Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


Nguồn gốc các màu đỏ, vàng, xanh trên đèn giao thông

ND Minh Đức
6/9/2014 20:52Phản hồi: 70
Nguồn gốc các màu đỏ, vàng, xanh trên đèn giao thông
traffic-light-tree.jpg

Đèn giao thông là thứ mà mọi người chúng ta có thể bắt gặp mỗi ngày. Luật "đèn đỏ phải dừng lại, đèn xanh được đi" đã trở thành quy định phổ biến tại khắp nơi trên thế giới buộc mọi người tham gia giao thông phải tuân thủ. Vậy tại sao đèn đỏ thì phải dừng lại còn đèn xanh thì được chạy mà không phải là ngược lại? hoặc tại sao lại không chọn các màu khác đỏ và xanh lá? Để tìm câu trả lời, mời các bạn trở lại khoảng thời gian những năm 1830,...

Tại sao đèn giao thông có màu xanh, đỏ vàng?


Quy định tín hiệu màu sắc giao thông hiện nay bắt nguồn từ hệ thống dùng trong ngành công nghiệp đường sắt vào những năm 1830. Vào thời điểm bấy giờ, các công ty đường sắt đã phát triển một hệ thống đèn báo hiệu để người điều khiển tàu biết khi nào là dừng hoặc tiếp tục đi. Mỗi màu sắc sẽ đại diện cho các hành động khác nhau. Màu đỏ được chọn để biểu thị tín hiệu dừng lại, màu trắng cho phép đi tiếp và màu xanh lá để cảnh báo, thận trọng hơn.

450px-Castleton_East_Junction_signal_box_59_signal_(1).jpg
Hình ảnh trụ đèn báo tín hiệu hiện đại trong ngành đường sắt​

Nguyên nhân màu đỏ, màu của máu, đã là một tín hiệu của sự nguy hiểm từ thời xa xưa. Một số sử gia còn cho rằng các binh đoàn La Mã còn sử dụng các lá cờ màu đỏ như biểu tượng của thần chiến tranh vào những trận chiến cách đây hơn 2000 năm. Rõ ràng, màu đỏ hoàn toàn phù hợp để ra hiệu dừng lại do nó khá kích thích thị giác của con người. Tuy nhiên, việc dùng màu trắng để ra hiệu cho phép được đi tiếp lại xuất hiện nhiều vấn đề.

Điển hình như một vụ tai nạn hồi năm 1914 đã xảy ra, nguyên nhân là do chiếc kính lọc màu đỏ đã bị rơi ra ngoài và để lộ ra bóng đèn màu trắng bên trong. Khi đó, người điều khiển đèn vẫn nghĩ là hệ thống đèn hoạt động bình thường, trong khi người lái tàu lại nhìn thấy màu trắng và nghĩ là mình có thể đi tiếp. Kết quả là, đoàn tàu đó đã đâm vào toa xe lửa phía trước. Trước tình hình đó, ngành đường sắt quyết định chuyển màu xanh lá thành tín hiệu "có thể đi" và màu vàng được chọn để ra hiệu cảnh bảo cẩn thận. Ngành đường sắt cho rằng 3 màu đỏ, vàng, xanh hoàn toàn khác nhau và có thể dễ dàng phân biệt bằng mắt thường.

Hệ thống đèn báo hiệu trên được mang từ đường sắt đến đường bộ như thế nào?

Vào năm 1865, tại London nước Anh, một mối quan tâm được dấy lên trong cộng đồng do lượng xe ngựa kéo ngày càng tăng nhanh và gây nguy hiểm cho người đi bộ khi họ băng qua đường. Khi đó, một kỹ sư và nhà quản lý đường sắt tên là John Peake Knight, người có vai trò quan trọng trong việc thiết kế hệ thống đường sắt tại Anh, đã đến sở cảnh sát London và đề xuất ý tưởng dùng hệ thống trụ đèn tín hiệu trên đường ray xe lửa (semaphore) để trang bị cho đường giao thông bình thường.

1868light.jpg
Trụ đèn giao thông do John Peake Knight đề xuất vào năm 1868​

Theo ý tưởng của John, trụ đèn giao thông sẽ có 1 hoặc nhiều nhánh có thể nâng thẳng đứng lên và hạ xuống theo chiều ngang để chắn đường lại. Vào ban ngày, các nhân viên cảnh sát sẽ điều khiển nó nâng lên hạ xuống để báo cho những chiếc xe ngựa biết khi nào họ phải dừng lại và đứng tránh sang một bên. Vào ban đêm, chiếc trụ được trang bị màu đỏ và xanh lá để báo cho người điều khiển xe biết khi nào được đi hoặc phải dừng lại. Sự kiện này đánh dấu việc đèn tín hiệu giao thông đã chuyển từ đường sắt lên đường bộ thông thường.

