[Bạn có biết] Một bên não luôn tỉnh thức khi bạn ngủ ở chỗ lạ

ND Minh Đức
23/4/2016 6:13Phản hồi: 55
[Bạn có biết] Một bên não luôn tỉnh thức khi bạn ngủ ở chỗ lạ
Đó gọi là "hiệu ứng đêm đầu tiên" và theo các nhà khoa học thì khi khi lần đầu ngủ ở nơi lạ chỗ, 1 bên bán cầu của chúng ta sẽ luôn tỉnh thức, khiến con người rơi vào trạng thái "nửa tỉnh nửa mê" để liên tục theo dõi những thứ lạ lẫm xung quanh. Vậy là nhờ vào nghiên cứu của các nhà nghiên cứu tại Đại học Brown mà chúng ta đã phần nào hiểu được tại sao khi sang ngủ nhà bạn, đi ngủ khách sạn hoặc thậm chí là cô dâu mới về nhà chồng lại bồn chồn, khó ngủ hơn khi ở nhà.

Theo đồng tác giả của nghiên cứu, Masako Tamaki tại Đại học Brown thì một số động vật có vú và loài chim có biểu hiện này rõ nét hơn và họ gọi đó là unihemispheric (hemisphere là bán cầu). Ở loài cá heo và cá voi, 1 bên bán cầu được ngừng hoạt động khi ngủ trong khi bán cầu còn lại thì vẫn một phần còn hoạt động. Điều này cho phép cá heo có thể vừa ngủ nhưng vẫn vừa có thể nổi lên mặt nước để lấy không khí. Loài chim cũng làm điều này trong khi thực hiện những chuyến di cư dài bởi nhờ đó, chúng có thể vừa ngủ vừa định hướng.

nao_Tinhte_2.jpg
Hoạt động não của 35 tình nguyện viên được theo dõi để xác định bản chất hiện tượng khó ngủ ở chỗ lạ

Mặc dù não người không diễn ra tính bất đối xứng trong hoạt động của 2 bên bán cầu một cách đáng kể, nhưng nghiên cứu mới đây cho thấy rằng não của chúng ta vẫn có khả năng này ở mức độ đơn giản. Thật ra hiệu ứng đêm đầu tiên không phải là khái niệm mới đối với các chuyên gia giấc ngủ và trong các nghiên cứu trước đây, họ thường loại bỏ dữ liệu thu được trong đêm đầu tiên bởi đó không thuộc hành vi ngủ bình thường. Thậm chí người ta còn gọi nó là "đêm thích ứng". Và trong nỗ lực để hiểu rõ hơn các yếu tố thần kinh đằng sau sự xáo trộn giấc ngủ đêm đầu, các nhà nghiên cứu đã theo dõi hoạt động não của 35 tình nguyện viên.

Kết quả họ phát hiện rằng trong suốt đêm ngủ đầu tiên, một mạng lưới liên kết thần kinh cụ thẻ ở bán cầu trái vẫn còn hoạt động với cường độ mạnh hơn so với bán cầu phải. Điều này thường xảy ra trong giai đoạn "sóng chậm" của giấc ngủ - hay chính xác hơn là giai đoạn sâu nhất của giấc ngủ NREM. Nhà nghiên cứu Tamaki cho biết: "Giấc ngủ sóng chậm là giai đoạn sâu nhất của giấc ngủ, khi mà những kích thích ở ngưỡng cao nhất và có nghĩa là khó đánh thức người đó hơn trong giai đoạn này. Do đó, con người dễ bị tổn thương trong giấc ngủ sóng chậm và điều này có thể lý giải vì sao chúng tôi phát hiện rằng tính bất đối xứng trong hoạt động giữa 2 bên bán cầu trong giai đoạn này."


nao_Tinhte_1.jpg
Biểu đồ cho thấy sự bất đối xứng trong hoạt động của 2 bên bán cầu khi ngủ ở chỗ lạ vào đêm đầu và đêm thứ 2

Trong khi đó, ở các giấc ngủ sau đó thì các nhà nghiên cứu không quan sát được sự bất đối xứng trong hoạt động giữa 2 bên bán cầu nữa. Trong khi đó, tính bất đối xứng này lại có liên hệ mật thiết đối với việc một người có cảm thấy khó ngủ ở chỗ lạ hay không. Nghiên cứu sâu hơn, các nhà khoa học nhận thấy rằng có một khu vực ở bán cầu trái được gọi là mạng lưới chế độ mặc định, nơi có sự tham gia của một loạt các vỏ não có liên quan tới quá trình theo dõi hoạt động nội quan, sự suy nghĩ và giọng nói nội tâm của con người. Và tại sao khu vực này vẫn còn hoạt động khi ngủ lạ chỗ vẫn còn chưa được làm rõ nhưng các nhà khoa học cho rằng có thể nó giúp con người tỉnh thức để sẵn sàng phản ứng với môi trường.

Tamaki cho biết thêm rằng: "Ngoài ra, mạng lưới này không phải hoàn toàn tắt trong quá trình ngủ mà nó hoạt động như một cơ chế kết nối với các mạng lưới khác đang giảm hoạt động trong lúc ngủ. Các đặc điểm của mạng lưới này có thể được dùng như một chiếc đồng hồ vào ban đêm." Trong giai đoạn ngủ nhẹ thì con người cũng nhạy cảm hơn đối với các âm thanh bên ngoài nhờ hoạt động của bán cầu này. Khi các nhà nghiên cứu phát lên một số âm thanh beep không đều vào tai bên phải (kích thích bán cầu trái) thì tỷ lệ người đó bị đánh thức tăng lên. Đồng thời, tốc độ tỉnh dậy và tỷ lệ tỉnh dậy cao hơn so với khi âm thanh được phát ra vào tai đối diện.

