Các nhà nghiên cứu tại Disney Research chế tạo thành công máy in 3D sử dụng vật liệu vải

ND Minh Đức
17/4/2015 23:4Phản hồi: 20
Các nhà nghiên cứu tại Disney Research chế tạo thành công máy in 3D sử dụng vật liệu vải
Tinhte-in-3D-vai.jpg

Nhóm các nhà kỹ sư đến từ Đại học Carnegie MellonDisney Research đã chế tạo thành công chiếc máy in 3D, dùng nguyên liệu vải sợi để in ra sản phẩm mềm, linh hoạt như thú bông, búp bê hoặc thậm chí là vỏ điện thoại. Kỹ thuật này được đánh giá là khó hơn so với những vật liệu in 3D trước đây, do nó đòi hỏi phải thực hiện kỹ thuật dùng trong ngành may vá một cách chính xác.

Nhà nghiên cứu tại Disney Research, Jim McCann cho biết: "Những chiếc máy in 3D hiện nay có thể tạo ra những vật thể từ nguyên liệu kim loại, nhựa hoặc cao su. Nhưng các vật thể làm bằng vải sợi, như gấu bông, thì vẫn phải chế tạo bằng tay. Tuy nhiên, kỹ thuật in vải tách lớp hứa hẹn sẽ tự động hóa quá trình sản xuất các vật thể dạng này." Về cơ bản, máy in vải vẫn hoạt động theo nguyên lý phân lớp, nghĩa là ghép nhiều lớp 2D lại thành một vật thể 3D. Đây là nguyên lý thường gặp đối với những chiếc máy in 3D kim loại hoặc nhựa hiện nay. Nhưng đối với nguyên liệu là vải sợi thì lại gặp phải một số thách thức nhất định.


Quá trình in ra một con thỏ đồ chơi bằng chiếc máy in vải

Cách giải quyết của các nhà nghiên cứu tại Disney là chia quá trình tạo ra vật thể thành 2 giai đoạn. Đầu tiên, một cuộn nguyên liệu sẽ được cho vào trong thiết bị và tại đây, nó sẽ được cố định ở vị trí phía trên bằng chân không, bên dưới là đầu cắt laser. Tiếp đến, laser sẽ cắt một mảnh vải hình chữ nhật ra khỏi cuộn vải, sau đó nó tiếp tục cắt thành hình dạng 2D mong muốn nhưng vẫn giữ lại những phần rìa xung quanh để dễ dàng xếp chồng lên nhau.

Sau khi tất cả các lớp được cắt xong, chúng sẽ được xếp chồng lên và cuối cùng là đính lại với nhau bằng một loại chất kết dính nhạy cảm với nhiệt độ thường được dùng trong ngành may mặc. Cách làm này tương tự như việc dùng bàn là để dán những mảnh trang trí lên trên quần áo. Cuối cùng, các phần rìa sẽ được tách ra và chúng ta sẽ có được vật thể 3D hoàn chỉnh. Như trong đoạn video, các nhà nghiên cứu đã in thử một con thỏ 3D kích thước 6,5 cm, được hợp thành từ 32 lớp vải, mỗi lớp dày 2 mm. Toàn bộ quá trình này mất khoảng 2,5 giờ.

Tinhte-in-3D-vai-1.png
Một số vật thể được in bằng máy in 3D vật liệu vải, có thể tích hợp mạch điện và cảm biến bên trong vật thể trong quá trình in

McCann cho biết: "Con thỏ được in trong thử nghiệm có thể lộ ra nhiều lớp vải, đây là điều hiển nhiên do chúng ta dùng loại vài dày nhưng kích thước của vật thể là quá nhỏ. Nếu trong thương mại, chúng ta sẽ dùng những loại vải mỏng hơn hoặc chế tạo ra những con thỏ lớn hơn, khi đó các lớp sẽ ít bị chú ý hơn và thời gian in cũng nhanh hơn nhiều."