Ngay khi đó, đề xuất của John đã nhanh chóng được chấp nhận và vào ngày 10 tháng 12 năm 1868, hệ thống trụ đèn đầu tiên được lắp đặt tại giao lộ Great George và Bridge Street ở London. Và hệ thống đã làm việc rất hiệu quả... cho đến vài tháng sau đó: Một trong những ống dẫn cung cấp khi gas thắp sáng đèn bị rò rỉ. Thật không may, người cảnh sát đang đứng gần đó để điều khiển các nhánh của trụ đèn không nhận thấy việc gas bị rò rỉ. Kết quả là bóng đèn bị phát nổ và nhân viên cảnh sát đó đã bị thiêu cháy. Vì vậy, mặc dù những thành công ban đầu, trụ đèn giao thông ngay lập tức bị hủy bỏ tại Anh.

Sự phát triển của đèn tín hiệu giao thông tại Mỹ

Quảng cáo


traffic-lights-duc.jpg
Không chỉ riêng Mỹ mà tại một số nước khác cũng sử dụng tháp giao thông trong những năm 1910​

Ở phía bên kia bờ đại dương vào những năm 1910 và 1920, các cảnh sát tại Hoa Kỳ cũng sử dụng một cái tháp cao để quan sát tình hình giao thông thuận lợi hơn. Trong suốt khoảng thời gian này, nhân viên cảnh sát có thể dùng hệ thống đèn xanh lá và màu đỏ từ ngành đường sắt để báo hiệu cho các phương tiện biết khi nào được đi hoặc phải dừng lại. Một cách khác cũng được sử dụng là viên cảnh sát sẽ vẩy cánh tay của họ để ra hiệu điều khiển giao thông.

Vào năm 1920 tại thành phố Detroit, Michigan, một cảnh sát tên là William L. Potts đã phát minh ra mô hình tín hiệu giao thông 4 mặt, 3 màu, sử dụng cả 3 màu đỏ, vàng, xanh lá để điều khiển giao thông tại các giao lộ. Việc này đánh dấu sự kiện thành phố Detroit trở thành nơi đầu tiên trên thế giới sử dụng đèn giao thông 3 màu đỏ, vàng, xanh và vẫn còn áp dụng rộng rãi cho đến ngày nay. Thời gian sau đó, nhiều nhà phát minh đã tiếp tục thiết kế lại những mẫu đèn giao thông khác nhau, một số vẫn sử dụng 3 màu đỏ vàng xanh, một số thiết kế khác lại chọn những màu khác. Khi đó, trụ đèn giao thông cần một người thực hiện thao tác đóng cầu dao, ấn nút,... để đổi màu đèn. Và dĩ nhiên, chi phí áp dụng và vận hành đèn giao thông với phương thức trên là khá tốn kém.

marb_4-way04.jpg
Mô hình đèn giao thông 4 mặt, 3 màu do William L. Potts đề xuất​

Vào cuối những năm 1920, một số đèn giao thông tự động bắt đầu được phát minh. Mô hình đầu tiên sử dụng phương pháp đơn giản là đổi màu đèn sau các khoảng thời gian cụ thể. Tuy nhiên, nhược điểm của của phương pháp này là gây ra tình trạng một số xe phải dừng lại, trong khi đường cắt ngang lại không có phương tiện nào băng qua giao lộ. Khi đó, một nhà phát minh có tên Charles Adler Jr. đã đề xuất ý tưởng nhằm khắc phục tình trạng trên.

Theo đó, Alder đã phát minh ra mô hình đèn giao thông có thể phát hiện ra tiếng còi xe hơi. Một microphone được lắp trên điểm giao nhau của 2 con đường. Khi có phương tiện dừng lại, tất cả những gì người lái cần làm là bấm còi để đèn giao thông chuyển màu. Để giữ cho người lái không liên tục bấm còi khiến màu đèn chuyển quá nhanh, Alder còn quy định rằng một khi đèn đã đổi màu thì 10 giây sau nó mới có thể đổi màu lần nữa. Ông cho rằng với khoảng thời gian này thì ít nhất 1 chiếc xe cũng có thể băng qua đường an toàn. Và dĩ nhiên, hệ thống này cũng gây không ít phiền toái cho người đi bộ và các hộ gia đình gần giao lộ bởi tiếng kèn liên tục.

