Những thông tin bạn cần biết về bệnh não mô cầu

NguyenTrongDuy
8/3/2016 6:35Phản hồi: 19
Những thông tin bạn cần biết về bệnh não mô cầu
Não mô cầu hay còn được gọi là màng não mô cầu có thể gây ra trên người nhiều bệnh cảnh khác nhau tại nhiều cơ quan như đường hô hấp, máu, hệ thần kinh, khớp, màng tim, mắt, đường niệu và sinh dục. Trong số đó, viêm màng não mủ và nhiễm trùng huyết là thường hay gặp nhất và nhiễm khuẩn huyết thể tối cấp là nguyên nhân đưa đến tử vong hàng đầu ngay khi đã tích cực điều trị. Những ngày gần đây, qua các phương tiện truyền thông báo đài, ắt hẳn các bản sẽ nghe thấy từ "não mô cầu" với ca thứ 2 mắc phải tại Việt Nam.

1. Lịch sử:

Vào mùa xuân năm 1805, Gaspard Vieuseux mô tả viêm màng não do nãm mô cầu đầu tiên dịch tại Genève. Năm 1887, Albert Neisser đã đề cập đến dòng vi khuẩn gây bệnh lậu có tên là Neisseria gonorrhoeae - loại vi khuẩn gây bệnh trên người cùng họ với não mô cầu. Đến năm 1887, Weichselbaum phân lập đường dòng vi khuẩn từ dịch não tủy người bệnh và xác định được nguyên nhân gây dịch viêm màng não là do não mô cầu (Neisseria meningitidis).

viem-nao-mo-cau-5.jpg
Hình ảnh não mô cầu hình dạng song cầu giống hạt cà phê quan sát dưới kính hiển vi
2. Dịch tễ và các đường lây truyền của bệnh


Nhìn chung, khi ở ngoài cơ thể con người, não mô cầu chỉ sống được khoảng 3-4 giờ và sẽ bị tiêu diệt ngay khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời (tia cực tím), dung dịch sát trùng như cồn 70 độ.

Não mô cầu cư trú tại vùng hầu họng của người và lây truyền theo các giọt bắn đường hô hấp. Bệnh lây trực tiếp qua tiếp xúc gần gũi hay gián tiếp qua các vật trung gian dính phải dịch tiết từ đường hô hấp của người mang trùng. Theo ghi nhận, bệnh chỉ được phát hiện duy nhất trên người và chưa phát hiện được vectơ truyền bệnh nào khác.

Trẻ từ 6 tháng đến 3 tuổi hoặc thanh thiếu niên từ 14-20 tuổi là đối tương dễ mắc phải của não mô cầu. Sau 20 tuổi, tỷ lệ bệnh vẫn có nhưng thấp. Theo các nghiên cứu ghi nhận, không hề có sự khác biệt giữa giới tính trong việc mắc bệnh. Thời điểm bùng phát của bệnh thường là khoảng thời gian thay đổi thời tiết , khí hậu với mùa đông, đầu mùa xuân và thấp nhất vào mùa hè (đối với miền bắc) và cuối mùa khô, đầu mùa mưa (đối với miền Nam). Những năm gần đây, bệnh có xu hướng giảm dần nhưng không vì thế mà chúng ta chủ quan khả năng gây dịch của não mô cầu.

bullwho00421-0092.jpg
Theo ghi nhận từ nghiên cứu dịch tễ của não mô cầu năm 1981 về ở các tỉnh phía nam miền nam, giai đoạn cuối mùa khô, đầu mùa mưa là giai đoạn bùng phát của bệnh trong năm.

Bệnh xảy ra và lan rộng tại các tập thể đông đúc ở thành thị hơn là nông thôn. Ví dụ như nhà trẻ, trường học, ký túc xá và đặc biệt là trại lính, nhất là các khu tập thể chật chội, thiếu vệ sinh.

