides energy of a matter particle into 2 types: controlling energy and overall energetic value. In order to make it easier to imagine about these 2 types of energy, let’s raise an example on a static matter particle (absolutely rest), then its controlling energy is 0 while its overall energetic value can still be defined according to relation: E = mc2.

Controlling energy of a matter particle is a collective energy with the direction of all dynamic energetic constituents impacting such particle. This means energy also consists of a set of tiny energetic elements with specific direction – called dynamic energetic constituent. We can imagine dynamic energetic constituent as a tiny energetic arrow which has specific direction – it is represented by a vector. In free state, dynamic energetic constituent will move with a very great speed in specific direction. If its direction is modified by any reason, its moving direction will also change similarly – energetic arrow must move in the same direction as the arrow. Light photon consists of many dynamic energetic constituents with the same direction. Dynamic energetic constituent has a specific energetic value – very small – to characterize its magnitude. Such value is calculated in Joule (J).

In a matter particle, dynamic energetic constituents – in spite of having different, or even opposite direction – exist together, they do not destroy or eliminate each other. Controlling energy of a dynamic energetic constituent group is defined similarly to mathematic vector summation.

When a standing matter particle is impacted by a force with specific value and direction, some dynamic energetic constituents in the particle will be reversed to move the particle in the direction of impacting force.

When a standing matter particle absorbs a bunch of dynamic energetic constituents which is great enough with the same direction, the interactive energy will transform into controlling energy and repel the particle in the direction similar to that of the dynamic energetic constituent. The higher value controlling energy has, the faster matter particle moves. Here we can see that controlling energy acts as a repulsion impacting matter particle and make it move. Controlling energy is expressed by kinetic energy.

Overall energetic value of a matter particle is total value of all dynamic energies impacting such matter particle. Overall energy of matter particle does not mention the direction of dynamic energetic constituent.

5. Assumption on structure of a matter particle.

According to MEI theory, matter particles, even those which are as small as electron, have a characteristic constitution.

a. Constitution of electron

Electron is spherical with 3 parts:

(1). Nucleus of electron at the centre is the basic matter element carrying information about electrical charge -e and mass me.

(2). Energy band of electron is at the centre, it consists of many dynamic energetic constituents and its overall energetic value can be defined according to the relation: E = mc2.

(3). Interactive matter quantum belt is located on the outermost and covers inner parts. There is a space buffer in which intermediate matter constituents are distributed in descending direction when the distance to electron nucleus is higher and higher.



+ Explanation on constitution of electron:

Because electron nucleus carries the information about mass me, it attracts a corresponding surrounding energy. Thank to microscopic gravitational field, intermediate matter constituents is attracted to electron nucleus and transformed into interactive matter quantum. Harmony and unity between microscopic gravitational field and microscopic electromagnetic field of interactive matter quantum controlling electron generates a belt surrounding energy band.

All other single-nucleus matter particles (one central nucleus only) have the same constitution as that of electron.

b. Constitution of proton

Proton is spherical and formed by close connection of 3 quarks, which make its constitution different from that of electron.

(1) Three quark nuclei are closely connected to create the harmony and unity between microscopic gravitational field and microscopic electromagnetic field.

(2) Each quark nucleus attracts a specific surrounding energy, value of such energy is equivalent to mass of the quark.

(3) Common energy of the quarks. Total value of common energy and three private energies of the quarks is equal to overall energetic value of proton and can be defined according to the relation E = mc2.

(4) Interactive matter quantum belt on the outermost covers all inner parts. There is a space buffer outside the belt where intermediate matter constituents are distributed in descending direction when their distance to proton nucleus is higher and higher.



Constitution of other multiple nucleus particles can be deduced similarly to that of proton.

II. Forms of microscopic and macroscopic interactions

According to MEI theory, interaction transmitting mechanism between matter particles can be implemented according to one of three following directions:

(1) Particle A transmits to Party B a quantum with specific energy, when particle B absorbs new additional energy, controlling energy in party B changes and state of particle B’s movement also changes.

(2) Particle A directly or indirectly transmits interactive force to particle B, which reverses (or alternates) the direction of a specific number of dynamic energetic constituents in particle B to another specific direction, then changes controlling energy in particle B.

(3) Particle A directly or indirectly transmits the interaction to particle B, stimulates particle B to absorb or emit an energetic quantum, which leads to the change of controlling energy in particle B.

