Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


Mảng tối của điện mặt trời, thách thức và nỗ lực giảm thiểu ổ nhiễm từ hoạt động sản xuất

bk9sw
3/10/2016 13:40Phản hồi: 47
Mảng tối của điện mặt trời, thách thức và nỗ lực giảm thiểu ổ nhiễm từ hoạt động sản xuất
Năng lượng mặt trời được xem là sạch hơn và là giải pháp thay thế cho nhiên liệu hóa thạch. Tuy nhiên, một nghiên cứu năm 2009 của Silicon Valley Toxics Coaliation (SVTC) - tổ chức phi lợi nhuận chuyên nghiên cứu về các tác động của chất thải độc hại từ các ngành công nghiệp công nghệ cao đối với sức khỏe con người cho rằng vấn đề khiến năng lượng mặt trời không sạch nằm ở vòng đời của những tấm pin quang điện, cụ thể là khi chúng được tạo ra và khi được thải bỏ. Hoạt động sản xuất sử dụng hóa chất nguy hiểm, thải ra khí nhà kính và mối lo ngại hiện tại là sự phát triển của ngành công nghiệp năng này có thể khơi nguồn cho một loạt các vấn đề môi trường mới mà thế hệ con cháu chúng ta phải đối đầu.

Không chỉ cần đến các kim loại nặng độc hại, hoạt động sản xuất những tấm quang điện còn cần đến một lượng lớn nước và điện. Những thứ này hiển nhiên được lấy từ các nhà máy dùng nhiên liệu hóa thạch. Một số quốc gia trên thế giới hiện đang bị ô nhiễm rất nặng do phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch để sản xuất điện.

thị phần pin quang điện.png

Chẳng hạn như Trung Quốc hiện là quốc gia sản xuất tấm quang điện lớn nhất thế giới với sản lượng chiếm gần một nửa. Các nhà nghiên cứu tại phòng thí nghiệm quốc gia Argonne tại Illinois và đại học Northwestern đã phát hiện ra rằng lượng carbon thải ra từ các nhà máy sản xuất tấm quang điện tại Trung Quốc cao gấp đôi so với các nhà máy tại châu Âu. Nếu như các tấm quang điện này được sản xuất tại Trung Quốc và được lắp đặt tại Trung Quốc thì hàm lượng carbon thải ra từ năng lượng được sử dụng và năng lượng tiết kiệm từ pin quang điện sẽ được cân bằng. Tuy nhiên, những tấm quang điện sản xuất tại Trung Quốc rốt cuộc được bán ra thị trường phương Tây. Điều này có nghĩa hàm lượng carbon thải ra từ hoạt động sản xuất ở Trung Quốc không được cân bằn và Trung Quốc sẽ phải mất rất nhiều thời gian hơn để đối phó với tình trạng ô nhiễm.

Quá trình sản xuất các tấm quang điện cũng tạo ra nhiều loại chất thải nguy hiểm và khi tấm pin không còn dùng nữa, nếu không được thải bỏ đúng cách thì chúng chắc chắn sẽ gây ô nhiễm. Vào tháng 8 năm 2011, một nhà máy tại tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc thuộc Jinko Solar Holding - một trong những công ty sản xuất tấm quang điện lớn nhất thế giới, đã thải trực tiếp acid hydrofluoric - một chất lỏng độc hại có đặc tính ăn mòn cao vào dòng sông Mujiaqiao gần đó làm chết cá và những loại động vật tiếp xúc với nguồn nước. Nồng độ acid hydroflouric trong nước sông đo được vào thời điểm đó gấp 10 lần so với mức cho phép.

cánh đồng mặt trời.jpg

Ngoài ra, nhà nghiên cứu thay đổi khí cậu Aixue Hu cũng phát hiện ra rằng những tấm pin quang điện có xu hướng làm cho khu vực xung quanh trở nên lạnh hơn khi chuyển đổi ánh nắng thành điện và tăng nhiệt độ tại vùng đô thị khi điện thu được chuyển đổi thành nhiệt. Mặc dù những cánh đồng pin quang điện có thể tạo ra những thay đổi về khí hậu tại khu vực nhưng chúng không tác động nhiều đến khí hậu toàn cầu. Ngược lại, nếu chúng ta chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch thông thường sang pin quang điện, tình trạng ô nhiễm không khí có thể được cắt giảm đến xấp xỉ 90%.

