[Video] Siêu máy quay HiDyRS-X của NASA với Dynamic Range cực rộng để ghi lại hoạt động của tên lửa

Gia Tường
7/8/2016 7:32Phản hồi: 59
[Video] Siêu máy quay HiDyRS-X của NASA với Dynamic Range cực rộng để ghi lại hoạt động của tên lửa
NASA cho biết đã thử nghiệm thành công chiếc máy quay đặc biệt có tên HiDyRS-X (High Dynamic Range Stereo X) với dải Dynamic Range (tương phản động) cực rộng để quan sát luồng khí thải và lửa phát ra từ động cơ đẩy của tên lửa. Không chỉ vậy chiếc máy quay này còn phải quay được ở tốc độ khung hình cao, phục vụ cho việc tua chậm (Slow Motion).

Video dưới đây là cảnh động cơ đẩy Qualification Motor 2 hoạt động với kích thước thật chứ không phải mô hình thu nhỏ:


Dự án HiDyRS-X sinh ra để giải quyết vấn đề của NASA là làm sao để quay được cảnh động cơ tên lửa hoạt động. Khi động cơ hoạt động, luồng khí và lửa phát ra cực sáng, đi kèm với âm thanh cực lớn nên camera bình thường khó lòng ghi lại được vì dải Dynamic Range hẹp. Nếu đo sáng để thấy được phần lửa và khói thì các chi tiết khác của động cơ sẽ rất tối.

Bình thường, khi máy quay bình thường chỉ ghi nhận hình ảnh ở 1 khung hình với 1 độ sáng tại 1 thời điểm, điều đó có nghĩa là nếu hình ảnh của động cơ đủ sáng để quan sát thì luồng lửa và khí đốt phía sau trắng xoá. Nếu giảm độ sáng đi để xem được luồng lửa và khí thải thì các chi tiết của tên lửa lại quá tối. Trong khi đó, HiDyRS-X lại ghi lại nhiều khung hình với nhiều độ sáng khác nhau cùng lúc, sau đó ghép lại để đảm bảo các chi tiết cần sáng sẽ sáng và các chi tiết cần tối lại sẽ tối đi. Lượng dữ liệu sinh ra từ máy quay là một vấn đề lớn và các kỹ sư đã phải thiết lập một đường truyền tốc độ cao và ổn định để đưa tín hiệu về máy chủ xử lý. Họ đã phải thử đi thử lại nhiều lần trước đó.

So sánh máy quay HiDyRS-X.jpg

The HiDyRS-X là một phần của sứ mệnh NASA Space Technology Mission Directorate’s Early Career Initiative (ECI), được sinh ra để trao cho các kỹ sư trẻ cơ hội lãnh đạo một dự án, phát triển phần cứng và dẫn đầu sự phát triển trong ngành công nghiệp vũ trụ. Howard Conyers, kỹ sư tại Trung tâm Vũ Trụ của NASA tại Stennis là người khởi đầu dự án HiDyRS-X này và sự án cho ra bản thử nghiệm vào năm ngoái với sự hợp tác của công ty Innovative Imaging và Research Corporation.

Sau khi thử nghiệm thành công, Conyers chi biết "Tôi rất thất vọng", "Đặc biệt vì chúng tôi không được trải nghiệm bất kỳ điều gì bất thường hay trục trặc gì trong lúc vận hành". "Thất bại trong việc thử nghiệm sẽ là cơ hội tốt để trở nên thông minh hơn", "Không có thất bại, sự tiến bộ của công nghệ sẽ không thể xảy ra"

Screen Shot 2016-08-07 at 3.32.44 PM.png
Chưa dừng lại ở đó, bản thiết kế của Conyers cho thấy nhóm của anh sẽ phát triển hệ thống này thành máy quay 3D để ứng dụng vào nhiều mục đích khác nhau như thăm dò các hành tinh chẳng hạn. Hiện tại Conyers và nhóm của anh rất phấn khích vì ghi lại được những hình ảnh mà chưa từng có thiết bị nào ghi lại được trước đây. Họ đang thử nghiệm chiếc máy quay HiDyRS-X tiếp theo với dải Dynamic Range còn rộng hơn phiên bản này.

Kết quả của buổi thử nghiệm này có thể nói là vượt ngoài mong đợi. Tuy nhiên không phải vì thế mà NASA sẽ dừng lại. Những thành quả mà các kỹ sư NASA đạt được hôm nay là bữa ăn tinh thần và có thể coi là liều thuốc kích thích tất cả những kỹ sư, những người yêu công nghệ, hàng không, vũ trụ ngày càng phát triển. Trong lúc chờ đợi phiên bản HiDyRS-X tiếp theo, các bạn có thể đọc thêm bài báo cáo chi tiết buổ thử nghiệm này của NASA tại ĐÂY.


p/s: Một số bạn thắc mắc vì sao động cơ đẩy tên lửa mạnh như vậy mà nó vẫn ở yên mặt đất. Cấu trả lời là NASA có hệ thống khung cố định đa điểm cứng cáp gắn chặt vào tên lửa này. Các bạn có thể xem video dưới đây để xem rõ hơn:

