Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


Đức: năng lượng tái tạo chiếm 87% lượng tiêu thụ, người dùng được trả tiền để xài điện

MinhTriND
11/5/2016 14:4Phản hồi: 224
Đức: năng lượng tái tạo chiếm 87% lượng tiêu thụ, người dùng được trả tiền để xài điện
Ngày 8/5 vừa qua, Đức đạt tới ngưỡng cao nhất trong việc sản xuất năng lượng tái tạo. Trải qua một ngày đầy nắng và gió, khoảng 1 giờ chiều Chủ nhật tại đất nước của năng lượng mặt trời; gió, thủy điện và các nhà máy nhiên liệu sinh học đã cung cấp khoảng 55 GW trong số 63 GW lượng điện năng được tiêu thụ, chiếm 87%. Giá điện thực sự đã xuống mức âm trong vài giờ, nghĩa là khách hàng thương mại được trả tiền để tiêu thụ điện.

Năm ngoái, lượng năng lượng tái tạo trung bình tại Đức chiếm 33%. Năm nay, lượng gió tăng khiến con số đó còn đẩy mạnh hơn nữa. “Thị phần năng lượng tái tạo của chúng tôi lớn hơn qua từng năm”, Christoph Podewils đến từ Agora Energiewende - ban tham mưu năng lượng sạch tại Đức, cho biết. “Hệ thống điện năng thích ứng với điều này một cách hoàn hảo. Chủ nhật vừa qua một lần nữa cho thấy một lưới điện với phần lớn là năng lượng tái tạo hoạt động tốt”.

điện-năng-Đức_tinhte.png

Các nhà phê bình từng cho rằng đỉnh và đáy của năng lượng tái tạo trên biểu đồ sẽ thay đổi theo từng ngày, tùy thuộc vào điều kiện thời tiết, thế nên nó sẽ luôn đóng một vai trò thứ yếu trong việc cung cấp điện cho một nền kinh tế lớn. Nhưng lập luận này có lẽ đang ngày càng không còn sức thuyết phục. Đức hiện đang lên kế hoạch đạt 100% năng lượng tái tạo vào năm 2050, và các tua-bin gió của Đan Mạch cũng đã cung cấp dư ra nhiều điện hơn so với tiêc thụ trên phạm vi cả nước, thậm chí họ còn xuất khẩu lượng thặng dư sang Đức, Na Uy và Thụy Điển.

Mặc dù nghe có vẻ tuyệt vời, song, thặng dư năng lượng của Đức vào Chủ nhật vừa qua cũng không hoàn toàn là một tin vui. Hệ thống điện tại quốc gia này vẫn còn quá cứng nhắc đối với các nhà cung cấp điện, cũng như người tiêu dùng, trong việc đáp ứng một cách nhanh chóng các thông tin về giá điện.

Và mặc dù các nhà máy điện hoạt động dựa vào khí đốt hiện đã ngừng hoạt động vào hôm đó, tuy nhiên, các nhà máy điện hạt nhân và than đá vẫn hoạt động. Hậu quả là cung lớn hơn cầu và nhóm nhà máy này phải trả tiền để bán điện trong nhiều giờ. Khách hàng cá nhân không được lợi nhiều trong khi các khách hàng công nghiệp như nhà máy lọc dầu hay các xưởng đúc thì tranh thủ kiếm lời nhờ tiêu thụ điện.

