Đại học Harvard tạo vi khuẩn có khả năng hấp thụ CO2 và sản xuất năng lượng

MinhTriND
1/6/2016 9:15Phản hồi: 39
Đại học Harvard tạo vi khuẩn có khả năng hấp thụ CO2 và sản xuất năng lượng
Các nhà khoa học tại Đại học Harvard (Mỹ) vừa tạo ra loại vi khuẩn biến đổi gen mới, có thể thu CO2 trong không khí và chuyển nó thành năng lượng. Chẳng những làm giảm lượng khí carbon dioxide dư thừa đang tác động tiêu cực đến khí hậu Trái đất, thành công này được cho là còn có khả năng bảo tồn nhiên liệu hóa thạch có mặt trên hành tinh chúng ta. Trong nghiên cứu của mình,
, cùng các nhà sinh vật học thuộc Trường Y Harvard đã thiết kế một loại vi khuẩn biến đổi gen gọi là Ralston eutropha, cho phép chúng hấp thụ khí hydro và carbon dioxide, sau đó chuyển thành nhiên liệu cồn.

“Ngay bây giờ, chúng tôi đang tạo ra isopropanol, isobutanol, isopentanol”, ông Nocera cho biết. “Đây là tất cả những loại rượu mà bạn có thể đốt cháy một cách trực tiếp. Nó đến từ hydro sản xuất sau quá trình tách nước, và hít thở CO2. Đó là những gì loại vi khuẩn này thực hiện”. Ralston eutropha có nhiệm vụ hấp thu hydro và CO2, sau đó chuyển chúng thành adenosine triphosphate (ATP), hỗ trợ quá trình chuyển đổi thành nhiên liệu cồn nhờ các gen đặc biệt được chèn vào vi khuẩn.

Các ứng dụng thực tiễn đến từ một loại vi khuẩn có khả năng hít vào CO2, và tạo ra năng lượng là không giới hạn. “Chúng đang ăn hydro, đó là nguồn thức ăn duy nhất, và sau đó chúng hít vào khí CO2, rồi tiếp tục nhân lên. Chúng sinh sản và tăng trưởng theo cấp số nhân”, giáo sư Nocera chia sẻ.

Daniel-Nocera_tinhte.jpg
Giáo sư Daniel Nocera, người dẫn đầu nhóm nghiên cứu

Nocera được biết đến là người đã phát minh ra lá nhân tạo cách đây 5 năm, khi ông còn làm việc tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT - Mỹ). Lúc bấy giờ, sản phẩm của ông đã thật sự gây chấn động với khả năng bắt chước quá trình quang hợp ở lá cây thật, cho phép nó biến nước thành oxy và hydro. Hydro - một loại nhiên liệu đốt sạch, thường được tạo ra từ khí thiên nhiên, trong một quá trình kèm theo việc phát ra khí nhà kính. Vào thời điểm ra mắt, ‘lá nhân tạo’ đã không mang đến hiệu quả như kỳ vọng, theo ông Nocera, bởi lúc bấy giờ, thế giới vẫn chưa sẵn sàng cho nhiên liệu hydro.

“Nếu tôi cung cấp cho bạn hydro tái tạo của mình, điều duy nhất bạn có thể làm với nó là thổi phồng một quả bong bóng”, ông nói. “Không có cơ sở hạ tầng dành cho hydro”. Tuy nhiên, nếu hydro từ lá có thể kết hợp với CO2 để tạo ra nhiên liệu cồn, nhiên liệu đó có thể được sử dụng như cách mà bạn dùng dầu diesel ở hiện tại. Đó là điều mà giáo sư Nocera cùng các cộng sự của mình đang hướng đến.

Năm ngoái, Nocera tuyên bố ông sẽ tiếp tục làm việc với vi khuẩn trong nỗ lực tạo ra nhiên liệu, và các nhà khoa học khác từng cho rằng sẽ rất khó khăn để điều đó mang đến hiệu quả. Thời điểm đó, Nocera cho biết phương pháp của ông có thể thu được hiệu suất cao hơn khoảng 5 lần so với các nhà máy. Cho đến tháng 5 vừa qua tại Đại học Chicago, ông thông báo vi khuẩn của mình đã có thể chuyển ánh sáng mặt trời thành năng lượng với hiệu quả gấp 10 lần so với các nhà máy thông thường.

