Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


Tai nghe đạt chuẩn Hi-Res Audio có gì khác biệt?

4fun
11/3/2016 15:49Phản hồi: 65
Tai nghe đạt chuẩn Hi-Res Audio có gì khác biệt?
Khái niệm nhạc Hi-Res Audio không chỉ dùng để nói về nhạc losssless. Giờ đây, các nhà sản xuất còn khuyến cáo về một tiêu chuẩn mới: Tai nghe Hi-Res. Có lẽ nhiều người đã nghe tới loại tai nghe này, nhưng nó giống và khác như thế nào so với các loại tai nghe thông dụng còn lại?

DSC_7777-1024x749.jpg
Ảnh: Loa.com.vn

1. Từ lý thuyết cao siêu
Theo định nghĩa: Các loại tai nghe không đạt tiêu chuẩn Hi-Res chỉ thể hiện được các dải âm từ 20Hz cho tới 20kHz hoặc thấp hơn. Đây cũng là khoảng tần mà các bản nhạc chuẩn đĩa CD chứa được và có thể nghe thấy bằng đôi tai con người (một số người có thể nghe được nhiều hơn hoặc ít hơn khoảng này).

Tuy nhiên, một chiếc tai nghe Hi-Res Audio thì thể hiện được nhiều hơn thế. Theo đúng tiêu chuẩn, chúng hoàn toàn có thể phát ra được âm thanh ở tần số thấp hơn 20Hz và cao hơn 20kHz mà thường sẽ bị bỏ qua ở những mẫu tai nghe thông dụng.

stereo.vn-tai-nghe-hi-res-audio-sony-h.ear_.jpg

Sony cho rằng thiết kế "driver HD 40mm" của họ có khả năng tái tạo âm thanh ở tần số lên tới 60kHz​

Tiêu chuẩn này được đặt ra là do những bản nhạc Hi-Res đều phải lưu lại được những thông tin âm thanh ở tần số cao hơn mức 20kHz trên đĩa CD. Như vậy, những tai nghe không đạt chuẩn Hi-Res sẽ khó có thể phát huy khả năng của nhạc Hi-res.

Đối với các mẫu tai nghe Hi-Res Audio, tiêu chuẩn bắt buộc của chúng là phải tái tạo được âm tần từ 40kHz trở lên, và thực tế thì đã có không ít mẫu tai từ nhiều ông lớn như Sony, Onkyo… có độ nhạy âm từ 3-4Hz cho tới hơn 40kHz.


stereo.vn-tai-nghe-hi-res-audio-rha-t20i-t10i-rh750.jpg
Hi-Res Audio đã trở thành một "tính năng mới" của tai nghe

2. Đến thực tế phũ phàng


Với việc đặt ra một tiêu chuẩn mới, vô hình chung các nhà sản xuất tai nghe khiến cho mọi người hiểu rằng tai nghe phải đạt chuẩn Hi-Res thì mới hay. Điều này không hoàn toàn đúng.

Thứ nhất, không phải nhà sản xuất tai nghe nào cũng “thèm” quan tâm đến tiêu chuẩn này. Nhiều tai nghe trước đây cũng đã đáp ứng dải tần rất rộng, chứ không đợi đến lúc tiêu chuẩn này được phát hành thì mới nghĩ đến cải thiện sản phẩm. Nói cách khác, những tai nghe hay thì việc có được gắn mác Hi-Res Audio hay không cũng không quan trọng.

Thứ hai, nhiều nhà sản xuất cảm thấy phiền phức với tiêu chuẩn này. Bởi không phải bất cứ sản phẩm nào muốn gắn mắc Hi-Res Audio cũng phải gửi sản phẩm tới RIAA tại Mỹ hoặc nhóm liên minh của Nhật Bản. Việc này mất thời gian và dĩ nhiên cũng tiêu tốn tiền của họ, mà đôi khi không mang lại lợi ích đáng kể.

