Tìm hiểu về các loại pin, cách sạc và bảo quản

dihuta
2/5/2008 23:59Phản hồi: 6
Tìm hiểu về các loại pin, cách sạc và bảo quản
Pin Zinc carbon, Điện áp 1.5V

Đây là loại Pin đã có từ rất lâu. Pin carbon kẽm có giá rất rẻ. Đây là lựa chọn tốt cho các thiết bị tiêu thụ ít điện năng (đèn pin và đồ chơi). Các loại pin trong nước sản xuất như pin con thỏ , con ó...thường thuộc loại này. Do có nội trở cao, bạn không sử dụng loại pin này cho các thiết bị như máy ảnh được.
Pin có thể duy trì cho các thiết bị có dòng nhỏ như đồ chơi, bảng điều khiển. Chú ý rằng, nếu dùng lâu mà không kiểm tra, dung dịch điện phân trong Pin có thể sẽ chảy ra phá hỏng các tiếp điểm gá pin, nếu chảy vào mạch điện, có thể gây chập, hỏng mạch. Nên kiểm tra thường xuyên 2-3 tháng hoặc thay luôn khi thấy có hiện tượng vỏ pin ẩm hoặc phồng (Có thể pin vẫn còn cung cấp được điện, nhưng nếu để dùng tiếp, pin sẽ chảy) Mức tự xả của pin tròn carbon kẽm tối đa là 4%/năm.




Pin Alkaline (Pin kiềm) Điện áp 1.5V.

Có thể mua được pin loại này khá dễ dàng. Nếu bạn dùng với máy ảnh số thì thời gian sử dụng sẽ ngắn. Tuy vậy với giá khá rẻ pin Alkaline vẫn là lựa chọn của nhiều người. Pin Alkaline có chất lượng tốt trên thị trường do các hãng danh tiếng như Fuji hay Duracell sản xuất. Khi sử dụng điện áp và khả năng chịu tải của pin alkaline giảm dần dần . Nhờ vậy, người dùng có thể nhận biết được thời điểm hết pin.

Pin alkaline có nội trở nhỏ, khả năng chịu tải cao, có thể bảo quản trong nhiều năm, suy yếu trung bình 2%/năm. Pin có thể sử dụng tốt cho những thiết bị tiêu thụ dòng nhỏ như đồng hồ treo tường hoặc điều khiển các loại như Tivi, điều hòa... Chú ý về Pin như Pin Cacbon kẽm.





Niken Cadimi (Ni-Cd), điện áp 1.2V
Ni-Cd, là Pin có nội trở nhỏ do đó rất phù hợp khi dùng với máy ảnh số, đèn flash.... Pin này có số lần sạc lại nhiều nhất, lên tới 1000 lần, tuy nhiên bạn phải cẩn thận khi sử dụng vì pin Ni-Cd rất độc.

Một trong số các yếu điểm của pin Ni-Cd là điện thế giảm đột ngột ở cuối chu kỳ xả. Sự giảm đột ngột này không nhanh bằng pin Ni-MH nhưng thấy rõ so với pin Alkaline. Vì vậy, để tránh “cái chết đột ngột này” bạn nên có pin dự phòng khi đi xa hay làm những việc quan trọng.

Một đặc điểm Ni-Cd là hiệu ứng nhớ (memory effect). Đây là hiện tượng suy giảm tuổi thọ nhanh chóng nếu không sử dụng pin đúng cách. Hiện tượng này được giải thích như sau: khi bạn sạc pin Ni-cd với dòng sạc nhỏ hoặc dùng pin không kiệt đã sạc lại thì một số hợp chất hoá học sẽ tích tụ ở cực âm của pin. Nếu bạn tiếp tục sạc kiểu này, các hợp chất tích tụ ngày càng nhiều thêm và làm giảm khả năng tích lũy năng lượng. Cách tốt nhất để tránh hiện tượng này là dùng pin cho đến hết hay xả trước khi sạc. Các bộ sạc pin Ni-Cd tốt thường có nút bấm để xả pin rồi tự động sạc khi điện áp tụt đến mức thấp nhất.


