[Nghiên cứu] Ngủ quá nhiều có thể tăng nguy cơ đột quỵ, vậy ngủ bao lâu thì đủ?

ND Minh Đức
21/6/2015 6:6Phản hồi: 69
[Nghiên cứu] Ngủ quá nhiều có thể tăng nguy cơ đột quỵ, vậy ngủ bao lâu thì đủ?
Tinhte-ngu.jpg

Giấc ngủ có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe con người nhưng nếu lạm dụng thì nó không còn tốt nữa. Một nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí Neurology đã chỉ ra rằng những người ở độ tuổi từ trung niên trở lên (trên 65 tuổi) thường ngủ hơn 8 tiếng mỗi ngày có thể dẫn tới tăng nguy cơ đột quỵ. Vậy phải ngủ bao nhiêu giờ mỗi ngày là đủ? Các chuyên gia cho rằng 18-65 tuổi thì thời gian ngủ là 7-9 giờ. Trong khi đó từ 65 tuổi trở lên thì khoảng thời gian này cần hẹp hơn, 7-8 giờ mỗi ngày.

Kết luận này được phân tích, tổng hợp từ 11 nghiên cứu khác đến từ 7 quốc gia, dựa trên nửa triệu người. Trước đây, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng giấc ngủ không tốt ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe, gây ra bất lợi về tình cảm, khả năng nhận thức, chất lượng cuộc sống, năng suất và tính an toàn khi làm việc. Trong một nghiên cứu dựa trên 1,1 triệu người có độ tuổi từ 30 đến 102, người ta chưa tìm thấy mối liên quan giữa bản thân chứng mất ngủ với sự tăng tỷ lệ chết sớm. Dù vậy, thói quen ngủ quá ngắn hoặc quá dài vẫn có thể gây ra các vấn đề khác.

Giấc ngủ và đột quỵ


Trong nghiên cứu vừa công bố dựa trên 10.000 người có độ tuổi từ 42 đên 81, các nhà khoa học đã hỏi họ về số giờ ngủ trung bình mỗi ngày. Các tình nguyện viên phải trả lời câu hỏi này mỗi 2 năm 1 lần và lặp lại trong suốt 9,5 năm vừa qua. Trong thời gian này, các nhà nghiên cứu luôn theo dõi xem họ có bị đột quỵ hay không. Cuối cùng, sau khi loại bỏ các yếu tố về tuổi tác và giới tính, các nhà nghiên cứu phát hiện rằng những giấc ngủ dài (hơn 8 tiếng) có liên quan tới việc tăng 45% nguy cơ bị đột quỵ.

Trong khi đó, những giấc ngủ ngắn (ít hơn 6 tiếng)có liên quan tới việc tăng 19% nguy cơ đột quỵ. Nói cách khác, nếu thời gian ngủ không nằm trong khoảng 6-8 tiếng thì nguy cơ đột quỵ sẽ tăng lên. Nghiên cứu lần này giới hạn trong thời lượng giấc ngủ chứ không phải là chất lượng giấc ngủ, nhưng các nhà khoa học nhấn mạnh rằng các rối loạn trong giấc ngủ, chẳng hạn như ngủ ngáy, hội chứng ngừng thở khi ngủ,… có thể đã ảnh hướng lớn tới kết quả nghiên cứu lần này, đặc biệt alf đối với những người ngủ lâu.

Tranh luận vẫn còn tiếp diễn

Theo nghiên cứu trước đây thực hiện bởi các nhà khoa học đến từ Toronto, 72% số bệnh nhân sống sót sau đột quỵ mắc chứng ngừng thở khi ngủ. Điều này làm cho giấc ngủ trở nên nông hơn do người ngủ thường xuyên chuyển từ giấc ngủ sâu sang ngủ nông để giúp họ thở bình thường. Đối với những người không được chữa trị chứng ngừng thở khi ngủ, tình hình sẽ nghiêm trọng hơn, họ sẽ có giấc ngủ nông nhưng dài hơn thay vì giấc ngủ ngắn nhưng sâu. Tất nhiên, mối liên hệ giữa thời lượng và chất lượng giấc ngủ vẫn chưa rõ ràng và các nhà nghiên cứu vẫn còn tranh luận rằng liệu có thể dùng giấc ngủ ngắn hoặc dài để dự báo sớm tình hình sức khỏe con người?