Quảng cáo


console.jpg
Hình ảnh bên trong trung tâm điều khiển tín hiệu giao thông vào những năm 1970​

Đồng thời, nhà phát minh Henry A. Haugh đã đề xuất ý tưởng hệ thống đèn giao thông mới nhằm khắc phục các nhược điểm trước đó. Hệ thống của Haugh sử dụng 2 dải kim loại nhằm phát hiện ra khi nào có xe chạy lên. Khi một chiếc xe đi qua làm cho cho 2 thanh kim loại chạm vào nhau, ánh đèn sẽ sớm được đổi màu để cho phép xe tiếp tục di chuyển về phía trước. Tuy nhiên, mô hình của Haugh đã bộc lộ nhược điểm, một số trường hợp xe không chạy vào đúng điểm cần thiết và hệ thống đổi đèn không thể hoạt động được.

Mãi tới những năm 1950, nhờ sự phát triển của máy tính nên việc đổi màu đèn giao thông dã có bước cải tiến rõ rệt. Đèn giao thông đã hoạt động chính xác, nhanh chóng hơn. Vào năm 1952, 120 chiếc đèn giao thông tại thành phố Denver đã được điều khiển bằng máy tính. Tiếp theo đó vào năm 1967, các thành phố Toronto và Ontario đã chính thức sử dụng hệ thống máy tính chuyên dụng để điều khiển tín hiệu đèn giao thông. Không lâu sau đó, hệ thống máy tính đã có thể kiếm soát tín hiệu giao thông ở 159 thành phố khắp nước Mỹ thông qua đường dây điện thoại. Đồng thời, người điều khiển cũng có thể điều chỉnh thời gian đèn xanh và đèn đỏ một cách nhanh chóng bằng máy tính.

70 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Hệ thống đèn tín hiệu của tây ban nha đang hỗ trợ cho Đà Nẵng là cứ mỗi ngã tư ngã ba là phang ngay 1 cai đèn xanh đỏ vàng ---> tốc độ hạn chế ngay
nhìn cái Cây đèn giao thông, tò mò về con đường quá 😁
Đơn giản vì màu đỏ là nổi nhất. Dù có sương mù hay trong mưa thì Màu Đỏ vẫn dễ nhận biết nhất trong các màu còn lại.
nếu mình nhớ không nhầm, việc sử dụng đèn đỏ còn liên quan đến bước sóng của màu đỏ, theo đó mắt người có thể nhìn thấy rõ nhất/hiệu quả nhất??? Lí do "kích thích thị giác con người" đến từ đó. Bởi vậy, đèn hậu của xe máy, ô tô... (đèn phanh) cũng dùng màu đỏ để mắt người có thể nhận biết được rõ ràng và kịp thời? => bác nào chuyên sâu về vật lý (quang học) giải thích chắc sẽ dễ hiểu và chuẩn hơn!
humadat3
ĐẠI BÀNG
10 năm
@Tovoho chính xác là màu đỏ có bước sóng dài nhất trong vùng ánh sáng khả kiến bác ạ, nên mắt người dễ quan sát thấy từ xa. Bài viết của thớt không đề cập cai này mà chỉ nói màu đỏ là màu của máu là của sự nguy hiểm từ thời xa xưa ..v.v. 😁
@Tovoho ừ, vì bước sóng của màu đỏ có bước song dài nhất trong các màu ánh sáng mà mắt người nhìn thấy. vừa đỡ hại mắt vừa kich thich thị giác
Lịch sử này rất giống với ngành hàng không. Sau một tai nạn chết người, người ta lại đặt ra những quy chuẩn khác nhau.
tuann2
TÍCH CỰC
10 năm
@kevinpham720 Bác nói đúng rồi đấy, bọn tây sau mỗi tai nạn chết người là nó đổi luật hay thay đổi tốc độ, và rất nhiều thứ thay đổi, còn VN mình chết người thì sau vài ngày vài tuần vài tháng vẫn có người chết tiếp mà luật ko có gì thay đổi vậy mà ghế của mấy ông ấy cũng ko đổi, tới lúc bố về hưu con đã lên to gần bằng bố rồi, tội cho dân Việt quá.
1 giàn đèn vãi thật
Trong một chương trình em yêu khoa học mà hồi nhỏ mình xem, có một thông tin mình nhớ là " màu đỏ có ngưỡng màu trùng với ngưỡng sáng" tức là khi có ánh sáng đủ để thấy được thì cũng đủ để nhận được đó là màu đỏ, chính vì vậy mà nó được dùng để báo nguy hiểm