1. Microscopic gravitational interaction & microscopic electromagnetic interaction

According to MEI theory, there must be microscopic gravitational interaction and microscopic electromagnetic interaction, although their magnitudes have not been defined yet, but they play important roles in generating atomic model.

Microscopic gravitational interaction is the interaction between weighted particles (proton, neutron, electron...) and between weighted particles and intermediate matter constituents which takes place in atom-sized areas. Microscopic gravitational between particles is the direct gravitation on each other with the intensity depending on mass and distance – higher mass brings stronger interacting ability, smaller interaction distance brings greater gravitation.

Microscopic electromagnetic interaction is the interaction between charged particles (proton, electron...) which takes place in atom-sized areas. Microscopic electromagnetic force between particles is the direct interacting force on each other with the intensity and direction depending on magnitudes and signs of interacting charges as well as the distance between them.

Micro gravitational interaction and microscopic electromagnetic interaction is not totally independent on each other, they always tend to cooperate to form reasonable matter connection in each single particle (proton, neutron, electron...), in atomic nucleus and atomic model.

2. Macroscopic gravitational interaction & macroscopic electromagnetic interaction

Macroscopic gravitational interaction generates macroscopic interacting force. Macroscopic gravitational interaction creates generates macroscopic electromagnetic force.

According to general matter – energy interaction theory (MEI), macroscopic gravitational and electromagnetic forces arise between weighted and charged matter particles because of interaction transmission through interactive matter quantum. Let’s consider an example on interaction transmission between two particles: proton and electron to illustrate this complex process.

Due to the impact of microscopic gravitational field, interactive matter quanta of electron come toward the centre. These quanta have been infected by characteristics of microscopic gravitational field and microscopic electromagnetic field of electron. Interactive matter quanta inside the belt will exchange their energies with electron and after that, they are repelled from the electron in every direction. This process takes place with relatively high frequency, may be millions of cycles per second. Repelled interactive matter quanta move straight (in a stable space) with the speed equivalent to light speed (speed of interactive matter quanta may be higher than c). Very small size and 0 mass gives them high penetrating ability.

Note that, interactive matter quanta repelled from electron are not weighted or charged but they are infected by electromagnetic and gravitational characteristics in a specific way. Because proton nuclei carry the information about electrical charge and mass, they generate microscopic gravitational and electromagnetic fields. When an interactive matter quantum originated from electron goes through proton, it cause gravitational interaction by reversing the direction of some dynamic energetic constituents in the proton to form a gravitation toward electron under the direction opposite to moving direction of interactive matter quantum. The gravitation caused by each interactive matter quantum depends on the level of infection by gravitational interaction of interactive matter quantum from electron as well as magnitude of microscopic gravitational field in the proton. In simpler words, such force depends on the mass of electron and proton. Electromagnetic interaction also takes place immediately by reversing some “energetic arrows”. Direction of electromagnetic force also depends on the same or opposite in sign of two interacting particles as well as correlative movement between them. Charged particles with opposite in sign attract each other while charged particles with the same sign repel each other.

Due to high penetrating ability, interactive matter quantum cause impacts on every matter particle on its moving line, that’s why gravitational and electromagnetic forces have widespread acting area in the space.

According to MEI theory, value of gravitational force is suitable for Newton gravitation law, value of electromagnetic force is suitable for Lorentz electromagnetic force. However, because MEI theory considers oscillating matter – energy space, gravitational and electromagnetic interactions are quantized interactions, it is necessary to add some dependent interaction space coefficients into their calculation formula. Besides, impacts by moving state of interacting objects must also be considered. For example, in interaction space where the positions of intermediate matter constituents are stable, interaction space coefficient is 1. According to MEI theory, some parameters relate to macroscopic gravitational and electromagnetic interaction as follow: Radiation frequency of interactive matter quanta of all matter particles are the same. Radiation density on the surface of each particle and between matter particles is the same. Diameter of matter particles is directly proportional to square root of mass. Gravitational (or electromagnetic) interaction infection level of interactive matter quanta is directly proportional to the mass (or charge) and inversely proportional to radius square of the particle. “Force transmission” ability of an interactive matter quantum does not change by distance, which means that interactive matter quanta are not “denatured” while moving through different environments. This is because interactive matter quanta move fast while the particles are too small, particle penetrating period is long enough for interaction transmission only, there is not enough time to create changes on initially stored information.

