Tầm nhìn của NASA, đại học Stanford, Princeton về trạm vũ trụ tương lai cách đây 40 năm

bk9sw
28/7/2016 17:50Phản hồi: 47
Tầm nhìn của NASA, đại học Stanford, Princeton về trạm vũ trụ tương lai cách đây 40 năm
Nếu từng xem bộ phim Interstellar hay Elysium, hẳn bạn sẽ rất ấn tượng với những trạm không gian như Cooper hay Elysium - một không gian sống lơ lửng trong vũ trụ với đầy đủ mọi thứ quen thuộc như trên mặt đất với cây cỏ, nhà cửa, sông núi. Tuy nhiên, ý tưởng về một trạm vũ trụ như vậy không phải đến bây giờ mới xuất hiện mà nó đã có trên những bản vẽ từ cách đây hơn 40 năm theo tầm nhìn của NASA, đại học Stanford và Princeton.

Giai đoạn từ thập niên 60 đến cuối thập niên 70 của thế kỷ trước được xem là một mốc son trong lịch sử khám phá vũ trụ của con người với nhiều cái đầu tiên. Yuri Gagarin là người đầu tiên bay vào không gian năm 1961, Alexei A. Leonov thực hiện chuyến đi bộ đầu tiên trong không gian năm 1966, Neil Armstrong và Edwin Aldrin trở thành người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng năm 1969 ...

Elysium.jpg
Quang cảnh viễn tưởng trong trạm vũ trụ Elysium.

Các chương trình không gian của Liên Xô và Mỹ liên tục được triển khai, đưa con người đi xa hơn và kể từ thập niên 70 thì 2 bên đã nghĩ đến một mô hình trạm không gian với nền móng là trạm Skylab năm 1973, sau đó là Mir năm 1986 và đến năm 1998 thì mô-đun đầu tiên của trạm ISS được phóng. Tất cả những nổ lực này đều cho thấy tham vọng khám phá, cư trú trong không gian của con người. Trước khi có được một trạm không gian như Cooper trong Interstellar hay Elysium, chúng ta hãy xem qua ý tưởng trạm không gian từ thập niên 70. Điều đáng chú ý là những ý tưởng đều được đúc kết từ nhiều nghiên cứu của NASA, đại học Princeton, đại học Stanford và người thực hiện các bản vẽ là hoạ sĩ chuyên vẽ tranh vũ trụ nổi tiếng Don Davis và điều ngạc nhiên hơn là thiết kế của chúng không khác mấy những trạm vũ trụ trong phim viễn tưởng.

Trạm vũ trụ hình vòng xuyến của đại học Stanford:



Đây là ý tưởng của đại học Stanford dựa trên một nghiên cứu mùa hè năm 1975. Trạm không gian này có cấu trúc vòng xuyến với không gian sống bên trong gồm hàng trăm ngôi nhà, là nơi cư trú vĩnh viễn cho 150.000 người ngoài không gian.

Stanford_torus (5).jpg
Ở góc này thì rất giống trạm vũ trụ trong phim Elyssum

Điểm đáng chú ý của ý tưởng là chiếc vòng sẽ xoay với một tốc độ chính xác (tuỳ theo kích thước), nhờ đó tạo ra đủ lực ly tâm để mô phỏng lực hút của Trái Đất. Ý tưởng này thậm chí còn đi xa hơn khi lúc đó Stanford cho rằng trạm không gian vòng xuyến này có thể được chế tạo và phóng vào không gian nhờ một bệ phóng điện từ trường.

Trạm vũ trụ hình trụ tròn của O'Neill:



Trong cuốn sách: The High Frontier: Human Colonies in Space xuất bản năm 1976, nhà vật lý Gerard K. O'Neill đến từ đại học Princeton đã đưa ra ý tưởng về một trạm vũ trụ hình trụ tròn và nó cũng hoạt động dựa trên cơ chế tạo lực hút nhờ chuyển động xoay. So với trạm vòng xuyến của Stanford thì trạm Lewis One có vẻ "dễ xoay" hơn bởi thiết kế hình trụ, kích thước nhỏ hơn nhiều. Tuy nhiên, ý tưởng này lại phức tạp hơn bởi cấu trúc của trạm cần phải siêu bền để có thể giữ cho những tấm pin quang điện đặt trên một khung tròn lớn nằm ngoài trụ hướng góc về phía Mặt Trời.

