Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


Sứ mệnh đưa người lên sao Hỏa của Elon Musk điên rồ tới mức nào?

Duy Luân
28/9/2016 13:36Phản hồi: 110
Sứ mệnh đưa người lên sao Hỏa của Elon Musk điên rồ tới mức nào?
Elon Musk mới đây đã công bố kế hoạch đầy tham vọng của ông nhằm đưa con người lên sống trên sao Hỏa. Và ông không chỉ muốn đem 1-2 người lên đó mà là cả một đoàn người với niềm tin rằng con người sẽ xây dựng được một nền văn minh mới trên hành tinh này. Nghe câu chuyện này cứ như khoa học viễn tưởng, bởi ai cũng biết việc sinh sống trên sao Hỏa không phải là chuyện dễ dàng do thời tiết cực kì khắc nghiệt, thiếu không khí, không trồng trọt được các giống cây, thú nuôi như trái đất, chưa kể là đầy bụi và không phải cứ muốn là có thể bay trở về lại Trái Đất.

Nhìn sơ qua thì kế hoạch của Musk dường như chỉ là lời ba hoa của một tên nhà giàu thích mơ tưởng. Chúng ta thấy nhiều hình ảnh render của chiếc phi thuyền mới, tên lửa mới, thấy ảnh render của những người bước ra từ cánh cửa phi thuyền và đặt chân lên sao Hỏa, cùng với đó là những con số ước tính chi phí cho một chuyến du hành không gian (Musk nói là chi phí sẽ khoảng 200.000$). Nhưng nhìn kĩ lại, chúng ta không hề nghe về một hạn chót cụ thể nào, hay những bước tiến cụ thể nào nhằm tiến tới giấc mơ bay xuyên hành tinh. Nói cách khác, lời nói của Musk hiện cũng chỉ là... lời nói.

Ngoài ra, chúng ta cũng không biết ai sẽ trả tiền cho tất cả việc nghiên cứu cũng như đưa người lên không gian này. Rõ ràng Hệ thống Du hành Xuyên hành tinh (Interplanetary Transport System) mà Musk vừa tiết lộ sẽ không bao giờ trở thành hiện thực nếu không có số tiền đầu tư khổng lồ từ cộng đồng thế giới.

SpaceX_sao_hoa_3.jpg

Đây là thứ mà chúng ta đã biết: giấc mơ dài hạn của SpaceX về việc gửi robot lên sao Hỏa trong vài năm tới là hoàn toàn có thể làm được. Sứ mệnh này có tên là Red Dragon, cũng là tên chiếc phi thuyền không người lái đang được SpaceX nghiên cứu với sự hỗ trợ kĩ thuật từ NASA (ảnh trên). Mục tiêu của dự án này là kiểm tra xem liệu công nghệ động cơ đẩy dùng để đáp xuống bề mặt sao Hỏa đã tốt hay chưa khi mà nó phải giảm tốc độ, điều chỉnh độ nghiêng và từ từ đáp xuống một cách nhẹ nhàng.

Tính đến thời điểm hiện tại, tất cả sứ mệnh lên sao Hỏa đều dùng dù để đáp và không cần các hệ thống giảm tốc phức tạp. Vậy nên, việc phát triển một giải pháp thay thế để chuẩn bị cho chuyến bay chở người là chuyện phải làm, và phải làm sớm nhất có thể. Chính Musk cũng nói trên sân khấu rằng tàu không gian của ông sẽ hạ cánh từ từ tương tự như cách tên lửa đáp xuống mặt đất.

Chưa rõ SpaceX sẽ bay bao nhiêu chuyến Red Dragon lên sao Hỏa, cũng chưa biết rằng những chuyến bay thử nghiệm này sẽ tiêu tốn bao nhiêu tiền. Hồi tháng 7 năm nay, Jim Reuter, phó giám sát các chương trình không gian ở NASA, nói rằng ông nghĩ SpaceX sẽ dành khoảng 300 triệu USD cho dự án Red Dragon. Dù gì đi nữa thì con số này chắc chắn không nhỏ, giả định rằng SpaceX tìm được cách tốt hơn để tránh được những vụ phát nổ tên lửa như vụ tai nạn vừa rồi. Chưa kể, hãng sẽ phải làm việc tích cực hơn để bắt kịp kế hoạch phóng vào năm 2018.