3. Interaction between intermediate matter constituents

Intermediate matter constituents exist popularly in the space, they always directly repel each other in small-radius areas. Such repulsion depends on distance, the lower such distance is, the stronger repulsion will be and vice versa. Interactive matter quanta originate from intermediate matter constituents, so they also participate in this interaction.

4. Interaction between the quarks in nucleon

Interaction between quarks in a matter particle is also called strong interaction. According to MEI theory, strong interaction is a special form of the combination of microscopic gravitational interaction and microscopic electromagnetic interaction in a matter particle. In a multiple-nucleus particle, the quarks must regularly adjust the distance between them to create the unity between common microscopic gravitational field and microscopic electromagnetic field. Because there are many energy sources impacting the nucleon as well as the quarks from outside, which makes them far apart or deflects them and causes imbalance of microscopic fields. A quark may exchange its private energy with common energy of the nucleon then change its controlling energy in order to return to balanced, suitable position which is consistent with the other quarks.

5. Interaction between nucleons in atomic nucleus

Except for the nucleus of hydrogen atom which has only 1 proton, nuclei of other atoms consist of both +e charged proton and electrically neutral neutron. Nucleons of the nucleus connect to each other according to a certain principle to form balanced gravitational field and electromagnetic field as the basis for relatively stable rotational motion of electrons on the orbit layers. There are three forms of connection between the nucleons: proton - proton, proton - neutron, neutron - neutron. Simultaneously, there are also interactions between the nucleons, including: microscopic gravitational interaction, macroscopic gravitation interaction, microscopic electromagnetic interaction and macroscopic electromagnetic interaction. Besides, due to microscopic gravitation, there are intermediate matter constituents with relatively high density in narrow space between the nucleons and around the nucleus. Gravitation between the nucleons and repulsion of intermediate matter constituents around the nucleus cause impact on the covering layers of nucleons which plays an important role in connecting the nucleons to fight against very strong electromagnetic interactions (repulsion) between protons.

Not all atomic nuclei have the same sustainability, this depends on the number and constitution of connected nucleons. Unsustainably connected atomic nuclei are easily disintegrated into smaller matter particle groups but with higher stability (Disintegration of Urani nucleus is a typical example). And so do separate matter particles, unsustainably constituted particles are easily disintegrated into separate particle groups with higher sustainability. Easily disintegrated particle is the matter particle of which basic matter element at the centre is unsustainably constituted and can easily be impacted by external environment. For example, by comparing proton and neutron, we can see that in normal condition, proton is more sustainable than neutron. Neutron can easily be disintegrated into proton + electron + anti neutrino electron.

6. Interaction between electron and atomic nucleus

As we know, each atom has a positively-charged nucleus at its centre which is surrounded by moving electromagnetic orbit layers, the number of electron of such atom is corresponding to positive charge of the nucleus; so, generally, the atom is neutral in electrical charge.

According to MEI theory, matter – energy interactions taking place inside the atom include: microscopic and macroscopic gravitational interactions, microscopic and macroscopic electromagnetic interactions, interaction between matter particles and intermediate matter constituents and interaction among intermediate matter constituents.

Because microscopic gravitation mainly concentrates at atomic nucleus, the density of intermediate matter constituents is not even: the areas near atomic nucleus have higher density. Considering the structure of atomic nucleus, we can see that: when positive charge of the nucleus increases, its mass will also increase correlatively. Therefore, nuclei with higher positive charge (or higher mass) have higher density of surrounding intermediate matter constituents.

+ Interaction between electrons is the atom: Above-mentioned constitution of electrons shows that all forms of interaction (as listed above) take place here. However, due to low mass, microscopic and macroscopic electromagnetic interactions play the most important part, the electrons repel each other strongly, that’s why a reasonable minimal distance between them is usually ensured.

+ Interaction between nucleus and electron: Nucleus and electron also have all forms of interaction as listed above. We divide such interactions into gravitation and repulsion. Gravitation includes: microscopic and macroscopic gravitational interactions, microscopic and macroscopic electromagnetic interactions. Repulsion occurs mainly between intermediate matter constituents around the nucleus impacting covering layer of electron’s interactive matter quantum. At far distance (equivalent to atomic radius), gravitation between electron and nucleus is higher than the repulsion impacting electron, so the electron is not repelled from the atom. When electrons get closer to the centre, gravitation between them and the nucleus increases, but the repulsion by intermediate matter constituents to electrons increases even faster, and it will be greater than the gravitation at a certain distance; therefore, electrons can only move on orbit layers which are far from the nucleus at a certain distance, they cannot be attracted to the nucleus.



