Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


7 bố cục ảnh kinh điển học từ ảnh của Henri Cartier Bresson

tuanlionsg
19/6/2015 7:17Phản hồi: 93
7 bố cục ảnh kinh điển học từ ảnh của Henri Cartier Bresson
the-theory-of-composition-in-street-photography-7-lessons-from-henri-cartierbresson-23-1024.jpg

Henri Cartier Bresson - một trong những nhà nhiếp ảnh lừng danh nhất của thế kỷ 20. Những bức ảnh của ông chi phối bao thế hệ các nhà nhiếp ảnh. Chính ông đã biến thao tác bấm nút chụp của máy ảnh đơn giản trở thành một nghệ thuật tinh luyện. Khái niệm "khoảnh khắc quyết định" cũng chính là lý thuyết do ông hoàn thiện làm nền móng cho nhiếp ảnh hiện đại ngày nay. Từ đó, Henri Cartier-Bresson – được coi là cha đẻ của ảnh báo chí hiện đại với những tác phẩm đã trở thành tài sản vô giá của ảnh báo chí thế giới… Ông là một trong những người đã tạo nên lịch sử nhiếp ảnh nói chung và nhiếp ảnh báo chí hiện đại nói riêng.

Rất nhiều người thành danh với những tác phẩm nhờ "khoảnh khắc quyết định". Bất cứ ai muốn tạo được những bức ảnh độc đáo phải dám vứt bỏ mọi "tiêu chuẩn" hàn lâm kinh điển, học viện từ chương lý thuyết... dám chụp đúng như ý mình. Nhưng, để trước khi chạy xe, người mới bắt đầu phải tập đi. Mọi hình ảnh đều được tạo bởi các điểm, đường nét, hình dáng và các yếu tố trong khung ảnh tự thân có tác động đến con mắt người xem. Trong nhiếp ảnh, điều nhỏ nhặt nhất cũng có thể là một đề tài lớn. Những chi tiết nhỏ liên quan đến con người cũng có thể trở thành yếu tố chủ đạo.

Bức ảnh độc đáo không những phải nói được điều đáng nói, mà còn phải nói sao cho hay!

Henri_Bio_Photo-632x800.jpg
1 - Các thành phần khác nhau trong cùng một bức ảnh luôn có sự tương quan với nhau, cho dù mối liên quan đó nằm ngoài ý định của bạn. Và, tất cả mối tương quan tập trung vào chủ thể chính, được thiết lập một cách chặt chẽ. Mọi yếu tố về hình dáng, điểm, sắc độ... đều có trọng lượng thị giác đặc thù, và tương quan giữa chúng cân bằng hài hoà thế nào để làm nổi bật chủ đề, tạo sức quyến rũ hấp dẫn nổi bật nhất, lôi cuốn ánh mắt không di chuyển khắp khung hình.

the-theory-of-composition-in-street-photography-7-lessons-from-henri-cartierbresson-6-1024.jpg

Các bạn hãy xem ảnh dưới:
the-theory-of-composition-in-street-photography-7-lessons-from-henri-cartierbresson-7-1024.jpg the-theory-of-composition-in-street-photography-7-lessons-from-henri-cartierbresson-8-1024.jpg the-theory-of-composition-in-street-photography-7-lessons-from-henri-cartierbresson-9-1024.jpg the-theory-of-composition-in-street-photography-7-lessons-from-henri-cartierbresson-10-1024.jpg

2 -
Trong một bức ảnh, bố cục là kết quả của một sự phối hợp đồng thời, là cách sắp xếp có tổ chức những yếu tố do con mắt nhìn thấy. Ta không thể bổ sung bố cục như thể đó là một ý tưởng muộn màng được đặt chồng lên trên chất liệu đề tài cơ bản, bởi vì ta không thể tách rời nội dung với hình thức. Tự thân bố cục cũng có tính chất xác định của nó.
the-theory-of-composition-in-street-photography-7-lessons-from-henri-cartierbresson-3-1024.jpg

the-theory-of-composition-in-street-photography-7-lessons-from-henri-cartierbresson-4-1024.jpg