+Pin Ni-MH (Nickel Metal Hidride) Điện áp 1.2V.

Pin Ni-MH dạng “AA” có thể dùng với hầu như tất cả các thiết bị đang dùng pin Alkaline và Ni-Cd. Pin Ni-MH có khả năng lưu trữ năng lượng tốt và nội trở nhỏ. Đây là lực chọn phổ biến vì pin Ni-MH có hiệu ứng nhớ ít hơn Ni-Cd và dung lượng pin cao hơn hai lần pin Ni-Cd. Với pin này bạn có thể sạc bất cứ lúc nào mà không cần phải xả pin.Tuy nhiên nếu dùng liên tục trong tình trạng đó, pin vẫn bị chai. Ngoài ra nó có thể bị hỏng vì nhiệt nếu sạc quá lâu. Bạn nên sử sụng bộ sạc pin chất lượng cao. Có điều khiển tự động để tránh điều này.Khi mua pin Ni-MH, bạn nên mua các loại có dung lượng cao (cỡ 1800mAh trở lên). Trên thị trường bạn có thể mua pin Ni-MH của các hãng như Sanyo, Panasonic, Sony... có dung lượng 2000-2500mAh với giá khoảng 140.000 - 250.000 đ/vỉ 4 viên cỡ AA. một lưu ý nữa là không nên dùng sạc của pin Ni-Cd cho pin Ni-MH để tránh cháy, nổ pin nhất là khi dùng bộ sạc nhanh. Sau khi sạc hãy bỏ pin khỏi bộ sạc để tránh hao điện trong pin.

Quảng cáo






Pin silver oxide (oxit bạc) Điện áp 1.5V.
Đôi khi ta thấy Pin này có điện áp 6V hoặc 12V. đó là do có nhiều pin nhỏ nối tiếp ở bên trong. Pin này hoạt động được trong môi trường nhiệt độ thấp, nội trở nhỏ và có khả năng chịu tải xung.

Pin silver có độc tính cao không thông dụng do giá rất đắt. Bạn có thể thấy loại pin này trong một số loại đồng hồ, máy trợ thính, và các máy ảnh tiêu thụ ít năng lượng. Ngoài ra, do Pin khi hết không chảy nước nên rất được ưa chuộng khi gắn trực tiếp lên bo mạch như Pin CMOS trong máy vi tính.



Quảng cáo




Pin Lithium-lon (Li-lon) Điện áp 3.7V
Pin Li-ion hiện nay được sử dụng trong nhiều trong các thiết bị cao cấp như điện thoại di động, PDA, máy ảnh đắt tiền và máy tính xách tay...nó có thể lưu trữ nhiều năng lượng hơn pin Ni-Cd và Ni-MH trên cùng một dung tích, nhưng cũng đắt hơn nhiều do công nghệ chế tạo và chất liệu được sử dụng. Trong mỗi viên pin Li-ion thường có mạch điều khiển quá trình sạc và bảo vệ pin. Một khối Pin máy tính xách tay có thể có nhiều viên Pin (Cell) ghép lại để có được điện áp và dòng đủ lớn. Ví dụ Pin có điện áp 14.8V tức là có 4 viên Pin 3.7V nối tiếp nhau (4 cells).

Pin Li-ion suy giảm chất lượng theo thời gian bất kể bạn dùng hay không dùng nó. Vì vậy khi mua pin, bạn cần được đảm bảo rằng pin mới được sản xuất. Bạn có thể sạc pin bất cứ lúc nào, đầy hay hết không quan trọng nhưng Pin sẽ giảm chất lượng sau mỗi lần sạc. đó là lý do tại sao các chương trình kiểm tra pin ( Batterymonitoring) trên máy tính xách tay đếm cả số lần sạc pin. Thường thì tuổi thọ của Pin khoảng 500 lần sạc, nhưng khi đó Pin chỉ còn 20-30% dung lượng so với ban đầu.(.Cấu tạo chi tiết.)




