Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


Trải nghiệm người dùng (UX) là gì, có giống giao diện (UI) không và người ta đang dùng nó ra sao?

Duy Luân
16/9/2015 12:20Phản hồi: 85
Trải nghiệm người dùng (UX) là gì, có giống giao diện (UI) không và người ta đang dùng nó ra sao?
Tinhte_UX_UI_la_gi_HEADER.jpg
Trong thời gian gần đây chúng ta được nghe nhắc rất nhiều đến cụm từ trải nghiệm người dùng (user experience - UX). Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn nhầm lẫn đây chính là giao diện người dùng (user interface - UI), là thứ mà chúng ta vẫn thường thấy, thường click vào hoặc thường chạm chạm mỗi ngày. Thực chất thì UX và UI là hai thứ khác nhau, lo về những vấn đề khác nhau nhưng lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Sẵn đang tìm hiểu về vấn đề này, xin chia sẻ với các bạn một số thông tin về UX, UI cũng như cách mà người đang áp dụng nó vào cuộc sống hằng ngày.

UX là gì, nhà thiết kế UX là ai?


Trải nghiệm người dùng, nói ngắn gọn, là cách mà người dùng cảm nhận về một sản phẩm nào đó. Sản phẩm ở đây không nhất thiết phải là đồ công nghệ, nó có thể đơn giản chỉ là một con dao, một cái kéo, một chiếc ghế đá ngoài công viên, còn gần hơn với anh em Tinh tế là một cái smartphone, một chiếc máy tính hoặc một ứng dụng nào đó.

Mục tiêu tối thượng của việc thiết kế trải nghiệm người dùng đó là phải ĐÁP ỨNG ĐƯỢC NHU CẦU CỦA NGƯỜI DÙNG. Bạn xài kéo để cắt thì việc cắt phải diễn ra dễ dàng, nhanh chóng nhất có thể, bạn ngồi trên băng ghế đá thì phải êm mông nhất, thoải mái nhất có thể, hoặc bạn xài smartphone thì phải cảm thấy “sướng” nhất, phải phục vụ được cho những nhu cầu liên lạc và kết nối một cách thuận tiện nhất.

Nói về UX thì người ta hay nhắc đến cụm từ tính dễ dùng (usability). Định nghĩa của tính dễ dùng, theo cuốn sách “User-Centered Design” của nhà xuất bản O'Reilly, có nghĩa là mức độ hiệu quả, thuận tiện và hài lòng của người dùng với một sản phẩm khi họ dùng nó để đạt một mục đích đã đề ra. Ví dụ, bạn xài Word với mong muốn gõ ra một văn bản, thì nó có hiệu quả, thuận tiện và làm cho bạn hài lòng với văn bản của mình hay không. Bạn xài Windows thì bạn có hài lòng khi dùng nó để lướt web, để soạn tài liệu hay để chat với bạn bè không.

ux-design.jpg

Trong quá trình làm việc, một chuyên gia UX, hay còn gọi là nhà thiết kế UX, thường không phải làm việc nhiều với các công cụ đồ họa. Thay vào đó, họ làm việc với CON NGƯỜI. Con người chính là yếu tố trung tâm của UX, bởi sản phẩm bạn tạo ra là để cho con người sử dụng cơ mà. Bạn phải hiểu xem người dùng chính là ai, họ muốn gì, phải hiểu về hành vi, về thói quen của họ thì mới đường mà thiết kế sản phẩm của mình cho phù hợp, đúng không nào? Và các cách để tìm hiểu bao gồm: phỏng vấn, làm khảo sát, quan sát (trực tiếp), theo dõi hành vi và phân tích (gián tiếp).