3. Các dấu hiệu của não mô cầu:


image.jpeg
  • Viêm họng:
- Viêm họng do não mô cầu xảy ra hàng loạt trong thời có dịch và đa số không có các dấu hiệu lâm sàng rõ hoặc chỉ đơn giản là sổ mũi, viêm họng đỏ dù hạch amidan không to và không kèm sưng hạch cổ. Phần lớn, người mang não mô cầu ở họng mũi là người lành mang trùng. Người lành mang vi khuẩn trong người là yếu tố lan truyền bệnh mạnh mẽ hơn cả người đang mắc bệnh.
  • Nhiễm khuẩn huyết:
- Khởi bệnh thường đột ngột, một vài trường hợp bệnh nhân có tình trạng tương tự như cảm cúm trước đó với mệt nhọc, đau họng, nhức đầu, nôn ói, đau khớp, đau cơ đặc biệt là vùng sống lưng và hai chân. Hình ảnh đặc trung của bệnh là hình ảnh tử ban, chúng xuất hiện trong 75% các trường hợp trong vòng 1-2 ngày sau khi sốt.

Quảng cáo


080_22.jpeg
Đặc điểm của tử ban là có màu đỏ hoặc tím thẫm, bờ không tròn đều, kích thước thay đổi từ 1-2mm đến vài cm, bề mặt bằng phẳng không gồ lên mặt da, đôi khi có hoại tử vùng trung tâm. Vị trí tử ban phân bố khắp người, song thấy nhiều nhất ở vùng bên hông của nách, quanh các khớp ( khuỷu, gối, cổ chân). Đôi khi tử ban có dạng bóng nước hoặc lan tràn như hình bản đồ.

Tử ban nếu lan tràn nhanh chóng về số lượng hoặc phát triển về kích thước thì có thể bệnh đang diễn tiến đến thể tối cấp với:
- Sốt cao đột ngột 39-40 độ C, trên cơ địa người trước đó khỏe mạnh
- Kích động hoặc hôn mê
- Sốc xảy ra sớm và tái đi tái lại nhiều lần
- Tím tái và lạnh tứ chi

Bệnh nhân sau khi hồi phục có thể mang di chứng về sau như mất ngón tay, ngón chân do hoại tử.
Ngoài ra, bệnh còn có thể nhiễm khuẩn huyết mạn tính với các dấu hiệu điển hình như sốt, rét run, nổi đỏ da, viêm khớp hay đau các khớp và tái đi tái lại khoảng vài ngày.
  • Viêm màng não:
Viêm màng não do não mô cầu hay gặp trên trẻ từ 6 tháng đến 10 tuổi. Triệu chứng lúc khởi bệnh khó phân biệt với các dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng toàn thân, tuy nhiên trên một số trường hợp, bên cạnh những biểu hiện nhiễm khuẩn huyết và tử ban, dấu hiệu viêm màng não nổi bật với độ nặng tăng dần như sốt, ói, nhức đầu, mê sảng.

Quảng cáo


300px-Bacterialmeningitis.png
Hình ảnh não mô cầu tấn công màng não
  • Viêm khớp, viêm màng tim, viêm phổi, viêm thanh quản tối cấp, viêm đường tiểu.
4. Phòng ngừa:

Cho đến ngày nay, các phòng bệnh chủ yếu của não mô cầu là ngăn ngừa sự tiếp xúc lây lan theo đường hô hấp. Người bệnh cần được cách ly với gia đình và tập thể song song đó, những người còn lại từng có thời gian tiếp xúc với người bệnh cần được làm các xét nghiệm vi sinh để lọai trừ khả năng mắc phải do não mô cầu.

Vắc xin để phòng bệnh cho não mô cầu chỉ dùng cho trẻ >2 tuổi. Vắc xin ngừa não mô cầu không có chỉ định sử dụng rộng rãi do nguy cơ nhiễm bệnh chung không cao. Thuốc chỉ được dùng cho khách du lịch sắp đi đến vùng dịch tễ của bệnh, hoặc cho những nhóm người có nguy cơ mắc bệnh cao. Thời gian có khả năng phòng bệnh của vắc xin cho người lớn là 5 năm và nên tiêm nhắc lại sau 3 năm 1 lần.