Vậy những nỗ lực nào đang được thực hiện?


Trước mắt ngành công nghiệp điện mặt trời đã và đang hoạt động dưới các bộ luật và quy tắc. Một ví dụ, Hiệp hội các ngành công nghiệp năng lượng mặt trời gọi tắt là SEIA đã đề xuất các một văn bản "Cam kết trách nhiệm về xã hội và môi trường của ngành công nghiệp năng lượng mặt trời" trong đó yêu cầu các công ty phải đòi hỏi nhà cung cấp tấm quang điện thông báo về các thủ tục sản xuất cũng như nồng độ khí thải nhà kính và hóa chất.

Vào năm 2011, Trung Quốc cũng đã đưa ra nhiều tiêu chuẩn yêu cầu các công ty tái chế ít nhất 98,5% chất thải silicon tetrachloride. Châu Âu thì cũng vừa mới ban hành các điều luật khuyến nghị các công ty cắt giảm và thải bỏ hợp lý các loại chất thải điện tử nguy hiểm.

sản xuất pin quang điện.jpeg

Để ngưng phụ thuộc vào nguồn điện từ các nhà máy dùng nhiên liệu hóa thạch, các nhà khoa học hiện đang tìm kiếm các phương pháp để lưu trữ năng lượng từ pin quang điện ở quy mô lớn. Điều này sẽ tạo ra một quy trình tự cung tự cấp và cho phép các nhà máy sản xuất tấm quang điện dùng chính nguồn năng lượng này cho hoạt động sản xuất. Với sự phát triển của công nghệ mới thì trong tương lai, chúng ta có thể sử dụng năng lượng mặt trời hoàn toàn.

Ngoài ra, các giải pháp thay thế cho hóa chất độc hại cũng đang được nghiên cứu bởi nhiều tổ chức. Cho đến hiện tại, các phát hiện mới của họ vẫn chưa đủ hiệu quả nhưng rất đáng khích lệ. Các nhà nghiên cứu hiện đang tìm cách phát triển những loại pin quang điện hữu cơ và tìm kiếm các loại hóa chất ít nguy hiểm hơn.

SVTC theo dõi chất thải ô nhiễm, hóa chất độc hại, nhu cầu sử dụng nước và hoạt động tái chế của nhiều ngành công nghiệp công nghệ cao và tác động đối với môi trường. Cơ quan này dựa trên dữ liệu báo cáo của các công ty để chấm điển với mục tiêu tăng tính minh bạch trong hoạt động sản xuất của ngành công nghiệp. SVTC tin rằng nếu các công ty sớm tiếp nhận các giải pháp nói trên thì chỉ trong vòng từ 10 đến 15 năm tới, khi pin quang điện trở nên phổ biến hơn thì chúng có thể được tái chế và sẽ không có rác thải.

Quảng cáo


Những thách thức:

Tạo ra một tấm pin quang điện từ sản phẩm tái chế sẽ cần ít năng lượng hơn cũng như tiết kiệm được nhiều chi phí hơn so với chế tạo từ nguyên liệu thô nhưng trang thiết bị để thực hiện quy trình tái chế lại có giá thành rất cao. Trước bài toán này, hầu hết các công ty sẽ chọn giải pháp thải bỏ sản phẩm phụ từ quá trình sản xuất để tiết kiệm chi phí.

Những nhà sản xuất với định hướng xâm nhập thị trường bằng sản phẩm giá rẻ thường sẽ không quan tâm nhiều đến các tác động môi trường. Họ thường ngoan cố từ chối cung cấp mọi dữ liệu về môi trường cũng như dữ liệu bền vững về chuỗi cũng ứng và hoạt động sản xuất.

