Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


[The Big Picture] 45 năm trước, con người đặt chân lên Mặt trăng

levuongthinh
16/7/2014 4:30Phản hồi: 154
[The Big Picture] 45 năm trước, con người đặt chân lên Mặt trăng
Ngày 16/07/1969, phi thuyền Apollo 11 của NASA đã được phóng đi để lần đầu tiên đưa con người đặt chân lên Mặt trăng. Sau nhiều năm nỗ lực, với các thử nghiệm đầy nguy hiểm, loài người đã tạo ra được một đột phá lớn khi đặt chân lên Mặt trăng, và sự kiện này đã tường thuật trực tiếp qua truyền hình cho hàng triệu người xem trên toàn thế giới. Phi hành gia Neil Armstrong, Michael Collins, và Edwin “Buzz” E. Aldrin đã rời Trái đất vào ngày Thứ Tư (16/07/1969) và đáp xuống Mặt trăng vào ngày Chủ Nhật (20/07/1969), dành ra hơn 2 tiếng đồng hồ đi bộ trên bề mặt của Mặt trăng, tiến hành các thí nghiệm và lấy mẫu, và sau đó hạ cánh an toàn xuống Thái Bình Dương vào Thứ Năm tuần sau đó (24/07/1969), kết thúc chuyến hành trình 8 ngày vĩ đại. Dưới đây là 45 tấm ảnh mang tính lịch sử về một sứ mệnh được xem “là một bước đi vĩ đại của loài người”, cách đây đúng 45 năm.


Phi hành gia Buzz Aldrin đi bộ trên bề mặt Mặt trăng ở gần phần chân đế của Lunar Module (LM) “Eagle” trong lúc thực hiện các công việc bên ngoài tàu Apollo 11, 20/07/1969. Phi hành gia Neil A. Armstrong, chỉ huy trưởng, là người đã chụp tấm ảnh này với một chiếc camera tiêu cự 70mm. Trong khi Armstrong và Aldrin đi ra ngoài để khám phá khu vực Sea of Tranquility của Mặt trăng, thì phi hành gia Michael Collins vẫn ở trong khoang Command and Service Modules (CSM) “Columbia” bay trên quỹ đạo Mặt trăng.


Phi hành đoàn Apollo 11, ảnh chụp ngày 14/04/1969. Từ trái qua: Chỉ huy trưởng Neil A. Armstrong, phi công Command Module Michael Collins, và phi công Lunar Module Edwin “Buzz” E. Aldrine, Jr.


Ảnh chụp từ trên cao cho thấy tên lửa Saturn V chuẩn bị cho sứ mệnh Apollo 11, 20/05/1969.


Các thành viên phi hành đoàn Apollo 11 và ông Donal K. “Deke” Slayton với bữa sáng truyền thống với món steak và trức, 16/07/1969.


Một kỹ thuật viên ngồi trên đỉnh “căn phòng trắng”, nơi mà các phi hành gia đi qua để vào bên trong phi thuyền, 11/07/1969.


Neil Armstrong (đi đầu) cũng hai thành viên còn lại của phi hành đoàn Apollo 11 tiến về phía chiếc xe sẽ đưa họ đến khu vực tên lửa chuẩn bị phóng lên Mặt trăng tại Trung tâm vũ trụ Kennedy, ở đảo Merritt, Florida, 16/07/1969.


Người dân Berlin đứng trước một cửa hàng bán TV và nhìn qua kính cửa sổ để theo dõi những khoảnh khắc đầu tiên của sứ mệnh vũ trụ Apollo 11 trên truyền hình, 16/06/1969, Berlin, Đức.


Tên lửa Saturn V đưa tàu Apollo 11 rời bệ phóng, 16/07/1969. Khi đổ đầy nhiên liệu để cất cánh, Saturn V nặng 2.800 tấn và tạo ra được lực đẩy khoảng 34,5 triệu newton lúc phóng.

Quảng cáo




Phó tổng thống Mỹ Spiro Agnew và cựu tổng thống Mỹ Lyndon B. Johnson, đứng trong một đám đông xem tàu Apollo 11 được phóng đi tại Trung tâm vũ trụ Kenedy, Florida, 16/07/1969.


Khoảnh khắc tàu Apollo 11 phóng đi, nhìn từ một máy bay không quân EC-135N.


Ảnh chụp Trái đất với những đám mây che mặt nước chụp từ tàu Apollo 11.