Quảng cáo



Thứ ba, Hi-Res Audio đơn thuần là chỉ cái mác cho một tiêu chuẩn, chứ không khiến tai nghe chơi nhạc hay hơn. Các tai nghe đạt tiêu chuẩn này có giá từ vài trăm nghìn đồng, cho tới hàng chục triệu đồng và đương nhiên chất lượng cũng tương xứng giá bán. Việc gắn cùng một cái mác không có nghĩa là “cá mè một lứa”, chơi hay như nhau.

MDR_LAND_03.jpg
Các tai nghe từ phẳng thường chẳng khó khăn để đạt chuẩn Hi-Res Audio, nhưng thứ mà chúng hướng tới thực sự chính là độ chi tiết cao và nhiều yếu tố khác.​

3. Vậy có cần quan tâm tai nghe Hi-Res Audio hay không?


Tôi nhớ lại cái ngày Apple khiến mọi người sửng sốt với iPhone 4 cách đây 6-7 năm. Cậu bạn tôi vênh mặt khoe cái màn hình Retina siêu sắc nét so với chiếc Blackberry Bold 9000 của tôi. Nhưng tai nghe Hi-Res Audio không thay đổi cuộc chơi như vậy. Tôi không mong ai đó sẽ cho rằng “cái tai nghe kia hay hơn bởi vì nó đạt tiêu chuẩn Hi-Res Audio”.

Giới audiophile và dân chơi âm thanh nói chung từ lâu đã có một thuật ngữ tốt hơn “Hi-Res” để nói về chất lượng của những tai nghe/loa tốt, đó chính là “độ chi tiết/details”. Những chiếc tai nghe càng cao cấp thì thường đạt độ chi tiết cao, bóc tách những nốt nhạc rõ ràng hơn. Người nghe qua đó sẽ cảm thấy bản nhạc sống động hơn, tiến gần hơn tới cảm giác như “live”. Độ chi tiết được coi là một trong những tiêu chí rất quan trọng khi review tai nghe, bên cạnh các yếu tố cơ bản như bass/treble/mid, âm trường.
65 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