Thêm vào đó, sự khác nhau giữa các điều luật và thủ tục sản xuất cũng gây khó khăn trong việc thu thập dữ liệu chuẩn hóa về tác động môi trường của hoạt động sản xuất pin quang điện. Nhà máy thiếu nhận thức đã đành, người dùng cũng không được phổ biến các chương trình thu hồi miễn phí, do đó họ có thể không bao giờ nhận thức được trách nhiệm thải bỏ pin quang điện đúng cách.

Crescent Dunes Solar Energy Plant.jpeg
Nhà máy quang điện Crescent Dune tại Las Vegas.

Hy vọng rằng trong tương lai khi ngành công nghiệp pin quang điện trưởng thành hơn, các công ty sẽ có thể đón nhận và triển khai những biện pháp nhằm hạn chế hoặc thay thế các hóa chất độc hại trong quá trình sản xuất cũng như thải bỏ rác thải quang điện an toàn. Theo SVTC, một số nhà sản xuất pin quang điện lớn trên thế giới đã bắt đầu thay đổi và trong một cuộc khảo sát gần đây, những nhà sản xuất như CIGS, Avancis, Solar Frontier và nhiều công ty khác đã bắt đầu sử dụng kẽm sulfidde thay cho cadmium sulfide trong hoạt động sản xuất.

Quảng cáo

47 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Giờ sx ra tấm pin cũng đủ ớn rồi, cũng ô nhiễm 😔
jimmymouse
ĐẠI BÀNG
7 năm
Dùng cánh đồng gương chắc sẽ an toàn hơn. Cơ mà công suất ko cao bằng thì phải.
@jimmymouse bữa đọc đâu đó có đoạn viết là các nhà bảo vệ chim (chim có lông) quan ngại sâu cmn sắc vì cánh đồng gương này gây chói chim khiến chúng lạc đường khi bay cùng team
Cái gì cũng có 2 mặt đc và mất
Thế mới gọi là lợi ...hại
hungcbvn
ĐẠI BÀNG
7 năm
Mong thế giới ngày một sạch hơn.
vxx9x
TÍCH CỰC
7 năm
Phát triễn phải cân bằng với bảo vệ, nhưng mà ở vietnam với những tầm nhìn siêu sao của mấy bác. thì việt nam tương lai sẽ thành 1 trung quốc số 2
Tui còn mặt tối, nhưng vẫn sáng sủa hơn nhiều bức tranh nhiệt điện, thuỷ điện mà các lãnh đạo với tầm nhìn xa ≤ 1 năm của nước mình đang khao khát ngày đêm muốn xây dựng thêm.
MrHải999
TÍCH CỰC
7 năm
@Black Mamba Tôi chỉ hỏi bạn vậy thôi mà bạn nói gì đâu.Tôi đang làm việc tại một nhà máy nhiệt điện của EVN bên vận hành Tuabin,bạn chỉ đọc tin tức thì chả rõ tình hình đâu.
điện gió,mặt trời không đủ phục vụ tất cả..Ví dụ như nhà máy điện gió đang xây ở TV công suất chỉ 32MW chỉ bằng 1/20 một tổ máy của nhà máy nhiệt điện tôi đang công tác.Mà thời gian xây lâu nữa.Không thấm gì đâu.Mà điện gió hay mặt trời chủ yếu cho sinh hoạt chứ cho công nghiệp nặng không đủ.Nước ta hướng đến là nước công nghiệp nên điện rất cần thiết,không bỏ được.Nên chúng ta đang xúc tiến xây dựng rất nhiều nhiệt điện ở miền Tây,có điện mới thúc đẩy công nghiệp nặng được.
tất nhiên về lâu dài thì phải tìm nguồn khác như điện hạt nhân.Còn nhiêu điện vẫn tiếp tục xây và xây,có lẽ nào hết than thì nghĩ.Tóm lại không có nhiệt điện thì nhóc ta chả có điện xài.Thủy điện thì bây giờ mưa ngày càng ít,thiếu nước...
@MrHải999 Thì mình đâu có nói là ngay lập tức đóng cửa toàn bộ nhà máy điện đâu. Cái mình muốn nói tới là việc phát triển bền vững. Bạn làm ngành điện chắc biết việc khai thác nhiên liệu hoá thạch và xây dựng thuỷ điện nó tổn hại tới môi trường nhiều thế nào. Sản phẩm phụ của nhiệt điện lại là khí gây hiệu ứng nhà kính cùng các loại khí thải độc hại khác.