Ảnh chụp bên trong Lunar Module của tàu Apollo 11 với phi công Edwin E. Aldrin, Jr., trong lúc thực hiện sự mệnh đổ bộ lên Mặt trăng. Ảnh được chụp bởi Neil A. Armstrong, chỉ huy trưởng, trước lúc đáp xuống Mặt trăng.

Quảng cáo




Hỉnh ảnh Lunar Module và Trái đất ở phái trong ba ngày bay quanh Mặt trăng.


Bà Jan Armstrong cười tươi khi cầm bức ảnh của người chồng trên tay, chỉ huy trưởng tàu Apollo 11, Neil Armstrong, chụp trong một chương trình truyền hình từ tàu vũ trụ và gửi ảnh ngược về Trái đất, 18/07/1969. Ở ghế sau là con trai của họ, Mark, 6 tuổi.


Đến quỹ đạo của Mặt trăng, hình ảnh bề mặt phía Tây miệng núi lửa Daedalus.


Trái đất lên (chúng ta thường hay nói Mặt trăng lên). Một bức ảnh chụp từ tàu vũ trụ Apollo 11 cho thấy Trái đất đang dần mọc lên phía trên đường chân trời của Mặt trăng.


CSM “Columbia” trên miệng núi lửa Taruntius K, Taruntius P, và Dorsum Cayeux. Nhìn thấy một phần là miệng núi lửa Anvil và Taruntius H.


Các nhân viên truyền tin tàu vũ trụ giữ liên lạc với các phi hành gia trên tàu Apollo 11 trong suốt sứ mệnh hạ cánh xuống Mặt trăng, 20/07/1969. Từ trái qua phải là phi hành gia Charles M. Duke Jr., James A. Lovell Jr. và Fred W. Haise Jr.


Lunar Module (LM) “Eagle” của tàu Apollo 11 trong tình trạng hạ cánh chụp ở quỹ đạo của Mặt trăng từ CSM “Columbia”. Bên trong Lunar Module là Neil Armstrong và Edwin Aldrin. Phần nhô ra có hình dáng giống chiếc que bên dưới những chân đế hạ cánh là các cảm biến bề mặt Mặt Trăng. Ngay khi tiếp xúc với bề mặt Mặt trăng, chúng sẽ gửi một tín hiệu đến các phi hành gia để họ tắt động cơ hạ cánh.


Miệng núi lửa Messier và Messier A nhìn từ Lunar Module (cửa sổ của Armstrong).


Phi hành gia Neil Armstrong bước lên bề mặt Mặt trăng, 20/07/1969.


Ở Paris, Pháp. một gia đình ngồi xem phi hành gia của Mỹ là Neil Armstrong, chỉ huy trưởng tàu vũ trụ Apollo 11, đặt bước chân đầu tiên lên Mặt trăng, 20/07/1969. Hàng trăm triệu người trên thế giới đã theo dõi sự kiện này qua truyền hình.


Bức ảnh đầu tiên của Neil Armstrong, sau khi đặt chât lên Mặt trăng, 20/07/1969.


Miệng núi lửa Shallow gần Lunar Module.


Một trong những bước chân đầu tiên trên Mặt trăng, đây là một bức ảnh chụp dấu giày của Buzz Aldrin.


Chiếc bóng của Buzz Aldrin và một phần bề mặt Mặt trăng.


Buzz Aldrin chào cờ trong chuyến đi bộ ra khỏi tàu Apollo 11 làm việc trên bề mặt Mặt trăng. Neil Armstrong đã chụp tấm ảnh này với chiếc máy ảnh Hasselblad ống kính tiêu cự 70mm.


Một đám đông tập trung ở công viên trung tâm New York để xem tàu Apollo 11 hạ cánh xuống Mặt trăng, 20/07/1969.


Aldrin tháo một thiết bị thí nghiệm từ Lunar Module.


Phi hành gia Buzz Aldrin mang các thiết bị thí nghiệm để chuẩn bị triển khai.


Aldrin lắp ráp các chi tiết của thiết bị thí nghiệm Passive Seismic Experiment Package, một thiết bị dùng để đo chấn động của Mặt trăng.


Một gia đình ở Tokyo, Nhật Bản, xem TV khi tổng thống Richard Nixon xuất hiện trong chương trình truyền hình trực tiếp hình ảnh các phi hành gia Apollo 11 gửi lời chào từ Mặt trăng, 07/1969.


Neil Armstrong chụp ảnh khu vực hành cánh từ một khoảng xa.