Nguồn: Quartz
224 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Có những điều bạn nghe có vẻ không tưởng, nhưng ở xứ người ta nó thế 😁
kuluoj
TÍCH CỰC
8 năm
@mr.kavil Ở cái xứ nọ có nhiều điều không tưởng nổi hơn nữa kìa.
@kuluoj Bác nói thế thì chưa hết ý, ở cái xứ nọ có nhiều điều không tưởng nhưng ai cũng biết, chỉ có người ko muốn biết mà thôi 😁
@mr.kavil Và cũng có những điều khó tin đến mức khốn nạn nhưng ở xứ ta nó thế
@mr.kavil xứ thiên đường cũng thế mà, người nước ngoài mà nghe chắc cũng sẽ bất ngờ như chúng ta :D
linhr133
TÍCH CỰC
8 năm
Nước người ta, ráng làm kiếm tiền rồi qua xứ giãy chết ở cho nó khổ vậy.
Sao lạ vậy nhỉ, đc trả tiền nhưng phải thế nào chứ.
@flower_cutter điện là được tạo ra từ tài nguyên của quốc gia. vậy nên cơ bản nó là tài sản của chung. ngoài ra đặc tính của điện là không lưu trữ được ( dĩ nhiên là lưu dạng pin, ắc quy... được nhưng ko nhiều, bỏ qua ) và cũng vì thế người ta tạo ra bảng giá điện thay đổi liên tục tùy theo nhu cầu. nhiệt điện, thủy điện có thể hạn chế sản xuất, nhưng như phong điện thì không thể. vậy nên khi cung vượt cầu thế nào đấy theo công thức thì nó tụt về giá âm 😁
thinhmaya
ĐẠI BÀNG
8 năm
@flower_cutter Như kiểu thu mua sắt vụn đó bác, nghĩa là người ta thừa đẩy cho bạn, bạn dùng là bạn đang xử lý đống rác vụn của nhà máy điện, thế là bạn đc trả tiền mà. Nguồn cung lớn hơn nhu cầu thì hàng hóa sẽ thành rác. Quy luật cung cầu mà
fu09fjtnhj
TÍCH CỰC
8 năm
đất nước họ như vậy nhưng đổi lại những nước châu âu thuế rất là cao
@pu_pu_999 Chỉ có VAT chứ gì. Mà đâu phải thứ nào cũng có VAT.
cavaldryg
TÍCH CỰC
8 năm
@matnau13 Thuế thu nhập khác với mức đóng các loại bảo hiểm bắt buộc nhé =))). Đóng các BH bắt buộc là ai cũng phải đóng. Đóng xong mà thu nhập ông cao hơn 9tr (nếu không có người phụ thuộc) thì bắt đầu đóng thuế nhé, thu nhập càng cao càng có biểu % đóng, search cho rõ vì mình không nhớ.

Về lí thuyết đóng các bảo hiểm bắt buộc càng nhiều càng có lợi cho bản thân: mức lương hưu sẽ cao nếu mức đóng qua mấy chục năm cao, bảo hiểm y tế đi khám bệnh được giảm tiền, bảo hiểm thất nghiệp cũng dồn theo mức đóng, có thể sử dụng khi thất nghiệp tạm thời...
Nhưng ở VN nó hoàn toàn vô nghĩa, đồng tiền trượt giá quá nhanh. Lạm phát cực cao, tích lũy ngần nấy năm cho tuổi già thì quá xa xôi không ai dám nghĩ. Điều thứ 2 là nợ công cao, quỹ bảo hiểm có nguy cơ bị vỡ. Giả sử nhà nước vỡ nợ như Hy Lạp thì các khoản đóng này bay hết nhé. Zero for everyone.
htkim
ĐẠI BÀNG
8 năm
@nonut Đúng vậy, tôi có trả lời cho bạn @denhun nhưng bị bloack vì có từ ngữ vi phạm gì đó, chịu không hiểu được.
@denhun
Về câu hỏi thứ nhất, khi điện thừa mà các nhà máy tiếp tục hoạt động thì một số nhà máy bắt buộc phải dừng. Điều này xuất phát từ định lý cân bằng công suất trong hệ thống điện:
Công suất (CS) phát = CS tiêu thụ + Tổn thất đường truyền.
Giả sử bỏ qua tổn thất đường truyền thì lúc này CS từ nhà máy điện phát ra (phía cung) bắt buộc phải bằng CS tiêu thụ (phía cầu). Nếu điện phát ra lớn hơn điện tiêu thụ thì phải có một nơi nào đó trữ lượng điện dư thừa, nhưng với công nghệ hiện nay chưa thể lưu trữ điện với công suất lớn (các ắc-quy chỉ lưu được một công suất rất nhỏ), do đó chỉ có cách là ngắt bớt nguồn cung từ nhà máy điện mà thôi.
Về việc cắt cầu dao (ở nhà máy điện gọi là máy cắt) để ngắt điện thì thực sự là rất đơn giản, nhưng nó chỉ cắt phần điện mà thôi, còn phần cơ và nhiệt để sản sinh ra điện thì lại rất khác. Ở các nhà máy nhiệt điện hơi nước như mình đã trình bày, lượng hơi nước sinh ra rất lớn (có thể đến hàng trăm tấn hơi mỗi giờ), nếu không cho chạy qua tuabin máy phát thì phải xả bỏ, rất tốn công và lãng phí năng lượng. Chưa kể, ở nhà máy điện hạt nhân thì việc dừng phản ứng dây chuyền cũng không đơn giản, dễ sinh ra sự cố. Nhưng việc tắt còn đơn giản, việc khởi động lại nhà máy mới thực sự mất thì giờ. Thử tưởng tượng bạn phải đun hàng trăm tấn nước lỏng để thành hơi nước phải mất bao nhiêu thời gian, bao nhiêu nhiên liệu?
Tuy nhiên không phải nhà máy điện nào cũng gặp khó khăn khi ngắt điện. Các nhà máy thủy điện hay nhà máy nhiệt điện khí thì thời gian ngừng máy và khởi động máy khá nhanh, nếu cắt điện cũng không gây thiệt hại bao nhiêu. Còn các nhà máy nhiệt điện hơi nước thì thông thường người ta cho chạy thường trực (chạy nền) vì mỗi lần ngừng và khởi động máy rất mất thời gian và lãng phí năng lượng.
Giá điện bên Đức với VN là bao nhiêu nhỉ, VN 1kwh cỡ 2000 VNĐ 1000 kwh = 1 MWh = 2.000.000 VNĐ