NASA cũng sẽ đóng góp vào dự án, chủ yếu là trong khâu tư vấn kĩ thuật và Reuters ước tính thời gian tư vấn đó tương đương với 32 triệu USD trong 4 năm. Đổi lại, NASA sẽ được tiếp cận với các dữ liệu quý giá ghi nhận khi chiếc Dragon cất cánh, giảm độ cao và hạ cánh. Đây là những dữ liệu quan trọng giúp NASA xây dựng kế hoạch đưa người lên sao Hỏa của riêng mình, đâu đó trong khoảng năm 2030 theo tầm nhìn của cơ quan này.

SpaceX_sao_hoa_1.jpg

Theo một quan chức giấu tên làm trong ngành vũ trụ, ông tin rằng SpaceX có thể làm được vì "Về kĩ thuật là có thể - bất kì ai có đủ tiền đều có thể bắn thứ gì đó lên sao Hỏa". Bobby Braun, một giáo sư công nghệ không gian tại Viện công nghệ Georgia, thì nhận định: "Tôi cho rằng SpaceX hoàn toàn có thể phóng một tàu Dragon lên sao Hỏa trong khoảng từ năm 2018 đến 2020".

Nhưng việc đi từ một chiếc phi thuyền nhỏ chứa robot sang một "Hệ thống Vận tải Liên hành tinh" (Interplanetary Transport System - ITS) có khả năng chở cả trăm con người cùng lúc không phải là thứ dễ làm, và lại một lần nữa, cũng không rẻ. Hệ thống ITS này sẽ phải đáp ứng được nhu cầu cho cả trăm con người đó trong chặng bay dài tới 80 ngày trong điều kiện công nghệ xịn, và 150 ngày nếu tới đó con người chưa phát minh ra một công nghệ đủ nhanh. Elon Musk chia sẻ trên phi thuyền sẽ có nhà hàng, game không trọng lực và nhiều thứ khác để người dùng giải trí, nhưng chưa biết họ sẽ phải làm thế nào để chống lại tình trạng không trọng lực hay phải tập luyện ra sao để giữ sức khỏe.

Bản thân Musk thừa nhận: "Rõ ràng đây sẽ là một thách thức lớn khi kiếm tiền đầu tư cho một thứ như thế này. Hiện tại chúng tôi đang cố gắng phát triển nhanh nhất có thể với những nguồn lực đang có trong tay và sẽ tiếp tục đi về phía trước". Ông đã từng dành rất nhiều tiền bạc của mình cho SpaceX, và vẫn đang tiếp tục tạo nguồn thu cho công ty thông qua các hoạt động phóng vệ tinh hoặc tiếp tế cho trạm không gian quốc tế ISS.

Tuy vậy, ngay cả khi Musk ném hết tài sản của mình vào dự án thì số tiền của ông nhiều khả năng cũng chỉ làm ra được một nguyên mẫu tên lửa đẩy + phi thuyền cao 122mm với đường kính 12m mà thôi. Sẽ rất khó để đủ tiền để tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh. Musk cần sự giúp đỡ - có thể là từ các cơ quan chính phủ, hoặc từ những quỹ đầu tư mạo hiểm cỡ lớn. NASA là một đối tác quá rõ ràng, nhưng tính tới lúc này NASA vẫn chưa tỏ rõ ý định hỗ trợ kế hoạch điên rồ của Musk. Họ chỉ xác nhận về việc tư vấn cho Red Dragon mà thôi. Và có thể, rất nhiều người trong chính NASA cũng đang cười vào kế hoạch này đấy chứ.