Lunar Module trong giai đoạn chuẩn bị cất cảnh khỏi bề mặt Mặt trăng, lúc này nó vẫn đang còn trên Mặt trăng, với hình ảnh Trái đất trên đầu.


Chiếc thang trên Lunar Module và bảng tưởng niệm. Dòng chữ trên bảng ghi rằng: “Đây là những người đàn ông từ Trái đất đầu tiên đặt chân lên Mặt trăng, tháng 07/1969, A.D. Chúng tôi đến trong sự hoà bình cho tất cả loài người.”


Phi hành gia Neil Armstrong, trở về lại khoang Lunar Module, sau chuyến đi bộ lịch sử trên Mặt trăng.


Sau khi cất cánh khỏi Mặt trăng, Lunar Module tiến về CSM “Columbia” để kết nối, với hình ảnh Trái đất ở phía sau.


Ảnh chụp Mặt trăng tròn trong chuyến quay trở về nhà của Apollo 11.


Trái đất dần hiện ra lớn hơn trong khung cửa sổ của khoang Command Module Columbia trong chuyến hành trình trở về Trái đất của tàu Apollo 11.


Thành viên phi hành đoàn của tàu Apollo 11 được đưa lên máy bay cứu hộ sau khi hạ cánh thành công xuống Thái Bình Dương, 24/07/1969.


Các kỹ sư tham gia kiểm soát việc thực hiện sứ mệnh Apollo 11 vẫy cờ ăn mừng sự thành công tốt đẹp sau khi sứ mệnh được hoàn tất, 24/07/1969.


Tổng thống Richard M. Nixon đứng bên trong khu vực hồi sức Pacific để chào đón các phi hành gia của tàu Apollo 11 lên tàu sân bay U.S.S. Hornet. Bên trong buồng cách ly Mobile Quarantine Facility (MQF) là (từ trái qua phải) Neil Armstrong, Michael Collins, và Edwin E. Aldrin Jr. Tàu Apollo 11 đã đáp xuống biển vào lúc 11h49’ sáng (giờ CDT) ngày 24/07/1969, cách phía Tây Nam đảo Haiwaii khoảng 812 hải lý và chỉ cách tàu sân bay U.S.S. Hornet 12 hải lý.


Người dân New York xếp hàng trên đại lộ 42 để chào đón các phi hành gia của tàu Apollo 11, 13/08/1969. Trên xe dẫn đầu từ trái qua là: Edwin Aldrin, Michael Collins và Neil Armstrong, người vẫy tay đáp lại đám đông. Đoàn xe đang di chuyển về phía Đông trên đại lộ 42, hướng đến toàn nhà của Liên hiệp quốc.


Các phi hành gia của tàu Apollo 11 đội mũ sombrero và áo choàng poncho, bị bao vây bởi đám đông hàng ngàn người ở Mexico City khi đoàn xe của họ từ từ lách qua dòng người trong một chuyến đi có tên là Presidential Goodwill Tour. Chuyến đi này sẽ đưa các thành viên phi hành đoàn Apollo 11 cùng với vợ của họ đi qua 24 quốc gia và 27 thành phố trong vòng 45 ngày.


Neil Armstrong và vợ cùng 2 cậu con trai, Ricky và Mark, bị phủ bởi dây điện báo khi họ đi qua con đường chính ở trung tâm Houston, trong một cuộc diễu hành để tôn vinh các phi hành gia, 16/08/1969.

154 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

vtsn
ĐẠI BÀNG
10 năm
Trước đây mình cho rằng người Mỹ luôn đi đầu trong khoa học, nhưng giờ biết thêm dân Israel còn giỏi hơn rất nhiều.
@vtsn theo mình biết là nguwowif việt nam mình la nguoi chế tạo tên lửa này, chứ ko phải 1 nguoi usa
nói về lĩnh vực này phải nói nga mới là bá đạo😁
@nguyenduythuc Ý mình đang Nhấn mạnh ở đây chính là công nghệ, Nga phải tốt và có độ tin cậy thế nào thì người ta mới thuê chứ, sao ko thuê TQ, thuê Châu Âu mà thuê Nga. Bạn hiểu chứ? Ko ai tuyên truyền cả như bạn đang chụp mũ cả, chả ai đánh động chê Mỹ cả nhé 😁. Đơn giản Chỉ cười vào mặt thím nào kêu Nga công nghệ cùi bắp thoai.:D :D
@kieuthanhthanh Thì có ai chê công nghệ vũ trụ là cùi bắp đâu :D . Bạn nói như đùa. Lúc Mỹ ký kết văn bản hợp tác với Nga trong việc vận chuyển người, thì châu Âu, Nhật Bản lúc đó chưa hề có tàu vũ trụ có người lái. Còn Trung Quốc thì tàu của họ làm nhái theo công nghệ tàu của Nga, do Nga tuồn hàng cho, thì đâu có thể yên tâm được.

