Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


aptX là gì và liệu nó có cải thiện chất lượng âm thanh truyền qua Bluetooth?

bk9sw
24/12/2014 14:7Phản hồi: 63
aptX là gì và liệu nó có cải thiện chất lượng âm thanh truyền qua Bluetooth?
aptX_01.jpg
Khi các thiết bị âm thanh dùng kết nối Bluetooth đang trở nên phổ biến hơn thì chuẩn aptX cũng bắt đầu xuất hiện trên nhiều sản phẩm. Vậy aptX là gì và nó đóng vai trò như thế nào đối với chất lượng âm thanh? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu sơ lược về aptX và qua đây các bạn sẽ có thể đưa ra những quyết định chính xác khi chọn mua tai nghe/loa Bluetooth và nguồn phát nhạc tương thích.

aptX là gì?


aptX.jpg

aptX (trước đây viết là apt-X) là một bộ thuật toán mã hóa/giải mã (codec) âm thanh nén kỹ thuật số. aptX được bán triển vào những năm 1980 bởi giáo sư Stephen Smyth và là một phần của nghiên cứu tiến sĩ của ông tại trường khoa học máy tính, kỹ thuật điện, điện tử thuộc đại học Queen, Belfast, Bắc Ai Len. Bộ mã hóa/giải mã âm thanh aptX được giới thiệu lần đầu tiên tại thị trường thương mại dưới dạng một sản phẩm bán dẫn, cụ thể là một mạch tích hợp DSP được lập trình đặc biệt có tên APTX100ED. Mạch bán dẫn này nhanh chóng được các nhà sản xuất thiết bị phát thanh tự động đón nhận bởi họ cần một giải pháp lưu trữ âm thanh chất lượng CD trên ổ cứng máy tính để có thể phát lại tại các chương trình radio cũng như thay thế công việc của DJ.

Sau lần xuất hiện đầu tiên vào đầu thập niên 90, hệ thuật toán aptX dành cho dữ liệu âm thanh nén theo thời gian thực tiếp tục được mở rộng và xuất hiện trên nhiều dạng từ phần mềm, phần sụn (firmware) cho đến các phần cứng có thể lập trình dành cho các hệ thống âm thanh chuyên nghiệp, TV, phát thanh radio và thiết bị điện tử tiêu dùng, đặc biệt là các ứng dụng trong lĩnh vực âm thanh không dây, âm thanh không dây độ trễ thấp cho nhu cầu chơi game, xem phim và hội thoại VoIP. Thêm vào đó, bộ mã hóa/giải mã aptX có thể được dùng thay cho SBC - bộ mã hóa băng tần con (sub-band coding) được Hiệp hội Bluetooth SIG ban hành dành cho chuẩn Bluetooth A2DP (Advanced Audio Distribution Profile) để truyền tải âm thanh stereo/mono chất lượng cao.


Ngày nay, bộ mã hóa/giải mã aptX được sử dụng trên các ứng dụng thương mại như trên thiết bị điện tử và các hệ thống âm thanh trên xe hơi. aptX cho phép truyền (stream) âm thanh stereo chất lượng cao theo thời gian thực qua kết nối Bluetooth A2DP giữa thiết bị nguồn phát (điện thoại, máy tính bảng, máy tính) và phụ kiện phát (loa, tai nghe Bluetooth).

Lợi ích của aptX:

Harman_Kardon_BT.jpg
Harman Kardon BT - một trong số những mẫu tai nghe Bluetooth tích hợp aptX.

Hiện nay nhiều sản phẩm âm thanh Bluetooth như loa và tai nghe đã được tích hợp chuẩn aptX và bạn có thể nhận thấy qua một con tem hoặc dấu hiệu dán ngoài bao bì sản phẩm. aptX hứa hẹn sẽ mang lại chất lượng âm thanh tương đương CD qua kết nối Bluetooth nhưng chúng ta đều biết rằng âm thanh khi được truyền qua Bluetooth chắc chắn sẽ bị nén và dữ liệu cũng thất thoát ít nhiều. Do đó, âm thanh truyền qua giao tiếp không dây sẽ không thể bằng giao tiếp dây dẫn thông thường. Như vậy, aptX liệu có thể cải thiện chất lượng âm thanh phát qua Bluetooth và cải thiện được bao nhiêu?