Một nghiên cứu công bố gần đây cũng gợi ý rằng giấc ngủ dào có thể liên quan tới nhiều nhân tố dẫn tới bệnh lý, như tăng nguy cơ viêm men hoặc một số hội chứng tim mạch,… Tuy nhiên, nghiên cứu lần này chưa củng cố cho lập luận vừa nêu. Bởi lẽ trong nghiên cứu, người ta chỉ tìm thấy mối liên hệ giữa giấc ngủ hơn 8 tiếng và nguy cơ đột quỵ của những người được cho là đang mạnh khỏe nhưng lại trong độ tuổi sắp xuất hiện bệnh tật. Và chính các tác giả của nghiên cứu lần này cũng tuyên bố chúng ta cần phải tiến hành thêm nhiều nghiên cứu khác trước khi dùng thời lượng giấc ngủ dự đoán tình hình sức khỏe.

Vậy mỗi người nên ngủ bao lâu?


Ở góc độ từng cá nhân, câu hỏi đặt ra ở đây là vậy chúng ta cần ngủ trong thời gian bao lâu thì mới giảm nguy cơ đột quỵ khi về già? Trước giờ người ta luôn cho rằng "8 giờ làm việc, 8 giờ chơi và 8 giờ ngủ" mỗi ngày là tối ưu, vậy nghiên cứu lần này đặt ra câu hỏi rằng liệu điều đó có cần thay đổi xuống còn 7 giờ ngủ (6+8)/2. Sau cùng, trong một cuộc khảo sát dân số gần đây, hàng trăm nghìn người cho rằng ngủ nhiều không phải là điều tốt.

Hồi cuối tháng 5 vừa qua, Quỹ giấc ngủ quốc gia Hoa Kỳ đã đăng tải một bản gợi ý thời lượng ngủ theo từng độ tuổi. Đây là lời khuyên được đưa ra bởi 18 chuyên gia và dựa trên 300 nghiên cứu. Theo đó, những người từ 18 - 65 tuổi được khuyên là nên ngủ từ 8 đến 9 tiếng trong 24 giờ. Đối với những người từ 65 tuổi trở lên, họ cho rằng nên thu hẹp khoảng thời gian ngủ lại xuống còn từ 7 đến 8 giờ. Cộng với nghiên cứu lần này thì rõ ràng gợi ý trên đối với người già là hoàn toàn có cơ sở. Để xem thêm thời gian ngủ tương ứng vớ từng độ tuổi khác nhau theo lời khuyên của các chuyên gia, mời xem thêm Infographic ngắn ở bên duới.

Tinhte-so-gio-ngu.jpg

Quảng cáo


69 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

romeo88vn
TÍCH CỰC
9 năm
mình không ngày nào ngủ được quá 8 tiếng dù rất muốn được ngủ
Theo em bit thì tầm 8h một ngày là rất rất đủ đối với người lớn nhé
finnfinns
TÍCH CỰC
9 năm
9 tiếng là tốt đấy nhé!
ldhieu8th
TÍCH CỰC
9 năm
6-7 tiếng là hợp lý nhất, ngủ trưa thêm 30p nữa là ổn :p
@ldhieu8th Ngủ trưa mình thấy 15-20p là đủ. 30 hoặc hơn dậy rất mệt mỏi