3 - Một số bức ảnh đối xứng có hiệu quả mạnh nhất nhờ yếu tố bất ngờ: Người chụp khám phá ra trong khung ảnh yếu tố đối xứng hay các đường hội tụ rất mạnh mà con mắt mọi người không phát hiện ra. Sự hội tụ đó tập trung vào một thành phần nào đó của khung ảnh. Góc chụp cần có sự chọn lựa khoảng cách gần hoặc xa phù hợp, máy thấp hoặc cao... trở thành phản xạ nhanh trước khi bấm máy.
the-theory-of-composition-in-street-photography-7-lessons-from-henri-cartierbresson-12-1024.jpg the-theory-of-composition-in-street-photography-7-lessons-from-henri-cartierbresson-13-1024.jpg


4 - Mọi bức ảnh đều được phân chia theo một cách nào đó, vô tình hoặc hữu ý. Bố cục đường chéo và đường cắt tại điểm mạnh. Giao điểm như trong hình dưới được truyền thống xem là vị trí tốt nhất để bố trí chủ đề vào đó, và sẽ tạo ra cảm giác xem ảnh hài hoà tự nhiên. Trong một số tình huống nhiếp ảnh cần phải xử lý nhanh hoặc theo trực giác, nhưng cũng có nhiều tình huống bạn có thể có thời gian để thay đổi góc nhìn và có thể di chuyển cả chủ đề để điều chỉnh tỷ lệ hài hoà.
the-theory-of-composition-in-street-photography-7-lessons-from-henri-cartierbresson-15-1024.jpg the-theory-of-composition-in-street-photography-7-lessons-from-henri-cartierbresson-16-1024.jpg
Trường hợp 1:
the-theory-of-composition-in-street-photography-7-lessons-from-henri-cartierbresson-17-1024.jpg the-theory-of-composition-in-street-photography-7-lessons-from-henri-cartierbresson-18-1024.jpg the-theory-of-composition-in-street-photography-7-lessons-from-henri-cartierbresson-19-1024.jpg the-theory-of-composition-in-street-photography-7-lessons-from-henri-cartierbresson-20-1024.jpg

Quảng cáo


Trường hợp 2:
the-theory-of-composition-in-street-photography-7-lessons-from-henri-cartierbresson-21-1024.jpg the-theory-of-composition-in-street-photography-7-lessons-from-henri-cartierbresson-22-1024.jpg the-theory-of-composition-in-street-photography-7-lessons-from-henri-cartierbresson-23-1024.jpg

5 - Bố cục là một trong những mối quan tâm liên tục của người chụp ảnh. Nhưng, ngay trong lúc bấm máy thì bố cục chỉ nảy sinh từ trực giác, bởi vì chúng ta đang gắng sức tóm bắt chụp một khoảnh khắc chóng qua, và mọi yếu tố tương quan cần thiết đều đang dịch chuyển.
the-theory-of-composition-in-street-photography-7-lessons-from-henri-cartierbresson-25-1024.jpg the-theory-of-composition-in-street-photography-7-lessons-from-henri-cartierbresson-26-1024.jpg


