Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


Công nghệ chống lóa lấy ý tưởng từ mắt của loài bướm đêm

bk9sw
13/5/2010 15:59Phản hồi: 3
Công nghệ chống lóa lấy ý tưởng từ mắt của loài bướm đêm
Người sử dụng các thiết bị có màn hình hiển thị thường gặp nhiều bất tiện khi ánh sáng chói chiếu vào màn hình khiến chúng bị mờ, khó nhìn. Ngay cả trên xe hơi, ánh sáng chiếu vào táp lô có thể khiến người tài xế không kiểm soát được tốc độ gây nên những tai nạn đáng tiếc. Nhằm khắc phục nhược điểm trên, các nhà khoa học đến từ viện cơ học vật liệu IWM Fraunhofer tại Freiburg, CHLB Đức đã phát triển một lớp phủ bề mặt nano sử dụng cho các màn hình và mắt kiếng. Lớp phủ ngoài này không những hoàn toàn không phản xạ ánh sáng mặt trời mà còn chống trầy xước và dễ dàng được lau chùi. Ý tưởng công nghệ này được lấy từ loài bướm đêm.


Bướm đêm buộc phải ẩn mình trước những động vật săn mồi khác khi tìm kiếm thức ăn trong bóng tối. Nhằm ngụy trang, bề mặt mắt của bướm đêm hoàn toàn không phản xạ ánh sáng trong khi mắt của những loài côn trùng khác lại sáng mờ mờ do chúng phản xạ lại 1 phần ánh sáng.

Các nhà khoa học tại Fraunhofer cho biết trong mắt loài bướm đêm có các nút lồi siêu nhỏ, nhỏ hơn cả bước sóng ánh sáng. Các nút lồi này định hình một cấu trúc có tính chu kỳ trên bề mặt các mắt của bướm đêm. Cấu trúc siêu nhỏ tạo nên một sự chuyển tiếp giữa chiết suất của không khí và giác mạc qua đó giảm bớt sự phản xạ ánh sáng.

Quy trình:


Trái với các phương pháp truyền thống - vật liệu thường được phủ lớp chống lóa tại một công đoạn riêng biệt sau khi sản xuất, các nhà khoa học đã điều chỉnh khung phun để truyền các cấu trúc nano (cấu trúc tương tự trong mắt bướm đêm) lên trên bề mặt vật liệu trong suốt quá trình chế tạo, cắt bớt 1 công đoạn dư thừa.

Các nhà nghiên cứu đã phát triển một loại vật liệu bền để tái tạo cấu trúc chống lóa bề mặt. Theo giáo sư Frank Burmeister - nhà quản lý dự án tại IWM: "Chúng tôi sử dụng vật liệu này để phủ lên khuông. Khi polymer tan chảy được đổ vào khuông, các cấu trúc nano sẽ được truyền trực tiếp vào bộ phận do khuông đã được phủ sẵn vật liệu. Vì không cần thực hiện thêm công đoạn thứ 2, các nhà sản xuất có thể vừa giảm được chi phí sản xuất, vừa tăng tính hiệu quả."

Theo Burmeister, thông thường thì các bộ phận phải được xử lý qua một công đoạn riêng để phủ lớp chống lóa. Những loại thủy tinh plexi hay một số chất phủ chống lóa rất nhạy và dễ bị trầy. Vì vậy, nhằm khắc phục nhược điểm này nhóm nghiên cứu đã chế tạo các bề mặt có khả năng chống trầy và dễ lau chùi. Để thực hiện, họ sử dụng chất hữu cơ siêu mỏng polyurethane để đổ ngập vào khung phun.

Chất hữu cơ này sẽ tràn vào các khe hở và khô cứng lại tạo thành một lớp phủ polyurethane siêu mỏng. Tại đây, các cấu trúc bề mặt tác động quang học có độ dày 1/10000mm sẽ được tái tạo.

Ngoài các ứng dụng trên, ngành công nghiệp xe hơi cũng được hưởng lợi tư công nghệ này. Các nhà khoa học hướng đến phát triển các cấu thành khiến chiếc xe vừa thêm phần cuốn hút vừa có lớp vỏ bền và dễ làm sạch.

Nguồn: Gizmag
3 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Thanh COC
TÍCH CỰC
14 năm
cái nỳ pao giờ thì có ở Việt Nam nhỉ?hix2😁
hí hí , cũng có cùng câu hỏi :happy:
ahxdtngh
TÍCH CỰC
14 năm
Ôi bướm đêm ơi tao yêu mày quá. Thế này thì khỏi lo hại mắt rồi. Chỉ sợ giá nó cao quá thì... 😔

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019