Đánh giá card đồ họa AMD Radeon R9 295X2 - Chiến game với đồ họa đa nhân

QuanNDD
25/6/2015 1:54Phản hồi: 47
Đánh giá card đồ họa AMD Radeon R9 295X2 - Chiến game với đồ họa đa nhân
R9 295X2_1.jpg

Việc đưa ra mẫu card Radeon R9 295X2 trang bị hai nhân xử lý mạnh nhất dòng Rx 200 series (tên mã Hawaii) cho thấy AMD quyết tâm giành lại ngôi vương trong dòng card đồ họa đa nhân từ Nvidia. Tuy nhiên khi nhìn vào thực tế, chúng ta dễ dàng nhận thấy Nvidia vẫn đang thắng thế về mặt hiệu năng và có mức tiêu thụ năng lượng hiệu quả hơn so với mẫu card đồ họa cùng phân khúc của AMD.

Điều này cũng hoàn toàn bình thường vì thế hệ đồ họa Radeon Rx-200 series của AMD đã có mặt trên thị trường cách đây khoảng một năm, vẫn sử dụng kiến trúc cũ Graphics Core Next (GCN) trong khi những sản phẩm của Nvidia chỉ mới ra mắt một thời gian ngắn và áp dụng kiến trúc mới có tên gọi Maxwell - kiến trúc nền tảng cho việc phát triển chip đồ họa Tesla vốn được sử dụng trong hệ thống máy chủ, các siêu máy tính có khả năng xử lý tính toán phức tạp trong nghiên cứu khoa học.

Ưu điểm
  • Tỷ suất hiệu năng/giá hấp dẫn.
  • Chơi được game 4K với chất lượng đồ họa cao.
  • Hệ thống làm mát hiệu quả khi chạy ứng dụng đồ họa, game nặng.
  • Thiết kế gọn gàng, chỉ cần hai đường nguồn +12V PCIe 8 chân.
Khuyết điểm
  • Khả năng ép xung kém.
  • Mức tiêu thụ điện năng rất cao.
Thiết kế


R9 295X2_2.1.jpg

Radeon R9 295X2 trông khá hầm hố với kích thước vượt chuẩn full size, bo mạch dài đến 30,5 cm và chiếm hai khe gắn card mở rộng trên bo mạch chủ tương tự mẫu card cũ HD 7990 nên cần lưu ý đến tính tương thích với thùng máy nếu bạn có ý định chọn mua sản phẩm.

Hệ thống tản nhiệt nước mạch vòng khép kín với hai đế hấp thụ nhiệt tích hợp máy bơm đặt trực tiếp trên mỗi GPU, đầu bên kia là bộ tản nhiệt đơn với quạt làm mát loại 120 mm. Trong khi đó, các thành phần của mạch điều biến pha cấp nguồn (VRM - voltage regulator module) cấp nguồn cho nhân đồ họa và bộ nhớ sử dụng quạt làm mát riêng để không làm ảnh hưởng đến hiệu năng của bộ tản nhiệt nước.

R9 295X2_2.2.jpg

Thử nghiệm thực tế cho thấy hệ thống tản nhiệt hoạt động khá êm, đạt hiệu quả cao trong phép thử đồ họa 3DMark và chơi game khi nhiệt độ GPU dao động ở 70 độ C, thấp hơn đáng kể so với mức 92 độ C của Radeon R9 290X. Ngược lại ở chế độ không tải, dù vẫn tỏ ra hiệu quả nhưng cả hai quạt làm mát hoạt động khá ồn do không hỗ trợ tính năng tự điều chỉnh tốc độ theo nhiệt độ GPU.

Như đề cập trên, R9 295X2 là mẫu card đồ họa “2 trong 1”, trang bị hai nhân đồ họa Radeon R9 290X nhằm tăng gấp đôi năng lực xử lý đồ họa. Do đó card cần đến hai đường cấp nguồn +12V PCIe 8 chân với tổng công suất cần đáp ứng là 500W trong khi R9 290X chỉ cần khoảng 290W. Theo khuyến cáo của nhà sản xuất, bạn nên chọn bộ nguồn công suất từ 750W trở lên và tốt nhất là bộ nguồn 1.500W với cấu hình CrossFire để đảm bảo công suất cần đáp ứng cho toàn hệ thống.

Về lý thuyết thì việc gắn và sử dụng một card đồ họa có hiệu năng tương đương sẽ đơn giản hơn nhiều so với hai card thiết lập CrossFire. Không gian bên trong thùng máy cũng gọn hơn và khả năng tản nhiệt hiệu quả. Tuy nhiên trên thực tế, vấn đề điện năng tiêu thụ và nhiệt lượng tỏa ra luôn là bài toán khó giải, nhất là với những mẫu card hàng khủng như R9 295X2.