Nếu chỉ vì mình cần điện và nó rẻ hơn so với các loại năng lượng khác, mà chỉ đầu tư duy nhất cho nó, thì sau này khi nguồn năng lượng hoá thạch cạn kiệt sẽ dùng cái gì? Nói chung là phải nhìn xa một chút chứ, có thể vốn đầu tư bây giờ lớn, năng lượng thu về chưa nhiều, nhưng kết hợp với việc khai thác thuỷ điện, nhiệt điện có sẵn, rồi dần dần sẽ tăng phần trăm sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo lên.

Hiện giờ VN mới chỉ sản xuất được khoảng 87 GWh năng lượng từ gió, 57 GWh năng lượng sinh học, năng lượng mặt trời gần như là không có, phần lớn còn lại là năng lượng từ thuỷ và nhiệt điện, như thế quá mất cân bằng và không an toàn, không bền vững. Năng lượng nhiệt hạch thì chả dám mơ, nhưng năng lượng hạt nhân mà xây dựng và vận hành cẩn thận thì còn an toàn cho môi trường hơn nhiều so với việc xây dựng thuỷ điện hay khai thác năng lượng hoá thạch.
MrHải999
TÍCH CỰC
7 năm
@Black Mamba Cái vụ nhìn xa thì mấy bác nhà ta tính hết rồi.Điện hạt nhân đó.Đó gió,mặt trời có để góp phần nào thôi,không nghĩ lý.Mà điện hạt nhân sẽ rủi ro.Còn muốn phát triển nền vững thì không duoc đâu.Cái gì cũng phải trả giá.Khi khởi công hay khánh thành thì mấy bác phó thủ tướng,bí thư tỉnh toàn hướng về nước phát triển,nước công nghiệp nặng.Nên trước mắt chúng ta phải đánh đổi.Như Mỹ hay Tây Au ngày xưa thôi.Cũng đánh đổi rồi bay h mới kêu gọi năng lực sạch.Chúng ta không hơn mấy bác lảnh đạo đâu.Đừng có hô hào này nọ phát triển bền vững làm gì.Mây bác đó tính hết rồi
@MrHải999 Nhìn vào thực tại thì mình không tin vào những tính toán đó chút nào. Ai cũng nên nghi ngờ. Đa nghi khoa học là cần thiết. Đánh đổi cái này, cái kia, rồi sau đấy mấy chục năm đi khắc phục môi trường, rồi bệnh tật cho con cháu, giống nòi mai sau thì không phải là một bước tính khôn ngoan.
jedi9
TÍCH CỰC
7 năm
Câu chuyện tương tự nhưng là với pin nhiên liệu.
authien9x
ĐẠI BÀNG
7 năm
nếu mà dùng tấn năng lượng mặt trời như thế này thì diện tích quá lớn so vs nhu cầu. khả thi ko cao. bên nước ngoài họ có xa mạc còn tận dụng dc còn những nước như VN thì khó có thể áp dụng như trên 😃
Nhìn đồ thị thấy nhận thức và sự pt của Mỹ, Âu.... sớm hàng chục năm. Cái ngta nhận ra và từ bỏ thì mấy nước chậm tiến hoặc bất chấp tất cả lại lao vào. Khựa , Đài.......ko ngoại lệ VN. Formosa (méo biết có bị tt lọc ko) éo là gì. Bố chấp hết miễn đầy túi..... Vn lạc hậu thôi chứ ko thì á, cái biều đồ kia thằng TQ là cái đinh
hgduong1233
ĐẠI BÀNG
7 năm
@TYA nói j éo hiểu
PTTiT
TÍCH CỰC
7 năm
Năng lượng gió thì sao? Mình nghĩ là sạch hơn.
