Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


Hiểu về độ nét ảnh (sharpness): độ phân giải (resolution), độ sắc (acutance)

tuanlionsg
29/9/2016 4:16Phản hồi: 52
Hiểu về độ nét ảnh (sharpness): độ phân giải (resolution), độ sắc (acutance)
Thuật ngữ sắc nét (sharpness) diễn tả sự rõ ràng của từng chi tiết trong một bức ảnh. Ngoài yếu tố chủ đề, bố cục, ánh sáng màu sắc... thì độ sắc nét là một yếu tố quan trọng quyết định chất lượng hình ảnh. Vậy, điều gì làm cho bức ảnh có độ sắc nét? Là kỹ thuật chụp, là do thiết bị bạn dùng, hay có được độ sắc nét nhờ hậu kỳ?

Về từ ngữ, mình có tham khảo nhiều, nhưng độ sắc nét, độ nét, độ sắc... rất dễ lẫn lộn. Mình gợi ý thống nhất dùng từ như trong bài này để dễ hình dung:
camera.tinhte.vn-8.jpg

ĐỘ SẮC NÉT (shapeness)

Hai yếu tố căn bản được kết hợp lại tạo nên cảm quan về độ sắc nét của một bức ảnh là độ phân giải (resolution) và độ sắc (acutance). Một hình ảnh cần cả hai: độ phân giải cao & độ sắc cao để đạt được độ sắc nét (shapeness)

Độ phân giải (resolution)
  • Là yếu tố phụ thuộc vào khả năng của máy ảnh, phụ thuộc cảm biến ảnh (digital sensor).
  • Đô phân giải thể hiện khả năng cảm biến của máy ảnh, tách bạch các phần tử gần nhau về không gian của các chi tiết.
  • Độ phân giải của một bức ảnh không thể cải thiện trong hậu kỳ.
Độ sắc (acutance)
  • Là sự thể hiện tốc độ chuyển tiếp các chi tiết hình ảnh tại mép rìa (edge).
  • Một ảnh có độ sắc (acutance) cao nghĩa là có cạnh sắc nét chuyển tiếp hình dạng chi tiết (sharp edge), chi tiết rìa mép thể hiện rõ ràng, chuyển tiếp giữa các chi tiết chính xác.
  • Độ sắc phụ thuộc chất lượng ống kính, nhưng nó có thể được cải thiện nhờ hậu kỳ.
* Như vậy, với máy ảnh số, độ phân giải giới hạn bởi cảm biến ảnh và không thể thay đổi ở hậu kỳ thì độ nét chính xác (acutance) phụ thuộc chất lượng ống kính và có thể thay đổi ở khâu hậu kỳ (sharpen).

camera.tinhte.vn-5.jpg

camera.tinhte.vn-9.jpg

ĐỘ PHÓNG ĐẠI & KHOẢNG CÁCH
Ngay khi nói đến độ sắc nét, thì tức thì phải nói đến độ phóng đại và khoảng cách. Đây là hai yếu tố cần lưu ý khi nhận xét cảm quan về độ sắc nét.
  • Một hình ảnh lớn hơn luôn cần độ sắc nét cao hơn. Một bức ảnh có độ sắc nét thấp khi được phóng to quá mức sẽ không còn thể hiện rõ ràng các chi tiết trong ảnh. Chẳng hạn khi in ảnh kích thước 4 x 6" sẽ cần độ sắc nét thấp hơn khi muốn in ảnh 8 x 10".

  • Khoảng cách xem ảnh cũng ảnh hưởng đến cảm nhận trực quan về độ sắc nét của bức ảnh. Một bảng quảng cáo được nhìn từ khoảng cách xa có thể độ phân giải thấp hơn so với một bản in nhỏ treo trong phòng, nhưng cảm quan về độ sắc nét cả hai là như nhau là do khoảng cách quan sát khác nhau.

  • Càng gần hình ảnh càng cần độ sắc nét nhiều hơn, tỷ lệ thuận với khi phóng to và quan sát ở khoảng cách càng xa.Vì vậy, khi xử lý hậu kỳ một bức ảnh về độ nét (sharpen), hãy lưu ý mục đích sử dụng, có thể cách tối ưu độ sắc nét không thật sự cần như khi nhìn ảnh trên màn hình máy tính.