Đức trung bình cỡ 20 Ơ = 25 Đô = 540.000 VNĐ ôi cầy bitcoin chắc qua đó ráp dàn mất
kisigaia2610
ĐẠI BÀNG
8 năm
@hoanganhvudelux đây là megawatt bác ơi..tức là 1000 Kwh đó
namng
CAO CẤP
8 năm
@hoanganhvudelux Đức là nước có giá bán điện cao thứ nhì của châu Âu. Theo số liệu 2014 thì giá bán điện ở Đức là 29.81 EUR cent/kWh, tức tầm cỡ 8000 đồng/kWh. Số liệu tháng 01/2016 cho thấy giá bán điện ở Đức vẫn tầm 30 cent/kWh.

Không hiểu trong bài báo, số liệu 25 EUR/1MWh là số liệu gì. Mình tra trong link gốc thấy cũng ghi thế.

@hoanganhvudelux 😆
thpxken
TÍCH CỰC
8 năm
Vn mà dư là bán chứ ko có vụ trã tiền này đâu 😁
thpxken
TÍCH CỰC
8 năm
Vn mà dư là bán chứ ko có vụ trã tiền này đâu 😁
nguyenthehd
ĐẠI BÀNG
8 năm
KLQ nhưng Mình đang định mua tủ lạnh với bếp từ nhưng đang phân vân giá điện ở phòng trọ cao quá
quangduy90
TÍCH CỰC
8 năm
@nguyenthehd đồ cũ tầm trên dưới 1tr thì sài ko ổn đâu, 1 vài lỗi mình biết nha:
ko đủ lạnh
vành cao su ko còn hít mạnh => hở => tốn điện
máy rất nóng + kêu to
mấy máy cũ thì tốn điện lắm
sợ nhất là bị chảy nước tè le trong nhà @@
...
Thôi đừng tiếc mua mới bác à, cũng đâu mắc lắm đâu
nguyenthehd
ĐẠI BÀNG
8 năm
@quangduy90 thanks bác. Thôi thì cố cho con nó khỏe vậy. Thêm hơn 1tr là bằng lương 1 ngày chủ nhật làm 12 tiếng của e rồi 😔:(.
quangduy90
TÍCH CỰC
8 năm
@nguyenthehd vãi làm 1 ngày lương 1tr, quá dữ
nguyenthehd
ĐẠI BÀNG
8 năm
@quangduy90 làm chủ nhật thì ăn 200% lương và làm 12 tiếng thì hơn 1tr là bt mà.
xtmg1
CAO CẤP
8 năm
Nước mình nhiệt đới mà không biết tận dụng năng lượng mặt trời. Thật đáng tiếc, nhiều nhà xây kiểu gì mà ban ngày cũng phải mở đèn.
@xtmg1 Nước ta năng lượng mặt trời xài quanh năm luôn( nhất là từ miền Trung trở vào Nam bộ) nếu chúng ta có khả năng lắp đặt ở mỗi mái nhà và vách tường các tấm panel thu năng lượng mặt trời.
giuloihua
ĐẠI BÀNG
8 năm
@Tminh3232 tiền đâu ra mà đâu tư , thời tiết miền trung thì chịu được bao nhiêu năm , diện tích của tấm năng lượng mặt trời bao nhiêu thì đủ xài tivi tủ lanh điều hoà máy giặt , nấu cơm , tính ra có kinh tế không
haui2281
ĐẠI BÀNG
8 năm
Chả biết nói gì, chả nhẽ lại comment những cái mà ai cg định comment. !!
@haui2281 Bác cứ "thích" cmnt là xong.
