Drinkable Book - cuốn sách có thể lọc sạch đến 99,9% vi khuẩn trong nước

bk9sw
18/8/2015 11:9Phản hồi: 27
Drinkable Book - cuốn sách có thể lọc sạch đến 99,9% vi khuẩn trong nước
sách_lọc_nước_04.png

Xé một trang giấy trong quyển sách Drinkable Book, cuộn nó thành hình phễu rồi đổ nước vào là bạn đã có thể dùng nước đó để uống. Đây là ý tưởng của nghiên cứu sinh sau tiến sĩ Theresa Dankovich đến từ đại học Carnegie Mellon. Mỗi trang giấy của cuốn sách này được làm bằng các tấm giấy dày tẩm hạt nano bạc & đồng, có thể tiêu diệt đến 99,9% vi khuẩn khi nước được lọc qua. Ý tưởng này vẫn đang được gây quỹ trên Indiegogo và nếu thành hiện thực, nó sẽ giải quyết được bài toán nước sạch mà 633 triệu người trên thế giới đang phải đối mặt.

Dankovich đã bắt đầu phát triển công nghệ này khi đạt được học vị tiến sĩ tại đại học McGill và tiếp tục nghiên cứu của mình khi làm nghiên cứu sinh tại trung tâm sức khỏe toàn cầu thuộc đại học Virginia. Hiện tại cô đã thành lập một công ty phi lợi nhuận có tên pAge Drinking Paper để đưa cuốn sách lọc nước độc đáo này vào sản xuất và phân phối.


Mỗi trang giấy của cuốn sách được chế tạo với 2 lớp lọc, mỗi lớp có thể làm sạch đến 100 lít nước và cho phép sử dụng trong vài tuần liên tiếp. tổng số trang của cuốn sách được cho là có thể cung cấp nước sạch cho một người dùng trong cả năm.

Sử dụng cũng rất đơn giản, bạn chỉ việc lấy một trang sách ra, cuộn lại hình phễu và đặt trên một giá đỡ lắp trên miệng một thùng nước. Bạn đổ nước bẩn vào phễu giấy, nước sẽ được lọc sạch và chảy xuống dưới.

Thử nghiệm thực địa tại Nam Phi, Ghân, Haiti và Kenya, giấy lọc có thể làm sạch đến 99,9% nước bẩn có chứa một lượng lớn vi khuẩn được lấy từ các hệ thống cống rãnh. Hạt nano bạc và đồng cũng sẽ hòa vào nước sạch nhưn Dankovich cho biết nồng độ của chúng vẫn dưới ngưỡng cho phép của tổ chức sức khỏe thể giới (WHO) và cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (EPA).

sách_lọc_nước_02.jpg

Theresa hiện đang lên kế hoạch thử nghiêm thực địa nhiều hơn và tinh chỉnh thiết kế của cuốn sách lọc nước này. Cô sẽ trình bày nghiên cứu của mình tại hội nghị và triển lãm quốc gia lần thứ 250 của cộng đồng hóa học Hoa Kỳ diễn ra ở Boston. Nếu muốn các bạn có thể ủng hộ dự án tại Indiegogo để giúp nó trở thành hiện thực nhanh hơn.


