Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


14/3: mừng ngày của số Pi - một trong những hằng số đẹp nhất vũ trụ

ND Minh Đức
14/3/2016 12:25Phản hồi: 137
14/3: mừng ngày của số Pi - một trong những hằng số đẹp nhất vũ trụ
Hôm nay 14/3 là một ngày hết sức đặc biệt bởi vừa là ngày lễ kỷ niệm con số pi = 3,1415, vừa ngày sinh nhật của nhà vật lý vĩ đại Albert Einstein, đồng thời là ngày kỷ niệm 101 năm lần đầu tiên Einstein công bố bài báo cáo về thuyết tương đối rộng. Trước giờ chúng ta đã nói nhiều về Einstein và những đóng góp của ông, gần đây là sóng hấp dẫn, bây giờ xin dành bài viết này để nói về những sự thật thú vị của con số pi và vẻ đẹp của toán học.

Kỳ thực con số pi đã vượt qua khỏi những hằng số khác trong khoa học như hằng số hấp dẫn, số Avogadro,... để trở thành một trong những hằng số được nhiều người biết tới nhất. Ngay cả các em nhỏ cũng biết tới con số này và gần như đó là hằng số đầu tiên được học trong cuộc đời mỗi người.

Vài thông tin thú vị về số Pi

so_pi_Tinhte_2.jpeg
Pi được biết tới cách đây khoảng 4000 năm nhưng tên gọi của nó được đặt bằng chữ cái Hy Lạp vào những năm 1700. Ta đã biết pi là con số vô tỉ vô hạn không tuần hoàn 3,1415926535897932384626433832795... Nó được tính bằng tỷ số giữa chu vi của một đường tròn và đường kính của nó. Bởi pi là một số vô tỉ nên nó không thể biểu diễn dưới dạng tỉ số của 2 số nguyên, do đó trong tính toán người ta thường dùng 22/7 hoặc một số phân số khác để diễn đạt xấp xỉ bằng pi.

Từ những thuở ban đầu của ngành khoa học máy tính, các nhà nghiên cứu đã tìm cách tính toán số pi. Con số mà mình đề cập ở đoạn trên vẫn là giá trị xấp xỉ của Pi chứ thật ra, các con số ở phía sau dấu phẩy cứ kéo dài vô tận không tuần hoàn. Kỷ lục hiện tại về việc tính toán giá trị của số pi chỉ mới dừng lại ở 13,3 nghìn tỷ chữ số thập phân. Và để làm được chuyện đó, người ta sử dụng một máy tính 2 x Xeon E5-4650L 2.6 GHz, 192 GB RAM DDR3, 24 ổ cứng 4 TB, 30 ổ cứng 3 TB để phục vụ tính toán.

so_pi_Tinhte_3.jpeg
Ngày của Pi được bắt đầu từ cách đây 28 năm, khởi xướng bởi Viện bảo tàng khoa học San Francisco. Nhà vật lý Larry Shaw cùng với các nhân viên khác của bảo tàng này đã bắt đầu kỷ niệm ngày của Pi vào 14/3/1988. Sau đó, truyền thống này nhanh chóng lan rộng ra không chỉ những người đam mê toán học, các nhà khoa học khác mà cả những người bình thường có đam mê về sự kỳ diệu của khoa học.

Mọi thứ quanh ta đều có bóng dáng của số Pi

Pi là một con số vô cùng quan trọng trong kiến trúc và xây dựng, đồng thời cũng được sử dụng thường xuyên bởi các nhà thiên văn học cổ đại. Tuy nhiên, những ứng dụng của nó thì chưa dừng lại ở đó bởi nó đã thâm nhập vào từng ngõ ngách trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta chứ đừng nghĩ rằng chỉ có tính diện tích hình tròn mới xài số pi.

so_pi_Tinhte_4.jpeg
Pi là trọng tâm của việc xử lý tín hiệu kỹ thuật số, góp phần tạo nên thế giới không dây của chúng ta ngày nay. Những chữ số thập phân của Pi trong hệ nhị phân có thể đang xuất hiện trong chính chiếc smartphone hoặc máy tính mà bạn đang dùng để đọc bài viết này. Nó được dùng để giải mã đa kênh kỹ thuật số, xử lý các tín hiệu gigahertz khi bạn chat với bạn bè trên Facebook về chuyện con bồ thằng B đang cặp với thằng C,... Tất cả đều có bóng dáng của số pi.

Về mặt toán học thì chiếc smartphone của bạn là cỗ máy thực hiện chuyển đổi Fourier với tốc độ nhanh và nó cũng có liên quan tới số Pi. (Biến đổi Fourier được đặt theo tên của nhà toán học người Pháp Joseph Fourier, được ứng dụng vào rất nhiều lĩnh vực khoa học, vật lý, số học, xử lý tín hiệu, xác suất, thống kê, mật mã, âm học, quang học,....)

