[Kickstarter] WarkaWater - Tòa tháp tre được thiết kế để tận dụng nguồn nước từ không khí

ND Minh Đức
12/1/2015 10:14Phản hồi: 55
[Kickstarter] WarkaWater - Tòa tháp tre được thiết kế để tận dụng nguồn nước từ không khí
warka2.jpg
Tháp WarkaWater là một dự án Kickstarter khởi xướng bởi kiến trúc sư Arturo Vittori nhằm tận dụng tối đa nguồn nước trong không khí, sương mù,... Với nguồn vật liệu chủ yếu là tre, tháp WarkaWater là một trong những đại diện cho xu hướng thiết kế "tận dụng vật liệu sạch, xanh, giá rẻ từ thiên nhiên kết hợp với thiết kế tối giản để phục vụ cho con người". Hiện tại, WarkaWater đã vượt qua các bài thử nghiệm với kết quả khá khả quan, hứa hẹn sẽ được áp dụng rộng rãi tại nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển.

Tháp WarkaWater cao khoảng 9 mét, rộng gần 4 mét với phần thân được tạo thành từ những thanh tre mảnh, đan lại với nhau theo dạng mắt cáo. Một phần xung quang khung sườn được bao phủ bởi lớp polyeste mỏng màu da cam, thoạt nhìn như một tác phẩm nghệ thuật hơn là một hệ thống lấy nước thật sự. Đỉnh tháp được trang bị thêm các tấm phản quang để ngăn chặn chim chóc đến cản trở quá trình hoạt động của hệ thống. Được thiết kế bởi kiến trúc sư Arturo Vittori và nhóm của ông tại Architecture And Vision, (Italia) WarkaWater có khả năng tận dung tối đa nguồn nước từ không khí, có thể là mưa, sương mù, sương đêm,…

warka6.jpg

Sơ đồ và một số hình ảnh render của tháp WarkaWater

Trên thực tế, đây không phải là ý tưởng quá mới mẻ. Từ lâu, con người đã xây dựng những công trình to lớn bằng đá tảng nhằm thu nguồn không khí vào bên trong, sau đó ngưng tụ nước từ không khí và tích trữ lại. Về cơ bản, nguyên tắc hoạt động của tháp WarkaWater cũng tương tự như vậy, nó dùng thiết kế dạng lưới mắt cáo để giữ lại hơi ẩm, sau đó cho chảy trực tiếp qua máng làm sạch và cuối cùng là xuống bình chứa đặt bên dưới. Vấn đề quan trọng là sử dụng loại vật liệu có thể nhanh chóng thay đổi nhiệt độ để tối ưu hóa lượng nước lấy ra từ sương, nhất là trong lúc đêm tàn ngày lên.

warka1.jpg
Nước được lưới tre mắt cáo giữ lại quanh thân tháp

WarkaWater là dự án đã được kiến trúc sư Arturo Vittori ấp ủ từ nhiều năm. Hồi năm ngoái, ông đã trình làng nguyên mẫu kích thước thật đầu tiên. Năm nay, Vittori đã cho ra mắt phiên bản mới hơn của WarkaWater, đồng thời mở một chương trình gây quỹ khởi nghiệp trên trang Kickstater để có kinh phí thử nghiệm tại Ethiopia vào cuối năm nay. Dựa trên kết quả thử nghiệm trong phòng thí nghiệm tại Ý, nhóm tuyên bố tháp có thể thu hoạch được ít nhất là từ 50 đến gần 100 lít nước mỗi ngày.

Với kết quả đầy hứa hẹn, nhóm tin rằng tháp sẽ được áp dụng rộng rãi tại nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là tại các nước đang phát triển với hơn 60 triệu người không có đủ nước uống. Theo dự kiến, tháp WarkaWater có tổng chi phí chế tạo vào khoảng 1000 đô la và dĩ nhiên là hoạt động mà không cần bất cứ nguồn điện nào. Vittori cho biết tháp WarkaWater bao gồm 5 mô đun chính nhằm tăng tính cơ động khi muốn vận chuyển, và có thể lắp ráp hoàn chỉnh trong vòng chưa tới 1 giờ. Với nguyên liệu chủ yếu từ thiên nhiên, tháp WarkaWater hứa hẹn là một giải pháp tạo nước sạch, giá rẻ và thân thiện với môi trường trong tương lai.