Phát hiện lần này không chỉ giúp chúng ta giải thích được lý do của cảm giác bồn chồn, khó ngủ khi lạ giường mà còn đặc biệt quan trọng dưới góc độ tiến hóa. Hiệu ứng đêm đầu tiên có thể là một dấu vết của cơ chế từng bảo vệ tổ tiên loài người khi xưa, vốn sinh sống trong một môi trường luôn ẩn chứa nhiều nguy hiểm kể cả lúc ngủ. Thí dụ như khi đang ngủ ở nơi hoang dã thì khá nguy hiểm và cơ chế này sẽ giúp bảo vệ con người sẵn sàng hành động, đồng thời rất quan trọng đối với sức khỏe tâm sinh lý.

Mặc dù hiệu ứng đêm đầu tiên là cái mà con người phải sống cùng với nó nhưng các nhà nghiên cứu cho biết vẫn có cách hạn chế chúng. Tamaki cho biết: "Bạn có thể mang theo một thứ gì đó giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn đối với nơi ngủ mới, thí dụ như chiếc gối hay nằm. Và đừng quá lo lắng bởi điều đó càng khiến não bộ tỉnh thức. Ngoài ra, nếu đi tới một sự kiện quan trọng thì nên đi trước 2 đêm để có một giấc ngủ tốt nhất vào đêm trước khi diễn ra sự kiện." Sắp tới, các nhà khoa học sẽ tiếp tục tìm hiểu để phát hiện ra thêm nhiều cơ chế đứng đằng sau hiệu ứng này cũng như lý do mà nó còn tồn tại tới ngày nay.

Tham khảo Cell, Gizmodo
55 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

mình đi nhà nghỉ vẫn ngủ đk thường xuyên mà 😁
@hiệp sĩ kanzaki Ngày nhỏ đi đâu lạ cũng không ngủ được
Giờ đặt đâu cũng ngáy o .. o
@hiệp sĩ kanzaki Bài viết dành cho "khi bạn ngủ ở chổ lạ" chứ không phải khi ngủ ở "nhà" kkkkk
leo180cm
ĐẠI BÀNG
8 năm
@hiệp sĩ kanzaki tui thì đi ks ngủ ngon hơn ở nhà :v
Swift
ĐẠI BÀNG
8 năm
lần nào đổi nhà nghỉ y như rằng hôm sau phải về phòng trọ ngủ bù
marcong
TÍCH CỰC
8 năm
@Swift Vấn đề là ở chỗ lúc ở nhà nghỉ thì bạn đâu có được ngủ đúng không :d
vunampro92
ĐẠI BÀNG
8 năm
@Swift công nhận ở nhà nghỉ khó ngủ thật :eek:😁
@marcong 2h chắc cũng đc ngủ 1h bạn ah. =))
Cái này hình như cũng lý giải được cho việc ngủ của các bà mẹ khi bế con ngủ.

Đại loại là một bên ngủ, một bên vẫn standby.
A.R.R.O.W
TÍCH CỰC
8 năm
Qua bài đọc này tôi đi đến kết luận: "Nếu cô dâu ngủ ngon lành thì các bạn tự hiểu rồi đấy" =))
@ntnguyen4 Xác định thì sao nhẩy, ngta có đi khách sạn đó với người trước bạn thì cũng bt thôi, bộ như zậy là lăng loàn hay sao ;)
ntnguyen4
TÍCH CỰC
8 năm
@Brandon T Lâu lâu cười cái cho đời vui vẻ đi bác, nghiêm túc quá chán lắm =))
@A.R.R.O.W Vậy là Cô Dâu đã từng ngủ ở đây??? (Ngoại tình) 😁
Hay là Chú Rể Hành quá khiến Cô Dâu mệt quá đến nỗi ngủ ngon lành!??? :D
@ntnguyen4 Ờ bác bảo nói vui thì mình nghe, chứ mình không thích những người có ý thật trong trường hợp này😃
Hèn gì lâu lâu cứ "bắn" hoài
ngole88
TÍCH CỰC
8 năm
2 bên não sẽ thức và hoạt động tích cực khi ngủ với gái lạ =))))
tilamdong
ĐẠI BÀNG
8 năm
ôi 2 bên não của em ngủ hết hic hic
Hoang Min
TÍCH CỰC
8 năm
Làm 1 ly là đâu lại vào đó 😁
😁 mấy cái đề tài này thật hay ho.
ctthou
TÍCH CỰC
8 năm
Từ hồi lấy vợ nằm đâu cũng ngủ như chết
@ctthou Củ cải vô dụng 😁
Mình ngủ ở đâu thì 1 khi nằm nhắm mắt là thẳng cẳng tới sáng lun chứ chả thấy nửa tỉnh nửa mê j nhỉ ?
GTT
ĐẠI BÀNG
8 năm
Bảo sao tuần nào cũng khó ngủ 1 vài lần vì mấy cái hotel không quen 😁
Hèn gì mình thường khó ngủ khi đến chổ mới
Mình cũng hay bị "lạ giường" 😃
tbthuan
ĐẠI BÀNG
8 năm
Nằm đâu ngủ đó..
Bảo sao mỗi lần đi ngủ ngoài ks với bồ nhí thì lại khó ngủ thế không biết.
Thành ra cứ phải hoạt động cả đêm

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019