Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


NASA hợp tác cùng Lockheed phát triển thiết kế sơ bộ của máy bay chở khách siêu thanh thế hệ mới

bk9sw
1/3/2016 9:13Phản hồi: 17
NASA hợp tác cùng Lockheed phát triển thiết kế sơ bộ của máy bay chở khách siêu thanh thế hệ mới
Cách đây 2 năm, NASA đã thể hiện ý định quay trở lại lĩnh vực vận tải hàng không siêu thanh và hôm nay, kế hoạch này đã tiến thêm một bước gần hơn khi Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ vừa công bố hợp tác cùng Lockheed Martin để phát triển thiết kế sơ bộ của một chiếc máy bay "low boom" - tức máy bay phản lực siêu thanh nhưng hoạt động ít ồn hơn do tạo ra vụ nổ siêu thanh cường độ thấp hơn. Đây là một phần trong chương trình X-plane thuộc dự án những chân trời hàng không mới (New Aviation Horizons), nằm trong khoảng ngân sách cho năm tài chính 2017 của NASA.

Lãnh đạo NASA - Charles Bolden cho biết: "NASA hiện đang làm việc rất chăm chỉ để khiến những chuyến bay trở nên xanh hơn, an toàn hơn và im lặng hơn đồng thời khiến máy bay bay nhanh hơn và phát triển một hệ thống hàng không hoạt động hiệu quả hơn. Điều đáng chú ý là đã gần 70 năm kể từ khi Chuck Yeager phá vỡ bức tường âm thanh trên chiếc máy bay Bell X-1 - lúc đó được cơ quan tiền thân của NASA phát triển cho chương trình nghiên cứu tốc độ cao. Giờ đây, chúng tôi nối tiếp bằng chương trình máy bay siêu thanh X-plane với bước đầu tiên là phát triển thiết kế sơ bộ cho một chiếc máy bay phản lực siêu thanh hoạt động im lặng hơn, hướng đến mục tiêu vận chuyển hành khách."

NASA_Supersonic_Jet.png
Thiết kế ý tưởng của NASA về một chiếc máy bay phản lực siêu thanh.

NASA đã chọn một đội kỹ sư dẫn đầu bởi Lockheed Martin Aeronautics tại Palmdale, California để hoàn thiện thiết kế sơ bộ của chiếc máy bay phản lực siêu thanh này với tên gọi tắt là QueSST (Quiet Supersonic Technology). Hoạt động thiết kế sẽ được tiến hành tại trung tâm nghiên cứu Langley của NASA tại Hampton, Virginia theo yêu cầu từ hợp đồng nghiên cứu và phát triển công nghệ hàng không cơ bản và ứng dụng (BAART).

Sau khi thực hiện các nghiên cứu về tính khả thi và tìm hiểu rõ hơn về cường độ âm thanh có thể chấp nhận được khi máy bay hoạt động tại nhiều vùng thuộc nước Mỹ, Bộ phận dự án công nghệ siêu thanh thương mại của NASA sẽ yêu cầu các nhóm phát triển trong ngành công nghiệp hàng không đệ trình những ý tưởng thiết kế cho chiếc máy bay thử nghiệm. Nó sẽ có thể bay ở nhiều mức vận tốc siêu thanh nhưng chỉ tạo ra một vụ nổ siêu thanh cỡ nhỏ được NASA gọi là "heartbeat" - giống như một cú đấm nhẹ thay vì một vụ nổ gây chấn động thường thấy trên những chuyến bay siêu thanh trước đây. Theo lời của Jaiwon Shin - quản lý chương trình nghiên cứu hàng không của NASA: "Việc phát triển, chế tạo và bay thử một chiếc máy bay siêu thanh thuộc chương trình X-plane là bước tiến hợp lý tác động đến quyết định của ngành công nghiệp hàng không khi mở ra các chặng bay siêu thanh dành cho mọi người."



Lockheed Martin sẽ nhận khoảng 20 triệu USD trong vòng 17 tháng tới để phát triển thiết kế sơ bộ của QueSST. Nhóm phát triển được Lockheed Martin dẫn đầu bao gồm các nhà thầu phụ khác như GE Aviation tại Cincinnati và Tri Models Inc. tại Huntington Beach, California.

Lockheed sẽ đưa ra những yêu cầu cơ bản đối với máy bay và phát triển thiết kế sơ bộ với các thông số kỹ thuật đồng thời hỗ trợ các tài liệu liên quan để hình thành và lên kế hoạch cho chiếc máy bay ý tưởng. Tài liệu này sẽ được dùng để chuẩn bị cho thiết kế chi tiết, chế tạo và thử nghiệm QueSST. Hiệu quả của bảng thiết kế sơ bộ cũng sẽ được phân tích và phê chuẩn qua các thử nghiệm trong hầm gió.

