Đứa bé đầu tiên trên thế giới ra đời với 1 người cha và 2 bà mẹ

MinhTriND
28/9/2016 4:53Phản hồi: 54
Đứa bé đầu tiên trên thế giới ra đời với 1 người cha và 2 bà mẹ
Một bé trai 5 tháng tuổi được sinh ra ở Mexico có lẽ là em bé đầu tiên trên thế giới chào đời nhờ kỹ thuật mới, với sự kết hợp ADN của cả 3 người, trang New Scientist tiết lộ. "Đây là một tin vui và là một thành tựu rất lớn", ông Dusko Ilic tại Đại học Hoàng gia London (Anh), người đã không tham gia vào nghiên cứu, cho biết. "Đó là một cuộc cách mạng”.

“3 bố mẹ" là kỹ thuật gây tranh cãi, cho phép các cặp vợ chồng mắc phải những đột biến di truyền hiếm vẫn có thể cho ra đời những đứa con khỏe mạnh. Hiện công nghệ này chỉ được cấp phép để sử dụng ở Anh. Sự ra đời của đứa trẻ có cha mẹ là người Jordan được hỗ trợ bởi nhóm chuyên gia Mỹ tại Mexico, và đây chắc chắn sẽ là một bước tiến quan trọng trong việc phổ biến kỹ thuật này trên toàn thế giới.

Mẹ của AH (tên chính xác cậu bé không được tiết lộ) không may mang trên người gen của hội chứng Leigh (viêm não tuỷ hoại tử bán cấp), một rối loạn nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ thần kinh. Gen bệnh cư trú trong ADN của ty thể, nơi cung cấp năng lượng cho các tế bào của chúng ta, đồng thời mang tổng cộng 37 gen truyền từ người mẹ cho thế hệ sau. Các gen này tách khỏi phần lớn ADN của chúng ta, thứ nằm trong nhân của mỗi tế bào.

em-bé-3-bố-mẹ-tinhte-01.jpg

Khoảng 1/4 ty thể của mẹ AH có những đột biết gây bệnh. Mặc dù hiện tại cô vẫn khỏe mạnh, nhưng hội chứng Leigh đã chịu trách nhiệm cho cái chết của hai đứa con đầu lòng. Trước khó khăn này, cặp vợ chồng quyết định tìm đến sự giúp đỡ của John Zhang và các cộng sự của ông thuộc Trung tâm sinh sản New Hope ở thành phố New York (Mỹ). Tại đây, Zhang đã áp dụng kỹ thuật “3 bố mẹ” để tránh căn bệnh ty thể xuất hiện ở những đứa con.

Về mặt lý thuyết, có một vài cách để tiến hành kỹ thuật. Tại Anh, phương pháp được chấp nhận gọi là “chuyển giao nhân non”, với sự tham gia của trứng người mẹ, một trứng của người hiến tặng và tinh trùng của người cha. Trước khi trứng đã thụ tinh bắt đầu phân chia thành phôi non, phần nhân sẽ được tách ra. Nhân từ trứng đã được thụ tinh của người tặng được loại bỏ và thay thế bằng nhân trứng đã được thụ tinh của người mẹ.

Tuy nhiên, cách làm này lại là không thích hợp bởi cặp vợ chồng nói trên là những người theo đạo Hồi, và họ phản đối việc phá hỏng hai phôi thai. Vì vậy, Zhang đã phải tìm cách tiếp cận khác, và giải pháp này được gọi là "chuyển thoi nhân". Áp dụng kỹ thuật này, ông đã tiến hành gỡ bỏ nhân từ một trong những trứng của người mẹ, sau đó đưa nó vào trứng hiến tặng, vốn đã có phần nhân được loại bỏ trước đó. Cuối cùng, thứ nhận được sẽ là trứng có ADN của người mẹ, ADN từ người hiến tặng, sau đó được thụ tinh với tinh trùng của người cha.