Cylinder_ station (1).jpg

Quảng cáo


Rất giống quang cảnh trong trạm Cooper, phim Interstellar.​

Giải pháp được O'Neil đưa ra đó là đặt ống cư trú trong một ống khác để loại bỏ mọi tác động hồi chuyển. O'Neil và các cộng sự thậm chí còn nghĩ ra việc mô phỏng ban đêm và ban ngày với những tấm kính có thể điều chỉnh hướng đón sáng.

Trạm vũ trụ hình quả cầu theo ý tưởng của John Bernal:


Bernal_sphere (4).jpg

Quả cầu của Bernal! Thực ra đừng nhầm lẫn qua bức vẽ "vi diệu" này, không gian sống thực tế nằm ở giữa, tại một cực của quả cầu. Quả cầu này cũng sẽ xoay để tạo ra trọng lực tương tự như cách hoạt động của trạm không gian vòng xuyến. Kết quả là vùng cư trú sẽ giống như một thung lũng mà chúng ta thấy trong hình.

Bernal_sphere (5).jpg

Mặc dù một quả cầu có vẻ khó chế tạo hơn nhưng đây là hình dạng tối ưu cho các khía cạnh như áp suất khí quyển và khả năng bảo vệ trước bức xạ không gian. Một điều thú vị là mặc dù ý tưởng này xuất hiện trong những nghiên cứu của thập niên 70 nhưng ý thiết kế ban đầu lại được đề xuất bởi nhà vật lý nổi tiếng John Desmond Bernal vào những năm 1920.

Quảng cáo


Theo: Gizmag
47 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

giờ thì cứ coi như viễn tưởng nhưng 40 năm có khi là thât
coi mấy bộ gundam là thấy cái này nè
biết đâu một tương lai không xa con người có thể làm được điều đó
họ tạo ra trọng trường thì mới giữ được sông suối, cây cối trên trên bề mặt chứ nhỉ
nguyenxx
ĐẠI BÀNG
8 năm
@thienthansamac Bài có nói là lực ly tâm đó bạn!
@nguyenxx Xoay thế chóng mặt lắm =))
Ko bằng trạm York trong Star Trek Beyond 😃
dinhbatai
ĐẠI BÀNG
8 năm
@viettien_milo Trạm đó là nhất.
Dong999pro
TÍCH CỰC
8 năm
@viettien_milo Yorktown thì phải. Mới xem phim đó hôm qua 😃)
GinVN
ĐẠI BÀNG
8 năm
@Dong999pro Xin tên phim bác ơi
@GinVN Star Trek Beyond
Dong999pro
TÍCH CỰC
8 năm
@GinVN Cày từ từ 😃
Cái 2016 là đẹp nhất ^_^
Star Trek (2009)
Star Trek Into Darkness (2013)
Star Trek Beyond (2016) => Đang chiếu Rạp, phim này coi ở rạp mới đáng vì nó đẹp
hungle4699
ĐẠI BÀNG
8 năm
Rất nhiều thứ trong phim viễn tưởng 40 năm trước hiện nay là thật. Ví dụ hình ảnh Hologram nổi lên giữa không gian thường thấy trong Star Trek và Star Wars nè.
Raziel
CAO CẤP
8 năm
Cũng có thể các nhà làm phim lấy các mô hình trên làm phim không chừng 😃
Mình sẽ đăng ký chương trình "ngủ đông", để có thể thức dậy sau khoảng trăm năm nữa xem thế nào. Nếu lúc ấy mà có máy thời gian mình sẽ quay về kể lại cho anh em Tinh Tế nghe 🆒
Các nhà du hành vũ trụ họ cũng chỉ là con người thôi. Họ cũng có nhu cầu sinh lý. Hỏi khi vào không gian như vậy thì họ giải quyết vấn đề sinh lý đó bằng cách nào nhỉ. Hay là mang theo một cô gái hoặc một con robo tinh duc của Nhật bản lên đó
Thien Quoc
TÍCH CỰC
8 năm
@anhmutcobedi1990 Có nhiều bài viết nói về việc đó, họ còn nghiên cứu cả chuyện đó nữa kia. Hình như không thú vị gì lắm đâu.
Tưởng tượng cho ra ngoài và cái thứ đó bay lơ lửng vài tuần sau đó.
@Thien Quoc Vậy à....ý bạn muốn nói là tay xóc óc tưởng tượng hả . Vậy thì xoàng quá ...
devilkut3
TÍCH CỰC
8 năm
nói chung là của Tương Lai và còn rất xa nhé 😃 tầm 100 200 năm nữa
Thật kỳ diệu, các nhà khoa học sẽ thực hiện được bất cứ cái gì mà họ nghĩ ra.
thật ra đó ko chỉ là tầm nhìn, mà khi họ lộ ra cái tầm nhìn đó thì cái đó thực ra đã nằm trong kế hoạch mà họ đang phát triển và họ biết họ làm dc, người ta thành công là vì thế
mrhahn
ĐẠI BÀNG
8 năm
sau này thay vì mua vé máy bay đi chỗ này chỗ kia thì phải chuyển sang mua vé tàu vũ trụ để bay qua trạm này trạm kia 😁
StarTrekBeyond-StarbaseYorktown-4-720x432.jpg