Send by Tinh Tế News
@tndoubleh Đúng vậy.
Nhiều lúc buồn ngủ quá, nếu chỉ chợp độ 15 phút rồi dậy, gọi là qua cơn buồn ngủ, thì khá tỉnh táo. Nhưng ngủ lâu hơn thì sau dậy người cứ mệt oải ra.
Công nhận là ngủ thêm chỉ thấy mệt.
Ngủ sâu là tốt nhất.
12 đêm đi ngủ dậy 12 trưa looooooolollllllloooooollllll
Những lúc rãnh là ngủ ngu cả người. Nào có quan tân thời lượng gì đâu.
Ngủ nhiều hư não ngủ ít thì hại não
Nhân tài ngủ rất ít 1 ngày khoảng 1-2h chia ra làm nhiều giấc ngủ ngắn khoảng 10-15" (sống ko thọ vì ngủ ít làm việc nhiều)
Bất tài ăn no ngủ kỉ 10h-15h chia ra làm 3 lần trưa ,xế chiều,tối(sống dai nhử đỉa để hại và báo người khác)
Làm không nhiều ngủ chẳng đc bao nhiêu (sống khoảng 50-70 chết)
Làm ít ngủ đúng giờ đúng giấc ăn uống đúng cử là con đại gia (tuổi thọ vô chừng nếu ko bị bệnh or tai nạn thì khó chết)
namct_sn
TÍCH CỰC
9 năm
@Myheart1984 do tính chất công việc mỗi người khác nhau thôi chứ ai chả muốn ăn ngon ngủ kỹ, có thời gian thì nghỉ ngơi thì cứ nghỉ ngơi, còn đi học đi làm thì đến lúc vẫn phải đi thôi, bạn cứ phán như đúng rồi.
Ngủ nhiều hư não ngủ ít thì hại não
Nhân tài ngủ rất ít 1 ngày khoảng 1-2h chia ra làm nhiều giấc ngủ ngắn khoảng 10-15" (sống ko thọ vì ngủ ít làm việc nhiều)
Bất tài ăn no ngủ kỉ 10h-15h chia ra làm 3 lần trưa ,xế chiều,tối(sống dai nhử đỉa để hại và báo người khác)
Làm không nhiều ngủ chẳng đc bao nhiêu (sống khoảng 50-70 chết)
Làm ít ngủ đúng giờ đúng giấc ăn uống đúng cử là con đại gia (tuổi thọ vô chừng nếu ko bị bệnh or tai nạn thì khó chết)
MÌNH 31 NGỦ 6 TIẾNG MÕI NGÀY THẤY VẪN THIẾU!
@handoivodoiht3 Bạn còn giấc ngũ ngàn thu nữa lo gì bạn
dangphi95
TÍCH CỰC
9 năm
Ngù bao nhiêu thì ko biết, chứ ng tốt nhất lúc 10h tối đến 2h sáng là cần thiết nhất rồi, mà mình thid toàn 1h mớ i ngủ, riếc rồi quen giấc
HungAnh9
TÍCH CỰC
9 năm
Ngủ trên 8g thì bị đột quỵ nhưng lại khuyến khích ngủ 7-9g 😁
Mình thì cứ 8 giờ mà phang
ủa bài này viết hồi chủ nhật lận à :D
trandinh135
ĐẠI BÀNG
9 năm
Không liên quan nhưng có bác nào không vào được nhattao không
đi làm đêm 10h đêm đến 6h sáng về ngủ tới 12h30 dậy đi làm tiếp từ 1h đến 8h tối. về 10h đi làm tiếp :oops:
Ngày ngủ 8h là ok nhất.
cho dù nghiên cứu này chính xác thì cũng mặc kệ
còn trẻ ngủ quá nhiều sẽ đánh mất tuổi xuân, với lại có phải ai cũng có công việc lí tưởng đâu mà có thời gian ngủ 8-9h/ngày. 7h/ngày là max rồi
Oài, cũng mẫu thuẩn thật. Khuyến cáo từ 7-9h là OK mà ngủ trên 8h là chết sớm. Vậy khoảng từ 8-9h mỗi ngày thì sẽ làm sao?

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019