Trước khi nói đến aptX thì chúng ta cần hiểu sơ lược về âm thanh kỹ thuật số và Bluetooth nói chung. Có thể hình dung đơn giản âm thanh kỹ thuật số là một "bộ sưu tập" các mẫu sóng âm, mỗi sóng âm giống như một thời khắc. Thay vì ổn định thì làn sóng âm này mấp mô , tựa như một loạt các bức ảnh chụp nhanh liên tiếp nhau. Với loạt "ảnh chụp" hay các "mẫu sóng âm", một thiết bị phát có thể là điện thoại hay máy tính sẽ chuyển đổi chúng thành một đoạn sóng âm hoàn chỉnh, cho ra âm thanh mượt mà, liên tục. Mặc dù đĩa CD không phải là thứ có thể lưu trữ âm thanh tốt nhất nhưng nó lại là thứ phổ biến nhất. Âm thanh trên một chiếc đĩa CD có 44.100 mẫu mỗi giây, mỗi mẫu có một giá trị từ khoảng giữa 0 đến 65.535 (còn gọi là 16-bit).

Tỉ lệ 16-bit/44 kHz của đĩa CD tương đương 10 MB mỗi phút đối với âm thanh stereo. Mặc dù dung lượng này không lớn so với khả năng lưu trữ của thiết bị ngày nay nhưng nó vẫn quá lớn để bạn có thể nghe trực tuyến trên Web hoặc lưu trên các thiết bị di động. Do đó, chúng ta cần một chuẩn âm thanh nén giống như MP3. Khi âm thanh được nén và lưu ở định dạng MP3 thì mỗi phút âm thanh chỉ nặng khoảng 1 MB. Dĩ nhiên, âm thanh được nén sẽ không có chất lượng tốt bằng âm thanh không nén. Đôi khi bạn vẫn có thể nhận ra sự khác biệt giữa 2 loại âm thanh này chỉ với một chiếc tai nghe giá rẻ.

Chuyển sang Bluetooth thì đây là một phương pháp truyền tải không dây năng lượng thấp được thiết kế để 2 thiết bị có thể dễ dàng truyền dữ liệu với nhau ở cự ly gần. Cũng giống như các phương pháp truyền tải không dây khác, Bluetooth có băng thông giới hạn. Chuẩn Bluetooth được Ericsson phát minh vào năm 1994 và đến nay đã được cải tiến rất nhiều với chuẩn mới nhất là Bluetooth 4.2. Khi Bluetooth được cải tiến thì băng thông hay có thể hình dung là kích thước "ống dẫn" không dây để truyền dữ liệu cũng tăng lên. Tuy nhiên, Bluetooth không có băng thông rộng như Wi-Fi.

Để truyền tải âm thanh, Bluetooth sử dụng bộ mã hóa SBC như đã nói ở trên. SBC không được thiết kế để truyền âm thanh độ thực cao (Hi-Fi) mà nó được thiết kế để sử dụng càng tiết kiệm năng lượng càng tốt. SBC đủ tốt để bạn có thể nghe nhận cuộc gọi, tức là khi bạn nghe điện thoại qua tai nghe Bluetooth. Tuy nhiên với âm nhạc thì chất lượng âm thanh sẽ giảm đi rất nhiều trong quá trình tái mã hóa.

Quảng cáo



Thêm vào đó, âm thanh được nén truyền qua Bluetooth lại tiếp tục được nén. Nếu bạn phát các bài nhạc MP3 trên điện thoại thì những bài nhạc này sẽ được giải mã sau đó nén lại một lần nữa bởi SBC để truyền đến tai nghe không dây. Do đó âm thanh tiếp tục bị mất chất lượng.

aptX hơn gì so với SBC?

aptX_graph.jpeg
Thử nghiệm phát âm thanh giữa Samsung Galaxy S III và loa Bluetooth của Cambridge Audio. Màu đỏ là SBC, màu xanh là aptX, tỉ lệ cho thấy độ méo âm xảy ra khi 32 tone cách đều được phát qua loa bằng cả 2 bộ giải mã. SBC có độ méo cao hơn.