@PTTiT nếu theo bài viết thì năng lượng gió cũng gây ô nhiễm nặng ở hoạt động sản xuất ra các tuabin gió, cột, cánh quạt và tuabin điện. Tất cả đều là kim loại hoặc các vật liệu pha kim loại, mà quá trình luyện kim thì chả sạch chút nào.
kh89
ĐẠI BÀNG
7 năm
@PTTiT NL gió thì chi phí cao ở bảo trì tuabin, lượng gió tùy gần biển là chính
PTTiT
TÍCH CỰC
7 năm
@kh89 Trước mình có coi 1 video. Xây 1 tua bin gió tuổi thọ 20 năm thì chỉ cần chạy 4 năm là lấy lại vốn, còn lại là lời 😃
Dân số ngày càng tăng kéo theo nhu cầu cuộc sống tăng đừng mơ một thế giới sạch.
Myx
ĐẠI BÀNG
7 năm
Ánh sáng và gió ít ra cũng đỡ hơn thuỷ-nhiệt điện. Lúc đầu có thể chưa nghiên cứu cách sản xuất & tái chế thân thiện... thì sau này có thể có!
Sự thật ngở ngàng... thôi biến đổi gen, trồng cây cắm điện cực vào lấy điện trực tiếp. Muốn dùng điện thoại di động, trồng 1 cây; dùng quạt máy 2 cây; dùng tủ lạnh 7 cây....
Sensation
TÍCH CỰC
7 năm
Túm lại, không dính đến TQ, vì bọn này vì giá rẻ bất chấp hậu quả, 1 loại châu chấu 2 chân. Thế thôi !
ở mình nắng nhiều tận dụng được cũng hay. Vừa rồi cũng làm một miếng đặt lên mái nhà thử thấy cũng hiệu quả, tuy nhiên vấn đề lớn nhất đó là ắc quy để lưu trữ, rất tốn kém.
@trieuniemvui Bác dùng nối lưới là tối ưu nhất. Bình ắc quy lưu trữ là một trong những thành phần có tuổi thoi kém nhất, giá mắc nhất, làm cho giá thành sản xuất điện mặt trời tăng cao và kém hiệu quả
Các chú cần nghiên cứu xem mấy dự án này anh có thể ăn bớt được không thì sau này lên lãnh đạo anh sẽ đẩy mạnh thực hiện. Không có gì khó cả, miễn là thịt chó là phải có mắm tôm. Mấy cái hệ lụy thuộc về tương lai thì để đời sau tính đi nha.
thang_1234
TÍCH CỰC
7 năm
dùng hạt nhân cho nó lành. năng lượng mặt trời và gió không thể hoàn toàn cung cấp cho 1 lưới điện dc mà luôn cần 1 nguồn cung cấp khác.
Thế ngành điện thoại thoại thì sao?
khi mà smart phone 1,5 - 2 năm thay 1 lần thì chúng sẽ đi đâu?
các công ty sản xuất có trách nhiệm xử lí không?
letran2016
ĐẠI BÀNG
7 năm
@traithanhnam90 Ip3gs còn được mua thì ai bỏ điện thoại sau 1-2 năm vậy anh?
trungking
TÍCH CỰC
7 năm
@traithanhnam90 apple có xử lí nhé 😆 các hãng khác thì ko biết. Vấn đề là phải đem tới apple store cho nó tái chế chứ vứt vào xọt rác thì bó tay ;))
@letran2016 mấy cái điện thoại cũ đó mua về dùng được 2 năm vứt mấy cái ở xó nhà, không biết vất đi đâu cho đúng nữa 😕
ra thùng rác thì Việt Nam làm gì có chuyện xử lý, phân loại đâu😔
Talawhat
TÍCH CỰC
7 năm
Ổ nhiễm hay ô nhiễm vậy Mod?

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019