Pi tất nhiên còn xuất hiện trong phương trình trường Einstein - một hệ gồm 10 phương trình trong thuyết tương đối rộng, miêu tả hấp dẫn là sự cong của không thời gian do có vật chất và năng lượng. Do đó, khi bạn đọc cái gì có liên quan tới sóng hấp dẫn, tới thuyết tương đối của Einstein thì bạn đã nhiều lần gặp số pi mà thậm chí không hề biết.

Quảng cáo


Tham khảo CNN, Piday, Conversation, SA
137 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

lấy để mai đánh đề
@Trai_rong_kaka đẹp nhất trái đất thôi, vũ trụ có con số nào mà tụi alien công khai đâu mà nói nhất vũ trụ
@youremydawn khoan, cái gì vậy, 6 năm r à
nierec
TÍCH CỰC
2 năm
@Trai_rong_kaka Bác còn sống không?
nghe nói các bạn trẻ gọi là va len thai trắng 😁
Ôi đau đầu quá. Tiện đây hỏi luôn các bác là Việt Nam ta có phát minh ra cái gì mang tầm cỡ quốc tế không nhỉ? Ví dụ như Trung Quốc phát minh ra giấy, thuốc súng; Ấn Độ phát minh ra Cờ Vua, Số 0;...
deepspace
ĐẠI BÀNG
2 năm
@hieumau9x 2 cái này của người trung quốc cha nội , dốt đặc
Cười vô mặt
konkot
TÍCH CỰC
2 năm
@bud's thơ lục bát là của vn, tq không có
Joof
ĐẠI BÀNG
2 năm
@Greycloud Cập nhật 2022: Trạm thu giá, Trạng thái bình thường mới, Điểm thu dung...
Giờ là thời đại của 6996 😁
14/3/1988 cũng là ngày xảy ra cuộc chiến ở gạc ma.
@Timkelvin ĐỌC LẠI NHỮNG BÀI VIẾT VỀ GẠC MA NĂM ĐÓ, SỐNG MŨI CAY CAY!
@Dương Quang Đạt Cùng cảm giác.
vinhan73
TÍCH CỰC
8 năm
thớt ơi - con số 22/7 ở đâu ra vậy ?? bạn kể về con số đó luôn đi. thanks
@vinhan73 Lấy chu vi chia đường kính của bất cứ fdường tròn nào, tối giản ra 22/7
@vinhan73 Vì kết qủa gần bằng 3,14 thôi. Thể hiện số Pi dưới dạng phân so
cu.tin
TÍCH CỰC
8 năm
Pi do người TQ nào đó phát minh ra mà nhỉ 😁
@cu.tin Lưu Huy, nay là nước TQ.
Thực sự số Pi manh nha từ 4000 năm trước, lại là số vô hạn ko tuần hoàn nên không xác định được chính xác ai khai phá. Và nay con người vẫn chinh phục nó.
Nhưng điều kì bí là số Pi gắn với kim tự tháp Ai Cập là chính xác nhất so với thời đại đó và cả trước, sau đó hàng trăm năm.
Ôi lẽ nào có lời nhắn nhủ của người ngoài TD
học lớp 6 :v chưa học đến số PI nên chả hiểu quái gì haha
@soncon_cuchuoi9x Chắc không học toán quá.
@thimly :V chả biết gì luôn
Thời cổ đại người ta tưởng con số 22/7 là số π, nhưng sau đó Archimedes đã biết là nó lớn hơn số π một chút. Quá giỏi!

ebbc7d730ea3edaa29c3dd0b037688d5.png
vosskarr
ĐẠI BÀNG
8 năm
@Black Mamba Post luôn phần chứng minh bạn ơi 😁
@vosskarr Cái phân thức trong tích phân bác thực hiện chia đa thức được x^4*[(x^2 - 4x + 5) - 1/(x^2 + 1)], sau đó bác cứ lấy nguyên hàm là nó ra thôi vì đây là nguyên hàm cơ bản ahihi
Yêu quá
@vosskarr Ngại post lắm. Tự làm cho nhanh đi
@Black Mamba Hay ta
tụi trẻ chả ai quan tâm đến những điều này. Chỉ biết hôm này là valentine trắng đen gì đó rồi rần rần trên FB :<
có khi nào 3,14..... mà nó trật ngay ba con số này thì dãy sau :eek:😁:D
Cả vũ trụ không thể mô phỏng được số Pi, vì vũ trụ chắc là hữu hạn còn số Pi là vô hạn. Tất cả các qui luật của vũ trụ đều được mã hóa vào số Pi, còn số Pi chứa những thứ còn cao siêu hơn cả vũ trụ nữa.
tethien
CAO CẤP
2 năm
@bookofthing Ai nói vũ trụ hữu hạn?
Hồi bé lớp mình có 1 cậu hơi tự kỷ nhé, cậu ấy nhớ được 50 chữ số đằng sau dấy phảy của số Pi. Mình thì nhớ được 31 số
Giờ vẫn có thể gõ ngay được 3,1415926535897932384626433832795
@bud's Chỉ càn đếm được từ 0-9 là nhớ bao nhiêu cũng được nhỉ 😃
@dac nếu đúng thế thì bạn có trí nhớ tốt đó,tôi nhớ dc có mỗi số dt của mình thôi ngoài ra chả nhớ số nào,cần thì có sẵn danh bạ,ra đường ko may mất dt chắc chả biết nhờ máy gọi cho ai dc
@hoangvuanh2005 Cái này là do tập luyện bạn ạ.
Hối đó lớp có thi nhớ nên về tập, cả tháng trời liền.
Khi nhớ rồi thì khó quên lắm.