Trở lại với aptX, nó vẫn nén âm thanh nhưng chỉ là một kiểu nén khác. Trong khi MP3 sử dụng mô hình tâm thính học (psychoacoustic model) để nén dữ liệu thì aptX sử dụng mô hình phân tích theo miền thời gian ADPCM (Adaptive differential pulse-code modulation) - điều chế mã xung chênh lệch tương hợp. Đây là một khái niệm phức tạp, nói cho đơn giản là ADPCM sử dụng ít bit dữ liệu hơn trên mỗi mẫu do đó dung lượng sẽ nhỏ hơn.

CSR - công ty sở hữu các sáng chế về bộ mã hóa/giải mã aptX cho rằng với aptX thì nguồn âm thanh được truyền tải qua Bluetooth dù được lưu trữ dạng nén hay không nén vẫn giữ được chất lượng cao. Chìa khóa ở đây là cả 2 sản phẩm gồm nguồn phát (điện thoại, máy tính bảng) và thiết bị phát (tai nghe, loa) đều phải được tích hợp chuẩn aptX để khai thác lợi thế từ công nghệ này. Nếu chỉ 1 trong 2 thiết bị sở hữu aptX thì SBC sẽ được sử dụng thay thế.

Một nghiên cứu cho thấy nếu như nguồn phát (điện thoại) và thiết bị phát (tai nghe) đều có khả năng giải mã codec, chẳng hạn như MP3 hay AAC thì bài nhạc sẽ không bị mã hóa lại bằng SBC hay aptX khi truyền qua Bluetooth.

Quảng cáo



Vậy aptX có thật sự cải thiện chất lượng âm thanh? Phương pháp nén tốt hơn luôn mang lại chất lượng âm thanh tốt hơn. Tuy nhiên, vấn đề ở đây là bạn không biết được khi nào âm thanh được xử lý bởi aptX cho dù bạn có cả 2 thiết bị dùng chuẩn này. Trên hầu hết các sản phẩm được tích hợp aptX thì chúng vẫn không có dấu hiệu cho biết khi nào aptX được kích hoạt. Vấn đề có thể được giải quyết bằng một chiếc đèn LED nhỏ hay một tiếng bíp nào đó phát ra từ thiết bị.

Nói chung aptX có thể mang lại chất lượng âm thanh tốt hơn so với SBC. Mặc dù vậy, chất lượng âm thanh cũng phụ thuộc nhiều vào thiết bị, chẳng hạn như nguồn phát có chip xử lý âm thanh hay tai nghe chất lượng cao và cách thiết bị được khai thác.

Để biết thiết bị của mình có tích hợp aptX hay không, bạn có thể xem danh sách tại đây.

Theo: CNET; Mở rộng: aptX; Wikipedia [1]; [2]
63 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