Quảng cáo


  • Độ phóng đại cũng là lý do để hiểu tại sao kích thước cảm biến lớn hơn tạo ra hình ảnh có độ sắc nét cao hơn. Hai máy ảnh cùng độ phân giải nhưng khác nhau kích thước cảm biến thì chất lượng khác nhau khi in cùng kích thước bản in. Ảnh in khổ 4x6" từ máy medium hay large format luôn sắc nét hơn nhiều so với ảnh giống hệt nhau chụp bằng máy ảnh 35mm.
  • camera.tinhte.vn-7.jpg

    NHIỄU HẠT

    Nhiễu ảnh thường xuất hiện do sử dụng độ nhạy ISO cao. Chúng ta luôn cố gắng giảm thiểu tối đa nhiễu hạt trên ảnh, chụp với mức ISO thấp nhất trong dải tiêu chuẩn. Nhưng, đôi khi một lượng nhỏ nhiễu hạt có thể cải thiện độ sắc nét. Ảnh không thực sự sắc nét, nhưng hạt có vẻ tăng thêm sự kết cấu các chi tiết trông có vẻ rõ ràng hơn.

    Xem hai ảnh dưới, ảnh bên trái trông bề mặt mịn hơn và mức độ thể hiện chi tiết thấp hơn; ảnh bên phải có một lượng nhiễu hạt nhỏ tạo cảm giác ảnh chi tiết hơn, tăng vẻ bên ngoài cho sự sắc nét cao hơn. Tính chất này vẫn hay được sử dụng như một cách đánh lừa cảm nhận của mắt người xem khi đánh giá nhận xét về độ sắc nét. Bản chất vẫn là ảnh có độ sắc nét thấp hoặc không thật sự sắc nét như tấm bên trái và nhiễu hạt.
    camera.tinhte.vn-11.jpg

    camera.tinhte.vn-3.jpg

    KỸ THUẬT
    Độ sắc nét (sharpenees) của một bức ảnh là yếu tối được quan tâm trước tiên. Ảnh sắc nét thì chứa đầy đủ thông tin chi tiết ảnh, mắt người xem ảnh tự khắc có xu hướng tìm kiếm vùng ảnh sắc nét.
    Về kỹ thuật chụp, chỉ với một độ rung nhẹ cũng có thể suy giảm độ sắc nét đôi khi thảm hại. Một số lưu ý sau:

    Quảng cáo


    • Nguyên nhân thường gây ra mờ nhoè ảnh (ảnh không sắc nét) là do máy bị rung khi chụp. Cần giữ vững máy, sử dụng chân máy, điều chỉnh tốc độ màn trập đủ nhanh.

    • Với các chủ đề chuyển động, càng nhanh thì tốc độ màn trập càng nhanh, chụp chế độ ưu tiên tốc độ màn trập (S/Tv) và chọn tốc độ đủ nhanh. Đọc lại bài này: Chọn chế độ ưu tiên màn trập...
    • Có thể dùng phần mềm hậu kỳ cải thiện một phần độ sắc cho chi tiết hình ảnh rõ ràng hơn.
    camera.tinhte.vn-10.jpg

    camera.tinhte.vn.jpg camera.tinhte.vn-2.jpg


    KẾT LUẬN

    Sự sắc nét của một bức ảnh được xác định bởi độ phân giải và độ sắc hiển thị. Sử dụng một máy ảnh có độ phân giải cao và ống kính cho kết quả độ sắc thể hiện tốt là quan trọng. Nhưng, nhiêu đó không phải là tất cả. Kỹ thuật thành thạo sử dụng thiết bị để đạt được độ sắc nét cao nhất và cách xử lý hậu kỳ đúng để cải thiện phần nào độ sắc.
    52 bình luận
    Chia sẻ