halong148
TÍCH CỰC
8 năm
Tai nghe mình chỉ dùng để học Tiếng Anh, ko quan tâm hires. Vì nếu đeo tai nghe loại này lại phải nghe tiếng lấy hơi, tiếng nước miếng văng tung tóe trong tai..😁
peterpan80
TÍCH CỰC
8 năm
@halong148 nếu mua tai Hires mà giúp mình nghe anh văn trôi chảy và thi điểm cao môn anh văn thì mình sẽ mua... cũng giống như mua kiếng đeo vào mà biết đọc chữ thì mới mua... đeo vào mà vẫn không biết đọc thì không mua...:D:D:D:D
langtualas
ĐẠI BÀNG
8 năm
@halong148 😃 bạn nên sắm 1 cái HIRES để học tiếng anh - dễ nhớ các vị trí trọng âm vì nghe rất chi tiết sát với âm thanh thực
nholuumanh
TÍCH CỰC
8 năm
@langtualas có tai nghe Hi res mà không có nguồn phát Hi res thì sao bạn ?
victra
ĐẠI BÀNG
8 năm
@peterpan80 Bạn nên mua nghe ngghe thử xem thế nào . biet dau ban hoc anh van tot hon thi sao . thử đi bạn . ban sợ hoai vay ko dc
chưa biết nó ntn nhưng chỉ biết giá cao thui! :p
@vinhphucng25 không hẳn, nhiều tai nghe hi-res giá cũng chỉ vài triệu, trong khi ngàn vạn chiếc khác đắt hơn nhiều lần nhưng cũng chẳng gắn cái mác ấy
Tiên chuẩn đặt ra thế thôi nhưng mà cái frequency response của tai nghe thì hầu hết do nhà sản xuất công bố chứ chưa thấy có chỗ nào được gọi là đo rõ ràng 😃
mình bị mệnh danh là Mr tai trâu...hic hic
@machao_mengqi Đúng rồi😁
https://vi.wikipedia.org/wiki/Doraemon_(nhân_vật)
Doraemon (nhân vật) – Wikipedia tiếng Việt
vi.wikipedia.org
khi có file nhạc dạng hires bắt buộc phải dùng tai hires
vhtn8381
TÍCH CỰC
8 năm
@manhhung1420 Có tai nghe Hi-End đạt chuẩn Hi-res--> nguồn phát( thiết bị, file âm thanh)buộc cũng phải Hi-res--> Đúng. Ngược lại, có nguồn phát Hi-res rồi--> buộc phải có tai Hi-res là ko cần thiết--> vì nó còn phụ thuộc chất âm, độ chi tiết, gu nghe nhạc v.v... đương nhiên là có thì tốt nhưng quan trọng mình có hợp với nó ko😃
huydancmit
TÍCH CỰC
8 năm
@vhtn8381
Đúng.!. ko sai Muốn nghe dc sự khác biệt của hi-res là 3 điều kiện cần & có theo chuẩn Hi-res:
1. Nguồn phát (musik -videos...) lossless
2. Thiết bị phát hỗ trợ hi-res
3. Tai nghe hi-ré
Thiếu 1 trong 3 bước thì cũng như loại thường phải ko bác?
theboynoname
ĐẠI BÀNG
8 năm
đi tìm mua 1 đống tem hi-res audio về dán đầy nhà là thành hi-res ngay 😁
Đang nghe cái tai nghe Bose Mi2e.... nghe hay phết mà có tem hi-res nào đâu.... hí hí
Các bác cho em hỏi ngu cái: tai người ko nghe được ngoài khoảng này thì tai nghe Hi-res tái tạo lại để làm gì
wavelove9x
ĐẠI BÀNG
8 năm
@trankhanh2210 Theo mình thì dù những dải trên ngoái ngưỡng nghe, nhưng theo mình nhớ lại kiến thức hôi cấp 3 thì sóng có thể dao thoa với nhau làm thay đổi bước sóng, tai nghe hi-res tạo ra những dải cao và thấp hơn ngưỡng nghe nó sẽ kết hợp với những dải sóng còn lại, âm thanh sẽ giống như ta coi LIVE
@trankhanh2210 Khoa học cming là >20khz tai người ko nghe được nhưng cảm nhận được, làm não nó "phê" hơn :v
@wavelove9x Bác có nhầm không khi điều kiện tiên quyết để 2 sóng có thể giao thoa vs nhau là 2 sóng có cùng tần số??
@trankhanh2210 Ngoài khoảng này là độ phiêu của nó, tai không nghe được nhưng cơ thể vẫn cảm nhận được .
@trankhanh2210 Thứ nhất: tai một số người có thể nghe ngoài khoảng 20 - 20k đó
Thứ hai: tai có "mác Hi-res" cũng coi như là một cái minh chứng là "tôi chơi được đó" để người mua an tâm hơn khi mua nó. Vì chắc chắn nó chơi được trong khoảng 20 - 20k đó (Khoảng ngoài thì không bàn tới).
Thứ ba: tai nghe thường dễ gì chơi được tốt trong tầm tần số 20 - 20k. Mặc dù nhà sản xuất có để thông tin như thế nhưng chưa chắc ăn là nó sẽ được như thế.