cái kết quề vốn thật. mà thật sự thì cũng muốn trải nghiệm aptx. trước giờ nghe nhạc qua bluetooth nói thật là tệ khủng khiếp.
@saudita2711 mình cũng bất ngờ, nói chung thà đưa lên để ae biết còn hơn bị mìn 😁
halong76
ĐẠI BÀNG
8 năm
@saudita2711 Mình đã thử cùng một file nhạc phát trên lap dùng card sound ngoài. Cũng file nhạc đó phát trên điện thoại G2 kết nối với lap qua bluetooth cũng truyền ra bộ stereo qua card sound đó. Nghe không thấy có sự khác biệt bạn ah. Còn chất lượng nhạc cũng phát trên G2 phát qua bộ stereo qua EZcast thì không thể nghe nổi. Rút ra một trải nghiệm là âm thanh kết nối không dây qua bluetooth cũng không khủng khiếp như bạn nói.
halong76
ĐẠI BÀNG
8 năm
@saudita2711 Mình đã thử cùng một file nhạc phát trên lap dùng card sound ngoài. Cũng file nhạc đó phát trên điện thoại G2 kết nối với lap qua bluetooth cũng truyền ra bộ stereo qua card sound đó. Nghe không thấy có sự khác biệt bạn ah. Còn chất lượng nhạc cũng phát trên G2 phát qua bộ stereo qua EZcast thì không thể nghe nổi. Rút ra một trải nghiệm là âm thanh kết nối không dây qua bluetooth cũng không khủng khiếp như bạn nói.
bakery00
TÍCH CỰC
9 năm
nói chung là tai người k cảm nhận đc, có cũng đc mà k có cũng k sao
Trãi nghiệm sẽ biết thôi :rolleyes:
Không dây chỉ được cái tiện lợi & mốt. Nếu xét về chất lượng thì có dây vẫn tốt hơn không dây.
Ngày xưa đi làm. Văn phòng có wifi. Mọi người ai cũng bật wifi (laptop), riêng mình thì cắm dây LAN, mặc dù ai cũng ngồi 1 chỗ.
Sau đấy là tay cầm máy chơi game (controller). Anh em mọt game đều dùng tay cầm có dây hết. Thử nghiệm đánh 1 bài quyền, bấm hết bài thì máy mới chỉ đánh được 2/3 (dây), còn không dây là 1/2. Chưa kể pin yếu đúng lúc quan trọng thì... 😕
Tai nghe thì mình đang dùng 1 con Senn, chỉ để nghe điện thoại thôi. Ngày xưa đi mua, chọn con này, nhân viên tư vấn nhắc ngay là không hỗ trợ nghe nhạc. Mình vẫn lấy. Ai cũng ngạc nhiên. Hóa ra người khác mua đều muốn phải nghe nhạc được mới chịu. Nghe tai dây không hay hơn à?
Do Bluetooth có băng thông giới hạn nên truyền âm thanh qua bluetooth phải thực hiện nén, thuật toán nén trong Bluetooth A2DP (thông dụng hiện nay) theo bài viết thì không bằng APTX. A2DP thì phù hợp để nghe nhận cuộc gọi, tức là khi bạn nghe điện thoại qua tai nghe Bluetooth còn với âm nhạc thì chất lượng âm thanh sẽ giảm đi rất nhiều.
Ngày nay, wifi phát triển rất đại chúng và Apple đã phát triển để truyền âm thanh không dây chất lượng cao sử dụng sóng wifi gọi là Airplay.
Tính năng Airplay có sẵn trong hầu hết các thiết bị của Apple: iphone, ipad, ipod, itunes, mac và cả apple tv. Bạn có thể trãi nghiệm tính năng Airplay bằng cách gắn thêm một kit airplay receiver như: Apple Airport Express giá khoảng 99$ hoặc AirplayCar kit giá dưới 45$
nói thật là người bình thường có mà cảm nhận được cái "beep" sự khác nhau giữa 2 cái này. nẫu ruột
Aptx nghe âm trong hơn, nhưng công suất loa vẫn phải cao thì mới nghe cho to dc
longxek8x
ĐẠI BÀNG
9 năm
cái tên hãng này nghe lạ nhỉ, mà cũng hơi quen, mình nhớ là nó giống loại thuốc độc teo nhỏ trong truyện Conan, hình như là aptx-4869 thì phải 😆
aptX hứa hẹn sẽ mang lại chất lượng âm thanh tương đương CD qua kết nối Bluetooth nhưng chúng ta đều biết rằng âm thanh khi được truyền qua Bluetooth chắc chắn sẽ bị nén và dữ liệu cũng thất thoát ít nhiều.
?? Nén thì liên quan gì đến bluetooth nó được nén sẵn từ trước rồi ví dụ như MP3. Bản thân tai nghe là một máy phát. Máy tính điện thoại có buletôth đóng vai trò truyền tín hiệu số thôi.
phuongarch
TÍCH CỰC
9 năm
@hieupy89 Mp3 đã nén nhạc một lần rồi, để truyền tín hiệu từ nguồn qua thiết bị phát bằng bluetooth thì sẽ bị nén thêm phát nữa, nên chất lượng âm thanh sẽ bị suy hao. Ai chuyên nghe nhạc lossless sẽ thấy tai nghe bluetooth là đồ bỏ đi.
bobo19966
ĐẠI BÀNG
9 năm
@phuongarch Mình chuyên nghe lossless đây và atpX bác chưa test thì đừng nói nhé, mới làm con tai nghe aptX đây, nghe còn sướng hơn cả cái tai có dây cả củ 😁
@hieupy89 Nó sẽ nén thêm lần nữa, có đọc hết ko?
kien910
ĐẠI BÀNG
9 năm
Aptx4869 😆