Sử dụng phương pháp này, nhóm nghiên cứu do ông Zhang dẫn đầu đã tạo ra tổng cộng 5 phôi, và chỉ một trong số đó phát triển bình thường. Phôi sau đó được cấy vào người mẹ và đứa trẻ được sinh ra 9 tháng sau đó. "Đó là một thông tin cực kỳ thú vị", ông Bert Smeets tại Đại học Maastricht ở Hà Lan, cho biết. Dự kiến, bác sĩ Zhang và các cộng sự của ông sẽ trình bày kỹ thuật của mình tại Hội nghị Khoa học Sinh sản diễn ra ở Mỹ vào tháng 10 năm nay. Không được chấp nhận ở Mỹ, do đó Zhang đã đến Mexico để tiến hành các thủ tục, nơi mà ông cho rằng "không có những quy định” về vấn đề này. Ông kiên quyết rằng mình đã lựa chọn đúng. “Cứu sống nhiều mạng người là việc đạo đức nên làm”.


Theo Sian Harding, một nhà đạo đức học tại Anh, các nhà khoa học thuộc Trung tâm sinh sản New Hope dường như đã không quên đưa yếu tố đạo đức vào kỹ thuật của mình. Theo đó, Zhang và các cộng sự của ông đã không phá hỏng một phôi thai nào, và còn sử dụng phôi nam, họ làm mọi cách sao cho những đứa trẻ được sinh ra sẽ không nhận bất cứ ADN nào từ ty thể của mẹ.

Có lẽ mối quan tâm còn lại chính là vấn đề an toàn. Lần cuối cùng các nhà phôi học cố gắng taọ ra một em bé mang ADN từ 3 người là vào những năm 1990. Lúc bấy giờ, họ đã tiêm ADN ty thể từ một người hiến tặng vào trứng của một phụ nữ khác, cùng với tinh trùng của chồng người này. Một số em bé ra đời với sự phát triển các rối loạn di truyền, kể từ đó, kỹ thuật này bị cấm. Vấn đề được cho là có thể đã phát sinh từ việc các em bé mang ty thể từ 2 nguồn khác nhau.

Khi Zhang và các đồng nghiệp của mình thực hiện việc kiểm tra các ty thể của cậu bé, họ nhận thấy có không quá 1% mang đột biến. Hy vọng rằng tỷ lệ này quá thấp để gây ra bất cứ vấn đề gì. Ngoài ra, cũng có thể hiểu là tỷ lệ các ty thể bị ảnh hưởng đã giảm khoảng 18% so với trước đó. “Điều này rất tốt”, Ilic nhận định. Ông Smeets cũng đồng tình với nhận xét này, nhưng cũng cảnh báo nhóm của bác sĩ Zhang nên tiếp tục theo dõi đứa bé nhằm đảm bảo tỷ lệ trên luôn ở mức thấp. Cũng có trường hợp các ty thể bị lỗi và sao chép nhanh hơn, sau đó số lượng sẽ dần tăng lên, theo ông Smeets. "Chúng ta cần phải chờ cho đến khi có nhiều em bé được sinh hơn, để đánh giá một cách cẩn thận”, Smeets nói.



Năm 2005, hai vợ chồng sinh được một bé gái. Đó cũng là lúc họ phát hiện ra nguyên nhân có thể đưa đến các vấn đề: một đột biến gen trong ty thể của người mẹ. Con gái của họ được sinh ra và mắc phải hội chứng Leigh, căn bệnh có thể làm tổn hại đến não, cơ bắp và dây thần kinh của những đứa trẻ đang phát triển. Đáng buồn thay, em bé đã qua đời khi mới 6 tuổi. Đứa con thứ hai của cặp vợ chồng chào đời nhưng cũng gặp các rối loạn tương tự, và chỉ sống được 8 tháng.