(thêm tí thông tin thôi, cám ơn bài viết hay)
timilac
ĐẠI BÀNG
10 năm
đàn ông thích điều này nhưng
đàn ông không thích đèn đỏ :eek:
CloudNine
TÍCH CỰC
10 năm
@timilac xàm
timilac
ĐẠI BÀNG
10 năm
@CloudNine xàm
Đi nhiều nơi ở VN thấy hệ thống đèn giao thông ở Đồng Nai là khoa học nhất. Kể cả hệ thống Camera giám sát giao thông. Còn hiện đại nhất có lẽ ở Anh, toàn bộ đèn giao thông có cảm biến trên mặt đường, căn cứ vào lượng xe lưu thông mà tự động điều chỉnh cho phù hợp.
@warmboy24 Nói chung là người việt nam đi 2 bánh đều vô ý thức hết trừ 4 bánh ý thức khá tốt. Ok chưa bạn ?
@ThanhNgoc_521 Mình thấy sao nói vậy. Vơ gì hả bạn? Chẳng lẽ k đúng ? Vì dân tứ xứ văn hóa thấp nên họ mới như vậy? Cũng k trách họ được :~
@vubangbtv đồng ý với bạn, vừa rồi có bài báo nói về giao thông ở vn, đồng loạt mọi người đều nói giao thông ở hn lộn xộn nhất vn
có dịp đi côngtác ngoài hn, thấy xe máy chở 3, không mủ bh, đi ngược chiều, qua đường không xi nhan và trước mặt csgt nhưng csgt chả làm gì?! thật khó hiểu!!! ở các tỉnh phía nam thì người dân chấp hành luật gt khá là nghiêm túc.
@D_LIN Ờ thì là dân tứ xứ . đâu phải là dân đồng nai . bình dương cũng đâu kém gì nhẩy :3
CRVinh
ĐẠI BÀNG
10 năm
Bước sóng màu sắc từ dài đến ngắn: đỏ-cam-vàng-lục-lam-tím..., mà bước sóng càng lớn thì tốc độ truyền càng nhanh nên con người lấy 3màu có bước sóng lớn nhất làm đèn báo hiệu (đây cũng là lý do các đèn xe sau thường là màu đỏ)
CRVinh
ĐẠI BÀNG
10 năm
@radiofm cái vận tốc c chỉ áp dụng trong môi trường chân không thui bạn, con trong môi trường chúng ta thì vận tốc của ánh sáng nó khác nhau tuy vào bước sóng
@radiofm thì mình có bảo gì đâu. chỉ nói là trong cùng một môi trường thì tốc độ ánh sáng của mọi bước sóng đều như nhau mà. còn cái 3.10 mũ 8 đấy là tốc độ trong chân không và đã được lấy làm tròn thôi. Và dĩ nhiên mắt con người không đủ nhanh để phân biệt được tốc độ ánh sáng ở những môi trường khác nhau vì một điều đơn giản là nó quá nhanh.
CRVinh
ĐẠI BÀNG
10 năm
@chàng trai cô đơn 95 uhm, mình cũng chỉ nêu ý kiến thui, không có gì cả, nhưng ít ra nó cũng dễ nhận biết hơn những màu khác 😁
@vinh661992 màu đỏ là cái màu kích thích thị giác tốt nhất, hơn nữa nó lại là màu có thể nhìn rõ trong sương mù. Còn màu xanh là màu của hoà bình, nhẹ dịu nên không cần chói như màu đỏ, người ta vẫn bảo bật đèn xanh lại còn =))~.
có nhiều yếu tố khoa học quan trọng mà bài viết bỏ qua.
Đối với 1 số người ở VN thì màu gì nó cũng có ý nghĩa là được đi
Gac0i
ĐẠI BÀNG
10 năm
@nightfox23 Với em thì đèn nào cũng đi, e là dược sĩ, k a nào bắt he hé....đùa xíu thôi...
@nightfox23 Đèn đỏ là được đi, đèn vàng là tăng tốc, đèn xanh là hết ga
đèn đỏ đôi khi vẫn đi tiếp.ý thức màu xanh mà
Nói ngắn gọn và chuẩn thì màu đỏ và màu xanh lá cây là 2 trong 3 màu cơ bản ký hiệu rgb mà mắt người rễ nhìn nhất! Màu vàng là do 2 màu đó tạo ra nên đặt ở giữa!@@