Gửi từ iPhone 5 của tôi sử dụng Tinhte.vn
VNS_n
ĐẠI BÀNG
9 năm
@kien910 Mình đăng nhập chỉ để like cho bạn ^^"
lom-com
TÍCH CỰC
9 năm
@VNS_n Like xong rồi thì đi ra đi :eek:😁:D:D
APTX4869 có tác dụng teo nhỏ 😆
[ tf ]
TÍCH CỰC
9 năm
@duylinh201292 chuẩn khỏi cần cmn chỉnh, biết mỗi cái aptx4869
dù sao cũng hoan nghênh, các hãng như B&O, Sen, Sony... cũng đã bắt đầu quan tâm rồi, wireless phiền phức, lằng nhằng, cái gì cải tiến được thì cứ cải tiến, vấn đề chỉ là thời gian để nó hoàn thiện thôi.
Dùng tai Bluetooth tiện thật nhưng cứ một tg là lại xuống cấp nhiễu trầm trọng !
clapika
TÍCH CỰC
9 năm
Ôi cái định mệnh! Không có 1 sản phẩm nào của Bose nằm trong danh sách các thiết bị được hỗ trợ là sao???
aptx (4869) là một loại thuốc do thành viên Sơri của tổ chức áo đen chế tạo có khả năng gây tử vong hoặc làm teo nhỏ người. :rolleyes:
thực sự thì mình k hiểu cái công nghệ aptx nhiều lắm nhưng đang sử dụng LG Hbs-730 cảm thấy âm thanh rất đã, ngày xưa nghe nhạc sàn chỉ thích dùng tai nghe có dây cho chuẩn âm thanh tốt nhất nhưng từ ngày dùng e qua e hbs 730 mình thất rất oke.. chất lượng âm thanh rất chuẩn, mọi loại nhạc đều rất hay, đặc biệt pin nó rất trâu... chưa bjo mình hài lòng tai nghe bluetooth nào như e này. mấy e jaba công nghệ rất cao nhưng nghe nhạc thì rất bình thường, cũng có thể mình chưa dùng sp hay hơn của hãng
@thinhanquoc klq nhưng mà cái avatar của bác giống bác hiệp xì ke nhà mình thế??? hay là người yêu =))
linhnt68
ĐẠI BÀNG
9 năm
@thinhanquoc Mình bổ sung thêm là tai nghe aptX phải xài với điện thoại có aptX nữa mới cho âm thanh hay nhất.

Mình thì đang xài LG G Pro và LG HBS-730 + Viper4Android (có bật Viper-DDC cho tai nghe này lun - để cho chất lượng nghe như trong phòng thu) nghe rất hay. Sau khi xài combo này rồi thì mình không hiểu sao trước đây mình lại cho rằng cái tai nghe Audio Technica và Bose (dây) lại hay thế không biết??! 😃

Mình phát hiện là nếu điện thoại có aptX thì cái tai nghe 730 sẽ không còn chỉnh equalizer (bằng cách bấm cả 2 phím volume) được nữa, nên đây cũng là cách check máy có aptX support hay không! Con G Pro của mình không được liệt kê có hỗ trợ aptX nhưng bằng cách này mình cam đoan nó chơi aptX ngon lành, nhưng phải xài rom của LG, chứ CM hay MIUI thì...điếc! (xài rom CM thì mình chỉnh equalizer trên 730 bình thường)

Về pin thì 730 một tuần nghe gọi là bình thường lun nhé!

LG có con HBS-800 còn ghê hơn, offers "JBL's signature sound," active noise-canceling technology, and Google Voice Actions Integration to the feature set found in the HBS-730... mà mắc gần gấp đôi 730 nên ...vẫn chưa có dịp xài he he...

IOS đi cặp với tai nghe LG này không hợp, mất sóng liên tục! (bạn mình xài với iPhone 5, nhét iPhone túi sau quần zin bên phải là chập chờn, bên trái thì OK?!). May mà iPhone chưa bao giờ là Fan của mình 😃

Tóm lại HBS-730 là HIGHLY RECOMMENDED!