Thông số kỹ thuật

Quảng cáo



R9 295X2_2.3.jpg


"Trái tim" của R9 295X2 nằm ở hai nhân đồ họa Radeon R9 290X kiến trúc Graphics Core Next 1.1 có khả năng xử lý đa luồng và tận dụng tốt hơn năng lực xử lý đồ họa với nhiều ống lệnh cùng lúc mà không ảnh hưởng đáng kể đến hiệu năng tổng thể so với kiến trúc cũ VLIW4.

Mẫu card của AMD có tổng cộng 5.632 đơn vị xử lý dòng (stream processing unit) được chia thành 88 cụm xử lý (compute unit), 352 đơn vị phủ vân bề mặt hình ảnh (texture unit) và 128 đơn vị ROP (raster operation engine). Mặc định mỗi GPU chạy ở xung nhịp 1.018 MHz, khả năng xử lý dấu chấm động có độ chính xác đơn (single-precision) đạt 11,47 TFLOPS, tức cao hơn gấp đôi so với 5,6 TFLOPS của R9 290X. Một chi tiết cũng đáng quan tâm là R9 295X2 còn được trang bị đến 8GB bộ nhớ đồ họa GDDR5, xung nhịp (mem clock) 1. 250 MHz và giao tiếp bộ nhớ 2*512 bit.

Nếu so với bảng thông số kỹ thuật của card R9 290X, có thể nhận thấy R9 295X2 đã không bị cắt giảm xung nhịp GPU và băng thông bộ nhớ như hãng đã từng áp dụng với Radeon HD 6990 và HD 7990 để tránh tình trạng quá tải và quá nhiệt.Điều này cũng phù hợp với kết quả thử nghiệm thực tế cho thấy sức mạnh của R9 295X2 gần tương đương với hai card đồ họa R9 290X chạy CrossFire.

Công nghệ, tính năng hỗ trợ

R9 295X2_2.4.jpg

Quảng cáo



Radeon R9 295X2 hỗ trợ đầy đủ bộ thư viện đồ họa DirectX 12 tích hợp sẵn trong Windows 10, OpenGL 4.3, cả công nghệ FreeSync giúp loại bỏ hiện tượng giật, xé hình trong những game đồ họa nặng như trước đây.

Card cũng được tối ưu khả năng xử lý đa luồng, chế độ khử răng cưa 24 mẫu và lọc vân bề mặt 16 mẫu, Enhanced Quality Anti-Aliasing (EQAA) và Morphological Anti-Aliasing (MLAA) nâng cao chất lượng khử răng cưa hình ảnh trong lúc dựng và sau khi dựng nhằm mang đến người dùng những hình ảnh “nét” nhất.

Điểm mới của dòng chip đồ họa Hawaii là hỗ trợ giao diện lập trình Mantle và công nghệ âm thanh True Audio. Mantle giúp quá trình phát triển game đơn giản hơn bằng việc tận dụng những tài nguyên chung của kiến trúc Graphics Core Next giữa hai nền tảng lớn là PC và game console.

AMD True Audio giúp gánh bớt phần công việc xử lý âm thanh số do CPU đảm trách bằng một khối âm thanh chuyên dụng có trong GPU bao gồm các nhân DSP (Digital Signal Processing) Tensilica và một giao diện lập trình ứng dụng tùy chọn cho phép các nhà phát triển truy cập sâu hơn vào phần cứng nhằm khai thác tốt hơn sức mạnh hệ thống.

Xem ảnh chi tiết thiết kế AMD Radeon R9 295X2


Cấu hình thử nghiệm


Để đánh giá sức mạnh AMD Radeon R9 295X2, Tinhte sử dụng cấu hình thử nghiệm xây dựng trên nền tảng Haswell-E với bo mạch chủ Gigabyte GA-X99-UD4, CPU Intel Core i7-5930K, bộ nhớ DDR4 Adata XPG Z1 16GB, bus 2.400MHz, SSD Adata SP910 256GB và nguồn SilverStone Strider Plus 1000W. Dù chỉ có sáu nhân vật lý và hỗ trợ công nghệ hyper threading nhưng Core i7-5930K vẫn có đến 40 tuyến PCI Express 3.0 để truyền tín hiệu trực tiếp giữa CPU và card đồ họa rời. Điều này giúp khắc phục được tình trạng “nghẽn cổ chai” vốn ảnh hưởng rất lớn đến kết quả thử nghiệm.

Bên cạnh những công cụ quy chuẩn đánh giá tổng thể hiệu năng là 3DMark 11 và Heaven Benchmark 4.0, Tinhte cũng sử dụng một số tựa game như DiRT 3, Alien vs. Predator, Tom Raider, Resident Evil 6, và Thief để thấy cách thức card đồ họa dựng hình như thế nào. Cũng cần nói thêm việc chọn tựa game nào làm công cụ benchmark phải thể hiện được sự nhất quán, ổn định và kết quả nhận được đáng tin cậy, có thể dùng đối chiếu với những sản phẩm từng thử nghiệm trước đó.