Ở vn tiền điện cứ tăng xài quá định mức phạt
Dân thì nghèo còn evn thì lợi nhuận nghìn tỷ đồng mà cứ kêu lỗ rồi kiếm cớ tăng giá điện bóp cổ dân khác gì bọn phát xít
@fanclubcongnghe nhà nước thâm hụt ngân sách nên buộc tận thu thôi bạn, dừng thua ông evn ........
tamuct
TÍCH CỰC
8 năm
@fanclubcongnghe Ơ, thế ko phải phát xít thì là cái gì?
@tamuct Bác đừng có thế chứ, nước ta đâu có phải là Nationalsozialistische Gewaltherrschaft
@tamuct Hit le
@fanclubcongnghe Bác này phải đổi avatar là không sợ điện lực nè. 😁
Chỗ mình chúng nó bán hết đất làm suất giãy chết bên Âu,
mồm lúc nào cũng kêu khổ nhưng cho tiền về chả thằng nào muốn về
Chỗ mình chúng nó bán hết đất làm suất giãy chết bên Âu,
mồm lúc nào cũng kêu khổ nhưng cho tiền về chả thằng nào muốn về
em thích nhật đoạn này , nói chung thì người dân luôn luôn chả có lợi
@mặc kệ thế giới vì có tiêu gì mấy đến điện đâu 😆 tranh thủ nấu vài nồi cơm ah
@mặc kệ thế giới mấy giờ thì dân nó lãi đươc mây đồng hả bác, chỉ có các công ty dùng nhiều điện như đúc thép nó mới thích thôi
hien80
ĐẠI BÀNG
8 năm
Địa ngục của nhân loại , tui đang ở thiên đường . bà mẹ nó hở tới mùa nóng là tăng giá điện. :mad:
leegan
ĐẠI BÀNG
8 năm
@hien80 Kể cả VN một số nhà máy vào một số giờ nhât định vẫn bán với giá free, có điều EVN không bán lại cho bạn với gá free vậy, cũng có nguyên nhân hết.
Các bạn có biết rằng một số nhà máy có chi phí khởi động cao không, thay vì ngừng vào giờ đó rồi lại tốn nhiều chi phí hơn, cái nữa là thời gian khởi động lâu sẽ đáp ứng cân bằng hệ thống chậm, chưa kể rủi ro lúc khởi động không thành công nên những nhà máy như vậy bên điều độ họ sẽ giữ lại. Giá điện cao mộtn phần là lúc cao điểm thiếu nguồn phải huy động những nhà máy dùng nhiên liệu giá cao như dầu chẳng hạn, có khi cả chục nghìn một kwh nên họ sẽ bù lại giá lúc mua free. mặt khác chi phí vận hành, bảo dưởng của mình cao hơn, trích một phần tái đầu tư để phát triễn nguồn cho theo kịp phụ tải( kinh tế phát triễn), năng lượng tái tạo ít hơn nên chịu( do chính sách và ngân sách cả). một phần nhỏ nữa là không ai muốn giảm giá để ảnh hưởng đến tiền thưởng của họ cả nên khi bị la ó họ mới giảm.
p/s: mình không phải evn nhé.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019