NASA phát hiện bằng chứng cho thấy sự tồn tại của nước trên mặt trăng của sao Mộc

MinhTriND
26/9/2016 23:43Phản hồi: 32
NASA phát hiện bằng chứng cho thấy sự tồn tại của nước trên mặt trăng của sao Mộc
Cách đây ít giờ, Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) công bố họ đã tìm ra nhiều bằng chứng cho thấy nước có thể phun trào từ bên dưới bề mặt của Europa, một trong những mặt trăng của sao Mộc (Jupiter). Năm 2013, các nhà khoa học từng quan sát được sự xuất hiện của hơi nước ở vùng cực Nam băng giá của Europa và với bằng chứng mới, những hoài nghi về việc bên dưới vệ tinh này là một đại dương càng trở nên gần hơn với thực tế.

Một nhóm các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học Kính thiên văn vũ trụ (STScI) đã sử dụng kính viễn vọng không gian Hubble cho việc quan sát. Những thông tin đầy đủ về phát hiện mới sẽ được công bố trên tạp chí Astrophysical Journal vào ngày 29/9 tới đây.

Nhóm các chuyên gia thuộc STScI đã tiến hành quan sát Europa, khi nó chuyển động theo quỹ đạo đi quanh sao chủ Jupiter tổng cộng 10 lần, trong suốt thời gian 15 tháng, bắt đầu từ tháng 12/2013. Ba trong số những lần đó, các nhà khoa học bắt đầu quan sát thấy có thứ gì đó giống như các luồng hơi nước đang phun trào từ cực Nam của mặt trăng. William Sparks, một nhà thiên văn học tại STScI, người dẫn đầu nhóm nghiên cứu, cho biết những phát hiện của họ mang nhiều "ý nghĩa thống kê" - ngay khi chúng không phải là những bằng chứng mạnh mẽ nhất.


Trong nhiều năm qua, NASA đã cố gắng đi tìm bằng chứng về sự hiện diện của nước trên khắp hệ thống năng lượng Mặt trời của chúng ta, nhưng cho đến hiện tại, cơ quan này chỉ mới cho rằng có thể có mạch nước ngầm bên dưới bề mặt của Enceladus, một mặt trăng của sao Thổ. Đối với Europa, các nhà khoa học từ lâu đã có những suy đoán về sự tồn tại của một đại dương bên dưới bề mặt, nhưng mãi cho đến năm 2012, họ mới bắt đầu phát hiện được những luồng hơi phun ra từ phía cực Nam.

Cực quang là hiện tượng gây ra bởi các hạt mang điện tương tác với bầu khí quyển của hành tinh, và chúng ta có thể thấy chúng trên Trái đất nhờ gió của Mặt trời. Trong khi đó, cực quang trên Europa có thể xuất phát từ một nguyên nhân khác - hydro và oxy, các nhà khoa học lập luận. Tuy nhiên, những mối liên hệ gián tiếp kiểu như thế này chưa đủ để khẳng định sự tồn tại của các luồng hơi nước.

Europa-tinhte-02.png
Cực quang trên Europa được ghi lại bởi nhóm của ông William Sparks, ở 3 thời điểm khác nhau.

Trái lại, nhóm của Sparks lại đưa ra các bằng chứng một cách trực tiếp hơn. Nhóm nghiên cứu đã sử dụng kính viễn vọng Hubble để phân tích khí quyển của Europa, khi nó di chuyển qua Jupiter và được ngôi sao này chiếu sáng. Kỹ thuật này tương tự như những gì các nhà khoa học hành tinh sử dụng để xác định những thành phần hóa học có trong khí quyển của ngoại hành tinh. Ánh sáng phát ra từ một vật thể nền lớn hơn, và sáng hơn sẽ tạo điều kiện thuận lợi để quan sát các viền của vật thể nhỏ hơn.

Nhờ giải pháp này, nhóm nhà khoa học tại STScI đã phát hiện ra những vệt tối xuất hiện ở khu vực phía Nam của Europa, với tần suất vài tháng một lần. Đây là dấu hiệu cho thấy bề mặt của Europa đang bị nứt gãy do phải chịu tác động từ lực hấp dẫn mạnh mẽ của sao Mộc. Khi bề mặt nứt gãy, hiện tượng này đôi khi dẫn đến việc nước sẽ phun lên không trung từ một đại dương ngầm bên dưới. Nhóm nghiên cứu ước tính những đám hơi nước đã bắn lên khoảng 200 km phía trên bề mặt Europa trước khi rơi xuống, tương tự như các ước tính đưa ra từ năm 2012.

Europa-tinhte-01.png
Bên trái là hình chụp cho thấy thứ gì đó giống như các luồng nước. Bên phải là ảnh cực quang ghi lại từ năm 2012.

NASA tin rằng đại dương của Europa có thể có những đặc điểm giống như ở Trái đất, đó chính là các yếu tố có lợi cho sự sống. Dù tìm thấy dấu hiệu của việc tồn tại một đại dương bên dưới Europa, các nhà khoa học sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn để đo lường nó bởi bề mặt của mặt trăng này rất dày. Theo kế hoạch, NASA sẽ phóng lên đó tàu vũ trụ Europa Clipper, dự kiến sẽ đến nơi vào năm 2020. Thậm chí nếu cần, cơ quan này sẽ đưa lên thêm một tàu thăm dò thứ 2, gần hơn với Europa nhằm tìm kiếm dấu hiệu sự sống.