B. Some consequences

There must be many consequences drawn from general matter – energy interaction theory, here we just mention some of them.

I. Defining size of microscopic matter particles

According to MEI theory, independent microscopic matter particles are spherical and different particles have different radii according to square root of mass. So, if masses of two particles and diameter of bigger particle are available, it is possible to calculate the radius of small particle.

For example, we can calculate radius of electron when its mass, mass and radius of proton are given. Assume that mass of the proton is 1836 me, and its radius is 0.8768 fm we may calculate radius of the electron: 0.02046 fm (1fm = 10−15 m).

II. The nature of inertia

In mechanics, mass of an object characterizes its inertial level – which means that objects with higher mass will have higher “inert level” and stronger impacting force will be needed to transfer it to expected moving state. The relationship between force and movement acceleration of an object is stated in Newton law II: {\vec F}=m{\vec a} .

Now we apply MEI theory to study the nature of inertia. As known, an object is constituted by countless number of microscopic particles such as proton, electron and neutron, mass of the object is equal to total mass of all constituents. According to MEI theory, radius of a microscopic particle in proportional to square root of particle mass, so both surface area and intersection area of the particle are proportional to its mass. Refer to structural diagram of microscopic particle, we can see that outer cover of the particle is an interactive matter quantum belt. These interactive matter quanta are formed by transformed intermediate matter constituents, and they also have repulsive interaction with intermediate matter constituents in surrounding space. So, it’s clear that there is a space pressure impacting on the surface of microscopic particle, it tends to maintain situation of the particle – generate inert level, the particles with higher mass will have higher inert level. In order to transfer a particle to expected moving state, it is necessary to provide it with energy or cause an certain force on it, the relationship between acceleration – mass – impacting force complies following principle: movement acceleration is directly proportional to impacting force and inversely proportional to mass of the particle.

III. Explanation on substance constitution principle

In secondary mechanics, we’ve learned about substance constitution. Substances (solid, liquid, gas) are constituted by small molecules (or atoms), the distance between molecules (or atoms) decides the state of such substance. Distance between molecules of solid is smaller than that of liquid, distance between molecules of liquid is smaller than that of gas.

Now let’s discuss more about solid. Although molecules of solid always oscillate due to thermal movement, they are maintained at balanced position only. Average distance between solid molecules is approximate to their molecular diameter (symbolized as d). There are always gravitation and repulsion between the molecules, when they’re far from each other, gravitational force is higher than repulsive force and when they’re close to each other, repulsive force is higher than gravitational force, so when the distance between solid molecules is equal to d, the solid is in stable state.

The above contents are logical, but they’re not very clear: why are we not explained where gravitational force and repulsive force come from? However, by applying MEI theory, we will get the reasonable answer. Basing on substance constitution and forms of interaction in MEI theory, gravitational forces between molecules are mainly microscopic gravitational forces while repulsive forces include two parts: (1) repulsive interacting force between intermediate matter constituents on the cover of matter particle in each molecule and (2) repulsive interacting force between intermediate matter constituents located between 2 molecules impacting on their covers.

From substance constitution principle (specifically, the solid), we understand more about transmission mechanism of impacting force between two objects. When two objects impact each other, contiguous molecules of them will get close to and repel each other, this repulsive force is transmitted from one molecule to another molecule of both objects then generates movement or deforms the objects.

IV. Explanation on elliptical orbit of planets around the star

Astronomical observations show that most of planets move around the star in elliptical orbit, this is relatively similar to Kepler law on movement of celestial bodies. Now we will apply MEI theory to explain such popular phenomenon.

As we know, beside movement of planets around the star, such planetary system also moves around the galaxy, participates in the movement of galactic groups and the whole universe. So, movement orbit of a star in the universe will be a helical curve. If we just consider this in the scope of galaxy, movement orbit of a star is a big ellipse with the distance to galactic centre calculated by light-year (even thousands of light-year) and moving speed of about 220 km/s. When we consider in the scope of planetary system, movement orbit of a star is almost a line.

Movement of a planet around a star (observing from the star) is established by two factors: initial velocity vector of the planet and gravitational force from the star. Movement of the planet is also bear gravitational interactions from the star or other planets, but these interactions are usually small. Therefore, according to classical mechanics, movement orbit of the planets around a star in stable state is almost a circle of which the centre is located at the star. However, this is not true in fact.