Tham khảo: Forbes, Ảnh: Shutterstock
39 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Kỳ diệu thật
clapika
TÍCH CỰC
8 năm
Thời hoàng kim của nhiên liệu hoá thạch có vẻ như đang xuống dốc. Hy vọng một ngày nào đó nhân loại sẽ được tiếp cận nhiều hơn với những nguồn nhiên liệu sạch 😃
@clapika Ngành công nghiệp nhiều tỷ đô, có thể khống chế kinh tế, chính trị thế giới nó đâu có dễ bị loại bỏ. Nhưng mà tượng là mùa vi khuẩn về tự nuôi cấy lấy nhiên liệu thì quá bá
kungfu9
CAO CẤP
8 năm
Tại sao các nhà khoa học lại ở đại học nhỉ...:oops:
@huygapro Việt nam cũng từ đại học nghiên cứu cả -_- không biết sự nổi tiếng của đại học khtn hà nội trên bản đồ khoa học à -_-
schalke04
TÍCH CỰC
8 năm
@Heiisenberg Như ở vn, các thầy dạy trường đại học thường tập trung giảng dạy còn ai nghiên cứu thường làm trong các viện. Các thầy cô mình bảo vậy.
prince8882
TÍCH CỰC
8 năm
@kungfu9 Vì trường đại học nước ngoài có phòng thí nghiệm quy mô lớn. Ngoài việc làm thí nghiệm họ còn giảng dạy sinh viên chuyên ngành nữa chứ bác.
@kungfu9 Ở nước ngoài thì các nhà khoa học ở trường đại học, họ trực tiếp giảng dạy nghiên cứu. Ở vn thì ngược lại, cứ giỏi là cho lên làm "chính trị" , lên viện, lên bộ
baodng
TÍCH CỰC
8 năm
Tương lai đi chinh phục vũ trụ,chúng ta đến 1 hành tinh nào đó, thả vào đó 1 ống nghiệm chứa những loài vi khuẩn có khả năng tạo ra oxi, nước,... 1 năm sau quay lại thì hành tinh đó có điều kiện giống trái đất.
phamviet94
TÍCH CỰC
8 năm
@baodng Đọc cmt tí nữa phọt rấm 😆 vi khẩn tạo ra nước =]]]]
Tuyệt vời.
@Leminh Trung ờ, rồi có tác hại môi trường không .
bé_tí
ĐẠI BÀNG
8 năm
Đóng góp thật thiết thực cho nhân loại, sắp tới cây xanh sẽ bị cạnh tranh nguồn CO2 rồi 😁
deebk2012
ĐẠI BÀNG
8 năm
Không liên quan cơ mà University of Chicago là trường mà giáo sư Ngô Bảo Châu đang giảng dạy.
RedBee8888
ĐẠI BÀNG
8 năm
lỡ thâm nhập vào cơ thể có bị thành zoombie kg vậy hic hic :mad:
TTris
TÍCH CỰC
8 năm
Điện thoại đốt trong...😁:D:D
TiaMe
TÍCH CỰC
8 năm
trong khi thế giới đang sốt vó với vi khuẩn kháng mọi lại kháng khuẩn và mỗi nghiên cứu cách giải quyết dc tài trợ 1tr usd thì ông này lại tạo ra vi khuẩn,ko kiểm soát ko khéo sau này khí CO2 biến mất ko chừng
Mình théc méc là nếu thành cồn, đốt nó thì lại ra CO2 có gì khác đâu, chỉ có chuyển hóa dạng này thanh dạng khác.

Khi nào mà sử dụng carbonic rồi mà đốt ra nước thôi như động cơ hydrogen thì mới có lợi ích chứ nhỉ.
@congthanhgiong Nó lấy CO2 từ không khí, sau đó chuyển thành cồn, mình lại đốt cồn tạo thành CO2, như vậy lượng khí CO2 trong khí quyển không hề tăng lên như việc đốt nhiên liệu hóa thạch
@nịnastorm nếu dc thế thì cũng hay, có điều chưa test đo lường vụ này nên chua nói chắc được co2 vào = co2 ra hay ko. Anyway, ít ra nó cũng là giải pháp tốt trong thời gian chờ đợi công nghệ mới.

10 năm nữa chắc mấy nước như Nga, Saudi ârabia chắc sẽ chết, do chỉ cần 30% chuyển sang dùng năng lượng sạch thì nó đi ăn cám hết do kinh tế quá lệ thuộc dầu.
Counters
ĐẠI BÀNG
8 năm
@congthanhgiong Nó lấy CO2 trong không khí làm cồn, đốt cồn lại trở thành CO2 bay vào không khí, tuy không thể làm giảm lượng CO2 có trong không khí nhưng nếu công nghệ này thành công thì chắc chắn sẽ hãm được đà tăng CO2 như hiện tại, như vậy là quá tốt rồi bác
deebk2012
ĐẠI BÀNG
8 năm
trong khi thế giới đang hướng đến những nguồn nhiên liệu sạch, thì chúng ta lại đang đi theo con đường cũ mấy chục năm trước của họ: nào là thủy điện tràn lan, nào là nhiệt điện, hạt nhân,... Phát triển sau có lợi thế của phát triển sau là có thể nhìn vào con đường của các nước đi trước mà học hỏi, cải biên con đường của chính mình tốt hơn, chứ không phải lặp lại. Người ta nói VN hay đi lui, đi ngược thời đại có lẽ là vậy.
ndlong
TÍCH CỰC
8 năm
Phá rừng rồi tạo ra vi khuẩn này để làm thay việc của cây xanh đây mà 😁
hokhoaly
TÍCH CỰC
8 năm
thời hoàng kim của công nghệ sinh học sắp tới rồi
http://www.theverge.com/2016/6/1/11830206/jeff-bezos-blue-origin-save-earth-code-conference-interview đọc cái này cũng hay, hy vọng sau này công nghiệp nặng đem hết ra hành tinh khác làm, để trái đất bớt ô nhiễm
denhun
TÍCH CỰC
8 năm
Tin vui nhất trong ngày. Nhưng mong sớm có nhà đầu tư tay to đứng ra bảo trợ. Cần phải đặc biệt bảo vệ an toàn cho nhóm nghiên cứu. Hở ra là bọn tài phiệt dầu mỏ nó thịt ngay. Trước nghe vụ Jan Sloot mà uche vkl.
Lịch sử looài người một lần nữa tôn vinh người Mỹ
cứ như vậy qua năm tháng, ko biết sau này lại vi khuẩn này phát triển đến dạng gì?

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019