    Xu hướng

    cám ơn bác những thông tin hữu ích 😃
    Hỏi bác 1 chút: Đối với 2 chiếc máy ảnh cùng kích thước cảm biến (vd DX crop 1.5 của Nikon) nhưng khác nhau về độ phân giải (24Mpx trên D5200 và 16Mpx trên D7000) khi cùng chụp 1 bức ảnh trong điều kiện giống hệt nhau và dùng cùng một ống kính thì ảnh ra trên máy nào sẽ cho độ sắc nét cao hơn?
    bumbum0803
    ĐẠI BÀNG
    7 năm
    @Nokfev Vấn đề là bác có trả lời dc ko mà kêu hỏi đểu?
    @haiyen1012116
    • Độ sắc nét (shapenees) = độ phân giải (resolution) + độ sắc (auction)
    • Độ phân giải phụ thuộc cảm biến và không thay đổi.
    • Độ sắc phụ thuộc chất lượng ống kính, bộ phần mềm xử lý ảnh và có thể thay đổi ở phần hậu kỳ.
    Hai cái máy của bạn có cùng ống kính, độ phân giải khác nhau --> độ sắc nét khác nhau khi phóng to sẽ thấy. Cái nào có độ phân giải cao hơn thì có độ sắc nét tốt hơn.
    @haiyen1012116 Tuỳ theo bạn chọn dạng và cỡ để lưu ảnh Nếu bằng nhau thi không có sự khác biêt Nếu chon dang tối đa của mỗi máy thì sẽ khác nhau Tuy nhiên ảnh vẫn có thể khác nhau theo phần mềm xử lý của mỗimáy ảnh
    minhtuantg
    TÍCH CỰC
    7 năm
    Cảm ơn mod
    ndt192
    TÍCH CỰC
    7 năm
    Em không soi nhưng một số chỗ này sai chính tả ạ
    LEO_037
    ĐẠI BÀNG
    7 năm
    Nhiếp ảnh đau đầu thật
    Lúc đo mắt chúng ta cũng thấy sharp hoặc unsharp đó 😁

    imageedit_3_9452774573.jpg
    tieutu911
    TÍCH CỰC
    7 năm
    Vấn đề mình muốn tìm hiểu ở đây khi ps tăng sharpness là phần mền đã làm gì để tăng độ sắc net
    mr.kien_tran
    ĐẠI BÀNG
    7 năm
    @tieutu911 tăng acutance (sắc độ ) em nghĩ là nó tăng sắc độ của các pixel cạnh nhau
    @tieutu911 Bọn nó tăng tương phản giữa các pixel lên làm tăng hạt, tăng noise, mắt bị nhầm tưởng là ảnh nét hơn
    Theo mình biết thì còn một yếu tố nữa là độ tương phản ( contrast) ảnh hưởng đến sharpness của bức ảnh.
    Về mặt kĩ thuật, trong điều kiện hoàn hảo, mọi điểm ảnh được cảm biến ghi lại hoàn hảo 100% "ánh sáng nhận được". ví dụ như 16mpx ghi lại đúng 16 triệu điểm ảnh hoàn hảo, 24mpx ghi lại 24 triệu điểm ảnh hoàn hảo, khi đó 24mpx sắc nét cao hơn 16mpx. Nhưng chả có cảm biến nào hoàn hảo cả nên phụ thuộc vào cảm biến, cảm biến lởm như điện thoại mpx lớn nhưng chỉ để chơi. Nhưng dù cảm biến chất lượng như nhau, phụ thuộc vào "ánh sáng nhận được", chính là phụ thuộc vào lens
    Cứ gắn Sigma Art vào là nét đứt tay hết, L với N tuổi tí.
    tuan_vip
    ĐẠI BÀNG
    7 năm
    Cùng 1 lens mà gắn vào 2 body khác nhau thì hình ảnh về độ nét có khác nhau k các bác
    Chu thớt cho mình hỏi về độ phân giải màn hinh HD vs 2K ? Có sự khác biệt không ? Sao ifan lúc nào cũng kêu HD đẹp hơn 2K của LG , SS , Sony. Mật độ điểm ảnh có làm màn hình mịn hơn không ?
    Sao bài nói về độ nét , độ phân giải ít ifan nhi?
    kochichi96
    TÍCH CỰC
    7 năm
    @son_tayninh mình ifan, chủ đề này liên quan gì không bạn?
    @kochichi96 Co do . de hieu the nao la HD, FHD and 2K. Mot so ifan noi HD dep hon 2K
    kochichi96
    TÍCH CỰC
    7 năm
    @son_tayninh Đẹp ở đây không chỉ nói tới độ sắc nét mà còn tính tới trung thực màu, Thử hỏi trong bọn di động thì bọn nào trung thực màu nhất bằng bọn iphone, ai chơi ảnh nhìn cũng sẽ biết điều đó thôi 😁
    Sao bài nói về độ nét , độ phân giải ít ifan nhi?
    @son_tayninh bác này ngu nữa, người dùng thông thường chỉ quan tâm đến độ sắc thôi chứ có ai quan tâm lắm tới độ phân giải đâu
    iPhone đc cái phần mềm ngon, tối ưu hóa hơn các hãng khác nhiều (Nên đây là lí do tại sao mà xuất hiện dev custom ROM cho Android đấy)
    Cứ hiểu pixel là chi tiết thì cùng 1 size cái nào pixel nhiều hơn thì nhiều chi tiết hơn nên chất lượng tốt hơn. Có thể do cái này là phần hình đã chụp ra còn bạn đang nói đến hình ảnh đi vào cảm biến nên nghĩ khác thôi.
    kochichi96
    TÍCH CỰC
    7 năm
    @shininglife điều đó cũng giúp cho mpx lớn hơn khi crop cho ảnh tốt hơn mpx nhỏ khi crop lại vậy 😁
    MCX
    ĐẠI BÀNG
    7 năm
    Bài viết dài dòng và giải thích lòng vòng nhưng vẫn khó hiểu và có phần hơi sai rồi