p/s đơn vị tính bằng hertz
Đang phiêu vs em mdr-1abt dù chẳng bít gì về hi res.hjhj
Chiêu trò marketing. Không mang tính thực tiễn. Nhưng dự là trong thời gian tới sẽ trở nên rất phổ biến vì đánh đúng tâm lý đám tai trâu thích thể hiện ta đây sành âm.
gamohnvn
TÍCH CỰC
8 năm
@DarthTyr Bác nói đúng, mấy thể loại này chỉ dành cho giới kiểu như các nhà sản xuất âm nhạc. Chứ người nghe bình thường có lẽ là không cần thiết lắm. Giá cả cũng là một vấn đề nữa, nhưng nói chung nếu tiền không phải nghĩ thì nghe cũng phê, hehe
kimthoaduy
TÍCH CỰC
8 năm
@gamohnvn Mình là mình sẽ mua 1 con denon ngon ngon xíu combo cặp jbl tất cả tầm 20 củ ko phê ko ăn tiền 😃
Các bạn đang nghẹ nhạc chuẩn thường, khi các bạn nghe Hi res thì nó sẽ gồm những tần số nhỏ hơn đc thể hiện chi tiết.
Có những bài nhạc khi các bạn nghe nó có những phần âm thanh rất nhở đeo tai nghe thường nó ko có rõ đâu ạ.
kimthoaduy
TÍCH CỰC
8 năm
@Meomeo_999 Vấn đề là có rất ít ng chịu tập trung để nghe dc những dải đó,cũng có vài ng cảm nhận dc
Mình ví dụ,nghe 1 bài nhạc,có ng nghe thấy nó rất hay,có ng nghe thấy nó dở,và đôi khi nếu bạn hỏi ngược lại ng nói là nghe hay rằng hay như thế nào,thì chưa chắc họ đã trả lời được,
Lại ví dụ,mình có 1 cái tai MH1(đồ cổ),mình nghe cùng 1 bài (biển cạn-xuân hiếu,chuẩn 320kbs),nghe trên iphone 5s bằng flacplayer,mình thấy bass đánh rất hiền,nói chung tái tạo của dải bass và mid thấy rất bình thường.cũng bài đó mình nghe trên bb 9700 dùng trình nghe nhạc mặc định,cảm nhận 2 dải đó lại hoàn toàn khác hẳn.
Kết luận là gì,nguồn nhạc nguồn phát và cái tai nghe hay thì nghe mới hay dc,nếu chỉ 1 trong 3 cái đó có vấn đề,thì dù có cái tai nghe 100tr,cũng chẳng có mấy ý nghĩa.và quan trọng nhất,là cảm nhận của ng nghe nữa(đang phê lắc mà kêu nghe vọng cổ nó ko đập luôn dàn máy mới lạ 😃 )
@kimthoaduy Bạn nói đúng.
Mình thì toàn phải kiếm nguồn tốt nghe.
Phần lớn các nguồn đc gọi là tốt ở Việt Nam! chỉ toàn 16bit, kiếm cái 24 hay 32 là siêu khó.
Mấy ng nghe và hiểu đc giá trị của nó, nếu thiết bị hỗ trợ DAC, tai nghe chuẩn, nghe 1 bài nhạc thấy sẽ có nhiêùu âm sắc khác lắm..
@Meomeo_999 vào hdvietnam.com nhiều nhạc hires lắm bác ạ
@manhhung1420 Vâng thank bạn
Little Chick
ĐẠI BÀNG
8 năm
Trước khi bạn có ý định mua tai nghe hi-res, bạn nên test thử tai mình nghe được tần số bao nhiêu, vì càng lớn tuổi đa số tai người khó mà đạt được cái mức 20Khz nữa, chỉ loanh quanh ở 18Khz thôi, nên mua các tai nghe hi-res vì mục đích nghe âm tần số cao hơn là phí phạm.
Thay vào đó nên chọn các tai nghe có khả năng tái tạo âm ở dải người có thể nghe dc mà chất lượng tốt ấy.
Với mình thì nghe có Hires hay ko thấy cũng giống giống nhau hết 😁, đừng hàng fake là đc
mrd213
CAO CẤP
8 năm
Tai trâu nên nghe cái tai mấy chục củ với cái tai có vài trăm lít ko nhận thấy sự khác biệt, nhưng có lần được nghe nhạc từ dàn 7.1 công nhận phê, nên sẽ đầu tư dàn âm thanh thay vì tai nghe 😁:D:D
vhtn8381
TÍCH CỰC
8 năm
@mrd213 Bạn nghe nhạc thì ko nên dùng dàn " nhiều chấm", tốt nhất là 2.0( Stereo) thôi, bởi vì. bạn đi nghe nhạc, là bạn thưởng thức live, nghe dàn nhạc họ trình diễn trước mặt... sống động nhất. Nếu dàn máy xịn sẽ cho bạn biết được vị trí của từng nhạc công, ca sĩ họ đứng ở vị trí nào trên sân khấu.Bạn đi xem họ trình diễn chứ bạn ko đứng trên sân khấu để xem,để nghe...
Còn bộ dàn "nhiều chấm", chuẩn là 5.1( 6.1, 7.1 là được mở rông thêm)( HomeTheater, hay còn gọi là Home Cinema) dàn máy kiểu này chỉ phù hợp cho xem phim. Bởi vì khi bạn xem phim, bộ dàn này nó tái tạo cho bạn hoàn cảnh giống như bạn đang tham gia vào phim, bạn cảm nhận được tiếng máy bay bay từ đâu đến, tiếng tên lửa bay từ trước ra sau lưng rồi nổ cái Bùm thật hoành tráng( do Sub đảm nhiệm) ngay sau lưng bạn, các hiệu ứng này do phải có nhiều loa để tái tạo hiệu ứng nên mới sinh ra 5.1, 6.1, 7.1 v.v...
Vậy nên, nếu bạn nghe nhạc, thì nên đầu tư 1 dàn 2.0 cho hẳn hòi. CÒn nếu bạn là tín đồ phim ảnh thì hãy nghĩ đến Bộ dàn Đa kênh:D