Người phát ngôn của NASA nói qua email: "NASA hoan nghênh tất cả những ai muốn đi bước lớn kế tiếp - một cuộc du hành lên sao Hỏa. Chúng tôi rất vui khi biết rằng cộng đồng toàn cầu đang làm việc để giải quyết các thách thức liên quan đến việc đưa người lên sống ở sao Hỏa". Nói về hệ thống tên lửa mới, NASA chỉ nói rằng "sáng kiến được SpaceX dẫn đầu này đang ở giai đoạn thiết kế và ý tưởng. Khi nó phát triển, NASA có thể tìm thấy những thứ mà chúng tôi có thể có hứng thú". Nói cách khác, NASA vẫn sẽ để mở mọi khả năng hợp tác trong tương lai. Cũng phải thôi, bởi kế hoạch đưa phi hành gia của NASA lên trạm không gian quốc tế ISS bằng tên lửa SpaceX hiện đã chậm hơn khoảng 1 năm so với ban đầu.

Quảng cáo



SpaceX_sao_hoa_2.jpg

Nhưng ngay cả khi SpaceX không thu hút được NASA thì có thể những cơ quan không gian khác sẽ nhảy vào cuộc chơi chung với tầm nhìn của vị tỉ phú. Danh sách những quốc gia có "dấu chân" trong không gian vẫn đang ngày càng dài ra, vậy nên kể cả những quốc gia nhỏ như Luxembourg cũng có thể tìm thấy thứ gì đó mà họ hứng thú để hỗ trợ cho dự án rủi ro cao nhưng mang lại nhiều lợi ích này. Và đừng quên trên thế giới vẫn còn rất nhiều tỉ phú khác thích ý tưởng du hành không gian nên họ sẽ cùng đổ tiền vào SpaceX với Elon Musk để hiện thực hóa chương trình du hành này.

Musk nói một cách tích cực rằng chúng ta có thể gửi người đầu tiên lên sao Hỏa trong khoảng 10 năm tới. Thực tế, SpaceX chưa bao giờ đưa người nào vào quỹ đạo hay bất kì thứ gì lên sao Hỏa. Tên lửa của SpaceX thỉnh thoảng vẫn bị nổ với các lý do chưa rõ...

Thành thật mà nói, sẽ rất thú vị khi chúng ta có thể từng ngày theo dõi các bước đi của SpaceX trong việc phóng tên lửa lên sao Hỏa. Nhưng hiện tại, vẫn còn quá nhiều dấu hỏi cần được giải đáp, và câu trả lời chắc chắn sẽ không thể nào xuất hiện trong một sớm một chiều. Ngay cả khi SpaceX không lo về tiền đi nữa thì để đạt được những thành tựu này sẽ là một chặng đường dài.

SpaceX_sao_hoa_5.jpg

Musk hẳn không phải là một gã ngốc: ông biết rằng để đạt được những gì mà ông đề ra không phải là chuyện dễ. Vấn đề của buổi thuyết trình là ông không nói về những gì SpaceX có thể làm và làm một mình, thay vào đó, ông muốn cho thế giới thấy việc lập ra SpaceX là hoàn toàn xứng đáng.

Và ai mà biết được. Tới năm 2050, biết đâu chúng ta sẽ chạy nhảy vui vẻ trên sao Hỏa, đi về như đi chợ hay thậm chí cuối tuần bay lên sao Hỏa nghỉ mát rồi tới Chủ nhật bay về Trái Đất? Với con người, họ có thể làm ra những thứ khiến chính đồng loại của mình ngạc nhiên đấy chứ. Hãy nhớ rằng cách đây vài chục năm máy bay vẫn còn là một thứ khó tiếp cận thì bây giờ cơ hội bay lên trời đã đến được với rất nhiều người đấy thôi. Hãy chờ xem sao...