6 - Các khái niệm về tỷ lệ khung hình đều xuất phát tự hội hoạ nhưng các nhà nhiếp ảnh thường chỉ xử lý theo trực giác. Tỷ lệ vàng hay tỷ lệ Fibornalci chỉ đảm bảo tạo ra những khung ảnh hài hoà chứ không thể thạo ra một bức ảnh độc đáo, bởi vì nếu luôn tuân thủ mọi công thức và quy tắc thì mọi hình ảnh đều chỉ là một sự rập khuôn máy móc - những sản phẩm / những bức ảnh được sản xuất đại trà hàng loạt chứ không phải là sự sáng tạo của cá nhân bạn.
the-theory-of-composition-in-street-photography-7-lessons-from-henri-cartierbresson-28-1024.jpg the-theory-of-composition-in-street-photography-7-lessons-from-henri-cartierbresson-29-1024.jpg the-theory-of-composition-in-street-photography-7-lessons-from-henri-cartierbresson-35-1024.jpg the-theory-of-composition-in-street-photography-7-lessons-from-henri-cartierbresson-33-1024.jpg the-theory-of-composition-in-street-photography-7-lessons-from-henri-cartierbresson-31-1024.jpg the-theory-of-composition-in-street-photography-7-lessons-from-henri-cartierbresson-34-1024.jpg the-theory-of-composition-in-street-photography-7-lessons-from-henri-cartierbresson-30-1024.jpg the-theory-of-composition-in-street-photography-7-lessons-from-henri-cartierbresson-36-1024.jpg

the-theory-of-composition-in-street-photography-7-lessons-from-henri-cartierbresson-32-1024.jpg

7 -
Nếu bạn đã hoàn tất một bức ảnh có bố cục hài hoà, đừng bao giờ cắt xén nó nữa, bởi nó sẽ phá vỡ sự tương tác về sự gắn kết chặt chẽ giữa các thành phần trong không gian ảnh. Chỉ với một chủ đề duy nhất thôi, người chụp / bạn đã phải đối mặt với bao nhiêu điều cân nhắc để chọn lựa: khung hình ngang/đứng, dịch chuyển chọn góc nhìn lên xuống qua lại, chọn lựa chi tiết nào xuất hiện trong khung, tiến lại gần hay đứng ở xa để chi tiết đó lớn hơn hay nhỏ đi trong toàn khung, toàn cảnh hay chỉ tập trung một yếu tố duy nhất... Sự chọn lựa khi bấm máy đã đem lại một ý nghĩa cho chủ đề.
the-theory-of-composition-in-street-photography-7-lessons-from-henri-cartierbresson-38-1024.jpg the-theory-of-composition-in-street-photography-7-lessons-from-henri-cartierbresson-39-1024.jpg the-theory-of-composition-in-street-photography-7-lessons-from-henri-cartierbresson-40-1024.jpg

Quảng cáo



Nhiếp ảnh là nghệ thuật của sự chọn lọc. Kính ngắm của máy ảnh đối với người chụp cũng giống như khung vải bố trắng của người hoạ sĩ. Việc tạo ra một bức ảnh không có gì phức tạp: đó chỉ là một động tác bố trí cho cái khung đen của kính ngắm lên bất kỳ cảnh trí nào và bấm máy, nhưng bí quyết và kinh nghiệm của những bức ảnh độc đáo / chuẩn mực lại thường liên quan đến việc đặt cái khung ấy vào đâu, đó mới là điều quan trọng!


Nguồn & hình ảnh: slideshare.net, erickimphoto
93 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