According to MEI theory, gravitational interaction is formed through intermediate particles. The quanta transmitting gravitational interaction move in the space with light speed. So gravitational interacting quanta from the star must spend a certain period to reach the planet. Besides, most of these interacting quanta move in clear space without being involved in the movement of planetary system. While gravitational interacting quanta come to the planet from the star, such star also moves through a section of its orbit. In below figure, if current position of the star is A, gravitational force by the star to the planet must be initiated from position B. If we stop analyzing here, movement orbit of the planets around the star must still be circle, but its centre is not located at the star, the centre is deflected to a distance from the position of observer on the star.



But in fact, orbit of the planets around the star is an ellipse, which means that above analysis is not enough, there must be other reasons.

As we know, the stars and planets also rotate around their own axes. Interactive quantum moving in the space must have wave form (which is not totally similar to electromagnetic wave), its movement may be refracted while going from one space environment to another. So moving path of gravitational interacting quantum may be represented by 3 broken lines, equivalent to 3 different movement environments including: space environment in effective area of the star, clear space environment and space environment in effective area of the planet. Therefore, directions of general gravitation from the star to the planets (when the planet moves) do not pass a common centre point, which makes the angle formed by gravitation vector and movement velocity vector of the planets change continuously.

Combining all above analyses, we can explain why movement orbit of the planets around a star is elliptical.

About different eccentricities between elliptical orbits of the planets (eccentric position), this is because the factors relating to speed, self-rotating direction of the star and planets are different; moreover, their matter – space constitution forms are different, too. This may change the direction of gravitational force from the star to the planets.





V. The nature of neutrino

Neutrino existing popularly in the universe is neutrino electron (symbolized as νe). They are created by natural or artificial nuclear synthesis or disintegration. Helium nuclear synthesis at the centre of the sun and stars releases particle νe, so the number of neutrino being transmitted in the space is very great. Helium nuclear synthesis reaction can be expressed by following diagram: 4p → He + 2e+ + 2 νe. This nuclear synthesis process also releases relatively great energy which is usually radiated as light.

During Helium nuclear synthesis from 4 Hydrogen nuclei (proton), nuclear reaction is basically disintegrating of proton to neutron + antielectron + νe .Now we apply MEI theory to analyze this proton disintegration reaction in order to find out the nature of neutrino.

Proton is formed by 3 quarks including 2 quarks u and 1 quark d, while neutron is formed by 2 quarks d and 1 quark u. Quark u has electrical charge of + 2⁄3e while that of quark d is - 1⁄3e. Therefore, during proton disintegration, 1 quark u is divided into 1 antielectron + 1 quark d, other quarks are still maintained. After dividing, antielectron is pushed out with high speed. Before leaving, antielectron collides interactive matter quantum belt of proton and breaks a small piece of such belt. Graft of such interactive matter constituents is also pushed out with the antielectron – that is neutrino electron.



According to MEI theory, neutrino is formed by a group of interactive matter quanta on the cover of disintegrated matter particles – in other words: neutrino is by-product of big particle disintegration.

Some published actual researching results show that: neutrinos’ speed is equal to light-speed with no mass (or very small mass), they hardly interact with normal matter particles and especially, they have very strong penetrating ability.

However, neutrinos only collide or avoid matter particles such as proton, neutron or electron while they are moving, they cannot penetrate such particles like interactive matter quanta because the dimension of neutrino may be million (or even billion) times bigger than that of interactive matter quantum.

From above proton disintegration model, we can make similar inferences on the disintegration of neutron (into proton + electron + anti neutrino electron). The process shows that: Quarks of the same kind (quark u or quark d) may not be identical. For example, two quarks d certainly have the same electrical charge (- 1⁄3e) but their masses may be different because their nuclei have different constitutions (nuclei of two quarks may be different by 1 or some couples of basic matter constituents are opposite in sign). Then, protons or neutrons are not identical, either – their electrical charge is the same but their masses are a little different. Through this decision, we can explain why total mass of an atom is not totally equivalent to the number and elements of its constituents. For example, a Nitrogen atom consists of 7 protons + 7 electron + 7 neutron, equal to a half of a Silicon atom (14 proton + 14 electron + 14 neutron); however, the mass of Nitrogen atom = 14.007u which is not equal to a half of Silicon atom (28.085u) ; u = 1/12 mass of atom C12. Explaining by this way, once again, MEI theory is not consistent with current physics: according to MEI theory, it is because protons (and neutrons) in the atoms are not totally identical while current physics claims that it is originated by the difference between connecting energy in atomic nucleus and the protons (and neutrons) are totally identical.