Lúc người Mỹ cho tàu con thoi nghỉ hưu và ký kết hợp đồng với Nga, họ đâu nghĩ rằng rồi sẽ có những lời dè bỉu rằng họ bây giờ ko còn khả năng đưa người lên vũ trụ nữa. Hiện tại ở Mỹ, họ coi những người đã cho nghỉ hưu tàu con thoi là những tội phạm, vì những người ấy bị coi đã làm thể diện nước Mỹ bị suy giảm.

Tuy nhiên mọi việc sắp khác rồi bạn ạ. Ở Mỹ có hãng SpaceX của tư nhân sắp hoàn thành thiết kế tàu vũ trụ có người điều khiển, và Nasa sắp đưa vào sử dụng thế hệ phương tiện vũ trụ mới có tên Space Launch System, và người Nga sắp mất việc đến nơi rồi.
@kieuthanhthanh NASA giờ phóng vệ tinh các kiểu còn dùng tên lửa của SpaceX (cty tư nhân) chứ có tự chế tạo nữa đâu.
Như kiểu Apple thuê Foxconn lắm máy ấy mà.
@dac Nasa là một tổ chức thuộc chính phủ (Điều đó thể hiện qua tên miền .gov của họ), và bản thân họ không tự sản xuất tên lửa đẩy. Các tập đoàn tham gia sản xuất tên lửa đẩy cho Nasa hầu hết là các tập đoàn quốc phòng của Mỹ, chẳng hạn như Boeing, Lockheed Martin, Douglas, North American Aviation. Các tập đoàn đó vốn là các công ty tư nhân, đóng vai trò như những nhà thầu quân sự, hàng không vũ trụ, và do lĩnh vực của họ rất nhạy cảm, nên họ bị chính phủ quản lý chặt chẽ .

Nói ví dụ như tên lửa đẩy nổi tiếng Saturn 5 của Mỹ, nó có 3 tầng, mỗi tầng được một đơn vị phụ trách chế tạo. Tầng thứ nhất có sức mạnh lớn nhất được Boeing chế tạo, tầng thứ hai do North American Aviation và tầng thứ ba do Douglas Aircraft Company chế tạo. Tất cả tên lửa đẩy của 3 tầng được chế tạo bởi công ty Rocketdyne. Còn module điều khiển (Instrument Unit) do IBM chế tạo.

Còn mô hình thiết kế, đặt hàng, chế tạo như các công ty công nghệ Mỹ thì hoàn toàn khác bạn nhé. Đấy hoàn toàn là vấn đề làm ăn kinh tế với nhau.
liminzun
TÍCH CỰC
10 năm
Hay quá , vn biết khi nào mới lên nhỉ
Em thì vẫn cứ tin là chú Cuội nhà ta trên đó các bác ợ
Sao mấy bức ảnh có bóng đổ loạn xạ thế. Về lý thuyết thì ánh sáng là ánh mặt trời, ở xa nên bóng đổ phải // với nhau.
Nhìn vào thấy mỗi vật đổ bóng 1 kiểu lại có vật ko đổ bóng.

Có khi nào...

(. )( .)
@TechAn Thế cái gương trên Mặt Trăng được lắp đặt vào Apollo 11 clgv?


@TYA


Đổ bộ lên mặt trăng là sự thật. Sao không nghĩ những tấm màu của bạn qua photoshop làm mất bóng để vu oan mồ hôi công sức hàng trăm ngàn nhà khoa học, kỹ sư, công nhân.
@khongcnten_2007 Bạn vào trang của Nasa xem các ảnh gốc rồi đừng phán dư luận ngta pts cho vui (?)(mà ko biết dư luận có từ trước thời pts hay sau đấy)...
Dự án Apolo11 và 12 hay 14 có ảnh cả đấy. Với cùng biện pháp trên computer thì thấy bóng đêm khác nhau hiện lên. Thế thôi.

