Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


Ngân hàng của tương lai đã bắt đầu xuất hiện: di động, không cần chi nhánh, lên mây...

Duy Luân
14/12/2015 20:29Phản hồi: 42
Ngân hàng của tương lai đã bắt đầu xuất hiện: di động, không cần chi nhánh, lên mây...
Những hướng đi của các "ngân hàng tương lai" đang dần xuất hiện. Đó có thể là những giải pháp thanh toán di động và chip thay cho thẻ tín dụng truyền thống, hay như vài ngân hàng đã di chuyển toàn bộ giao dịch của mình lên hình thức online để tiết giảm chi phí, một số khác thì hợp tác với các công ty bán hàng với sự cho phép của người dùng để giúp mua bán dễ hơn. Thậm chí, một số ngân hàng còn sử dụng những giải pháp đám mây để nâng cao năng lực xử lý thông tin của mình. Trong bài này, mời các bạn xem qua một số hướng đi tương lai của ngân hàng mà có liên quan đến công nghệ số.

Thẻ tín dụng được thay thế bởi smartphone và chip


Chris Skinner, tác giả quyển sách Digital Bank, dự đoán rằng thẻ tín dụng bằng nhựa sẽ sớm biến trong khoảng 10 năm tới. Thay cho nó sẽ là những giải pháp thanh toán được tích hợp trong điện thoại và xa hơn nữa là trong các thiết bị đeo được, quần áo và nhiều vật dụng khác mà người ta có thể dễ dàng mang theo bên người.

Hiện tại ở vài nước Châu Âu người dân đã có thể thanh toán tiền xăng bằng điện thoại của họ. Một ứng dụng của ngân hàng sẽ xác định vị trí trạm xăng đó ở đâu và người dùng chỉ cần nhập vào lượng xăng đã đổ, nhãn hiệu xăng và số hiệu cây xăng là tiền sẽ tự động được tính ra. Tiền ngay sau đó sẽ được thanh toán và hệ thống tự động của trạm sẽ bắt đầu bơm xăng vào xe. Biết đâu trong tương lai, tự bản thân chiếc xe cũng có thể thực hiện hết những công đoạn này, khi đó bạn chỉ cần lái xe đến gần cây xăng, để bơm vào bình là mọi chuyện sẽ tự động hóa hết.

Ngan_hang_cua_tuong_lai_5.png


Ở nhiều quốc gia khác người dân cũng đã được phép dùng smartphone có chip NFC để trả tiền đi tàu, đi xe buýt. Chúng ta có thể nhìn thấy tương lai vài năm tới đó là người ta thậm chí còn không cần đến điện thoại nữa, chỉ cần một cái nhẫn hay cái đồng hồ là đủ. Và để rút tiền từ ATM, chúng ta cũng không cần thẻ ngân hàng - một chiếc smartphone là đủ rồi.

Skinner tin rằng một nền kinh tế mà phương thức thanh toán là chip và online thì lượng tiền mặt tồn tại sẽ không vượt 30%. Chắc chắn là tiền mặt sẽ còn lâu lắm mới biến mất hoàn toàn, ngay cả ở một quốc gia tiên tiến như Thụy Điển mà vẫn còn 30% giao dịch là bằng tiền mặt, 70% còn lại là từ thẻ, online và các phương thức khác không dùng tiền mặt.

Chi nhánh ngân hàng biến thành các showroom

Mục đích chính của các chi nhánh ngân hàng bán lẻ trong thế kỉ 20 đó là tạo ra một nơi mà khách hàng có thể gửi tiền vào, rút tiền ra hoặc chuyển tiền đi nơi khác. Còn trong thế kỉ 21, điều này không còn quá cần thiết. Vì sao phải đứng xếp hàng khi bạn có một app hay website có thể làm chuyện tương tự ở nhà? Vì sao bạn cần phải đứng chờ hỏi thông tin khi bạn có một call center để gọi đến. Trong tương lai, các chi nhánh này sẽ biến thành những showroom nơi khách hàng được chỉ cách xài giải pháp thanh toán di động hay thanh toán trực tuyến, cũng như là nơi để ngân hàng trình diễn những sản phẩm, dịch vụ mới của mình mà thôi.

Những công ty dạng này thực chất đã xuất hiện rồi. Năm 2012, ngân hàng mBank ở Phần Lan công bố về cấu trúc ngân hàng điện tử. Trong đó, khách hàng của mBank có thể thực hiện thanh toán qua Facebook cũng như xài các dịch vụ video. mBank đóng của hầu hết những chi nhánh của mình, còn chi phí dùng để duy trì những chi nhánh này thì được chuyển cho khâu quảng cáo và phát triển dịch vụ. Kết quả là 75% lượng khách hàng hiện tại của công ty đã chuyển sang hình thức giao dịch online.