Pin Lithium-Polymer (Li-Po) Điện áp 3.7V
Là thế hệ pin mới và cũng đắt tiền nhất nên chỉ xuất hiện trong các thiết bị PDA và điện thoại di động cao cấp. Pin Li-Po có chất điện phân dạng rắn khác với điện phân lỏng như hầu hết các loại pin khác. Điều đó có nghĩa nó có trọng lượng nhẹ hơn nhiều so với các loại pin khác và nhà sản xuất có thể chế tạo pin Li-Po với bất kỳ hình dạng nào. Như Pin theo hình bên là Pin cho PDA SONY NR70V. Pin chỉ có chiều dày 2mm. Đựng trong túi Polimer và có dòng cung cấp tới 1200mAh.

Pin Li-Po nhẹ và có khả năng lưu trữ năng lượng nhiều hơn bất kỳ loại pin nào kể trên vì vậy rất được ưa chuộng và sử dụng phổ biến trong các thiết bị cầm tay hiện nay . Các chú ý về cách sử dụng cũng như các đặc tính Pin này cũng như Pin Li-ion.



Cách bảo quản pin sạc của máy ảnh số




Cách bảo quản và sạc pin của máy kỹ thuật số tượng tự như cách bảo quản và sạc pin nói chung:

1. Không để pin ở nơi có nhiệt độ quá nóng hay trong môi trường quá ẩm.
2. Không để pin quá lâu trong máy nếu không sử dụng (5 ngày hoặc lâu hơn). Tốt nhất là nếu không dùng máy thì tháo pin ra.
3. Không xạc quá lâu (không nên quá 24h liên tục). Các pin sẽ có hướng dẫn sử dụng. Ví dụ sạc lần đầu 5 tiếng, lần 2 sạc 4 tiếng...
4. Một số pin yêu cầu phải "xả" hết điện (discharge) trước khi xạc. Nhiều bộ sạc có nút "xả" pin trước khi sạc. Tuy nhiên hầu hết các loại pin mới không yêu cầu điều này.
5. Không sử dụng lẫn lộn pin mới (xạc) và cũ.
6. Không sạc pin bằng bộ sạc không tương thích.

Nhìn chung cần đọc kỹ và làm theo hướng dẫn sử dụng của pin và của các thiết bị nói chung.