Tham khảo Kickstarter, Wired
55 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

bụi ở không khí thì sao nhỉ?
evol4ever
ĐẠI BÀNG
9 năm
@thongnv0310
@thongnv0310 Thà chết vì bụi còn hơn chết vì khát. Mà cùng lắm uống nước có cặn tí
@thongnv0310 Để một màng lọc nơi nc chảy xuống hoặc lọc lại môt lần nữa là dc mà bạn.
ghettinhyeu
ĐẠI BÀNG
9 năm
@thongnv0310 có màng lọc mà ở những nơi không có nước hay khan hiếm thì nước có bụi cũng là một nguồn nước sạch có thể tận dụng
bantayden
TÍCH CỰC
9 năm
Hãy tiết kiệm nước
@bantayden Chính xác
k300123
TÍCH CỰC
9 năm
Nhìn đẹp mà lại thật là hữu ích, không biết nó có đủ cung cấp cho 1 gia đình 4 người nước xài hàng ngày ko nhỉ?
LongOni
ĐẠI BÀNG
9 năm
@k300123 dành cho vùng thiếu nước sạch. Cơ bản là dùng để uống chứ sinh hoạt thì sao mà đáp ứng dc
@k300123 đương nhiên là không rồi, từ thành công nhỏ này người ta sẽ làm lớn hơn nhiều hơn lúc đó sẽ có nước đủ mỗi gia đình dùng mỗi ngày mới giá ko rẻ😁
der_titan
TÍCH CỰC
9 năm
Như vậy sẽ làm không khí khô hơn. vậy có làm hạn hán ko?
@der_titan khô hơn làm sao được :v nước là một vòng tuần hoàn mà, lượng nước mà con người lấy khỏi không khí rất nhỏ so với lượng hơi nước từ biển bốc lên
LongOni
ĐẠI BÀNG
9 năm
hạn lắm đó bạn
hoangtudohoa
ĐẠI BÀNG
9 năm
cái gì cũng có hai mặt bác ah
Vậy là phải khi nào có sương nó mới lấy được à. Mà 1000 USD với những vùng thiếu nước chắc cũng hơi cao
ngoanrazo
TÍCH CỰC
9 năm
mấy cây tre + tấm lưới = 1000$
kant1522
ĐẠI BÀNG
9 năm
@ngoanrazo đơn giản mà có ai nghĩ ra được đâu cho đến khi sản phẩm ra đời.
Longnely
ĐẠI BÀNG
9 năm
@ngoanrazo Comment rất ngớ ngẩn. Đây là sáng tạo và công nghệ. Nếu nó thành hiện thực 1000$ là rẻ.
Cái này có vẻ hay. 100l 1 ngày là tương đối đủ cho 1 gia đình 6-8 người.
50 đến 100 lít nước một ngày đêm, chỉ từ hơi sương ẩm, ấn tượng thật!
Vùng nhiều mưa thì cần gì dùng cái này nữa hả thím -_- như VN thì xây bể cho nhanh còn gì -_-
50-100 lít thì là đủ gia đình 4 người rồi 😁
Nó có đi qua máng lọc mà -_- đọc kỹ chút đi bác. Mà mấy vùng này chỉ là vùng núi cao, sương mù nhiều, nhưng lượng mưa ít, chỉ phát triển nông nghiệp nên bụi độc hại chẳng có mấy (có khi chẳng có tý nào).
@tamdiepphong may quá có bác giải thích rồi. Em cũng ko hiểu các bác bên trên đọc bài kiểu gì mà một số người hỏi những câu khá là thiếu tinh tế :S
sphinx
ĐẠI BÀNG
9 năm
@tamdiepphong Mọi thứ có vẻ rất ok, mình chỉ có thắc mắc nhỏ là gió thổi to một phát liệu nó có cất cánh thẳng lên giời ko nhỉ?
tg791147
TÍCH CỰC
9 năm
Nếu áp dụng đại trà chúng ta sẽ gặp hạn hán vì lấy hết hơi nước trong không khí😁
abto
ĐẠI BÀNG
9 năm
Không rõ độ beefnbao lâu và kháng nấm mốc kiểu gì ?
withboom1905
ĐẠI BÀNG
9 năm
Việt Nam mình tuy còn nhiều người nghèo nhưng được cái nước ngọt cũng ko thiếu nên chắc ko cần cái này đâu nhỉ? 😁
kant1522
ĐẠI BÀNG
9 năm
@withboom1905 rất may mắn VN mình ko bị như vầy.
Truongbv09
TÍCH CỰC
9 năm
1000 đô không chắc đã rẻ và trở nên phổ biến, thu được 50- 100 lit nước 1 ngày nhưng cũng phải biết độ bền của công trình là bao lâu khi mà dùng tre?
Những công trình như thế này cần được phát huy nhiều hơn nữa vì nó ko tốn nhiên liệu với lại ko gây ô nhiễm, tháp nầy cũng thích hợp ở vùng biển đảo tại nơi đây ko có nhiều nước ngọt!
sonny prince
ĐẠI BÀNG
9 năm
@atranduy621 đọc từ đầu đến cuối 3 trang mà được có cmt của bạn và 1 vài bạn khác là hay ( không như cái thằng TT kia )...mình nghĩ ở biển đảo không ổn lắm vì gió thường to hơn trong đất liền khá nhiều.😁

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019