Phát hiện mới về não bộ giúp lý giải vì sao con người dễ mắc bệnh thần kinh hơn so với các loài khác

ND Minh Đức
25/7/2016 20:25Phản hồi: 37
Phát hiện mới về não bộ giúp lý giải vì sao con người dễ mắc bệnh thần kinh hơn so với các loài khác
Những loài động vật có kích thước não lớn, chẳng hạn như con người, sẽ dễ bị mắc bệnh tâm thần do tín hiệu thần kinh di chuyển với quãng đường xa hơn so với những loài có não nhỏ. Đây chính là kết luận trong nghiên cứu vừa công bố bởi nhóm các nhà khoa học đến từ nhiều quốc gia khác nhau, góp phần làm rõ hơn về bản chất của não bộ, cung cấp thêm kiến thức hỗ trợ nhiều căn bệnh về thần kinh, tâm lý trong tương lai.

Nói một cách nôm nay, kết luận trên đây cho rằng khi kích thước não to, các tín hiệu thần kinh sẽ di chuyển theo quãng đường xa hơn giữa các liên kết thần kinh có giới hạn, từ đó tăng khả năng chệch hướng, phát sinh lỗi trên đường đi. Người dẫn đầu nghiên cứu, giáo sư Henry Kennedy tại Đại học Claude Bernard Lyon 1 ở Pháp cho biết: "Một trong những suy đoán của chúng tôi chính là đặc điểm trọng lượng nhẹ, liên kết dài ở não người có thể là tăng sự nhạy cảm với các hội chứng phân ly vốn là nguồn gốc của bệnh Alzheimertâm thần phân liệt."

Nghiên cứu lần này đã cung cấp cái nhìn sâu sắc hơn về não người, giải thích lý do tại sao nhiều căng bệnh tâm thần chỉ phổ biến ở người thay vì chuột. Đồng thời, nó còn củng cố cho giả thuyết đề xuất trước đây về nguyên tắc tổ chức liên kết thần kinh trong não bộ bất kể kích thước nó là bao nhiêu (EDR). Trên thực tế, giả thuyết mới được hình thành dựa trên mô hình mạng lưới các kết nối thần kinh trên vỏ não theo nguyên tắc khoảng cách xa gần đề xuất bởi các nhà nghiên cứu vào năm 2013.

Về cơ bản, nghiên cứu đã kết hợp dữ liệu trước đây trên loài khỉ với giả thuyết mạng lưới thần kinh cao cấp nhằm hình thành nên dự đoán rằng bộ não có chứa ít các liên kết thần kinh tầm xa hơn so với tầm ngắn. Điều này có nghĩa là những khu vực càng gần nhau trên vỏ não thì số lượng các liên kết thần kinh sẽ nhiều hơn và ngược lại, 2 khu vực càng xa thì số lượng kết nối càng ít. Lần này, nhóm nghiên cứu với các nhà khoa học học đến từ nhiều nơi trên thế giới đã áp dụng mô hình trên lên não chuột vốn có kích thước nhỏ hơn loài khỉ rất nhiều.

Kết quả phân tích cho thấy quy tắc phân bổ các liên kết thần kinh dài và ngắn vẫn giống như kết luận hồi năm 2013, chứng tỏ não bộ ở hầu hết những loài động vật có vú dù có kích thước khác nhau nhưng mô hình EDR trên vẫn đúng. Nhóm nghiên cứu cho rằng: "Kết quả phân tích chứng tỏ EDR đóng vai trò quan trọng đối với tất cả những loài động vật có vú, giải thích cho lý do tại sao những bộ não kích thước lớn vẫn hoạt động một cách hiệu quả dù có ít các liên kết tầm xa. Mặt khác nó cũng cho thấy não người - vốn kích thước lớn gấp 5 lần não khỉ - sẽ có những kết nối tầm xa khá yếu."

Nhưng yếu kém trong các kết nối tầm xa trên não người có thể là nguyên nhân gây nên những hội chứng phân ly, nguồn gốc của các chứng bệnh như tâm thần phân liệt hoặc Alzheimer. Trên thực tế, mặc dù trước giờ các nhà khoa học luôn đưa ra những khám phá mới về não bộ, gần đây nhất là phát hiện thêm 97 vùng mới trên vỏ não, nhưng não vẫn là một trong những cơ quan bí ẩn nhất trên cơ thể người với nhiều cơ chế còn chưa được xác định rõ. Nghiên cứu lần này mặc dù vẫn mới dừng lại ở giả thuyết nhưng nó đã cung cấp thêm một hướng đi mới, tạo điều kiện cho các nhà khoa học có thêm cơ hội giải đáp các thắc mắc về não bộ, từ đó đưa ra các biện pháp chữa bệnh hiệu quả hơn trong tương lai không xa.