Theo Thế giới pin, giadinh.net.vn
6 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Thật sự thì về pin, nếu liệt kê hết thì đây là 1 ngành công nghiệp có lịch sử khá dài. Bài viết trên đã tập trung vào mấy dòng pin phổ biến ngày nay. Em xin góp vài ý nhỏ
0. Pin zinc-carbon còn có tên gọi khác là pin mangan vì nó sử dụng hỗn hợp dioxide mangan là chất cực độc trộn lẫn với than (carbon) làm điện cực. Pin này yếu, công nghệ cũ kỹ, và đáng buồn lại là sản phẩm chính của Pin Con Thỏ và Con Ó.
1. Phần nói về pin NiMH và NiCd: có lẽ chính xác ra thì sạc pin NiMH có dòng lớn, cẩn thận không áp dụng với pin NiCd vì sẽ sinh nhiệt gây cháy nổ.
Pin NiMH có số lần sạc khoảng 500-600 lần
2. Pin silver oxide: Có 1 số ký hiệu, nhưng với loại pin khuy áo (button) thì cùng kích cỡ, pin SR có điện lượng gấp khoảng 1,5 lần pin LR. Ví dụ SR44 160mAh vs LR44 105mAh; các bác lưu ý chút xíu loại pin này, nhất là cho máy phim.
3. Thời gian sạc pin: Điều này khá dễ ước lượng nếu sử dụng sạc pin ngoài. Thông thường sạc pin nào cũng có nêu cường độ dòng điện khi sạc với 1, 2 hay 4 viên pin. Chỉ việc lấy trị số mAh của viên pin, chia cho cường độ dòng điện là ra thời gian tối thiểu để sạc đầy. Tất nhiên thời gian sạc thực tế thì công thêm % nữa, ví dụ pin 1550mAh, sạc 4 viên với sạc 340mA sẽ cần (1550mAh/340mA=) khoảng 4,5h. Cộng thêm chút % thì ta sạc khoảng 5,5-6h là được. Cái này để anh em tham khảo và chuẩn bị tốt trước khi đi săn thôi ạ.
4. Bảo quản pin lâu bị xả pin: Cái này anh em nào cầu kỳ thì ngâm cứu thêm, việc để pin trong tủ lạnh hay ngăn đá.
Bản chất việc phóng điện của pin sau sạc là các phản ứng hóa học, vì thế khi ở nhiệt độ thấp thì tốc độ rò rỉ phản ứng sẽ diễn ra chậm hơn. Tuy nhiên với pin kiềm alkaline thì thời gian kéo dài thêm không đáng kể (<5%).
Nhưng với đa phần pin sạc NiCd và NiMH thì điều này là đáng kể, có thể kéo thời gian còn có thể sử dụng của pin từ vài ngày đến vài tháng với điện lượng còn tới 90%. Tuy nhiên nếu lấy ra từ tủ lạnh thì không nên dùng ngay, mà hãy đợi đến khi pin đạt tới nhiệt độ môi trường ngoài thì mới nên sử dụng. Link: http://ask.yahoo.com/ask/20011219.html
Alkaline AA (pin tiểu) có điện áp 1,5V không xạc được, dùng 1 lần rồi bỏ.còn AAA ( pin đũa)
Pin xạc được chỉ có điện áp 1,2V thôi, hoặc có ghi Rechargeable ( Pin Sạc).
Pin của Eneloop ( pin sạc đỉnh và dùng trâu nhất) còn pin Alkaline dùng một lần rồi bỏ cũng khá lâu 3T-1 năm tuỳ vào mục đích sử dụng.
Chào anh/ chị.
Bên em có sử dụng khá nhiều loại pin Xeno XL-050F ( Lithium)
Anh/ chị cho em hỏi loại pin này có thể sạc để sử dụng lại được không ạ?
Và nếu có thể anh/ chị cho em xin luôn loại sạc nào có thể sử dụng cho nó ( phiền anh/chị)
(Vì số lượng sử dụng rất nhiều, nên dùng 1 lần bỏ đi rất phí và làm hại môi trường)
Mong phản hồi sớm nhất từ anh/ chị
Em cảm ơn
@CNC_Elentec pin Lithium không sạc được bạn ah. Các loại pin sạc được trên thị trường thường chỉ có pin Ni-Mh, pin Ni-Cd và pin Li-Ion

Pin sạc Panasonic Eneloop
@thich_nhin_khong giá có cao ko ạ
thường thì có 4 loại pin tiểu con thỏ chính (những loại pin có hình trụ tròn): pin aapin aaa thường được dùng trong các loại đồng hồ, chuột, đồ chơi, thiết bị văn phòng, công nghiệp,... pin đại (pin D)pin trung (pin C) được dùng trong các loại bếp ga, đồng hồ cây, quạt, thiết bị công nghiệp và nhiều loại thiết bị đo đạc chuyên dụng khác. Ngoài ra, có một số loại thiết bị như máy trợ giảng, đèn pin máy soi tai và một vài thiết bị khác sử dụng pin AAAA
thường thì các loại pin khác nhau sẽ có chất liệu khác nhau, như bác đề cập ở trên em có một số ý kiến như thế này, pin lithium thường thấy trong pin cúc áo hơn, pin Ni - Cd hay pin Li - Ion và một số loại chất liệu khác thì thường sử dụng trong các loại pin sạc.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019