Bên cạnh thiết kế và chế tạo, giai đoạn triếp theo của chương trình X-plane là trình diễn khả năng bay ít gây tiếng ồn sẽ được thực hiện và lúc đó, cộng đồng sẽ chính là những người phê chuẩn cho thiết kế của chiếc máy bay siêu thanh này. Khâu thiết kế chi tiết và chế tạo QueSST sẽ được thực hiện theo chương trình các hệ thống hàng không tích hợp do phòng nghiên cứu hàng không của NASA quản lý và hoạt động đấu thầu sẽ diễn ra trong thời gian tới.

Dự án New Aviation Horizons lộ trình 10 năm của NASA hướng đến rất nhiều mục tiêu được xem là khát vọng của ngành công nghiệp hàng không lâu nay bao gồm giảm thiểu tiêu thụ nhiên liệu, khí thải và tiếng ồn thông qua những cải tiến về thiết kế máy bay, từ bỏ hình dạng thân ống liền cánh truyền thống.

Được biết những chiếc máy bay thuộc chương trình X-planes sẽ có tỉ lệ 1 nửa so với phiên bản sản xuất và được thiết kế có người lái. Hoạt động thiết kế và chế tạo sẽ diễn ra trong vòng nhiều năm và bay thử sẽ bắt đầu từ năm 2020, sớm hay muộn thì còn tùy thuộc vào nguồn tài trợ.

Theo: NASA
17 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Thiết kế của những năm 60-80 😁
Thế này đúng kiểu bùm phát là tới nơi! 😃
chắc là vẽ bằng catia đới
máy bay này mà bị khủng bố thì...xác định .....còn ko kịp 😁
Sao cả thế giới không cùng chung sức hợp lại vs nhau để chế tạo phương tiện bay = tốc độ ánh sáng ta. khó lắm sao ?
trunganh688
ĐẠI BÀNG
8 năm
@yeucongnghe.vn chém thế này :
- khi bay với vận tốc ánh sáng (Vật liệu nào có thể chịu được) tốc độ càng cao thì lực ma sát càng lớn, khi lực ma sát lớn sẽ sinh ra nhiệt độ cực cao ở bề mặt tiếp xúc. NNhịt độ cao thì các phân tử (hay gì nhỉ) sẽ chuyển động mạnh, nhanh và nếu quá cao sẽ làm tan vỡ cấu trúc phân tử.. kiểu kiểu thế =))
- bay nhanh thì cần năng lượng. ví dụ bạn đi bộ 100km mất 2kg gạo, và mỗi lần nạp gạo bạn chỉ nạp được tối đa 5 lạng thôi. vậy đi 100km bạn sẽ phải nạp 4 lần vs mỗi lần 5 lạng gạo. đó là với vận tốc "đi bộ" =)) Nhưng khi tốc độ tăng lên thì năng lượng mất đi sẽ tăng lên sự mài mòn cũng tăng theo tỉ lệ thuận. lúc đó để đi 100km thời gian sẽ giảm đi nhưng số gạo sẽ tăng lên vấn đề là: Khi đi nhanh như thế ta k thể mang theo cả bao gạo để ăn rồi nạp và đòi hỏi tốc độ cao được.. Đại loại thế.

p/s: nói xong éo hỉu mình nói gì 😆
@trunganh688 Mình hỏi cho hài cho vui. Bạn tl cũng rất ok. 8 điểm.
bay càng nhanh mà va phải đại bàng thì càng dễ rụng 😁
Zoro kun
TÍCH CỰC
8 năm
@hiệp sĩ kanzaki Đại bàng nào ở trên đó bạn ơi?
Cowboyz
TÍCH CỰC
8 năm
Vật chất sẽ như thế nào nếu di chuyển với tốc độ ánh sáng?
@Cowboyz Khi di chuyển với vận tốc as sẽ có 2 hệ quy chiếu: 1. Người ngồi trên thiết bị di chuyển với tốc độ as: thời gian trôi chậm. Càng tiệm cận đến tốc độ as thì thời gian trôi càng chậm, khi đạt đến tốc độ as thì thời gian ngường trôi (em ko nhớ rõ công thức Lorentz nhưng nhớ là trong công thức ấy có thành phần căn bậc 2 của bình phương tốc độ as trừ cho bình phương vận tốc di chuyển thiết bị). 2. Người ở trên mặt đất: thời gian trôi bình thường. Vì vậy sau khi dừng lại thì người ngồi trên thiết bị vận chuyển với vận tốc as sẽ đi tới tương lai 😃
praynow
ĐẠI BÀNG
8 năm
làm xong bị 1-2 vụ như máy bay "con cò" ngày trước thì lại tù. hết siêu thanh luôn...
@praynow Con đó gọi là máy bay "con cẹc" thím, vừa siu thanh vừa siu ồn nữa 😁
praynow
ĐẠI BÀNG
8 năm
@vovantan007 :D bay cao thì mới bay xa được.
rongV
TÍCH CỰC
8 năm
chậm thôi.. nhanh quá pham hẻm kịp 😁
Cái đầu nhọn như cây tăm lun ^^
Con này mà hạ cánh chắc phi công khỏi nhìn đường băng luôn quá

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019