Về cơ bản, công việc của một chuyên gia UX sẽ thường đi theo con đường như sau:
  1. Tiếp nhận dự án, tìm hiểu về dự án đó
  2. Tìm hiểu về đối tượng người dùng chính của dự án
  3. Đi thu thập yêu cầu của người dùng, xem xem họ muốn gì
  4. Phân tích yêu cầu người dùng, mô phỏng quy trình thao tác bằng cách loại sơ đồ và đưa ra giải pháp
  5. Xây dựng các persona (sẽ nói ở bên dưới), các tình huống sử dụng (scenario), các rủi ro có thể gặp phải...
  6. Xây dựng các bản mockup (tạm dịch là bản vẽ sơ khai của sản phẩm) và kiểm nghiệm chúng
  7. Nếu mockup cho thấy kết quả ổn, chuyên gia UX tiếp tục hoàn thiện nó và cho ra đời nguyên mẫu (prototype)
  8. Khi đã có nguyên mẫu, lại tiếp tục kiểm tra và cho ra sản phẩm cuối cùng
  9. Hoàn thiện sản phẩm, kiểm tra với người dùng (user acceptance testing - UAT)
  10. Đưa qua cho bộ phận lập trình đưa ra thành sản phẩm thực tế
Con đường nói trên chỉ là một cách, ngoài ra trong môi trường thay đổi nhanh như hiện nay thì người ta có thể chọn cách lược bớt một số bước hoặc kết hợp bước này với bước khác để có thể tiến đến sản phẩm cuối cùng một cách nhanh chóng hơn. Nhưng nhìn chung, nhà thiết kế UX ít khi phải đụng đến việc đồ họa, đó là công việc của nhà thiết kế UI. Nếu có, anh ấy cũng chỉ tạo ra một giao diện rất đơn giản để truyền đạt ý tưởng của mình mà thôi.

Tinhte_UX_UI_la_gi_5.png

Nói về persona, đây là cụm từ rất thường thấy trong lĩnh vực UX. Persona là một thực thể mô phỏng lại 1 người dùng, tuy nhiên lại không được dựa trên bất kì người thật nào cả. Ví dụ, persona của phần mềm Word có thể là một anh công chức 35 tuổi tên Nguyễn Đẹp Trai đang làm cho một hãng vận tải, đã có gia đình, có trình độ đại học, biết cơ bản kĩ năng máy tính. Mục tiêu của anh này là tạo ra một văn bản báo cáo. Dựa vào persona, các chuyên gia UX có thể đánh giá xem hành vi của anh ta như thế nào, mục tiêu ra sao, tính cách và đặc điểm như thế nào, có phải là người dùng chính của phần mềm hay chỉ là người lâu lâu mới xài.

Còn tình huống (scenario) là một thứ trong đó persona sẽ sử dụng sản phẩm để đạt được mục tiêu mà anh ấy / cô ấy muốn. Vẫn với ví dụ trên, các tình huống có thể diễn ra đó là:
  • Anh Nguyễn Đẹp Trai đang trong văn phòng, anh ấy muốn tạo ra một bảng báo cáo về tình hình vận tải của công ty trong tháng rồi
  • Anh Nguyễn Đẹp Trai đang ở nhà, anh ấy muốn mở và xem văn bản mô tả về chuyến du lịch sắp tới của mình với vợ
Bằng cách dùng scenario, các chuyên gia UX có thể biết được trải nghiệm của người dùng từ đầu đến cuối ra sao, kiểm tra xem nếu thực tế thì người dùng có xài như các chuyên gia đã dự tính hay không, và cân nhắc những yếu tố thiết kế cần thiết khác.

UI là gì?

Quảng cáo


Giao diện người dùng là thứ mà chúng ta dùng để tương tác với một sản phẩm, một hệ thống nào đó. Ví dụ, nếu bạn dùng con dao thì “giao diện” ở đây chính là cái cán dao, nếu bạn ngồi trên ghế đá thì bề mặt đá chính là giao diện, và nếu bạn dùng Chrome thì giao diện chính là cái dùng để hiển thị các tab, nội dung web hay các nút cho bạn click vào. Nếu bạn đứng trước một cái máy bán nước tự động, giao diện của bạn là các nút chọn đồ uống, khe đút tiền và nhận lon nước...