Ngày bé mình hay thích mấy trò vớ vẩn này. Lớp cũng hay thi lăng nhăng.
Hồi đó mình còn giữ kỷ lục xoay rubik nữa (ngày đó là 53 giây), giờ xoay chắc phải gần 3 phút 😃
@dac Tập ntn vậy bác
kakavip09x
ĐẠI BÀNG
8 năm
tí mình sẽ cho cái siu máy tính
celeron 1.6 * +64mb ram +
Hard Drive 13.5 gb card on board
...
của em tính thử để xem nó có bnhiu chữ số đằng sau 😃
Mr.Hip
ĐẠI BÀNG
8 năm
Cả tinhte chắc k ai biết pi=3.1416 nếu làm tròn
Hồi cấp 2 (ặc gần 30 năm trước rồi) thì ông cụ nhà mình dạy cách viết 113355 rồi chặt đôi thành 355/113, cũng ra đựợc gần đúng
Sau khi nhớ được 30 số sau dấy phảy thì mình ko cần cách này nữa
VN toàn nhân tài Toán học về đi tính bất đọng sản hoặc cho làm nước ngoài

có ô nào ra hồn đâu, buồn lắm.mấy cái huy chương , thành tích ..vô ích
@duclinh79. Việt Nam ngày xưa chỉ coi trọng văn chương, thi trạng nguyên chắc cũng học văn thôi chứ đâu có thi toán học. Người dân thì rất ngưỡng mộ người tài theo kiểu tài vặt và mưu mẹo như trạng Quỳnh, không đề cao tính toán khoa học tự nhiên như Châu Âu mà chỉ đề cao tính ứng xử xã hội, lễ giáo.
Universe97
ĐẠI BÀNG
8 năm
@bookofthing ừ thế nên là toàn võ mồm lấc thôi
@duclinh79. Mình có ông bạn cấp 3 đạt 2 huy chương vàng toán quốc tế, giờ làm cho 1 công ty đầu tư tài chính cực ngon, làm ở VN mà thu nhập $100K/năm.
Mình có thằng em 2 huy chương vàng tin học quốc tế, làm core team của Google Search.
Người Việt cũng làm được nhiều thứ lắm chứ ko tế đâu
@dac Thằng bạn mình trượt đại học, vào một trường vớ vẩn, ra đời chả có cái gì trong tay. Giờ một năm buôn bán nó còn kiếm nhiều hơn ông bạn cấp 3 của bạn 😔
@Bon Espresso đơn giản vì thứ mà các ông đang cho là "giỏi" nó chỉ là thứ nằm trên sách vở.

mấy ông thiên tài với IQ siêu cao có ai giàu bằng Bill Gates, Jeff Bezos? cả nhóm nhà khoa học phát minh ra vaccine Pfizer, AZ, có ai giàu bằng mấy thằng chủ tịch công ty buôn vaccine đó?

kiếm được đồng tiền, nó còn là tư duy về cơ hội trong đầu tư, kinh doanh, tư duy về quản trị doanh nghiệp, quản trị nhân lực, marketing, kế hoạch, việc xây dựng và giữ gìn các mối quan hệ, cân bằng lợi ích của các bên đối tác và nhiều thứ khác.

chỉ giỏi kinh doanh thì làm được cái nhỏ nhỏ, còn vừa giỏi kinh doanh, vừa giỏi chuyên môn thì ra Bill Gates, ra Mark, ra Steve Jobs.

còn nói thẳng, cái đám thủ khoa đại học, chắc gì đã được mấy người đi kinh doanh mà có lời chứ chưa nói thành công như thằng bạn trượt đại học của ông =)) đơn giản thứ mà càng ít người làm được, thì dòng tiền mang về càng cao thôi, chả quan trọng bằng cấp gì. 1 doanh nghiệp có hàng nghìn cử nhân, kĩ sư tốt nghiệp đại học, nhưng chỉ có 1 thằng chủ tịch ngồi trên đầu tất cả thôi.

nên nhớ dù có giỏi mấy đi nữa, thì nếu chỉ có 1 mình, giá trị m đem lại cho cty không thể bằng người biết dùng 1000 cái đầu khác làm lợi cho bản thân mình.
nhân tài, đúng hơn là "nhân tài sách vở", không có nghĩa là luôn đẻ ra núi tiền để phải trả một mức lương trên trời. chữ tài nên hiểu rộng ra
duytrinh0
ĐẠI BÀNG
8 năm
bài viết hay quá, cái nào càng vĩ đại thì càng gần gũi quanh ta nhĩ

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019