Tham khảo : CDC, Thư viện quốc gia Mỹ,
Nguyễn Trần Chính, Bệnh Nhiễm Não Mô Cầu, "Bệnh Truyền Nhiễm", Bộ môn Nhiễm Trường Đại Học Y Dược TP.HCM - Nhà xuất bản Y học - Chi nhánh Tp. HCM - 1997 - Trang 111 -127
19 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Sao ngay cang nhieu benh nguy hiem the nhi?
@MR-LAM Bệnh này có từ lâu lắm rồi,đây là bệnh truyền nhiễm,đặc trưng ở các nước nhiệt đới như VN,ngày xưa tỉ lệ bệnh cao hơn bây giờ rất nhiều do vệ sinh không tốt,như bài này có số liệu là đến hàng trăm ca ở Nhi Đồng mỗi năm đấy.
Thông tin rất hữu ích !
May năm ngoái tiêm cho thằng nhỏ, giờ này có tiền cũng chịu
@vanvuongteach Vắc xin này không có trong tiêm chủng mở rộng phải tiêm dịch vụ mà bác cũng cho chích luôn à,ai cũng như bác thì y tế đỡ lo biết bao
@tienphat01vn Con mình cũng chích, Chích 2 mũi cho chắc. Con mình mà.
onhuthuy
ĐẠI BÀNG
8 năm
năm 1998 thằng em mình bị bệnh này, BS nói chỉ cần vào viện trễ 5-10p nữa là đi :stick:
Bệnh này tiến triển nhanh, kết hợp sốt cao.
Quá ghê
Não mô cầu luôn tồn tại trong tự nhiên và xuất hiện lẻ tẻ dưới dạng ổ dịch nhỏ, ở các tập thể mới tập hợp như tân ainh viên, tân binh. Khi phát hiện ra có bệnh nhân bị não mô cầu (cấy khuẩn ở họng bệnh nhân) thì phải bắt tất cả những người đã tiếp xúc với bệnh nhân phải uống kháng sinh để phòng bệnh. Kháng sinh hay được sử dụng nhất chính là Ciprobay.
kien2810
TÍCH CỰC
8 năm
Càng ngày càng nguy hiểm 😔

Thấy từ 1 người khỏe mạnh -> die chưa đầy 2 ngày :(
peterpan80
TÍCH CỰC
8 năm
coi bộ còn ghê hơn Ebola....
các bác TQ, Mẽo... dành thời gian "đánh" cái bọn bệnh tật này giùm đi...
các bác quánh nhau cho đã.. tới lúc kẻ thắng đã có mà bệnh dịch tràn lan thì được j? chiếm nghĩa địa à....
tmn123
CAO CẤP
8 năm
@peterpan80 Bọn nó thì thiếu gì vắc xin, chủ yếu để còn bán được vắc xin cho các nước đang phát triển chứ không thì mấy tập đoàn y tế kiếm đâu ra tiền o_O
VanThang90
TÍCH CỰC
8 năm
đứa bé phát bằng y như giang mai. nói chung là vấn đề về não là nghiêm trọng hết, lây lan qua hô hấp nghiêm trọng nữa, bệnh nào cũng có dịch hết
sao em thấy mình có nhiều chịu chúng như trong hình này quá. các bác cho em hỏi làm cách nào để chữa khỏi vậy.[​IMG]
em hay cảm thấy buồn nôn. rồi lúc nóng lúc lạnh . chân tay cứ tê . cảm giác hơi ngúa khó chịu. nóng dan người. rồi ánh sáng manh5 là mắt em không mở nỗi. đặc biệt cái đầu mà hoạt dông nhiều nhiều tý là đau dữ dội lắm. tính thì càng ngày càng thấy khó chịu. và bản thân em thấy khó chịu quá. tri71 nhớ thì giảm sut1😔:(.
em hay cảm thấy buồn nôn. rồi lúc nóng lúc lạnh . chân tay cứ tê . cảm giác hơi ngúa khó chịu. nóng dan người. rồi ánh sáng manh5 là mắt em không mở nỗi. đặc biệt cái đầu mà hoạt dông nhiều nhiều tý là đau dữ dội lắm. tính thì càng ngày càng thấy khó chịu. và bản thân em thấy khó chịu quá. tri71 nhớ thì giảm sut1😔:(.
Rất hữu ích, thanks Tinhte ^^
Đối với não mô cầu quan trọng nhất là dự phòng kết hợp với dịch tễ ! Bởi bản thân não mô cầu là 1 song cầu bắt mầu gram âm tồn tại nhiều trong tự nhiên !
Thông tin hay, và mình thik cái câu chốt là trẻ >2 tuổi mới cần tiêm, đỡ hoang mang cho bao người đang sùng sục đi tìm mũi tiêm cho các bạn bé.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019