Ngan_hang_cua_tuong_lai_1.jpg

Atom là một ví dụ khác của ngân hàng điện tử. Trong năm nay, tổ chức tài chính tại Anh này đã nhận được giấy phép thành lập ngân hàng và hiện đang chuẩn bị để ra mắt rộng rãi. Atom chỉ cung cấp dịch vụ thông qua ứng dụng di động và các thiết bị đeo được ma thôi. Để mở tài khoản, người dùng chỉ cần download ứng dụng về, đăng kí, chọn loại tài khoản, gửi hình ảnh của chứng minh nhân dân và cung cấp các thông tin cá nhân. Rõ ràng, cách này thì tiện hơn nhiều so với việc phải ra ngân hàng ngồi chờ. Tất nhiên, Atom có những cách riêng để xác thực thông tin và giảm rủi ro cho mình.

Hợp tác với các bên bán hàng

Quảng cáo



Ngân hàng có thứ mà Google, Facebook và hàng nghìn cửa hàng online khác không có: quyền truy cập vào thông tin cá nhân của người dùng. Ví dụ, một công ty bán vali không biết được khách hàng tiềm năng của họ vừa mua một chiếc vé đi Thái Lan. Trong khi đó, một cửa hàng trang sức không biết rằng ngày mai là sinh nhật của vợ một khách hàng thân thiết. Nếu công ty bán vali biết được thông tin cá nhân của khách, họ đã có thể bán cho anh ấy một cái hành lý xách tay, và nếu công ty bán đồ trang sức biết thông tin về ngày sinh của người vợ thì có thể đã bán được một cái vòng cổ.

Ngân hàng có tất cả những thông tin cá nhân nói trên, tuy nhiên họ không có quyền cung cấp nó một cách rộng rãi. Nhưng nếu người dùng cho phép thì đó lại là chuyện khác, và các ngân hàng khi đó sẽ kiếm được nhiều tiền hơn khi hợp tác với các bên bán hàng. Người dùng có lợi ích là kiếm được món đồ mình muốn nhanh hơn, giá tốt hơn, đúng thời điểm hơn, ngân hàng thì thu hoa hồng của giao dịch, người bán thì bán được món đồ sớm hơn. Hiện tại, một trong những ngân hàng lớn nhất ở Đông Âu - Ukrainian PrivatBank - đã bắt đầu áp dụng chính sách này.

Hệ thống theo dõi chi tiêu thông minh

Bạn đã từng nghĩ đến việc ngân hàng sẽ giúp bạn theo dõi chi tiêu của mình một cách hiệu quả hơn hay chưa? Bạn thèm đi xem Taylor Swift hát và post lên Facebook: "Phải mà có tấm vé nhỉ". Ngay lập tức nhân viên của ngân hàng sẽ nhắn tin cho bạn rằng "tài khoản của bạn vẫn còn đủ tiền cho tấm vé đó, và chúng tôi cũng đã tìm thấy một cái cho bạn. Bạn có muốn mua không?" Hoặc nếu bạn post lên Twitter: "Chắc mai phải đi mua một con Jaguar về lái quá" thì ngân hàng sẽ nhắn tin: "Bạn đã xài âm 20.000 đô rồi đó, dừng lại đi!".

Ngan_hang_cua_tuong_lai_2.jpg

Nói chung, ngân hàng sẽ có nhiều thông tin cá nhân của người dùng hơn so với ngày nay và nó sẽ được sử dụng để giúp chính khách hàng của họ chứ không gây hại gì. Tất nhiên, mọi thứ đều phải được người dùng cho phép, nếu không thì sẽ vi phạm đến chính sách quyền riêng tư. Công nghệ sẽ giúp việc ra quyết định cho vay mượn trở nên dễ hơn, cũng như giúp khách hàng chi tiêu hợp lý hơn và tránh tình trạng chi vượt thu nhập quá nhiều.

Quảng cáo


Thời đại của API mở

Mỗi ngân hàng đều có hệ thống thông tin riêng, được phát triển bởi các lập trình viên khác nhau qua nhiều thế hệ khác nhau. Theo năm tháng, những dòng code càng lúc càng nhiều khiến sự sáng tạo trở nên khó khăn hơn. Hệ thống này phức tạp, cồng kềnh và việc thay đổi trở thành một vấn đề rất lớn. Ngoài ra, dữ liệu của ngân hàng cũng rất khó truy cập bởi các đối tác bởi ngân hàng không đưa ra một giao diện lập trình (API) chung nào để họ xài cả.