Nhờ ứng dụng một kỹ thuật chịu không ít tranh cãi gọi là “3 bố mẹ”, một cậu bé đã được sinh ra vào ngày 6 tháng 4 năm 2016. Cho đến hiện tại, không có dấu hiệu bệnh được tìm thấy trong em bé này.
Tham khảo: Newscientist
54 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Bước đầu cho kỹ thuật chỉnh sửa ADN áp dụng trên người.
😔 tuy thành công nhưng....sau này đứa trẻ sẽ biết mình chỉ là "động vật được sinh ra để thí nghiệm"
@TNSang
Ừa. Thì tính chất của việc sinh con là như vậy. Ngay cả nhà khoa học + bác sỹ cũng nói cần vài đứa trẻ nữa mới hoàn thiện.
Còn từ nào ngoài từ "động vật thí nghiệm" ko bác 😔
Mình có quen biết 1 gia đình dùng phương pháp sinh con hộ. Mình cảm nhận tình cảm trog gd này ko như 1 bà mẹ tự sinh con 1 cách tự nhiên.
@writedung Bác suy nghĩ tích cực lên 1 tý...mỗi người, mỗi gia, mỗi cảnh. Đâu phải ai cũng như ai đâu nên bác đừng nêu ra ví dụ về 1 gia đình nào đó. Tại sao có những người đến con đẻ của mình cũng đánh đập, ghét bỏ. Ngược lại có những người lại quý con nuôi như con đẻ. Được sinh ra đã là 1 điều may mắn, bình thường hay khỏe mạnh là 1 niềm hạnh phúc. Đứa trẻ lớn lên ắt nó sẽ hiểu những điều đó.
@raffin
Mình cũng mong thế.
Nhưng những nhà khoa học nói phải thêm vài đứa trẻ nữa mới hoàn thiện.
Tương lai ntn thì không ai biết. Nhưng nếu xảy ra điều gì không hay. Đứa trẻ phải gánh chịu tất cả :(
Và lỡ điều đó xảy ra thật. Bác đổ lỗi cho khoa học và con gánh chịu ko? :(
@writedung Ở Mẽo FDA nó đã cấm từ năm 2002 do lo ngại đứa trẻ sinh ra có thể mắc bệnh di truyền từ gene ti thể của người cho trứng.
Hiệp Voi
ĐẠI BÀNG
8 năm
Cái này trưa xem thời sự VTV1 có bản ko che 😁
Tách ADN bắt đầu áp dụng. Cũng tốt tránh việc di truyền
Nguyện vọng chính đáng của những bố mẹ thiếu may mắn, chúc mừng .
Trích một bình luận khá hay bên VNEX
"Để dễ hiểu các bạn hãy tưởng tượng tế bào trứng người như quả trứng gà, phần lòng đỏ là nhân, chứa phần lớn các thông tin di truyền, phần lòng trắng là tế bào chất, trong đó chứa một số bào quan như ty thể cũng chứa gen mang thông tin di truyền. trong bài do người mẹ có ty thể mang gen bị bệnh nên các nhà khoa học chỉ lấy nhân tế bào trứng của mẹ cấy vào trứng đã loại bỏ nhân của người cho, sau đó trứng này được thụ tinh với người bố. Kết quả tạo ra em bé có thông tin di truyền theo tế bào chất của người cho, còn lại các thông tin di truyền khác giống hệt bố mẹ."
công nhận các tiến sĩ ng TQ hay làm những dự án điên rồ nhưng giỏi.
nhox koi
ĐẠI BÀNG
8 năm
Cái tiêu đề thiệt quá éo le mà pó tay add
KAXIHAN
TÍCH CỰC
8 năm
Vấn đề thừa kế sau này có thể khiến những người liên quan đau đầu, nhưng dầu sao nó cũng nhỏ bé hơn hạnh phúc gia đình rất nhiều.
quantudogon
ĐẠI BÀNG
8 năm
Three some 😁
Sau ko cần làm j cũng có con :v
Chỉ cần một vợ hai chồng thì cũng tạo ra được em bé đó mà
Vk và ghệ bây giờ cả 3 có thể có chung đứa con, theo chương trình kế hoạch hoá ^^
Klq. Nhưng dùng cái app tinh tế này bực mình thật đấy. Cứ thoát ra vào lại là bị load lại.
thực ra chả chỉnh gì DNA cả.
Cách thức làm dễ hơn nhân bản vô tính. Chỉnh sửa DNA khó hơn nhân bản vô tính nhiều
đỡ hơn đứa con bị bệnh nhiều. giống bênh DOWN nêu loại bỏ thai vì sinh ra chả ai hạnh phúc cả.
Ông nào mà đã quá vâyj

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019