Phân tích kết quả thử nghiệm

Bang ket qua.jpg


Kết quả bên trên cho thấy R9 295X2 đã chứng tỏ sức mạnh của mẫu card đồ họa đa nhân khi chinh phục tất cả phép thử theo kịch bản xây dựng ở độ phân giải Full HD cùng mức thiết lập đồ họa cao nhất. Cụ thể trong phép đánh giá năng lực xử lý đồ họa 3DMark Fire Strike, cấu hình thử nghiệm đạt 16.357 điểm tổng thể, Graphic đạt 21.569 điểm và CPU đạt 14.815 điểm. Xét riêng điểm Graphic thì R9 295X2 cao hơn đáng kể so với Titan X của Nvidia nhưng chưa thể sánh bằng GeForce GTX 980 chạy SLI.

Tương tự với Heaven Benchmark, phép thử đồ họa nhấn mạnh công nghệ Tessellation, mẫu card đa nhân của AMD đạt 1.345 điểm và khả năng dựng hình đạt 53,4 fps (khung hình/giây) ở độ phân giải 1.920 x 1.080 pixel, thiết lập đồ họa Ultra.

GTA5 2015.jpg

Với các game thử nghiệm, giá trị mẫu card đồ họa cao cấp tiếp tục được khẳng định qua số khung hình xử lý, không xảy ra hiện tượng giật hình (lag) trong suốt quá trình thử nghiệm và đặc biệt là tỷ lệ khung hình sụt giảm thấp khi chất lượng đồ họa được đẩy lên mức cao nhất. Chẳng hạn DiRT 3 đạt đến 259,2 fps, Alien vs. Predator đạt 192,6 fps và ngay cả Thief 4, một tượng đài trong thể loại stealth action cũng đạt đến 66,7 fps với chất lượng đồ họa Very High. Xem chi tiết trong bảng kết quả bên dưới.


Bên cạnh đó, Tinhte cũng kiểm thử khả năng xử lý đồ họa 4K qua phép thử 3DMark Fire Strike Ultra và nhận thấy hệ thống đạt 4.792 điểm tổng thể, đồ họa đạt 4.842 điểm, trong đó tốc độ xử lý phép thử đồ họa 1 là 26,5 fps và phép thử 2 là 17,5 fps. So với mẫu Titan X thì kết quả này cao hơn từ 23,6 – 25,6% nhưng vẫn chưa đủ để chơi mượt các tựa game 4K với chất lượng đồ họa Ultra.

Nhiệt độ, công suất tiêu thụ

Bang so sanh nhiet do.jpg


Kiểm tra khả năng tản nhiệt card đồ họa và công suất tiêu thụ cấu hình thử nghiệm (không bao gồm màn hình) qua phép thử đồ họa 3DMark Fire Strike, nhiệt độ và công suất hệ thống được ghi nhận qua phần mềm GPU-z và Logger Lite trong môi trường khoảng 28 độ C.

Bang so sanh cong suat.jpg

Ở chế độ không tải, hệ thống tản nhiệt tỏ ra hiệu quả, nhiệt độ GPU ở mức 40 độ C và công suất tiêu thụ của cấu hình thử nghiệm là 88,8 W, tính theo trị số trung bình cộng. Trong phép thử đồ họa 3DMark, nhiệt độ GPU dao động ở 70 độ C, thấp hơn đến 14 độ C so với Titan X của Nvidia nhưng ngốn đến 719,7 W. Đây cũng là mẫu card đồ họa có mức tiêu thụ năng lượng cao nhất từ trước đến nay mà Tinhte từng thử nghiệm.

Tổng quan sản phẩm


R9 295X2_10.jpg

Việc đưa ra mẫu card Radeon R9 295X2 trang bị hai nhân xử lý mạnh nhất dòng GPU Hawaii cho thấy AMD quyết tâm giành lại ngôi vương trong dòng card đồ họa đa nhân. Tuy nhiên với kết quả trên, không thể phủ nhận là Nvidia vẫn đang dẫn trước về mặt hiệu năng và mức tiêu thụ năng lượng hiệu quả hơn so với mẫu card đồ họa cùng phân khúc của AMD.

Tuy nhiên R9 295X2 cũng có những lợi thế riêng với những công nghệ đặc trưng của AMD và nhất là xét về giá, sản phẩm hiện ở mức 770 USD (tham khảo từ Newegg), giảm khoảng phân nửa so ban đầu là 1.499 USD. Trong khi đó Titan X có mức giá bán lẻ do Nvidia đề nghị (MSRP) là 999 USD, tức cao gần gấp đôi so GeForce GTX 980 giá 550 USD và cao hơn khoảng 40% so với R9 295X2 thì rõ ràng mẫu card đồ họa đa nhân của AMD vẫn hấp dẫn người dùng xét trên tiêu chí p/p (hiệu năng/giá).