Tinhte_UX_UI_la_gi_3.png

Khác với nhà thiết kế UX, các bạn thiết kế UI thì tập trung vào cách mà sản phẩm được trình diễn cho người dùng. Nút đóng tab trong trình duyệt thì đặt bên trái hay bên phải, màu đỏ hay màu xanh, các icon ngoài màn hình chính nên dùng lưới 4x4 hay 3x3, để kéo thanh điều chỉnh nhạc thì nên dùng gạch ngang hay xài núm tròn. Nhấn nút này thì chuyển sang trang nào, nhấn nút kia đi đâu. Cái này nên xài chữ hay icon, cái kia nên là nút hay chỉ đơn giản hiện đường link là đủ.

Nhiệm vụ quan trọng của nhà thiết kế UI là phải đảm bảo tính đồng nhất của giao diện xuyên suốt mọi thành phần của sản phẩm. Ví dụ, nếu nút đóng đã được chọn là màu đỏ thì phải có màu đỏ hết trong toàn bộ app, không thể màu xanh ở chỗ này rồi đỏ chỗ khác. Thông báo lỗi xuất hiện từ dưới bay lên trên thì phải cố định như vậy, không thể lâu lâu thích thì từ trên bay xuống, lâu lâu từ trái sang phải.

Visual Designer là gì?


Trong việc thiết kế phần mềm còn có một chức danh nữa gọi là Visual Designer. Khác với nhà thiết kế UI, visual designer không quan tâm link này dẫn đi đâu, nút kia chuyển sang trang nào. Thứ mà họ tập trung vào đó là tạo ra những giao diện đẹp mắt, những icon lung linh, chọn màu phù hợp cho từng thành phần trong giao diện, thậm chí là cả chọn font chữ, cỡ chữ, màu chữ nữa. Visual designer tận dụng rất nhiều những nguyên lý thị giác nhằm giúp người dùng cảm thấy đẹp, thân thiện, không bị khó chịu khi phải sử dụng trong thời gian dài.

Quảng cáo


Tinhte_UX_UI_la_gi_4.jpg

Ngoài ra còn một vai trò nữa là thiết kế chuyển động (interaction designer, còn gọi là motion designer). Người này sẽ nhận nhiệm vụ tạo ra các chuyển động để giúp giao tiếp một ý niệm nào đó với người dùng. Ví dụ, trong ứng dụng Mail của iOS, khi bạn cuộn đến hết trang thì sẽ có một hiệu ứng nảy lên. Đó là tác phẩm của một nhà thiết kế chuyển động đấy.

Tuy nhiên, có một điều cần lưu ý, đó là một số công ty thường gộp các vai trò lại với nhau. Có công ty yêu cầu UX designer phải biết về UI và thậm chí phải làm được UI, cũng có công ty yêu cầu chuyên gia UI phải làm được luôn cả vai trò của visual designer. Cài này thì tùy vào đặc điểm công việc và sản phẩm mà thôi, cũng như tùy vào quy mô công ty. Những công ty nhỏ thường 1 người phải kiêm hai ba vai trò, còn công ty lớn cỡ Facebook, Google, Microsoft và Apple thì họ tách riêng ra.

Và bạn cũng đừng nghĩa rằng UX, UI và visual designer là ba vai trò không liên quan nhau. Thực chất tất cả đều có liên hệ rất chặt chẽ với nhau và đều là những thành phần không thể thiếu, đặc biệt là trong ngành phần mềm. UX designer sau khi làm xong việc khảo sát, hiểu về người dùng và xây dựng giải pháp thì họ sẽ phải chuyển tiếp cho UI designer và visual designer tạo ra các bản mockup hoặc prototype. Nhà thiết kế UX cũng phải liên tục nói chuyện về UI và visual designer nhằm đảm bảo rằng trải nghiệm người dùng được giữ ở mức tốt nhất có thể đúng theo kế hoạch ban đầu. Khi công đoạn UI xong thì chuyển tiếp qua cho nhóm lập trình viên phát triển và đưa sản phẩm ra thực tế.

