Đã điều chế thành công CO2 thành cồn ethanol, tương lai xăng sinh học sẽ vô hạn?

bk9sw
17/10/2016 14:34Phản hồi: 96
Đã điều chế thành công CO2 thành cồn ethanol, tương lai xăng sinh học sẽ vô hạn?
Sẽ rất tuyệt vời nếu biến CO2 - khí gây hiệu ứng nhà kính thành Ethanol dùng trong nhiên liệu sinh học và phòng thí nghiệm quốc gia Oak Ridge (ORNL) đã làm được điều này nhờ một chất xúc tác nano. Quy trình chuyển đổi CO2 thành Ethanol theo cách của ORNL không chỉ rẻ, hiệu quả mà còn có thể được thực hiện ở nhiệt độ phòng.

Các nhà nghiên cứu tại ORNL phát hiện ra quy trình này khá tình cờ, theo kiểu bắn gà trúng chim theo mô tả của Adam Rondinone lãnh đạo nhóm nghiên cứu. Đây là một quy trình xử lý điện hóa, trong đó họ sử dụng một chất xúc tác có thành phần gồm carbon, đồng và nitrogen. Sau đó họ đặt vào một dòng điện để kích thích một phản ứng hóa học phức tạp nhằm đảo ngược quá trình đốt sinh CO2. Với sự hỗ trợ của chất xúc tác nano chứa nhiều chuỗi phản ứng, dung dịch CO2 đã được phân giải trong nước và chuyển đổi thành ethanol với hiệu suất 63%. Thông thường, dạng phản ứng điện hóa này sẽ tạo ra một hỗn hợp gồm nhiều sản phẩm khác nhau với hàm lượng thấp. Rondinone cho biết: "Ethanol là một kết quả đáng ngạc nhiên, thật sự rất khó để chuyển đổi thẳng CO2 thành ethanol với chỉ một chất xúc tác duy nhất."

CO2-ethanol.jpg
Các hạt nano đồng (hình cầu) nằm trên các các cột nhọn bằng carbon.

Điều tạo nên bất ngờ này nằm ở cấu trúc nano của chất xúc tác, nó bao gồm những hạt nano đồng nhúng vào các cột nhọn bằng carbon nằm trên một tấm film mỏng. Các cột nhọn được sắp xếp ngẫu nhiên, mỗi cột có chiều dài từ 50 đến 80 nm và nó bao gồm nhiều lớp carbon xếp lên và chuốt nhọn đến phần đỉnh rộng chỉ khoảng 2 nm. Toàn bộ cấu trúc này được chế tạo bằng một kỹ thuật lắng đọng hơi hóa học đơn giản với chất phản ứng là acetylene và ammonia.

Các cột nhọn này đóng vai trò như các điện cực, khi đặt vào một dòng điện có điện áp khoảng 1,2 V, phản ứng điện hóa xảy ra với sản phẩm là một lượng lớn electron CO2 bị nhị trùng hóa (một phản ứng hóa học trong đó 2 tiểu đơn vị phân tử được gắn kết vào nhau) chuyển thành ethanol.

ORNL.jpg
Nhà nghiên cứu Adam Rondinone (đứng, áo xanh) cùng các thành viên của nhóm nghiên cứu.

Nhóm nghiên cứu tin rằng việc sử dụng các vật liệu quen thuộc như carbon, đồng sẽ khiến kỹ thuật của họ trở nên khả thi hơn về mặt kinh tế so với các vật liệu đắt tiền như platinum. Thêm vào đó, quy trình này có thể được thực hiện ngay tại nhiệt độ phòng, do đó các nhà nghiên cứu cho rằng có thể dễ dàng tăng quy mô hướng đến thương mại hóa và thậm chí trong các hệ thống lưu trữ năng lượng thay thế, phần điện năng dư thừa từ các tuabin gió hay pin mặt trời có thể được dùng để sản xuất nhiên liệu lỏng như xăng sinh học.

Theo Rondinone: "Một quy trình như vậy sẽ cho phép bạn tiêu thụ điện năng dư thừa (nếu có) để sản xuất và lưu trữ ethanol. Điều này sẽ tạo sự cân bằng cho một hệ thống năng lượng tái tạo liên tục." Nhóm nghiên cứu đã lên kế hoạch tinh chỉnh quy trình này để cải thiện hiệu quả chuyển đổi và tìm hiểu sâu hơn về các tính chất và hoạt động của chất xúc tác nói trên.