Để giải quyết vấn đề trên, ngân hàng Fidor đã chuyển tất cả hệ thống của mình theo kiểu đặt API lên hàng đầu. Họ thiết kế lại hệ thống để các API có thể đưa ra dữ liệu cho web, cho app một cách đồng nhất. Ngay cả các đối tác của ngân hàng cũng có thể xài các API đó để truy cập và giúp khách hàng thanh toán nhanh chóng hơn. Nhờ đó, khách hàng của Fidor có thể nhanh chóng chuyển tiền bằng Twitter và làm nhiều thứ khác. Ở Đức hiện cũng đã có một số API được chuẩn hóa để bất kì app nào cũng có thể truy cập vào dữ liệu của bất kì ngân hàng nào, tất nhiên lúc đó người dùng phải cung cấp đúng số tài khoản / mật khẩu và bản thân app đó cũng phải được ngân hàng kiểm tra kĩ trước khi cấp quyền sử dụng API.

Ngan_hang_cua_tuong_lai_4.jpg

Đám mây


Theo Forbes, ngân hàng hiện đang tích cực di chyển lên mây vì họ cần sức xử lý mạnh mẽ và việc phải quản cả một hạ tầng kĩ thuật đồ sộ như vậy là quá đắt đỏ. Thay vào đó, khi lên mây, họ có thể dùng cá hạ tầng của bên thứ ba với mức độ an ninh cao và tiết kiệm chi phí hơn. Năm 2013, ngân hàng DNB của Hà Lan đã sử dụng Amazon Web Services để giúp vận hành một số sản phẩm của mình, bao gồm website, app di động, nền tảng ngân hàng bán lẻ và xử lý, phân tích rủi ro tín dụng. Điện toán đám mây cũng được sử dụng bởi nhiều ngân hàng khác như Robeco ở Hà Lan, Suncorp Bank Australia ở Úc và nhiều nơi khác.

Ngan_hang_cua_tuong_lai_3.png

Nguồn: The Next Web
42 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

anh_pc
ĐẠI BÀNG
8 năm
Tương lai là đám mây tất, tất cả lên mây sống
Dạo này mình cũng thấy nhiều người mây mây rồi đó =)))
image.gif
@anh cô đơn 😁:D:D "thật không thể tin nổi" anh Quảng.
Sau này tất cả mọi thứ đều kết nối với nhau (IoT). Đừng nói là tài khoản ngân hàng, ngay cả từ cái TV, tủ lạnh... đến đèn đường, đèn giao thông..., tất cả đều điều khiển bằng máy tính qua mạng.
Và khi ấy thì hacker sẽ có quyền lực ngang chúa trời :rolleyes:
p/s: ai chơi Watch dogs không?
Càng hiện đại thì càng hại điện, tiền em cứ giữ ký trong ngân hàng kiểu cổ điển thôi.
@lethitanth Bạn thích "cổ điển" thì ko nên gửi ngân hàng mà lấy về cho vào 4 cái hũ sành chôn 4 chân giường mới chuẩn
Cái này hay, nhưng nếu chỉ hổ trợ sản phẩm apple thì hơi chán, bắt buộc dân toàn phải xài hàng Apple thì ko có tính cạnh tranh. Mong nó sẽ là ứng dụng dạng mở, có thể dùng trên tất cả các hệ điều hành từ máy tính bảng, điện thoại thông minh, để cả laptop máy tính lai, hay kể cả PC, đồng hồ thông minh. Chứ tập trung vào 1 sản phẩm của 1 hãng duy nhất thì khó mà có tính cạnh tranh và phổ biến
nhymxu
TÍCH CỰC
8 năm
@eochanghynt chỗ nào ghi apple vậy?
vlcdng
TÍCH CỰC
8 năm
@eochanghynt Các ứng dụng Pay cũng chỉ là công cụ của mỗi OS thôi! Còn cốt lõi là sự đồng thuận của các Ngân Hàng và các nhà bán lẻ lớn nên liên kết là của họ chứ k phải của OS đâu bạn
@nhymxu Hiện tại đại đa số đang tích Apple Pay vào, ý mình chỗ đó bạn nhé, và mong muốn ko phải chỉ dành cho Apple Pay, cái mình muốn nói là mong ngân hàng ko chỉ áp dụng cho sản phẩm Apple, xin nói lại, mong ngân hàng ko áp dụng mỗi cho hãng Apple, xin nhắc lại lần cuối mong ko chỉ áp dụng Apple Pay okay !
@eochanghynt Ngân hàng đâu có bị điên đâu mà hỗ trợ mỗi apple, mong với chả mỏi
Cái nhân hành ko có chi nhánh nào cả mình dùng bao năm nay rồi: Paypal 😃
Còn giờ đi ăn sáng lượn qua McDonald hay cafe ở Starbucks hoặc mua đồ ở Macys chằng cần mang ví, chỉ cần cái iPhone là được
@dac thế chú có mang DL/ID theo ko mà bỏ bóp ở nhà ;), buồn buồn đi Walmart mua thịt bò thì vay tiền ai 😁
Cũng như chú, mấy năm nay toàn dùng Paypal thanh toán, chuyển khoản, qua trung gian cho an toàn ^^
@MrBach248 Chỗ nào bảo là bỏ ID ở nhà vậy?
Mà bạn bao tuổi chưa gì đã "chú chú" rồi?! ;-)
@dac Trên này thì chỉ xưng hô : thím, chú, bác. Muốn chọn cái nào 😆, mình ko thích dùng từ bạn vì rõ ràng ko phải rồi, Mình thì chưa tới 30 😃
Apple pay thì cũng tiện nhưng ko phải chỗ nào cũng có, đb chỗ Việt Nam, còn cash only...
Theo ý kiến mình chi nhánh vẫn sẽ tồn tại như cái atm ra đời các chức năng của nó hoàn toàn có thể thay thế các teller nhưng người dân vẫn thích đến các chi nhánh nếu ở gần họ vì nó còn là giao tiếp giữa người với người, là cảm xúc mà máy ko thay được
sau này cướp ngân hàng đồng nghĩa với hacker , cướp truyền thống thất nghiệp 😁
Lúc ấy mấy em làm ngân hàng hết chảnh chóa rồi. Con bé làm ngân hàng gần chỗ e đứng mở cửa với mời khách vào ghế mà còn hơn con chảnh con bà chanh
bigbig8x
ĐẠI BÀNG
8 năm
Rất chi là tiện lợi...
Louisch129
TÍCH CỰC
8 năm
Ở VN đã có mấy cái ứng dụng chấp nhận cả thẻ ATM đó. Nghĩa là khi thanh toán 1 hoá đơn thì cái máy in hoá đơn đó tạo ra 1 barcode. iPhone/Android Phone dùng app đó scan hoá đơn, nhập mã pin ATM vào đt là hoàn tất, quá ngon.