VI. Prediction on the constitution of dark matter

Dark matter is a general concept used to refer to black holes and other similar forms of matters which can be predicted by the science basing on physical phenomena unobservable by current optical instruments like normal matters.

According to MEI theory, operational principle of atomic model will have many changes in comparison to current scientific knowledge. There are following interactions in the space of an atom: microscopic gravitational interaction, microscopic electromagnetic interaction, macroscopic gravitational interaction and macroscopic electromagnetic interaction. Moreover, there are also interactions among intermediate matter constituents and between them and matter particle. Combination of such interactions creates an atomic model on which electrons move around the nucleus on relatively stable orbit layers. In the scope of gas clouds, objects or even a normal planet, atomic density is not high, atomic model still exists and are expression of normal matter forms.

When many normal matter blocks are connected by microscopic gravitational force, a very big matter block will be generated with strong gravitational force which makes the atoms get closer and high atomic density. Generated energy increases the temperature and promotes the combination of atomic nuclei which takes place in a long period in order to form bigger nuclei.

Space in the atom fluctuates remarkably due to the movement of intermediate matter constituent flows from outside to the centre of the matter block. Strong fluctuation in atomic space may lead to uncontrolled movement of electrons on normal orbits. Normal atomic model can collapse, electrons are attracted closer to atomic nucleus and move around it at a very small distance. Then normal big matter block is transformed into dark matter.

Dark matter can absorb and reflect electromagnetic waves transmitted from other places. Dark matter can emit electromagnetic radiations itself with low intensity. However, the space outside dark matter fluctuates much stronger than that of normal matter due to fast inward movement of intermediate matter constituent flows and outward interactive matter quantum flows with high density. Thus, electromagnetic radiation emitted from dark matter will be diffused to every direction (photons may even be torn off), density of the radiations which can reach the earth is very small and hardly be recognized by current optical instruments.

We can see that whatever nuclei included in the matters at black hole, basic charged elements of the black hole (or dark matter in common) are electrons and protons with similar quantity. Therefore, in general, black holes are balanced on electrical charge.

Because electrons are many times smaller than nucleus structures in the black holes; simultaneously, under strong impact of axial macroscopic gravitational force, electrons tend to get closer to the centre of black hole following narrow space interspersed between the nuclei. Therefore, black hole core has more electron proton; and on the outside (far from the centre) of the black hole, the density of protons is higher than that of electrons, that’s why core of the black hole has negative charge while the outside has positive charge.

VII. Explanation on expansion acceleration of the universe which rejects the existence of dark energy

1. Expansion inside the galaxy

As considered by current physics, there is a black hole which is million or even billion times bigger than the sun at the centre of each galaxy. Besides, dark matters can also be distributed sparsely on different orbits interspersed with normal matters in the galaxy. Gravitational force between the black hole and set of surrounding stars keep the galaxy stable over time.

According to MEI theory, gravitational force is generated by intermediate interaction transmission through interactive matter quantum. Interactive matter quantum has strong but limited penetrating ability. On the other hand, density of matters at the core becomes higher than that of the outside of black hole over time. This leads to two consequences for the centre of black hole: first, intermediate matter constituents outside the black hole hardly moves the centre of black hole , which causes lack of interactive matter quanta; second, a remarkable number of interactive matter quanta at the centre of black hole cannot penetrate to escape from the black hole. Therefore, since the black hole is created, gravitational force between it and the stars (and planets, gas clouds…) decreases over time – of course, it must decreases slowly; that’s why in each galaxy, movement orbits of the stars tend to get further from the centre.

2. Expansion acceleration of the universe

Gravitational force is the glue that connects the galaxies in immense universe, mass of a galaxy concentrates at the centre of black hole, so gravitational force between the black holes plays the most important role.

Above contents show that density of the matters at the core becomes higher and higher than that of the outside of black hole; therefore, a remarkable part of interactive matter quanta at the centre cannot penetrate central area of the black hole and gravitational forces between black holes decrease over time.

We know that interactive matter quanta transmit not only gravitational force but also electromagnetic force between matter particles. Density of electrons at the centre is higher than that of the outside of black hole, so the centre has negative charge while the outside has positive charge.