    Độ sắc nét của ảnh phụ thuộc nhữn yếu tố sau
    1) Lens
    2) Sensor
    3) ISO
    4) Tiêu cự lấy nét (DOF)
    5) Thời gian phơi sáng, độ rung máy khi chụp, tốc độ di chuyển của chủ thể
    Mỗi cái sẽ quyết định độ nét, tuy nhiên khi độ phân giải đạt đến một giới hạn nào đó (không phải quá lớn) thì cảm nhận về đội nét lại là những yếu tố khác

    1)Lens: có tác dụng biến mỗi điểm ảnh thực tế thành 1 điểm ảnh trên sensor, tuy nhiên lens tốt đến bao nhiêu thì cũng không thể chính xác tuyệt đối được, 1 điệm ảnh trên thực tế khi qua lens sẽ bị ảnh hưởng sang những điểm ảnh khác (kể cả trong vùng DOF vẫn có ảnh hưởng), tất cả những cái đó gọi là quan sai (đó là lý do tại sao Lens xịn lắp trên body cùi ảnh nó vẫn nét dù độ phân thấp)

    2) Sensor: Về lý thuyế mỗi điểm ảnh trên Sensor sẽ chỉ thu 1 ánh sáng chiếu đến điểm ảnh đó mà thôi, tuy nhiên trên thực tế giá trị của 1 điểm ảnh là điện tích trên bề mặt sensor mà thôi, và nó ít nhiều cũng bị ảnh hưởng bởi điện tích ở các điểm ảnh lân cận, đó là chưa kể độ chính xác về cảm quang của mỗi điểm ảnh trên sensor

    3) ISO
    Thức ra phần này phụ thuộc sensor nhưng tôi vẫn tách riêng ra, lý do là cùng 1 cấu tạo Sensor nhưng có thể có mức ISO khác nhau, ISO nghĩa là khả năng khuyếc đại điện tích trên sensor, cho nên chất lượng cảm biến của sensor mà càng không đồng đều thì khi khuyech đại càng nhiễu (đó là lý do tại sao cùng 1 kích thước sensor, 1 độ phân giải mà lại cho ra mức ISO chấp nhận được khác nhau)

    4) Tiêu cự lấy nét sẽ quyết định DOF (cái này ảnh hưởng bởi khẩu độ, kích thước Sensor, Tiêu cự ống kính, khoảng cách đến chủ thể, phông nền và 1 phần rất nhỏ liên quan đến độ phân giải của Sensor), vùng nằm ngoài DOF sẽ không còn nét nữa

    5) Thời gian phơi sáng, độ rung máy khi chụp, tốc độ di chuyển của chủ thể
    Khi thời gian phơi sáng càng dài thì những ảnh hưởng của rung tay hay chuyển động của chủ thể có thể làm ảnh bị mờ đi
    canon30
    TÍCH CỰC
    6 năm
    @MCX thiếu 1 cái nữa là F lens
    em quan tâm vì cũng ms mua 1 cái máy ảnh

    Xu hướng

    Bài mới









    • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
    • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
    • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
    • Số điện thoại: 02822460095
    • MST: 0313255119
    • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019