KLQ nhưng mới mở 3 cái thẻ tín dụng ở Vietcombank, thứ 6 đăng ký thứ 3 có thông báo có thẻ luôn, ngân hàng nhà nước cạnh tranh và nhanh gớm 😁
Louisch129
TÍCH CỰC
8 năm
Ở VNđã có mấy cái ứng dụng chấp nhận cả thẻ ATM đó. Nghĩa là khi thanh toán 1 hoá đơn thì cái máy in hoá đơn đó tạo ra 1 barcode. iPhone/Android Phone dùng app đó scan hoá đơn, nhập mã pin ATM vào đt là hoàn tất, quá ngon.

KLQ nhưng mới mở 3 cái thẻ tín dụng ở Vietcombank, thứ 6 đăng ký thứ 3 có thông báo có thẻ luôn, ngân hàng nhà nươ'c cạnh tranh và nhanh gớm 😁
noi chung là đại tiện 😁
MasterPhuong
ĐẠI BÀNG
8 năm
Ai xài thẻ ANZ ở VN thì cũng bít cảm giác ko cần chi nhánh gì cả vì mọi chuyện đã có call center hết. Đóng tiền cũng chả cần ra bank chỉ việc ra FPTSHOP tiện lợi vãi. Đã thế trả góp 0%. Code Uber 200k... đủ thứ hết hehe
@MasterPhuong Bác phải tính đến phí duy trì thẻ nữa chứ, rồi còn phí charge thẻ. 😁
Louisch129
TÍCH CỰC
8 năm
@MasterPhuong Ko biết ANZ ở HCM thế nào chứ ở HN mấy con call center support ăn nói bát nháo vô cùng, lại còn kênh kiệu kiểu như tao đây làm ngân hàng nước ngoài =)) Hồi trc dụ mình làm thẻ credit mà nó nói giao dịch thực hiện 24h mới có SMS báo, ko có internet banking để theo dõi tài khoản. Vcl mang tiếng ngân hàng nước ngoài mà dịch vụ tiện ích còn lởm hơn cả trong nước.
Tiếp theo sẽ là đồng tiền chung cho thế giới?