Tham khảo PLOS, RA
37 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

thienthan2t
ĐẠI BÀNG
8 năm
càng ngày có nhiều người bị thần kinh lắm. lo lắm
Suy nghĩ nhiều hơn thì dể mắc bệnh đến não nhiều hơn, thế thôi.
Có bác nào thắc mắc tại sao loài vượn hiện đại không tiến hóa lên thành người hiện đại không?
@TNSang sắp bị con người xử gần hết rồi thì làm gì còn cơ hội mà tiến hóa hở bác :oops:
Goldsmart
ĐẠI BÀNG
8 năm
@TNSang Có 3 lý do: 1 đi con đường tiến hoá khác. 2: không còn điều kiện thúc đẩy tiến hoá như con người trước kia. 3: con người đang tiêu diệt dần chúng.
djminhtuan
ĐẠI BÀNG
8 năm
@TNSang con người không phải tiến hoá từ vượn đâu bạn.
hoaian2603
ĐẠI BÀNG
8 năm
@TNSang Vì vuợn không phải nguồn gốc loài nguời.
@TNSang _ Mình nghĩ vượn hiện đại so với cách đây vài triệu năm vẫn vậy thôi. Con người là 1 chi rất nhỏ tách ra từ vượn và tiến hoá thành người, các chi khác ko bị kích thích từ môi trường thay đổi ( rất nhanh và triệt để ) như cách đây khoảng 6 triệu năm khi tổ tiên loài người tách ra, vì thế tới giờ bọn vượn này vẫn vậy.
Ví dụ thanh niên ngáo đá.
@Ro_tt Ngáo đá chẳng liên quan gì đến bị thần kinh nhé bác. Nó chỉ là ức chế thần kinh tạm thời nhé. Uống rựu bia cũng bị ức chế thần kinh thôi.
nobita1610
ĐẠI BÀNG
8 năm
Đó là lý do Vì sao bọn ngoài hành tinh chưa đến dc trái đất
Hôm trước bay từ Đà Nẵng về HN ở sân bay có bác cứ bắt chéo tay lên cổ rồi quẫy =)) chắc tưởng mình là cá ... bảo vệ, bác sĩ vây xung quanh mãi mới bắt đi đc, ko biết dùng ma túy cảm giác thế nào có đc thật như VR ko 😁.
nếu theo di truyền học
Bạn để ý rất nhiều loài có DNA gần giống con người nhưng khác nhau rất nhiều vì quan trong hơn cả là cách sắp xếp DNA, chỉ có 1 ít % DNA được sử dụng mà thôi
tính số lượng NST
vượn là 48
khỉ là 42
người là 46
tại sao lại khác biệt vậy? vì người ta nguyên cứu loài thuỷ tổ của linh trưởng sống tại 1 nơi có nhiều phóng xạ, gây tác động đột biến làm các nhiễm sắc thể đứt gãy. Chính điều này làm đẩy nhanh quá trình đột biến-chọn lọc. Nói 1 triêu năm nữa loài vượn hiện tại có thể đột biến thành 1 loài thông minh như con người, nhưng ko phải loài người
Chính vì quá trình đứt gãy NST cho nên con người bị rất nhiều bệnh mà các loài khác ko bị. Quá trình xã hội hoá cũng làm giảm quá trình chọn lọc tự nhiện nên con người bị rất nhiều chứng di truyền. Loài khác đơn giản là cá thể bị bệnh sẽ bị chết ko di truyền cho đời sau.
@hieupy89 Ôi vậy là loài người chỉ tồn tại trong vài triệu năm nữa thôi sao 😕
@hieupy89 Bạn có chắc chắn thuyết tiến hóa của Darwin là chính xác không? Theo mình là chưa, nó chỉ là một loại thuyết chứ không phải là khoa học nên phải xét lại.
amio1st
TÍCH CỰC
8 năm
@TNSang Bời thế người ta mới giả định. Nhưng ko phải đưa ra lung tung mà theo trình tự tìm tòi nghiêm cứu. Xét 1 mức độ thì ko đúng 1 phần nào chứ ko hẳn 100% ko đúng.
Con người mất triệu năm tiến hoá lúc đó chưa có loài nào mạnh. bây giờ con người bá đạo rồi, vượn mà tiến hoá hơn 1 chút là con người thịt liền. Nếu ko có sự kiện gì đó như kiểu tiểu hành tinh va chạm vào trái đất như thời khủng long. Nếu có chả ai biết được chuyện gì sẽ xảy ra. Có thể con người tự tiến hoá thành x men giết lại chính con người chẳng hạn 😁(đuà tý thôi)
Hà chef
ĐẠI BÀNG
8 năm
Vậy là thằng càng cao, đường càng dài, dẫn đến càng dễ thần kinh, may quá mình lùn 😆
zippi
TÍCH CỰC
8 năm
Hiện đại thì hại điện 😆