Mấy cái trên từng đẹp và xịn nhất, cho đến khi mọi người thấy cái Yorktown còn xịn hơn gấp tỷ lần 2 cái kia 😃.
40 năm trước nasa k nghĩ rằng mình phải thuê tàu cảu nga đẻ lên trạm không gian
Em thì thích cái trạm này hơn, nhìn có vẻ ổn và chắc chắn hơn.
Thien Quoc
TÍCH CỰC
8 năm
@windyboy_vteen Nếu tạo được trọng lực nhân tạo thì tha hồ mà vẽ kiểu.
Toàn thiết kế ko hoàn hảo, gợi ý NASA nên thiết kế theo dạng tổ ong khi bị thủng 1 khoang có thể tự cách ly khoang đó trong trường hợp xấu nhất
Thien Quoc
TÍCH CỰC
8 năm
@bomduc Thì bây giờ cũng vậy mà. Khoang nào hỏng thì cô lập thậm chí tháo bỏ. Hồi trạm Mir của Nga cháy 1 khoang cũng phải tháo bỏ đấy.
@bomduc Ơn giời, phím thánh Việt Nam tự cho là mình giỏi hơn NASA, Stanford, Princeton đây rồi. Cho hỏi khí không phải hiện nay giáo sư đang công tác ở Viện nào, lương tháng được mấy trăm củ ạ? :rolleyes::rolleyes::rolleyes:
@Hùng Dũng 1988 UH MÌNH KINH DOANH, THU NHẬP HIỆN TẠI KHÔNG MUỐN NÓI
NGƯỜI IQ CAO CŨNG KHÔNG PHẢI LÀ ÍT, NHƯNG HỌ CÓ ĐAM MÊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC HAY THAM GIA LĨNH VỰC KHÁC HOẶC THẤY ĐỦ THÔNG MINH RỒI LƯỜI SUY NGHĨ. CÒN MÌNH IQ CŨNG BÌNH THƯỜNG
CÒN CÁI THIẾT KẾ KIA MÀ THỦNG THÌ NGƯỜI Ở TRONG TÈO HẾT; PHẢI NGĂN THÀNH KHOANG VÀ QUAN TRỌNG HƠN HẾT LÀ HỆ THỐNG PHÒNG THỦ TỐT
@bomduc Cơ bản là giáo sư vẫn nghĩ những cái đầu ở NASA, Stanford, Princeton không nghĩ được đến mấy vấn đề đó như giáo sư phải không ạ? Vâng tôi xin ghi nhận đóng góp quý giá cùng tinh thần lo lắng cho tương lai nhân loại của giáo sư [emoji4]

Sent from my SH-06E using Tapatalk

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019