Ngoài ra, AMD cũng áp dụng chương trình tặng bản quyền một số game hấp dẫn đang có mặt trên thị trường. Động thái này giúp sản phẩm của hãng có thể cạnh tranh tốt hơn và "fan" của AMD khi có thể chọn mua card đồ họa với giá hấp dẫn hơn so với trước đây.

Bảng chi tiết kết quả thử nghiệm



Cấu hình thử nghiệm: Bo mạch chủ Gigabyte GA-X99-UD4, bộ xử lý Intel Core i7-5930K, RAM DDR4 Adata XPG Z1 16GB, bus 2.400MHz, SSD Adata SP910 256GB, HDD Black WD4001FAEX 4TB, nguồn SilverStone Strider Plus 1000W, Windows 7 Ultimate sp1.
47 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

nhìn gấu thật
Chơi lại con này không?
20150616_215210.jpg
20150616_230210.jpg
1505394_945219262225299_1236343172185126231_n.jpg
Elnino242
TÍCH CỰC
9 năm
@SmartphonePolice Titan X còn thua nữa là 980 ti , con này chỉ hơn được cái nhiệt độ với tiết kiệm điện thôi
baodng
TÍCH CỰC
9 năm
@SmartphonePolice 980Ti có 1 nhân và chỉ mạnh hơn 980 1 chút thì sao so được với 295x2?
Gắn con này vào chắc gõ Word với Excel mướt lắm nhỉ,Fps chả bao h tuột.
hoangsbk3
ĐẠI BÀNG
9 năm
@quangloc999 Mấy comment kiểu như để gõ Word, chơi Pikachu nhàm lắm rồi. o_O
noob
TÍCH CỰC
9 năm
gì đây? card ra hơn 1 năm rồi giờ đem ra đánh giá 😁
conco119
TÍCH CỰC
9 năm
Đợi Furyx2 thôi , 295 ra năm ngoái rồi
Em nó bán ra từ 21 tháng 4 năm 2014 mà 10 tháng sau mới review, chán tinhte ghê.
Chờ đọc xong bài này chắc AMD nó ra Fury 2X mất rồi
kungfu9
CAO CẤP
9 năm
Mấy con này cũ rồi...tinhte có vẻ tụt lùi quá
haui2281
ĐẠI BÀNG
9 năm
E này mà cày bit thì phũ nhể. Tiền điện cũng k kém phần long trọng.
chơi pikachu ngon
Con này ko bán ở VN chắc tinhte lại mượn đc của bạn nào review :p
@Sinh Hoàng ai nói ko bán ở VN ?
tiendatpkgl
ĐẠI BÀNG
9 năm
@rook1234 Bạn ấy nói cạnh khoé mà bác
nhattuan2112
ĐẠI BÀNG
9 năm
Mấy bác cho em hỏi game trong hình có chiếc mui trần màu đỏ ở trên là game gì ạ. Thanks
@nhattuan2112 GTA V
Ko có HDMI nhỉ
mèn copy nhé bác QuanNDD 😁 :D
QuanNDD
CAO CẤP
9 năm
@cardmanhinh.com mời bác cardmanhinh.com. 😃
Hôm cũng đi offline bên TechGuru, có em này kéo max setting GTA V 4k. Nhìn mà thèm :p. Đi quay đc cái key GTA V, về chơi trên lap mà phát nản :mad:.
@Vũ Thiên Thành bác bán acc gta 5 cho e đi 😁
@phamminhduc11 Không được bác ơi. Họ cho trong Steam, mà em đang chơi Acc đó, ko bán riêng đc. Biết trc máy yếu ko lết nổi thì em đã bán key ngay từ đầu rồi. 😕
magic200395
ĐẠI BÀNG
9 năm
Hic , mấy bác review GPU của tinhte ơi, sao toàn dùng game cũ để review thếm, mấy trò đấy lâu rồi mà .
@magic200395 đồng ý với bác,mấy game trên làm gì mà nặng,muốn test cứ phệt đống crysis 3-assassin creed unity-the witcher 3-GTA V-ryse of son ấy,toàn game siêu nặng chuyên để test đồ họa
tinhte review vga quả nhiên tinh tế mấy tay voz phải gọi bằng cụ
Nhà có máy tính cùi, sài cái card vga rẻ tiền mấy năm rồi mà không có lúa đổi máy mới
hcttq15
ĐẠI BÀNG
9 năm
ôm e này về chạy tháng hè chắc treo cổ vì tiền điện 😁

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019