59 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

quá dữ 😁
Có nướng gà tây đc ko nhỉ
kungfu9
CAO CẤP
8 năm
thấy tầm thường quá các bác ạ😁
ps: chỉ thấy spaceX vĩ đại thôi:p
hunter9x08
ĐẠI BÀNG
8 năm
@kungfu9 đây là loại tên lửa tải trọng cực lớn mới nhất của nasa, spaceX hướng đến hiệu quả kinh tế nền tên lửa đẩu công suất nhỏ hơn rất nhiều.
Nupanachi
ĐẠI BÀNG
8 năm
@kungfu9 bó tay...
Làm sao họ cố định được nó trên mặt đất nhỉ? 😁
sao trong lúc chờ phát triển kỹ thuật này họ không dùng nhiều máy quay để quay nhiều mức sáng tối khác nhau rồi xử lý thành một video cũng giải quyết được vấn đề như kiểu chụp HDR nhiều tấm.
@Tài Bryant góc nhìn khác nhau
raibkpro
ĐẠI BÀNG
8 năm
@Tài Bryant Cũng có ý tưởng giống bạn này. Nhưng chắc sẽ khó ghép hình được vì các máy quay không thể đặt cùng 1 vị trí được.
@Tài Bryant Nếu bạn có nhìn ảnh so sánh cam thường vs super cam đó bạn sê thấy cam thường đã xử lý HDR tốt rôi , vấn đề ở đây là ánh sáng phát ra từ tên lửa vượt qua giới hạn xử lý ánh sáng của cam thường nên có đo sáng vào tên lữa vẫn vậy thôi
Lửa này nướng thịt chắc nhanh chín lắm
cái camera này quay JAV thì sao nhỉ😁
Em có 1 thắc mắc ạ, với lượng khí sinh ra vô cùng lớn vậy sẽ tạo ra 1 lực đẩy cực lớn ( động cơ phản lực), thế làm sao cố định nổi tên lửa trên mặt đất nhỉ
@duc_binh_forever Có gì mà không giữ nổi bạn..lực sinh ra lớn, rất lớn...nhưng cũng có giới hạn thôi. Họ làm ra được cái động cơ phản lực ấy không lẽ họ không làm ra được hệ thống để giữ nó khỏi bây mất hay sao...
@duc_binh_forever Ad đã giải thích đấy thôi. Mà cái này thì tự hiểu được chứ cần j ai giải thik nhỉ
hsta94
ĐẠI BÀNG
8 năm
Slow Motion nhìn nó phun nhẹ nhàng quá. Mua cái này về nếu mùa đông năm nay mà lạnh quá, đứng sau cho ấm.
Nhỉn cảm giác có 1 thế giới trong đó: nui non, mây trời.
chắc đứng ở cái chỗ tim tím kia ấm phải biết 😁
Lãng phí nhiên liệu quá 😔
hoangemini
ĐẠI BÀNG
8 năm
@Triệu La Bách Dùng sai mục đích mới tốn chứ cái đúng mục đích thì mình nghĩ không đến nổi nào 😁
qhuy729
ĐẠI BÀNG
8 năm
nhìn cái này mà nghĩ hằng ngày lượng nhiên liệu hoá thạch cả thế giới tiêu thụ nó tiêu tốn đến mức nào
Song Sinh VN
ĐẠI BÀNG
8 năm
@qhuy729 Bạn ơi. Theo kiến thức của mình thì tên lửa ko dùng nhiệu hoá thạch nhé. Nguyên liệu chính là H2 và O2. Mà cái này điện phân từ nước nhiều vô kể nhé 😃
@thanhhai.bk H2 cháy sẽ ra màu xanh lá bạn nhé, còn xăng dùng cho tên lửa là xăng đặc nhé, cháy có màu vàng và cực độc (cả xăng và khói) bạn có thể tìm hiểu thêm ở đây https://en.wikipedia.org/wiki/Hydrazine ^-^
Đây các bác, nguyên 1 giàn đế khủng để giữ nó :D
A nào can đảm đến châm điếu thuốc đi 😁
Zzz!!
ĐẠI BÀNG
8 năm
Giống kamehameha wá 😆
Gallus
ĐẠI BÀNG
8 năm
Thuyết viễn tưởng:
Gắn 1000 cái như vậy để đẩy trái đất bay đi luôn =))
@Gallus gắn 1000 cái vào chỉ tăng tốc độ vòng quay của trái đất thôi chứ k thể đẩy trái đất bay đi đc
@kut3prince9x Tùy đặt theo hướng nào nữa bác à. Mà 1000 cái như thế cũng chỉ ảnh hưởng tới 1 phần các luồg gió trên trái đất thôi, chứ nó quá nhỏ (chỉ =0) khi nói tới ảnh hưởg hay thay đổi j tới vòg quay trái đất. Khi bác muốn thay đổi vị trí trái đất trong vũ trụ thì bác hãy hình dung trái đất là cái tên lửa mà bác muốn thay đổi rôi áp dụng công thức mà tính toán nhé. Mà công thức tinhs là chưa đề cập tới lớp vỏ bọc là bầu khí quyển.... Nói ko hết được mấy bác ơi!
@lãngKhách37 cắm vuông góc đẩy thẳng vào trung tâm trái đất thì mới có lực để đẩy trái đất đi còn gắn song song thế kia chỉ làm trái đất quay nhanh hơn thôi

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019