27 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

quanghtvn
ĐẠI BÀNG
9 năm
Dạo này các ý tưởng toàn gây quỹ để có thể thành hiện thực, tuy nhiên việc gây quỹ dễ thất thoát, lượng tiền bỏ ra hình thành nên sản phẩm không rõ ràng và khi đưa vào thực tiền chưa chắc đã được như quảng cáo. Do đó, việc gây quỹ không được sự tự đầu tư của các Công ty dễ cho ra các sản phẩm ko như mong đợi
vupicaso
TÍCH CỰC
9 năm
Rất hay, hy vọng dự án sẽ thành công
Các tiến sỹ ở viet nam cho biết : ăn bẩn sống lâu , ko cần nghĩ ngợi làm gì nhiều ra sông hồ cầm cái khăn đi lọc nước để uống 😁
@hoanghung.tb Ở ngoài hà nội thì nước sông tô lịch là sạch nhất nhé các bạn. Nước có màu đen ngòm giống như thạch rau câu Long Hải vậy. Chỉ số vi khuẩn có lợi cho đường ruột là đạt 99,99% không nơi nào sạch hơn.Mình đã từng thấy một giáo sư ra đó lấy nước và uống ngay trước bàn dân thiên hạ mà bây giờ ông ấy vẫn sống tốt. Theo mình được biết thì nguồn nước đó bắt nguồn từ bệnh viện,công trình vệ sinh trong khu dân cư xá ra..rồi xác chết động vật nữa... Đó là nguồn nước lý tưởng để dân ta dùng.
Ý tưởng cũng hay đấy chứ. Mong dự án thành công. 😃
sao không phải 100 :p
@TrangThyTran sống trong một thế giới vô trùng chỉ có chết sớm thôi ạ! 😃
doithatbuon
ĐẠI BÀNG
9 năm
vi khuẩn chắc đun lên nó cũng chết đi nhiều, nước sạch quan trọng là hàm lượng các khoáng chất trong ấy như thế nào, toàn chất độc hóa học thì bỏ mẹ
ngoctb08
TÍCH CỰC
9 năm
Mua sách về để đọc, xong muốn uống nc thì xé trang sách để lọc vi khuẩn hic hic
về giá thì sao nhỉ?
midlight
ĐẠI BÀNG
9 năm
nhảm nhí thật. Sao ko gây quỹ chế tạo phễu lọc nước bằng giấy xếp gọn được????
Tự nhiên phải tốn kém chi phí cho mực in (chắc gì đã ko độc) + phí làm bìa sách + chi phí vận chuyển bị đội lên. nói chung là nhảm, vô cùng nhảm .
nsaseer1
ĐẠI BÀNG
9 năm
@midlight mỗi tờ dùng được vài tuần chứ không phải dùng mãi mãi, chế tạo thành phễu xếp gọn thì ít tốn kém hơn sản xuất 1 tờ giấy à 😆 có thể người ta thêm chữ vào giấy để tuyên truyền gì đó như tiết kiệm nước chẳng hạn, hoặc hướng dẫn sử dụng, cách xử lý.. Bìa sách thì nó như cái hộp để bảo quản thôi. Bạn làm phễu thì bạn không cần túi nilon hay gì để đựng nó chắc? Đọc bài xong lắc cái não vài cái trước khi chê bai nhảm nhí này nọ nhé bạn.
midlight
ĐẠI BÀNG
9 năm
@nsaseer1 😁 tôi chê cái ý tưởng đóng gói nó như 1 cuốn sách là nhảm nhí chứ ko phải ý tưởng lọc nước. chính xác là việc đóng bìa sẽ làm tăng chi phí sản xuất + vận chuyển đấy, bạn à. Bạn nói bìa dùng như cái hộp bảo quản, bạn mới là kẻ ko suy nghĩ đấy, cái bìa bảo quản kiểu gì khi nó ko kín? Chi phí làm 1 cái hộp carton để đựng xấp giấy có thể gấp thành phễu lọc nước chắc chắn sẽ rẻ hơn, nhẹ hơn, và bảo quản tốt hơn cái bìa đó bạn.Phần giấy bị bỏ đi vì gắn vào gáy cuốn sách, bạn có thấy phí ko, nó chiếm khoảng 10% trang giấy nano bạc này đấy. Việc tuyên truyền, hướng dẫn nên được in vào cái hộp hơn là in lên từng tờ giấy.
Tôi chưa nói tới việc hành động xé sách để làm phễu lọc. Tôi rất quý sách, dù là sách gì. Và tôi cũng luôn dạy con mình như vậy. Dù sao thì sách trong tư tưởng vẫn là 1 công cụ văn hóa, sách dùng để đọc, mở mang tri thức chứ ko phải để xé. dùng hình ảnh cuốn sách thay cho công cụ "đựng và bảo quản" bạn có thấy nhảm nhí?
Những nơi thiếu nước sạch họ cần thứ gì nhanh, gọn, nhẹ, có thể đáp ứng nhu cầu cơ bản của họ hàng ngày. họ ko cần 1 thứ gì đó hào nhoáng bao bọc bên ngoài đâu, chắc bạn cũng chưa ở hoàn cảnh đó nên ko thể hiểu đc.
Sản phẩm này, về ý tưởng thì thật tốt và nhân văn, nhưng cái cách đưa nó đến người cần sử dụng thì ko hợp lý chút nào.
lovestone
TÍCH CỰC
9 năm
@midlight Vậy bạn có ý tưởng gì đã và sẽ đóng góp lợi ích cho nhân loại? Nói và chê bai thì rất dễ, ai cũng làm được, xem bóng đá thì muốn trở thành huấn luyện viên, đọc tin chính trị thì nghĩ mình là chính trị gia. Cái quan trọng không phải là cách đóng gói của sản phẩm, điều quan trọng nhất là họ nghĩ ra và thực hiện ý tưởng cũng như áp dụng vào thực tế.

Tôi nhớ tới bài con cá sắt, người ta đã phải thay đổi cách thiết kế thành hình con cá chỉ để cho người dân campuchia chấp nhận sử dụng thay vì chế ra 1 cục vuông hoặc tròn để tiết kiệm chi phí khuôn mẫu.

Đọc bài này đối với tôi chỉ thấy ra được 2 điểm chính sau : ý tưởng thiết thực và có ích - đó là kiến thức khoa học. Đội ngũ nghiên cứu áp dụng đúng và tốt mảng marketing để đạt được mục đích tạo ấn tượng cho sản phẩm, nhằm gây quỹ cũng như thương mại - đó là kiến thức kinh tế.