Cái này khá hay, nếu ai cũng có TK ngân hàng và thanh toán điện tử thì Nhà nước sẽ không tốn công in tiền làm gì. Nhưng như vậy cũng có cái hại, dễ gây lạm phát, Nhà nước không kiểm soát số tiền trong dân chúng.
JKer
ĐẠI BÀNG
8 năm
@GD_2010 Nếu tất cả đều xài thẻ nhà nước nó biết trong tài khoản của bạn còn bao nhiêu tiền chính xác đến từng số lẻ luôn chứ ở đó không biết. Đêm qua bạn đi mua ba con sâu ở chỗ nào nhà nước nắm được luôn. Chỉ có đi đâu xài tiền mặt như Việt Nam mới là khó biết đấy. Nhiều khi nhìn ăn vận rách rưới nhưng mà để trong nhà vài tỷ đồng tiền mặt do tham nhũng, hối lộ, ăn cắp thì cũng bó tay luôn 😁. Còn ví dụ mà tài khoản tự nhiên tăng lên vài chục nghìn đô là cảnh sát biết được và nghi vấn ngay.
@JKer Trước hết là cảm ơn bạn với những lí luận khá hay. 😃
Nhưng ý mình nói là lạm phát đó bạn. Tiền của cá nhân thì đương nhiên Nhà nước nắm rõ đến từng con số lẻ. Như bạn nói về vụ ba con sâu đó. :D
Nhưng về tổng thể nền kinh tế, sẽ có những Nhà nước trình độ quản lí kém, không đủ tiền tiêu thì in, mà không cần in thì càng khỏe, chỉ cần tăng số tiền trong ngân khố của mình, rồi chi trả ra bên ngoài là xong. Con sâu làm rầu nồi canh, trong thời đại kinh tế toàn cầu, kinh tế của 1 nước gặp nguy thì ít nhiều ảnh hưởng tới toàn cầu.
JKer
ĐẠI BÀNG
8 năm
@GD_2010 Việc quản lý kém dẫn đến lạm phát chả liên quan gì đến việc thanh toán bằng điện tử. Bạn nghĩ là những con số trong thẻ của bạn chỉ là con số thôi sao :D. Bạn có 1 triệu trong tài khoản của ngân hàng bạn đang sử dụng thì ngân hàng đó cũng đang giữ một lượng tiền mặt tương đương 1 triệu đồng đó bạn. Quản lí kinh tế trên thực tế không phải như chơi Sim city mà muốn in nhiêu tiền thì in đâu bạn ơi :D
@JKer Tiền nào cũng là tiền thôi. Chắc bạn đã nghe việc 1 nước châu Phi đã phải từ bỏ đồng tiền của mình để chuyển sang dùng dollar Mỹ do lạm phát cao, mà nguyên nhân là do Nhà nước tự ý in tiền nhiều.
Ngân hàng cầm 1tr của bạn, phát cho bạn 1 cái thẻ thanh toán 1tr. Sau đó họ cho 1 người khác vay 600, cấp cho họ cái thẻ mệnh giá 600, như vậy tổng số tiền tiêu dùng là 1tr6. Đó là cách tạo tiền của ngân hàng đó bạn à. ;)
suzuki100602
ĐẠI BÀNG
8 năm
Híc. cái j cũng kết nối, rồi đây đi toa lét trong nhà mình cũng bị người khác giám sát.
Có khi nào nó giống trong phim "Húng Nhại" hong ta???
Ở TQ mấy món này đã có gần đủ, phát triển cực mạnh và các bank đều cam kết free trong ít nhất 3 năm nữa. Ở VN sẽ khó mà ứng dụng đc khi mà mấy ông bank VN tham như mõ, mồm hô hào tay thu đủ phí, ông ko chịu đtư, kp chịu lỗ th gian đầu để tạo thói quen thì còn lâu mới có người xài. Đến thanh toán quẹt thẻ ng ta sắp dẹp hết rồi mà ở VN vẫn chưa phổ thông nổi thì đợi đấy mà đòi quẹt nhẫn với chả quẹt đồng hồ.
Louisch129
TÍCH CỰC
8 năm
@luuthanhtrung Thanh toán thẻ ở VN ai bảo bạn chưa phổ thông? Đến thẻ ATM còn quẹt được.
nhymxu
TÍCH CỰC
8 năm
@Louisch129 VN còn ít chỗ cho quẹt thẻ lắm, mà quẹt đa phần quẹt Visa/Master thôi :3
vlcdng
TÍCH CỰC
8 năm
@nhymxu Quẹt nó còn tính phí cho ng mua mới đau! Ăn dày vl

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019