Nhăn quá nhiều thì dễ quá tải hơn 😃)
hd79
CAO CẤP
8 năm
Càng phức tạp càng dễ hỏng, giống như con nokia 1100 vs độ bền với iPhone
Cứ não to là dễ bị điên, lạ.
Steve Chu
TÍCH CỰC
8 năm
Cũng giống như máy móc, càng nhiều chi tiết, bộ phận càng dễ hỏng. Hỏng một linh kiện thui cũng ko vận hành ổn định đc! 😃
hehe hại não là đây
Não càng to,càng dễ thần kinh
nhắc đến DNA-NST là di truyền hiện đại rồi, di truyền hiện đại bây giờ chứng minh 90% thuyết tiến hoá là đungs. có thể darwin sai về mốc thời gian sai về cây phả hệ loài linh trưởng, cách thức tiến hoá, thời đó ko đủ thiết bị thời kiến thức về DNA,..... Nhưng di truyền biến dị chọn lọc tự nhiên được di truyền đại chứng minh là đúng
k3love
ĐẠI BÀNG
8 năm
vậy là những ông nào đầu to thì nguy cơ bị thần kinh hơn là thằng đầu nhỏ nhỉ 😁
Thuyết tiến hóa của Darwin nói thế, ngta đưa vào SGK, mình cũng cho chưa chắc chắn.
Chọn lọc tự nhiên thì đúng rồi.
Thế nếu nói thuyết tiến hóa Darwin là chính xác thì chủ nghĩa vô thần lên ngôi, và các tôn giáo đã nói sai về sự tạo ra con người?
djminhtuan
ĐẠI BÀNG
8 năm
@TNSang vấn đề này phải tìm hiểu rất nhiều về chính trị. văn hoá, khoa học, sinh học... mới hiểu tại sao lại đưa vào sách giáo khoa đến bây giờ bạn ạ. bạn search một chút là thấy ngay thuyết này rất thiếu chặt chẽ.
Tác giả viết bài này có hiểu biết kém quá! Đến bệnh thần kinh và bệnh tâm thần còn nhầm lẫn với nhau thì tốt nhất là đừng viết về chủ đề y học nữa! Tôi nói cho chủ box biết nhé! Các rối loạn về vận động (liệt, loạn động), cảm giác (đau, mất cảm giác, giảm hoặc tăng cảm giác) là thuộc về lĩnh vực thần kinh. Còn các rối loạn chức năng hoạt động thần kinh cấp cao như chú ý, trí nhớ, tri giác, tư duy, giấc ngủ, hành vi... thì thuộc về lĩnh vực bệnh tâm thần. Trong tiếng Việt, hai từ "thần kinh" và "tâm thần" viết và phát âm khác hẳn nhau, đến đứa trẻ lớp 1 còn biết điều đó. Trong tiếng nước ngoài như tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Rumani, tiếng Séc, các chữ này cũng viết và phát âm hoàn toàn khác nhau.
Chủ box kém cả về kiến thức y học, kém cả về ngôn ngữ tiếng Việt, nên đăng đàn xin lỗi và xóa bài này đi!
duygiaxxx
ĐẠI BÀNG
8 năm
@bshuy2003 có cần nghiêm trọng thế đâu bác, người không học trong ngành Y nhầm là bình thường mà :oops:
@duygiaxxx Tôi là bác sỹ, làm trong ngành tâm thần hơn 30 năm nên tôi biết rõ sự nhầm lẫn này sẽ dẫn đến tác hại to lớn như thế nào đối với sức khỏe tâm thần của người dân. Bạn có biết có bao nhiêu người đọc và tin vào tinhte.vn không? Tôi không biết, nhưng chắc là phải hàng chục nghìn người. Đây là một tờ báo mạng có uy tín nên nó phải chính xác, không thể viết bậy được. Báo tinhte.vn cần phải góp phần nâng cao hiểu biết về bệnh tâm thần cho người dân, chứ không phải là ngược lại. Theo tôi, chủ box phải xin lỗi và xóa chủ đề này!

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019