Quảng cáo

110 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Vohuongvan
TÍCH CỰC
7 năm
Ặc, trên sao hoả không bị ngập là mừng lắm.
Thôi tạm biệt mọi người, nước ngập tới cục wifi rồi
@Vohuongvan thiên đàng thì phải vậy chớ, cứ ráng mà tận hưởng đi😁
nhox koi
ĐẠI BÀNG
7 năm
@Vohuongvan Quá chân thực... Nễ cái sự liên hệ của thánh ghê hâhha
Nói chung thấy Musk nói ba hoa quá nhiều, tên lửa vẫn nổ liên tục.
Hy vọng trong tương lai gần sẽ có 1 động cơ lực đẩy khác, kiểu plasma hay phản vật chất. Chứ kiểu động cơ lực đẩy cũ như thế này rủi ro nổ quá cao, tốn nhiên liệu mà hiệu suất lại k cao.
@StickyChannel cái gì cũng có xác suất rủi ro, với tên lửa thì xác suất rủi ro lớn. cháy nổ là chuyện quá đỗi bt.
x264
TÍCH CỰC
7 năm
@StickyChannel Người ta phải làm được cái gì đấy thì mới ba hoa được. Bạn định nghĩa "ba hoa" là gì? Nếu "là không thể làm được cái mà họ nói" thì bạn cần 10 năm nữa để kết luận anh ấy "ba hoa".
Rola
TÍCH CỰC
7 năm
@StickyChannel Vậy thì viết thư để lại cho cháu cố để nó hi vọng tiếp cho chú ...hehe...những người như Musk họ nói là làm....ko có người xoắn tay lên thực hiện trước như Músk thì thế giới này sẽ chẳng đi đến đâu cả...họ có thất bại thì cũng để lại những dữ liệu quí giá cho người khác tiếp tục.Còn ngồi chờ những 'hệ thống hoàn hảo' thì đến kiếp sau chưa chắc đã lên tới Sao Hỏa
Rola
TÍCH CỰC
7 năm
@KHOI82TT Những cái Musk đã làm được những đứa tư duy thấp kém ko cảm nhận nổi đâu...người ta hi sinh cuộc đời vì những thứ họ mơ ước chứ ko rãnh đi làm tàu cho Nasa chỉ để chứng minh cho mấy thằng tào lao ở vùng trũng.
Tới năm 2050 : Cuhiep , Sonlaizo , DiDu ..... và mình đi bán muối cmn rồi 😔
@Trungakira3 khổ thân bác. cơ mà ra đường phải nhìn trước ngó sau, giờ tai nạn ghê lắm 😁
@Trungakira3 Mấy bác ấy còn trẻ mà, 34 năm nữa vẫn đợi được 😁
@Trungakira3 Lúc ấy chú vẫn ngồi đấy thôi. Nhưng mà ngồi ngược. hô hô
tranvinh4u
TÍCH CỰC
7 năm
sao ko lên mặt trăng cho gần nhỉ, vì cả 2 đều ko có oxy như nhau mà
@nbgiang88 Theo mình nhớ đã từng đọc thì nguyên nhân trên mặt trăng không có khí quyển là do trọng lực quá yếu.
nhancom3d
ĐẠI BÀNG
7 năm
@Hoang_DTH Sao Hỏa có nước, gió và ko khí (mặc dù lượng oxy thấp) => có khả năng cải tạo để sống được. Mặt Trăng trơ chọi chả có gì, giống như 1 cục đá bay quanh Trái Đất.
@tranvinh4u Vì mặt trăng k có bầu khí quyển bác ạ
Chinhas
ĐẠI BÀNG
7 năm
@tranvinh4u Mặt trăng không có nước
adn_nda
ĐẠI BÀNG
7 năm
đã đặt vé cho múc rồi. chỉ chờ ngày bay thôi... 😁
Nếu có cơ hội thì tại sao lại không thử nhỉ, biết đâu lúc già mình được đi thì sao.
Đàn ông dám nói dám làm, thế mới là đích thực. Tin rằng sau sự kiện này mọi người nhìn vào tham vọng của SpaceX và sẽ ủng hộ họ.
Đọc cái này xong xem phim sẽ hấp dẫn hơn.
yokel
TÍCH CỰC
7 năm
Ước gì có hành tình nào gần trái đất có sự sống giống trái đất ha. Sao hỏa là hiện giờ mấy nhà khoa học thích nhất. Lên được sao hỏa bằng phi thuyền chỉ 8.5 tháng đến nơi đuối luôn. Mặt trăng rất gần trái đất mà điêù kiện sống không tốt bằng sao hỏa.