Mặc dù vậy, Clipper chắc chắn sẽ phải trải qua một sứ mệnh dài, và sẽ có nhiều đợt quan sát phải được tiến hành trước đó ngay trên Trái đất. Ngoài ra, ông Sparks cũng lưu ý việc quan sát bằng Hubble trong thời gian tới có lẽ sẽ không thể mang đến hiệu quả tối ưu nhất, bởi đến nay, kính viễn vọng không gian này đã 26 tuổi. Do đó, để quan sát kỹ càng hơn, các nhà khoa học có lẽ sẽ phải chờ cho đến lúc “người kế nhiệm” của Hubble đi vào hoạt động, đó là James Webb, dự kiến ra mắt vào năm 2018.

Tham khảo: The Verge
32 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Tốt !
Hy vọng loài người tồn tại đến ngày dùng được nước trên sao Mộc 😁
htnvn
ĐẠI BÀNG
8 năm
@Nokfev Mặt trăng của sao Mộc ông ơi :eek:
nhancom3d
ĐẠI BÀNG
8 năm
@Nokfev Mặt trăng của sao Mộc nhé. Sao Mộc toàn là khí :v
ngocsonak
ĐẠI BÀNG
8 năm
Một phát hiện thật tuyệt vời.
14025025
TÍCH CỰC
8 năm
anh523110
TÍCH CỰC
8 năm
it nhất là vẫn còn cơ may cho trái đất đối với một hành tinh có thể tồn tại đc.
Có thể là sinh vật ngoài hành tinh đang phun trào ^^
princez
CAO CẤP
8 năm
hic nhìn cái này mà ra dc cái hành tinh, đúng là quái vật 😁
upload_2016-9-27_16-31-2.png
SinhPhan
ĐẠI BÀNG
8 năm
@princez công nghệ mà ông
Sao Hỏa còn chưa lên được huống gì nơi xa thế.
😁 còn ai nhớ Escape from Jupiter
botykpt
TÍCH CỰC
8 năm
để dành tiền từ bây giờ đến đời con cháu chắt chút chít .... thì di tản
supermanman
ĐẠI BÀNG
8 năm
"Nhóm nghiên cứu đã sử dụng kính viễn vọng Hubble để phân tích khí quyển của Europa, khi nó di chuyển qua Jupiter và được ngôi sao này chiếu sáng."
Jupiter là ngôi sao?
bboybill
ĐẠI BÀNG
8 năm
@supermanman Không, nó là xe của hãng Yamaha .....kkkkkkk
@supermanman Bạn ấy dùng từ nhầm. Đổi lại cần dịch là "hành tinh này chiếu sáng", hoặc có thể dịch là "được Sao Mộc chiếu sáng" (nghĩa là chấp nhận nhầm giữa 2 khái niệm do âm Hán Việt gây ra).

Dành cho bạn nào chưa biết: Sao (star) thì siêu sáng và siêu nóng, chỉ đứng một chỗ. Ngôi sao gần chúng ta nhất là Mặt Trời.
Hành tinh (planet) thì chạy loăng quăng, ko tự phát sáng được. Ánh sáng từ các hành tinh đều do ngôi sao gần nó ban cho (ví dụ: Ánh sáng Mặt Trăng có được là do hấp thụ ánh sáng Mặt Trời).
Các Sao Thủy, Thổ, Hỏa, Mộc... là những hành tinh, không phải là star, gọi là "sao" do dịch chữ "tinh" từ tiếng Hán (Thủy tinh, Thổ tinh...).
@supermanman Thực chất ngay trước đó còn có câu Europa quay quanh sao chủ Jupiter, mình cũng thắc mắc dùng ngôi sao để gọi Jupiter có hợp không.
Ngon rồi lên đường thôi anh em. Ước gì lên đó loại người thành lập một quốc gia, một tôn giáo thôi cho bớt chiến tranh.
@trieuniemvui TRanh giành quyền lực vẫn xảy ra nhé 😁:D
Tidala
ĐẠI BÀNG
8 năm
xách balo và đi thôi các mẹ
nipponx
TÍCH CỰC
8 năm
dự đoán vs nhìn thôi chưa đi tới nổi :p
Tôi phát mệt với mấy cha khoa học lúc thế này lúc thế khác nói sao tui tôi nghe vậy chứ có bt có thấy gì đâu mà tin
Không liên quan, nhưng mà có bác nào bị vào đọc bài mà cứ tải hết trang là nó chạy thẳng xuống khung nhập bình luận không. Khó chịu quá
binhbinh5555
ĐẠI BÀNG
8 năm
Thằng nào tiểu bậy vậy , đã nói mặt trắng phải để khô mà
Tui cũng vừa phát hiện thẻ ngân hàng hôm nay bị Gấu nhà mượn đi st bị thanh toán không thương tiếc..hic..! Chắc còn giận cái vụ karaoke tối cn... aizzz..!

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019