Tinhte_UX_UI_la_gi_1.gif

Kết


Tóm lại, sản phẩm mà chúng ta đang sử dụng hằng ngày là một thành phẩm được tạo ra bởi nhiều người khác nhau, ở các vai trò khác nhau. Mục tiêu tối thượng của họ là làm cho chúng ta cảm thấy thích khi một sản phẩm có thể giải quyết được nhu cầu của chúng ta, và đảm bảo rằng chúng ta sẽ lại tiếp sử dụng sản phẩm của họ trong tương lai. Nói riêng về mảng công nghệ, nếu thiếu đi các nhà thiết kế UX thì chúng ta sẽ có những phần mềm rất khó dùng, nếu không có UI và visual designer thì các phần mềm sẽ nhìn chán ngắt và xấu xí như nhiều chục năm về trước. Tất cả những người này đã cùng nhau tạo ra một thế giới công nghệ như chúng ta biết ngày hôm nay, và UX, UI sẽ tiếp tục là một chủ đề đáng quan tâm trong thời gian sắp tới khi mà mọi thiết kế đều sẽ xoay quanh người dùng.

Tham khảo: Sách User-Centered Design, Fast Company, Wikipedia
85 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

tóm lại UX kô thể thiếu 😁 :D
kết luận ux ios > ux android 😁
Bài viết hay. Giúp mọi người hiểu rõ ràng về cái " trải nghiệm người dùng" nghĩa là gì. Cũng chính cái trải nghiệm người dùng này nó là yếu tố chính để phân biệt hàng đắt hay rẻ đây😁
Seri4R
ĐẠI BÀNG
9 năm
"|anh công chức 35 tuổi tên Nguyễn Đẹp Trai đang làm cho một hãng vận tải"...
Vâng, anh rất đẹp trai.
vdupham
TÍCH CỰC
9 năm
vậy làm UX có cần biết lập trình không nhỉ ?
@vdupham Ko nhất thiết phải biết. Nhưng ko biết thì bác chỉ có thể đảm nhiệm việc lên ý tưởng thôi chứ ko hiện thực hoá nó đc
oánh dấu lại cái
Nhìn cái hình minh họa icon chrome, evernote,thời tiết thấy kẻ ngang kẻ dọc nguy hiểm vậy chớ mình thấy chẳng ăn nhập gì với icon bên trong.
Ngày trước chủ thớt có bài này khá hay
https://tinhte.vn/threads/thiet-ke-giao-dien-phang-hien-tai-va-tuong-lai.2482168/
Thank vì những thông tin hữu ích.
@thanhbacnghen không lq =)) các tỷ lệ trên icon là tỷ lệ vàng và là template icon của apple đấy ạ, đôi khi các app ngoài có thể k chuẩn 100% chứ các icon của app chuẩn từng nét theo grid đó nhé.
qhi
TÍCH CỰC
9 năm
Bạn @Duy Luân kiến thức phải rộng lắm nhỉ vì thấy các bài viết của bạn luôn chất lượng. Tinhte mình rất thích đọc bài viết của bạn. Thanks.
@qhi bạn ko thấy bài dịch có trích nguồn à.
@qhi sinh viên RMIT được đào tạo chất lượng.
@bacsidien94 Không phải bài dịch nhé, mình chỉ tham khảo thêm ở các nguồn đó thôi
@Duy Luân mình thấy rồi
jing
CAO CẤP
9 năm
bây giờ kiếm bạn gái uXXX dùng nó phải sướng và User InterFACE phải đẹp
Sao mà cứ phải suy nghĩ sâu xa thế nhỉ, UX= Yêu > xxx thích thích thích:p
tại sao nhắc đến cụm từ TRẢI NGHIỆM NGƯỜI DÙNG làm mọi người nghĩ đến hệ điều hành ió đầu tiên nhỉ. mình thấy adroi mới xứng đáng ở tầng cao nhất của TRẢI NGHIỆM NGƯỜI DUNG. đang nói đến những máy androi cùng phân khúc với iphone nha