Update:
Trong Viper4Android thì ngoài cái Viper-DDC: enabled + Listening Device: LG - HBS-730 mình còn setup một số thứ theo gu của mình:
- PlaybackAGC: enabled (có vẻ dynamic hơn một chút)
- ViperBass: enabled Bass Frequency: 100 Hz, Bass Boost: 10.0 dB hơi nhiều một chút nhưng 8.0dB thì lại hơi ít 😃. Cái hiệu ứng viperBass này khác với mấy cái hiệu ứng bass khác, nghe rất rõ khi kết hợp với Viper-DCC.
- FX Compatible Mode: Compatible - để không bị tình trạng lâu lâu lại mất hiệu ứng viper-DCC, rất khó chịu!

HBS-900 thêm mấy cái này mà mắc gấp 3 lần HBS-730, "thiệt là có đáng không dzị!"
  • Harmon Kardon Signature Sound
  • Retractable Earbuds With Wire Management (dây rút chỉ tổ hay kẹt)
  • Stylish & Sleek Design
  • Jog Button
Đọc review thì thấy tiếng nó to gấp đôi 800 (nhưng mà bằng 730 là sao?), sóng mạnh gấp đôi 800 (cũng lại bằng 730 nữa?)
nukenuky
ĐẠI BÀNG
9 năm
@linhnt68 Rất cảm ơn bạn vì thông tin rất hữu ích, mình dùng LG G3 + HBS 730, vừa cài viper và bật DDC lên, cảm nhận cứ như các hiệu ứng linh tinh được loại bỏ hết, âm thanh thật tuyệt vời như phòng thu. Đành rằng đã không dây thì coi trọng sự tiện lợi hơn, nhưng âm thanh như vầy thì hơn mong đợi rồi. So với Sony MW600 mình từng dùng thì combo này hay hơn hẳn 1 bậc.

Mình bấm giữ cả tăng và giảm volume thì chỉ nghe beep thôi chứ chẳng thấy hiệu ứng equalizer gì thay đổi, như vậy có giống như bạn nói ở trên không?

Ngoài HBS 800 mới thì LG vừa ra 900 rồi. Tuy nhiên mình vẫn thích 730 hơn vì 800 thì củ tai dài hơn, đeo vào thấy thừa ra ngoài chứ không nằm gọn trong tai như 730. 900 thì form cứng chứ không còn mềm dẻo nữa. Nên theo mình chọn 730 là hợp lí nhất

Pin thì 730 đúng là trâu bò thật. Bạn nào dùng điện thoại LG thì rất nên cân nhắc em này, https://www.tinhte.vn/threads/danh-gia-tone-730-tai-nghe-bluetooth-dang-gia-cua-lg.2167684/
linhnt68
ĐẠI BÀNG
9 năm
@nukenuky Đúng là như vậy đó bác! Bác thử pair 730 với iPhone hay bất kỳ con điện thoại không hỗ trợ aptX nào khác sẽ thấy chức năng equalizer làm việc tuần tự từ "bình thường" đến "tăng bass" và "tăng treble"

Đã ra 900 rồi a? Để xem có gì hay ko? 😃
halong76
ĐẠI BÀNG
8 năm
@thinhanquoc Theo mình thì tín hiệu chuyển vào tai nghe qua sóng bluetooth cơ bản nó không suy hao, nghe hay hay dở là do chính mạch khuếch đại của cái tai nghe đó. tai nghe có dây thì nó không cần mạch khuếch đại của tai nghe mà lúc đó tai nghe chỉ như một cái loa. Còn tai nghe bluethooth nó như một một loa và âm ly thu nhỏ. Bộ giải mã mà khuếch đại của tai nghe có tốt thì âm thanh mới hay.
chán nhỉ 😆 thôi nghe có dây cho lành
Anhbannho289
ĐẠI BÀNG
9 năm
This is APTX-4869.
Conan findding.....
devx
ĐẠI BÀNG
9 năm
Một trong những điểm yếu của loa bluetooth đó là độ trễ. Nó gây rất nhiều phiền phức đối với những người có nhu cầu chơi game hoặc nổi hứng gẩy guitar điện trên ipad chẳng hạn.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019