Có một thời gian dài, nhiều người nghĩ rằng Sony đã ngủ quên trên nhiều “chiến trường”. Họ tập trung nhiều vào các sản phẩm bình dân như XBA (inear), XB (trùm đầu mạnh về dải trầm), MA (trùm đầu mạnh về dải trung). Nhưng ở phân khúc cao cấp hẳn thì gần đây Sony mới đem tới chiếc Z7. Chúng tôi kỳ vọng rất lớn vào chiếc Z7 bởi Sony sản xuất nó dưới với số lượng giới hạn, và được đánh số trên từng sản phẩm, tỏ ý tôn trọng, nâng niu. Chiếc mà chúng tôi thử nghiệm có số 7987, và chúng tôi cũng chưa rõ Sony sẽ giới hạn ở bao nhiêu chiếc (?).

Về thiết kế, chúng tôi coi đây là một sự trưởng thành, chững chạc hơn từ Sony. Sản phẩm này không hề sử dụng các chi tiết màu mè, chỉ phối hợp giữa tông đen-bạc sang trọng. Z7 về cơ bản mang phong cách tai nghe phòng thu, song được chế tạo được với chất liệu cao cấp hơn nhiều. Phần khung được làm từ nhôm bọc da thật, kết hợp vỏ bên ngoài từ nhựa Polycarbonate để trọng lượng giữa ở mức thoải mái. Ở tầm giá khoảng 15 triệu đồng, hiếm có chiếc tai nghe nào được chế tạo tỉ mỉ như Z7. Ngay cả phần khớp điều chỉnh độ rộng chụp đầu cũng rất mượt, hiếm thấy.

Z7 không phải chiếc headphone nhẹ, nhưng cảm giác đeo lại khá thoải mái nhờ các phần đệm tiếp xúc cơ thể người nghe đều được bọc loại da mềm. Phần vỏ lại có lỗ thông khí nên cảm giác đeo không bị bí bách trong thời gian dài sử dụng. Khả năng cách âm của chiếc Z7 ở mức trung bình, do hệ quả từ thiết kế semi-open nên sản phẩm này không phù hợp sử dụng kiểu di động. Để đảm bảo chất lượng, hầu hết các chi tiết của Z7 đều được làm ở Nhật Bản, nhưng dây cáp thì làm ở Malaysia.