đèn vàng là bực nhất, theo luật thì khi có đèn vàng, xe nào nếu đã chạm vạch hoặc đi qua vạch rồi thì đc đi tiếp, còn xe nào chưa qua vạch thì dù có sát vạch 1cm cũng ko đc qua. Điều này dẫn đến hệ quả là nhiều người phanh gấp khi gặp đèn vàng nếu muốn tuân thủ luật giao thông, thành ra khiến các xe đi sau ko kịp trở tay, tông luôn vào mình, mà nếu cứ cố vượt thì lại bị mấy anh giao thông hỏi thăm, chả biết phải làm sao luôn, em đã từng là nạn nhân của cái đèn vàng này :mad:
@O.R.A.N.G.E Nguyên nhân là đèn vàng khi xe qua vạch vẫn bị mấy anh "ko ai ưa" hỏi thăm là vì hướng bên kia đường khi đèn đỏ còn 2~3 giây các vị đã nhấn ga rồi, thành ra các anh cho là mình vượt đèn đỏ trong khi người vượt lại không vấn đề gì, giao thông VN tình trạng này xảy ra thường xuyên., lúc đó có cãi đằng trời vẫn cầm biên lai lên cục thuế mà nộp phạt.
@O.R.A.N.G.E Đa số các đèn giao thông đều có đồng hồ đếm ngược mà bác. Thấy đèn xanh đếm gần hết thì nghĩa là sắp đến đèn vàng. Chạy chầm chậm thôi, nếu có ý định dừng thì nhấp nháy cái thắng (bóp nhẹ) để nó sáng đèn nhằm mục đích báo hiệu cho mấy thằng phía sau là tao sắp dừng.
@O.R.A.N.G.E ko biết luật ở vn thế nào.
luật úc thì cứ đâm đít là lỗi. bác chạy sau thì phải dựa vào tốc độ đang chạy để canh khoảng cách với xe trước cho phù hợp. bác phải lun trong tình thế là xe trước nó thắng gấp - kể cả đứng xe hay lếch bánh, lúc đó bác cũng thắng theo là ko đụng. cho nên cứ đâm đít là lỗi hết.
@O.R.A.N.G.E Đèn vàng theo mình đánh giá là đèn quan trọng nhất, tắc hay ko tắc là ở nó. Nó ra đời để tránh xung đột khi chuyển giao giữ 2 trạng thái đi hay dừng, thời gian đèn vàng đủ để các phương tiện di chuyển làn khác đi qua giao lộ xong xuôi thì làn kia mới bắt đầu được di chuyển. Thế nhưng ở VN thì không, cứ lao thôi, chính vì thế mà cứ khi chuyển đèn tín hiệu lợi dụng trong lúc nhập nhoạng ấy là đâm vào nhau lao vào nhau tranh cướp đường. Ngay cả những tuyên truyền, panel, nào là quảng cáo Honda... ở nước ta lúc nào cũng có 1 câu cửa miệng là "đèn đỏ là phải dừng lại", tại sao ko tuyên truyền thẳng luôn là "đèn vàng, đèn đỏ là phải dừng lại" đi, chỉ có đèn xanh là đc đi thôi. Vì nó ăn sâu vào tiềm thức, và những lớp trẻ em mới lớn sinh ra rồi. Chán (Nhưng mình vẫn thường xuyên vượt đèn đỏ, hehe)
không liên quan chứ nhiều thằng chạy SH, Shark hay AB, Ex nhìn bảnh bao lắm, chứ mà làm cái đèn xinhan màu trắng huỳnh quang nhìn ức chế vl, ghét thể loại màu mè đú đởn đó... tao mà làm luật là tao phạt hết!
Giờ cầu vượt nhiều tầng đang là lựa chọn hay và hiện đại 😁
Mình thấy hệ thống đèn giao thông trên Đà Lạt làm rất khoa học😁
vtcg
ĐẠI BÀNG
10 năm
@baohen1510 Bác nào Đà Lạt vào confirm cái nhỉ?
Ps: Đà Lạt có đèn giao thông ah?

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019