RIM
CAO CẤP
9 năm
Không biết chụp ảnh (chỉ biết cầm smartphone chụp) nhưng vẫn thích xem các bài chia sẻ về nhiếp ảnh - nhỡ đâu lên trình thì sao 😁
😃
Bố cục kinh điển thời bao-cấp tại Việt Nam!
image.jpg
@lambui.ip.hn Tấm này tưởng mẫu chưa cạo lông 😃
Great.
Em nhìn vào mấy pic tỉ lệ vàng nó sao sao ấy
@Nhân Tô Qua bước tiêp theo đi em, sáng tạo cá nhân! (y)
@tuan_lionsg Ý bác tức là " phá cách", 😃
@Nhân Tô tùy hình nữa, nhiều cái chụp theo tỉ lệ nhìn xấu lắm, nói chung cứ chụp đi, chụp sai thì mình nói sáng tạo 😁 :D
Hiểu chết liền
@anall
Nhiếp ảnh cũng như văn học
Cũng chỉ là sự soi mói của bọn phê bình học ăn ko ngồi rồi
Mình thấy chả tư thế trong ảnh vs đường bố cục chả liên quan
kinh thặc 😁
Haiduyx_x
ĐẠI BÀNG
9 năm
@Haiduyx_x
vãi =)) ko đỡ dc
thuyfoet
TÍCH CỰC
9 năm
@Haiduyx_x Khiếp, trông như án tử sắp đến!
@Haiduyx_x e phải đăng nhập để like cho bác 😆)))
vietnamtea
TÍCH CỰC
9 năm
@Haiduyx_x Đang đinhk bót
hvt2.0
TÍCH CỰC
9 năm
Không phải cứ chụp theo nguyên lý Tỉ lệ vàng là có ảnh đẹp, nhưng trong mỗi tấm ảnh đẹp đều chứa đựng Tỉ lệ vàng :p
2ndFACE
CAO CẤP
9 năm
Nhiếp ảnh, cũng giống như bao môn nghệ thuật khác, cần kiên trì sáng tạo và thực thi. Cả nghìn tấm mới có 1 tấm. Oài. lại thích cầm máy rồi
ides
CAO CẤP
9 năm
cái này là ảnh đẹp rồi được suy luận ra, chứ ông chụp ông chả thèm biết mấy cái đó đâu =))
@ides chuẩn cmn luôn 😁:D:D
anhtuank15
ĐẠI BÀNG
9 năm
@ides Dong quan diem voi bac nay . Co chang thi ong~ cung tinh vai tam thoi . Con toan nhin anh suy luan ra ^^
aviaiva
ĐẠI BÀNG
9 năm
Có khi nào thằng bấm máy nó bấm bừa rồi thằng phê bình nghệ thuật mới bắt đầu chém gió.
Giống mấy nhà văn, nhà thơ của Việt Nam viết thì cứ viết theo mạch cảm xúc thôi, nhiều từ họ viết chẳng có nghĩa gì nhưng các bác phê bình nghệ thuật, rồi giáo viên dạy văn, rồi học sinh giỏi văn viết bình luận như bão khiến cho Việt Nam có thêm một từ mới vào từ điển là chém gió.
@aviaiva Có. Nhiều vô số. 😃
@aviaiva đa số là thế , nhiều khi viết văn thơ hay bấm máy rất ngẫu hứng, đột nhiên nảy ra ý định chứ hoàn toàn ko suy tính cao siêu như mấy người bình phẩm tưởng tượng ra
tuco
Trứng
9 năm
Muốn phá vỡ các giới hạn, trước tiên phải tạo ra các giới hạn
@tuco kết câu này của bác 😃
manhck
TÍCH CỰC
9 năm
Tải ảnh về lưu vào điện thoại để ôn tập khi có điều kiện
ai cũng biết điểm mạnh nằm ở đâu trên ảnh. Nhưng đặt gì vào điểm mạnh đó mới quan trọng. Chính là lý do hình chụp đúng vẫn không đẹp
Mình cũng làm ngành ảnh, tuy trình còi nhưng mình thấy thế này .

Những bức ảnh nổi tiếng vì 1 lý do nào đó thì được gọi là bố cục ảnh kinh điển. Chứ bình thường giả sử mình mà đi chụp cho khách như thế này thì chỉ có ăn nguyên cục gạch vào mặt . Cá nhân mình thấy nó không đẹp, và không phù hợp với thẩm mỹ thời nay .
xmen02q1
TÍCH CỰC
9 năm
Fan của Haflife chắc thấy chỗ này quen quen chứ 😃 halflife.jpg
Chụp hay ko bằng hay chụp. Chắc chắn nhiếp ảnh gia này cũng bắn cả trăm cả ngàn tấm mới chọn được những tấm hình trên 😃

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019