Bên cạnh đó, hệ thống máy in này còn hỗ trợ cùng lúc tới 2 cuộn vải nguyên liệu khác nhau. Họ cho biết rằng nếu một cuộn vải có thể dẫn điện thì có thể tích hợp một hệ thống điện vào bên trong vật thể. Do đó, nhóm đang tiếp tục tìm cách tích hợp các mạch điện hoặc cảm biến vào bên trong vật thể in ra, hứa hẹn sẽ có thể sản xuất những món đồ chơi thông minh bằng chiếc máy in này chứ không chỉ đơn thuần là thú bông.

Tham khảo Disney
20 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

in ra 1 đống sịp mặc dần 😆)
vuhoanglk
ĐẠI BÀNG
9 năm
Hay 😃
baodng
TÍCH CỰC
9 năm
Khi nào nó in ra được người nhỉ? lúc đó FA chỉ việc mua về rồi tìm hình siêu mẫu nào thích bỏ vào thế là khỏi phải cưới vợ.
Sau này vợ con gái tương lai của mình chắc chắn sẽ bắt mình mua bằng được 1 chiếc máy như vậy.😁
bước đánh dấu cho một ngành nghề tiếp theo chuẩn bị lu mờ... dệt may
@Cuốc Chim Mơ đi ạ, đàn ông ko nói chứ chừng nào phụ nữ còn bị mê hoặc bởi những thương hiệu overprice ( hermes, LV, bottega v.V ) thì chừng đó ngành may mặc thời trang cồn sống tốt😁 Và đương nhiên cánh đàn ông sẽ nai lưng ra để chu cấp cái đấy rồi🆒
dual1
CAO CẤP
9 năm
@Cuốc Chim Chắc bạn hơi nhầm lẫn thì phải, công nghệ in 3D theo như ý của bài viết là dùng lớp kết dính tác dụng với nhiệt độ nóng chảy và đông cứng lại ở quá trình làm lạnh ở nhiệt độ X nào đó, nó không phải là quá trình đan, xỏ...như công nghiệp dệt may hiện nay. Nhưng nhìn ở khía cạnh cải tiến công nghiệp thì khi đã có máy công nghiệp thực hiện đan, xỏ... thì cũng có thể có máy in 3D thực hiện thay quá trình đó.
Cơ bản của ngành này đó là hiệu năng và chi phí tới đâu. Những cái khác vẫn là thứ yếu.
phổ cập giá rẻ thì mấy em bên ngành thời trang khỏe
likemee
ĐẠI BÀNG
9 năm
1 bước tiến mới cho ngành công nghệ thời trang sắp tới. 😆
noinghenah
TÍCH CỰC
9 năm
nhìn như dưa hấu ấy
buihungkb
TÍCH CỰC
9 năm
Nhìn như trong game godus ấy nhể
in 3d sử dụng phần mềm đồ họa nào mấy bác và học ở đâu bác nào biết tư vấn giúp mình nha
locdinhcong
ĐẠI BÀNG
9 năm
@Phúc Sinh An Giang Mình thấy nó nhận đuôi phần mềm solid work, auto cad 3d,... Nhìn chung đa số soft 3d.
dual1
CAO CẤP
9 năm
@Phúc Sinh An Giang Chủ yếu vẫn là những phần mềm dùng trong công nghiệp dễ kết hợp với CNC như: proengineer, catia,..
july3rd
TÍCH CỰC
9 năm
In con thỏ đó đã mất tới 2.5h mà in 1 con lớn hơn, chi tiết hơn, mà lại nhanh hơn?
tiwenger
ĐẠI BÀNG
9 năm
cắt nhiều lớp, rất tỉ mỉ. Đúng là nên dùng loại vải mỏng hơn, mỏng hơn thì những nét cắt sẽ mềm mại hơn.
thank ong nha
Phần vải thừa sau khi cắt ra sẽ dùng làm gì nhỉ
Nếu bỏ đi thì máy in này phung phí quá
Ồ, cái này gọi bằng in thì không đúng lắm, chỉ là cắt vải tấm và dán nó lại với nhau!!!

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019