Tìm điểm chê bai thì rất dễ nhưng cố nhìn thấy ý đồ tốt và lợi ích của 1 hành động thì rất khó. Chê bai thì chỉ cần kiến thức, hoặc không. Nhưng để đánh giá khách quan không thì chắc chắn phải cần kiến thức : rộng, quan điểm cởi mở và cả tầm nhìn của tầng lớp trí thức.
mjdou.akine
ĐẠI BÀNG
9 năm
@midlight "
nhảm nhí thật. Sao ko gây quỹ chế tạo phễu lọc nước bằng giấy xếp gọn được????.Tự nhiên phải tốn kém chi phí cho mực in (chắc gì đã ko độc) + phí làm bìa sách + chi phí vận chuyển bị đội lên. nói chung là nhảm, vô cùng nhảm ."

1. Bạn có tính toán được việc đóng bìa/mực in sẽ tăng chi phí sản xuất bao nhiêu lần so với việc chế tạo phễu lọc nước bằng giấy xếp gọn được không? việc chế tạo phiễu lọc nước bằng giấy bộ không tốn phí vận chuyển ah?
2. quan trọng nhất ở đây, bạn có nghe kỹ và hiểu video không? nó là bản thân của công nghệ chứ không phải là việc công nghệ này xuất hiện dưới dạng nào. công nghệ là dùng giấy lọc nước, giấy bạn có thể dùng để đóng sách, đọc xong có dùng làm việc khác như lọc nước, nó cũng hoàn toàn có thể dùng làm báo, tờ rơi, hoặc các thứ khác. đồng ý là sách không nên xé, nhưng nếu nhìn 1 hướng khác, các nhà công nghệ muốn người dùng sử dụng trân trọng các trang giấy như 1 cuốn sách thực thụ
3. việc tiếp theo, chế tạo 1 tờ giấy và vận chuyển đi nó đi có khó hơn rất nhiều so với việc vận chuyển 1 cái phiễu bằng giấy không? có ai rảnh làm giấy ra rồi xếp nó thành hình cái phiễu không? chưa kể đến việc nếu giữ nguyên dạng là 1 tờ giấy, nó hoàn toàn còn có thể sử dụng cho các mục đích khác nếu trong các trường hợp cần thiết như cần ghi chú cái gì đó chẳng hạn
4. còn việc bn cho rằng để nó dưới dạng 1 cuốn sách là hào nhoáng thì thật lạ. Nếu nó vừa mang công dụng tốt, vừa mang ý nghĩa nhân văn (sách có thể ghi chú, hướng dẫn trên đó, đồng thời khiến người dân các khu vực sử dụng - đa số các nước nghèo - biết trân trọng sách hơn) thì tại sao không làm?
hugn222
ĐẠI BÀNG
9 năm
@midlight Thế tặng quà cần gì phải gói? phí... bán hàng ko lo bán hàng quảng cáo làm j phí... hay thiếu gì cách lọc nước sẵn có oy ko tập trung phát triển giảm giá thành nghĩ thêm chi cho phí... nói thì dễ, mọi người bức xúc với bạn vì những người nghiên cứu người ta suy nghĩ rất nhiều rất tâm huyết, cũng chả nói người ta hoàn hảo... người ta giới thiệu làm clip cho đẹp thế thôi chứ ai rảnh bày vẽ lấy tiền người nghèo. Làm thế để nhấn mạnh về chủ đề "quyển sách mang lại nguồn nước sạch" nâng tầm biểu tượng thu hút chú ý để mọi người quan tâm ủng hộ. Bạn nói lên suy nghĩ cũng ko có gì sai, nhưng thay vì chê bai chúng ta đặt câu hỏi xây dựng mọi người cùng trả lời, thêm kiến thức có khi lại phát minh ra cái hay hơn. Thay vì "nhảm nhí" đặt câu hỏi "không đóng thành sách mà đóng thành vở đỡ tốn kém hơn đúng ko mọi người?" dễ thương ai cũng mến.
Stuart
TÍCH CỰC
9 năm
Hao tâm nhỉ.
nhảm, làm bố cái máy lọc nước hẳn hoi, nhỏ nhỏ cho xong :3
phuong_pda
ĐẠI BÀNG
9 năm
các nhà khoa học nước ngoài họ có nhiều công trình khoa học thiết thực với nười dân ngheèo, còn Việt nam thì toàn dân nghèo làm ra các công trình khoa học
namsuper
ĐẠI BÀNG
9 năm
Mỗi trang giấy của cuốn sách được chế tạo với 2 lớp lọc, mỗi lớp có thể làm sạch đến 100 lít nước và cho phép sử dụng trong vài tuần liên tiếp. tổng số trang của cuốn sách được cho là có thể cung cấp nước sạch cho một người dùng trong cả năm.
Dưng cơ mà lọc xong để giấy khô đóng lại thành sách vẫn dc mà sao phải bỏ đi.
Một ý tưởng cực kỳ thân thiện với môi trường, vừa học lại vừa có công dụng lọc nước. Giá tri của mỗi trang sách đã được nâng lên rất nhiều lần 😁
vi khuẩn chỉ là một phần nhỏ thôi, các kim loại năng, các hóa chất độc hại thì có lọc được không?
thường nước bẩn không chỉ có vi khuẩn.cái quan trong là các kim loại nặng như thuỷ ngân,chì,asen thì làm sao cái này lọc được.đâu phải nước trong veo là an toàn ?

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019