Với một sản phẩm cao cấp như Z7 thì thiết kế dây cáp rời là lẽ đương nhiên, nhưng Sony khá hào phóng khi bán kèm 2 cáp, gồm 1 cáp đầu 3.5mm thông thường (mà hãng gọi là cáp stereo), cùng 1 cáp balanced để sử dụng với các ampli hỗ trợi ouput Balanced (như PHA-3). Điều này khá hợp lý bởi mục tiêu chính của Z7 vẫn là monitoring (tai nghe phòng thu). Và Sony cũng gợi ý người dùng nâng cấp lên cáp chất lượng cao hơn sử dụng dây từ Kimber Kable với 8 lõi đồng OFC (trị giá 240USD cho phiên bản 2m).

Sự bất ngờ về âm thanh có thể nói là không nhiều. Chúng tôi từng nghe nói về cuộc điều tra, nghiên cứu gu nhạc đương đại của Sony, và rất có thể Z7 là kết quả. Vẫn là chất âm ấm áp và V-shaped khá đặc trưng, nhưng nay đã thiên nhiều hơn về dải trầm. Với đẳng cấp của Z7, dải trầm mạnh mẽ này dĩ nhiên không tạo cảm giác khó chịu, song không phải thứ mà các audiophile khó tính tìm kiếm ở một sản phẩm đầu bảng. Rõ ràng Sony tạo ra Z7 cho đối tượng nghe nhạc có gu nhạc cá tính mà thôi.

Trong vài năm gần đây, các tai nghe Sony thường không có trung âm ấn tượng. Nhưng với Z7 thì trung âm đã khá trong trẻo, rõ ràng và trở nên tự nhiên hơn, dù vẫn chưa đủ nổi bật so với âm trầm và âm cao, có phần hơi mỏng. Nhạc điện tử là sở trường của họ, và nay các bản vocal (nơi các giọng hát nổi bật) cũng hấp dẫn không kém.

Việc đặt driver lệch cũng đem lại kết quả rất khả quan. Chúng tôi không nói rằng Z7 trình diễn không gian rộng rãi, nhưng thừa đủ thoáng đạt cho mọi loại nhạc (giúp cho âm trầm hơi nhiều không gây khó chịu), và âm hình khá rõ ràng.

Nếu nghe kỹ, không quá khó để nhận ra dải trầm có lấn át trung âm đôi chút (tất nhiên không nhiều như dòng XB). Sony chú ý xử lý làm cho phần trung trầm trở nên nổi bật, và độ chi tiết của dải trầm là rất cao, đầy đặn. Phần âm cao được thể hiện hơi tối, dù độ chi tiết vẫn tốt, và được xử lý mượt mà, dễ nghe, không kén các bản nhạc phải có chất lượng cao.
jimmy_nguyen
ĐẠI BÀNG
8 năm
Ủa mà hồi học PTTH thầy cô dạy tai người chỉ nghe được từ 20Hz đến 20KHz mà ta. Hổng lẽ mình nhầm ???? :eek:
Thế cái tai Hi-res phát âm thanh cho dơi nó nghe à 😁
ZOZ
ĐẠI BÀNG
8 năm
Mỗi lần nâng cấp tai nghe là một lần trải nghiệm thú vị nhưng chỉ đuợc một thời gian ngắn lại thấy bình thường.
Ruiz
CAO CẤP
8 năm
:p mới nhập môn âm thanh được 2 năm, lúc trước toàn nghe Headphone tàu 100k, bán vé số tích cóp mãi mới dám mua thử cái sennheiser hd429, nghe hài lòng, rồi cố mãi mới mua được con loa Sony srs x2, cuộc chơi âm thanh tốn kém quá, giờ lại đang ngó cái máy nghe nhạc của sony :eek: nghe bằng đt hiện tại thấy sao sao:eek:
Cái này chuyên dùng: bạn là người có tiền, 2 là chuyên gia biết thưởng thức âm nhạc.
Là mình thì không mua vì tai không phân biệt được.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019