Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


DARPA khởi động cuộc thi phát triển công nghệ sóng vô tuyến vận hành bằng AI

bk9sw
20/7/2016 12:35Phản hồi: 4
DARPA khởi động cuộc thi phát triển công nghệ sóng vô tuyến vận hành bằng AI
Hồi tháng 3, Cơ quan các dự án phòng thủ tối tân của Mỹ (DARPA) đã công bố cuộc thi Spectrum Collaboration Challenge (SC2) - phát triển các công nghệ sóng vô tuyến vận hành bằng trí thông minh nhân tạo (AI) để có thể hoạt động cùng nhau mà không gây nhiễu. Hôm nay cuộc thi này đã chính thức được khởi động, sẽ có 30 đội tham gia, toàn bộ cuộc thi kéo dài 3 năm kể từ năm 2017, giải nhất lên đến 2 triệu USD.

Ý tưởng của cuộc thi SC2 ban đầu là nhằm đảm bảo rằng các thiết bị không dây dân dụng lẫn quân sự sẽ có thể truy cập hoàn toàn phổ điện từ vốn đang rất đông đúc. Phổ điện từ là dải tất cả các tần số có thể có của bức xạ điện từ kéo dài từ tần số thấp (tần số vô tuyến 300 GHz - 3 Hz) cho đến bức xạ gamma (tần số cao trên 30 EHz).

SC2 được phát động trước tình hình nhu cầu sử dụng các dải tần số của nhiều loại thiết bị và nhiều đối tượng người dùng đang tăng rất nhanh. Thực tế là trong gần cả thế kỷ qua, chúng ta vẫn đang sử dụng các dải tần số riêng trong khi hoạt động của quân đội thì ngày một phụ thuộc vào dải tần số không dây xác định môi trường chiến lược và mục tiêu sứ mạng. Thêm vào đó, xã hội hiện đại đang bước vào một kỷ nguyên trong đó có nhiều sản phẩm hơn từ tủ lạnh, xe hơi đến phương tiện không người lái cần truy cập vào các dải tần số để hoạt động. Do đó, việc cho phép tất cả các thiết bị truy xuất một cách hiệu quả và sử dụng tài nguyên tần số một các linh hoạt sẽ đáp ứng được nhu cầu này.

Sẽ có 2 nhóm đối tượng tham gia cuộc thi, nhóm Proposal gồm những công ty, tổ chức được đề nghị một khi được chấp nhận sẽ trực tiếp ký hợp đồng với DARPA và được Cơ quan gây quỹ phát triển công nghệ. Ở nhóm Open, DARPA chào đón tất cả các ứng viên tiềm năng, đặc biệt là những tổ chức, cá nhân chưa từng làm việc với DARPA trước đây từ các công ty thương mại cho đến các công ty khởi nghiệp, từ sinh viên đại học cho đến các hacker nghiệp dư. Để đảm bảo có ghế tham dự SC2, các nhóm, cá nhân thuộc nhóm Open sẽ phải vượt qua loạt thử thách đầu tiên nhằm chứng minh năng lực đặc biệt của mình trong các lĩnh vực phát triển công nghệ vô tuyến định hình bằng phần mềm (một công nghệ tần số vô tuyến cho phép thay đổi bước sóng) và các kỹ thuật về trí thông minh nhân tạo (giúp thiết bị tự động phân biệt linh hoạt trong môi trường nhiều tần số và sử dụng tối ưu tài nguyên). Các ứng viên trong cả 2 nhóm đều phải trải qua các thử thách giống nhau.

Sau 2 vòng loại đầu tiên, các nhóm sẽ tiến vào giai đoạn tiếp theo của cuộc thi và kết thúc vào năm 2019. Nhóm nào đưa ra giải pháp tối ưu nhất, cụ thể là một công nghệ RF định hình bằng phần mềm có thể hoạt động hiệu quả trong môi trường đa dạng tần số, khai thác tài nguyên tần số tối ưu nhất sẽ giành giải nhất trị giá 2 triệu đô. Nhóm về nhì nhận giải 1 triệu đô và về thứ 3 nhận giải 750 ngàn đô. Thông tin thêm về thể lệ cuộc thi và cách thức chấm điểm có thể tham khảo tại đây.

Theo: DARPA
4 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

@habu@
TÍCH CỰC
8 năm
VN mình có ai dc tham gia ko?
Nghĩ chắc ko ai có khả năng!
Huynh315
ĐẠI BÀNG
8 năm
@[USER=44922]@habu[/USER]@ Khả năng thì người Việt có nhiều lắm bạn, nhưng cái khó là điều kiện với lại nguy cơ ấy ấy nữa
quanqw
TÍCH CỰC
8 năm
Điều kiện là các ông chủ tư bản ở Việt Nam không ủng hộ cho phát triển khoa học công nghệ. Không có tiền thì các nhà phát triển hít khí trời sống. Nếu muốn phát triển thì ta quay lại bao cấp như Liên Xô trước đây với những nhà lãnh đạo có tầm nhìn như Liên Xô.
Phải chi có mã nguồn con AI nào xịn xịn cho tham khảo nhỉ 😁

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019