@yokel ngủ đông bác ơi, ai thức 8 tháng rưỡi ngồi chơi thế
Myx
ĐẠI BÀNG
7 năm
Chờ người ta lên được Sao Hoả... thì mình ngủm từ đời nào rồi. Xong rồi bay bay, phất phơ hết hành tinh này qua hành tinh khác mà ko cần tên lửa!
Khi mình nói ở bài trước về chủ đề này nhiều bạn cho lag anh hùng bàn phím, xong không có luận cứ nào để tranh luận cả. Như đúng là sau S. Jobs thì đến E. Musk là thánh trong lòng các bạn ấy vậy.
Việc định cư trên sao hoả đến nay vẫn ở dạng thai nghén ý tưởng mà thôi. Ý tưởng có thể sát thực tế hoặc rất xa. Hiện NASA chuyển hướng vào 1 vệ tinh của Sao Hoả bởi có nhiều cơ sở khoa học cho việc tồn tại sự sống ở đó hơn, câu chuyện Sao Hoả ăn sâu vào đầu quá lâu rồi...tuy nhiên nhiều bạn không thích nội dung bình luận này nên cứ gạch đá kịch
nhankhoaln
ĐẠI BÀNG
7 năm
@nbgiang88
nhancom3d
ĐẠI BÀNG
7 năm
@nbgiang88 Vệ tinh sao Thổ - Titan bạn ơi.
NASA với bao nhiêu năm exp vẫn còn lên kế hoạch mà ổng này muốn ăn ngay sao nổi. Có tiền cũng ko thể nhanh vậy dc
@[HD]YêU cÔnG NgHệ Thời chiến tranh lạnh chạy đua mọi mặt, dồn vô hạn tiền cho các dự án mới có được thành quả làm chủ phần nào tầng không gian. Nói chung về mặt kỹ thuật thuần túy thì liên quan tới thiên văn, vũ trụ cứ cỡ 100 năm trở nên mới có 1 bước tiến đáng kể về kỹ thuật là điều hiểu được. Nói chung ngành thiên văn học nói đến vấn đề này hẵng còn trong giai đoạn hình thành lý thuyết chứ đi vào thực tế chắc xa xôi lắm.
Applenick
TÍCH CỰC
7 năm
Ít ra gì chết trên Sao Hoả vẫn nổi tiếng và hoành tráng hơn là gục chết trong vũng nước mưa của thành phố Sài Gòn !
@Applenick Từ hồi nào mà có tên Thành Phố Sài Gòn vậy bác? Mình là người Saigon nhưng đang phải sống ở TPHCM nói ngắn là Hồ thành hay Thành Hồ. Thành Hồ ngập bác ơi, Sai Gòn không ngập.
SilverA
TÍCH CỰC
7 năm
@Philiplord Lại bảo không phải Sài Gòn đi!?
14484802_1610069142626398_5494753046425993337_n.jpg Zye3CE8.jpg mua-sai-gon-truoc-nam-1975.jpg mua-sai-gon-1975.jpg
Ngothuydu
ĐẠI BÀNG
7 năm
@Philiplord Đọc không rõ thành...Thằng Hồ thì bỏ mịa
nvkhoi123
ĐẠI BÀNG
7 năm
@SilverA MÌnh ko tính nó có ngập hay không (ngập vì mưa cực lớn là chuyện hiển nhiên, khi mà bê tông ngăn cản nước mưa thấm xuống đất, mưa xuống ào ào ko có khả năng rút kịp còn lại gặp triều cường).
MÌnh rất quan tâm là khả năng rút nước sau khi mưa, quy mô ngập (bao gồm cả diện tích và chiều sâu), số lần tái diễn ngập khi mưa xuống và HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CHỐNG NGẬP -_-
bernerasu
TÍCH CỰC
7 năm
Nếu như anh quảng mà nói vậy sẽ có cả bọn nhao nhao hùa như d*g là quảng nổ. Chi vậy nhỉ
cùng lắm cỡ star war vói star trek chứ mấy:rolleyes::rolleyes::rolleyes:
Trái đất đủ mọi thứ mà đã có sống rồi.
RiverBlue
TÍCH CỰC
7 năm
Cứ chém thật ác để lấy tiền từ nhà đầu tư đã, chuyện khác ta tính sau 😁

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019