Two above reasons lead to an important conclusion: although black holes are generally balanced on electrical charge, electromagnetic force between two black holes is not zero, repulsive force becomes stronger and stronger. Such repulsive force is generated because interaction between positive charges of two black holes predominates over other electromagnetic interactions.

Now following final conclusions can be deducted:

+ If gravitational attracting force between two black holes is greater than electromagnetic repelling force between them, expansion speed of the universe will become slower and slower.

+ If gravitational attracting force between two black holes is equal to electromagnetic repelling force between them, expansion speed of the universe will be stable over time.

+ If gravitational attracting force between two black holes is greater than electromagnetic repelling force between them, expansion speed of the universe will become higher and higher.

According to astrophysics, the universe we observe was created 13.8billion years ago. In which, before year 7 billion, expansion speed of the universe was slowed down while since year 7 billion, the universe has been expanded faster and faster. Thus, on the viewpoint of MEI theory, in year 7 billion, gravitational attracting force between black holes was equal to electromagnetic repelling force between them; before year 7 billion, gravitational attracting force between black holes was greater than electromagnetic repelling force between them; and since year 7 billion, gravitational attracting force between black holes has been smaller than electromagnetic repelling force between them. This conclusion of MEI theory also rejects the existence of “dark energy” in the universe as a “mysterious power” which accelerates expansion speed of the universe as predicted by the astrophysicists.
pt2uang
ĐẠI BÀNG
9 năm
mình có đọc qua về khoa học vũ trụ và vật lý lượng tử. Qua đó thấy bài bạn nêu có nhiều điều khác lạ quá, chẳng hạn như việc mô tả electron, proton là dạng cầu, chưa thấy ai noí như thế, phải chăng bạn đem những thứ vĩ mô đánh đồng với vi mô. Mình biết những thứ siêu nhỏ như e, p là hoàn toàn bất định, có thể là sóng, có thể là hạt, không thể nói nó là hình cầu được. Hiện tại các nhà vật lý còn cho rằng nó là một mode dao động của một dây trong không gian nhiều chiều, để hiểu hơn thì phải thay đổi cách nhìn cổ điển. Còn về khoảng cách giữa các e hay các quack, trong vật lý người ta quan tâm đến trường tác động của hạt, còn khoảng cách của các hạt là một đại lượng bất định theo nguyên lý Heisenberg, hiểu đơn giản là vì hạt vi mô mang lượng tính sóng hạt, tức là nó có thể tồn tại ở nhiều điểm cùng một lúc như kiểu phân thân, do vậy mới có khái niệm Obital nguyên tử, vấn đề bạn nêu ra khác hẳn so với lý thuyết lượng tử và nghiêng về quan điểm cổ điển, hiện nay quan điểm này đã bị thực nghiệm chỉ ra là thiếu sót.
Vấn đề thứ hai là lỗ đen, mọi người đều công nhận nó là một điểm, vậy làm sao có kích thước để mà nói tâm lỗ đen hay rìa lỗ đen, lỗ đen to hay nhỏ là do bán kính từ nó đến chân trời sự kiện do nó tạo ra. Theo quan điểm của mình, vũ trụ này có không gian thời gian, lỗ đen là kỳ dị, không có không gian và thời gian, nó giống một điểm bị thủng của vũ trụ. đi qua nó tức đi ra ngoài vũ trụ.
luckystar999
ĐẠI BÀNG
9 năm
Nếu thuyết này đúng, chắc chắn bạn sẽ được giải Nobel, và bạn sẽ vượt qua tất cả các nhà Vật lý hiện nay.
Cảm ơn các bạn đã quan tâm đến công trình nghiên cứu vật lý lý thuyết rất tâm huyết này của mình.

Sau khi nghiên cứu xong đề tài vật lý này mình lại phải tiếp tục quay về với cuộc sống thực bởi các vấn đề liên quan đến cơm áo gạo tiền. Gần đây mình phát triển Game Cờ hình và lần lượt đưa lên các kho ứng dụng Android và IOS.

Dạo này thấy bài nghiên cứu của bạn @duonghero được nhiều bạn quan tâm nên mình lôi chủ đề này lên phía trên để các bạn tham khảo thêm.

P/S. Mình không nhớ mật khẩu của @Do Duc Luong nên đăng nhập bằng tên mới chứ thực tế chỉ là 1 người.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019