Trong topic mình chụp hình 1 cái receiver trong màn đêm. Nó rất tối và bạn ko thể nhận ra những gì chìm trong đó (ko kể chữ "LINE 1" hiển thị bằng đèn) cho tới khi mình dùng 1 xử lý đồ họa cho nó hiện lên (dòng chữ mình đã add)
https://www.tinhte.vn/index.php?posts/42639188

Bạn có thể tự chụp một hình bất kì trong đêm ở xóm bạn, ở Sahara hay trong rừng Cúc Phương gửi lên đây. Mình xử lý giống hệt xem có bị color banding nền đen hay ko nhé. 100% là ko với 1 ảnh gốc ko vẽ thêm bớt (chấp resize, tone sáng tối, bão hòa...đừng ghép ảnh là đc!)
share_it123
ĐẠI BÀNG
10 năm
Bao gio viet nam moi dc len mat trang nhi
@share_it123 Viet Nam len Mat Troi chu ko len Mat Trang nhe! :p
@share_it123 Việt nam mình cũng có Phạm Tuân bay vào vũ trụ đấy trước cả Trung Quốc😃😃😃
mỹ lên mặt trăng là có thật đó.chi phí hết 20 tỷ mỹ kim tính theo thời giá bây giờ.rốt cục Mỹ thấy chương trình đó quá tốn kém mà chả có ích lợi gì về thực tiễn ngoài mấy viên đá mặt trăng vớ vẩn nên đã dừng chương trinh đó lại



Gửi từ iPad của tôi sử dụng Tinhte.vn
jacknms
ĐẠI BÀNG
10 năm
ở đây có ai từng đọc cuốn Lên Trăng xuất bản năm 70 không? 😃
coi mấy tấm ảnh kết nhất là cái máy chụp hình đem theo để chụp ngoài không gian. ba em nói năm đó tivi trong miền nam phát liên tục những hình ảnh video từ lúc phóng tên lửa cho tới quay từ mặt trăng.
Lĩnh vực này thằng Nga mới là trùm. Mấy năm nay nó im hơi do kinh tế ko cho phép
@ogamaprime Bạn nói chuẩn đấy. Trùm xe ôm vũ trụ, ha ha.
Chắc 50 năm nữa sẽ có ngày kỷ niệm 45 năm con người lần đầu tiên đặt chân lên hành tinh Xayda và chụp hình kỷ niệm với Sôn Gô Ku để đăng lên Tinh Tế 😁
uploadfromtaptalk1405522192080.jpg uploadfromtaptalk1405522203398.jpg uploadfromtaptalk1405522219367.jpg

(. )( .)
@kinganhduc.gl Là sợi dây rất bé có bóng in. Sao cọc cờ lớn hơn, "que" lớn hơn lại ko in.
Mình ko hiểu

(. )( .)
@TYA Bạn nên bìn phía rìa phải của anh có 1 phần bóng của cán cờ. Do nguồn sáng khá thấp, cờ cắm thấp hơn và bề mặt mặt trăng ko bằng phẳng nên góc chụp ko thấy phần sát gốc của bóng lá cờ. Bạn có thể thấy bóng của nhà du hành cũng bị kéo dài và mảnh lại rất nhiều.
Có 1 cái ảnh khác trong tư liệu NASA chụp góc khác có thấy bóng.
@TYA Bạn lên mặt trăng rồi à mà thắc mắc 😆. Hài vãi ra.
thinhb1
TÍCH CỰC
10 năm
@TYA Người nhìn vào bức ảnh thì lẽ ra đầu tiên sẽ ngĩ thế này nè bạn : Giả sử ảnh này thực hiện trong trường quay. Tại sao cây cờ đó vẫn ko có bóng ? Vậy suy ra có 1 lý do khác chứ ko phải là do ảnh thực hiện trong trường quay nên ko có bóng.
lemonadess
ĐẠI BÀNG
10 năm
^ Mythbuster cũng giải thích vụ này rồi, đọc ngay câu đầu ấy, hoặc tìm cái tập đó về coi
http://mythbustersresults.com/nasa-moon-landing
@lemonadess Mình đọc thấy hài cái câu đầu. Mô phỏng ánh mặt trời??

(. )( .)
ice_man7989
ĐẠI BÀNG
10 năm
hóng một số fan của thuyết âm mưu vào đặt câu hỏi "sao lại đổ bóng, sao ko có gió mà lá cờ lại bay" rồi "Mỹ dựng phim trường giả mạo" bla bla 😆
nghenói việc đặt chân lên mặt trăng của tàu apollo là giả
@toan tran 1992 Thời đó chiến tranh lạnh, và Lx có kế hoạch trước cả Mĩ nhưng không thành công. Mỹ chậm chân lại lên trước. ... cũng ko biết được

(. )( .)

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019