pvhanh
ĐẠI BÀNG
9 năm
Định nghĩa thế này cho dễ:
UI: cô gái có đẹp hay không?
UX: Cô gái đó làm tình có giỏi không?
Mình nghỉ là Iphone
MindConfess
ĐẠI BÀNG
9 năm
Đọc bài này xong làm mình hơi bị ngạc nhiên, vì vai trò của UX design dc miêu tả trong bài viết chính là vai trò của Requirement Enginneer/ Business Analysis, là một trong những main job của IT, đang được sử dụng và tuyển dụng rộng rãi
fu09fjtnhj
TÍCH CỰC
9 năm
UX UI API. ....... Hay cái gì đi nữa cũng thế. Nói thì dễ thôi nhưng làm khó lắm. Ai mà chẳng muốn có một ứng dụng tốt đến từng tiêu chí. Nhưng cái quan trọng nhất để làm đc điều đó chính là giải thuật thì chẳng ai chẳng nơi nào nhắc đến. Khác nào một ông API cắt tiết gà xong vứt vào nhà bếp cho đầy bếp UI xào nấu. Bây giờ đẻ ra ông UX là ông chạy bàn không phải làm gì nhiều chỉ việc mặc véc và lịch sự mang đồ ăn ra cho khách và đòi hỏi thêm món ăn phải thế này nọ kia. Món này cho người này phải thế này món người kia phải khác. Tóm lại UI vẫn là quan trọng nhất quyết định sự thành công của 1 ứng dụng.
khanghk
TÍCH CỰC
9 năm
@fu09fjtnhj app có tốt tới đâu mà không thuận tiện và khó dùng -> toi. điều này thể hiện rõ nhất trong game. như game chim điên được đánh giá UI khá củ chuối nhưng UX rất tốt và UX này kéo được người chơi vào game chứ không chỉ đơn giản là UI
Nói về trải nghiệm người dùng, mình đánh giá cao nhất là wp. Về giao diện người dùng mình đánh giá cao nhất là ios. Còn cân bằng, không có cái nào hơn cái nào (không phải tốt hết mà là không cái nào thật sự tốt) là android gốc.
BB Tran
TÍCH CỰC
9 năm
@Duy Luân viết thêm mối quan hệ tương quan UX với UI với Visual Designer nữa đi... đọc cho nó đã 😁:D:D
Tóm lại là: UI is what u see, ux is what u feel hehe
Sai hết .cái ví tiền là quan trọng nhất.
Có tiền mua hết về Ux khủng ,Ui xịn ta trải nghiệm hết.
Còn không tiền ngồi nhìn cái đt củ chuối khoe này nọ
XBlue
CAO CẤP
9 năm
@mandyhades nông cạn quá
@XBlue Không có tiền mua iphone 6 , còn khó chứ đừng nói đến 6s ngồi đấy mà trải nghiệm tại.... siêu thị.
2Tek.vn
ĐẠI BÀNG
9 năm
@mandyhades Cái này là nói về thiết kế phần mềm mà bạn? Liên quan gì đến có tiền hay ko có tiền?
@2Tek.vn Àh tại thấy có chữ : "trải nghiệm người dùng" và chữ " giao diện" .
Nếu không trình bày tiện ,đẹp trên 1 con điện thoại gây thiện cảm chắc đưa cho mấy ông phần mềm đưa cho nhau dùng chứ chả ai thuê ông để ông làm thứ :
Giao diện khó hiểu và trải nghiệm người dùng kém
Nhất là iphone và samsung hiện nay đang xếp top ,chí ít phải mua thiết bị ntn đã

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019