Theo: ORNL
96 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Nếu thế thì hãy để đàn ông Việt Nam thưởng thức nó
Thế là có rượu uống.
xong rồi cái này mà phát tán dc ra khí quyển thì chúng ta sẽ có 1 trái đất toàn người đang phê : ))
duckpro9x
ĐẠI BÀNG
8 năm
@taudayma Ethanol thì ông định phát tán ra khí quyển kiểu nồi gì😆 hay định làm máy phun mưa à 😃))
@duckpro9x chém cho vui mờ bác eiii :p
TheWingAg
ĐẠI BÀNG
8 năm
@duckpro9x Etannol nó bay hơi ở 78 C. Nếu có nguyên chất (hàm lượng cao) thì tha hồ mà ngửi rượu bay hơi
ndlinhql
TÍCH CỰC
8 năm
@duckpro9x Ý bạn ấy chắc là chất xúc tác bị phát tán CO2 trong ko khi thành rượu
@taudayma uống rượu này vào lại thải ra một chất và khí mới... tới đó đợi mấy a khoa học xử lý tiếp hahaha
rodo1210
ĐẠI BÀNG
8 năm
chạy qua chạy lại thôi, từ viêm phổi chuyển sang dạ dày 😃
omega911
TÍCH CỰC
8 năm
CO2 + N2 -> C2H6O @@
omega911
TÍCH CỰC
8 năm
@Pinochio Pinochio không liên quan nhưng bỏ avatar đi trông gớm quá.
locyt
ĐẠI BÀNG
8 năm
@omega911 Nito đi đâu roài =))))))
tanzania
ĐẠI BÀNG
8 năm
@omega911 haiz, chắc mới chỉ đọc được đoạn đầu, còn đoạn phân giải trong nước chưa thèm đọc luôn 😔
Congtuyen07
ĐẠI BÀNG
8 năm
@omega911 nitrogen là xúc tác mà
Không biết rồi có giống kiểu sữa nhân tạo không, để chế 1 lít sữa nhân tạo cần 5 lít sữa tươi. Chi phí từ điện.v... Gây ra co² nhiều hơn số sử lý dc
qloved
CAO CẤP
8 năm
@hoangvuanh2005 Không đọc đoạn cuối à, sử dụng điện dư thừa hoặc điện lúc không tải mà
@hoangvuanh2005 đọc bài chưa đồng chí
huydancmit
TÍCH CỰC
8 năm
@mtancong Thông cảm, nó bị xỉn đó mà
Thế này thì việt nam, nước tiêu thụ bia rượu hàng đầu sẽ đi đầu ứng dụng công nghệ này 😁
xong,động cơ đốt trong có khả năng phát triển vĩnh viễn và động cơ điện có vẻ u ám rồi đây 😔
VN xuất khẩu gạo thu về 1 tỷ đô. Nhập khẩu rượu bia hết 3 tỷ. Trong đó, mình đóng góp, ít nhất, 1 tuần 500K, 1 năm là 500K*52tuần=26 triệu. ít quá 😁
@Bạn và 500 Anh Em Chém vừa thôi bác.
@[HD]YêU cÔnG NgHệ ít rồi bác ơi. Nói giảm nói tránh rồi đó
hoanloc
CAO CẤP
8 năm
sao bằng mấy quán Việt Nam!, biến h20 thành rượu chỉ bằng 1 giọt thuốc sâu
Tương lai buồn buồn lấy xe ra tháo rượu uống chơi... 😁
mrduantran
ĐẠI BÀNG
8 năm
Bác viết bài gây hiểu nhầm chứ ethanol uống vào có thành tiên tửu hết, cái này dùng cho động cơ thì tốt biên Co2 thành ethanol đốt cháy thành than c, Hơi nước H2o
galaxy92
ĐẠI BÀNG
8 năm
@mrduantran C2H5OH đốt kiểu gì mà thành được C với H2O nhỉ
Ethanol dùng để chạy các động cơ, có phải là để uống đâu mà thằng nào cmt cũng rượu rượu thế các bố?
@heyimissu Tại mód ko để là rượu độc nên các thành viên cứ tưởng^^
nhancom3d
ĐẠI BÀNG
8 năm
@heyimissu Vì ông Ad giật tít biến CO2 thành rượu kia kìa ;))
tethien
CAO CẤP
8 năm
Ethanol uống vào để chết à?
Độc lắm đấy.
Để làm nhiên liệu cho động cơ thôi.

Sản xuất ethanol kiểu này chỉ như 1 phương pháp lưu trữ năng lượng thôi.
@tethien Ethanol là rượu uống bình thường mà độc cái gì...:eek:
tethien
CAO CẤP
8 năm
@goole159 Rượu đúng là có chứa ethanol. Nhưng ethanol công nghiệp thì không thể uống được vì rất độc.
@tethien Ethanol ko độc lắm đâu, rượu là ethanol ở nồng độ 30-45% đấy thôi.
@tethien Ethanol công nghiệp độc là do có chứa tạp chất trong quá trình sản xuất mà nhất là methanol chứ không phải là ethanol đôc
Trong tương lai, nhiên liệu ethanol sẽ thay thế các loại nhiên liệu hoá thạch trong các động cơ đốt trong, các động cơ này sẽ sử dụng năng lượng mặt trời (di chuyển) và năng lượng gió (cố định) để cung cấp điện cho hệ thống vận hành. Đối với công nghiệp và dân sự có khả năng vẫn duy trì thuỷ điện, điện hạt nhân và bổ sung thêm các nguồn năng lượng ánh sáng, động năng khác, những vùng lạnh sẽ sử dụng ethanol hay vì khí đốt tự nhiên để sưởi ấm...
Đấy là viễn cảnh đặt ra, nếu tương lai phát triển tốt và thay đc ethanol thì sẽ có nhiều lựa chọn khác. Mơ màng là vậy
_ Vậy là nếu có dư năng lượng từ gió hay nắng, có thể biến CO2 thành ethanol, từ ethanol có thể chuyển đổi sang các dạng nhiên liệu khác, thậm chí là nhiên liệu đốt trong, ngon rồi. Tương lai, mỗi nhà trang bị 1 cái gồm pin năng lượng mặt trời và bộ chuyển đổi, mỗi ngày đổ 1 ít nước, sau vài hôm có xăng đi xe :3
quả này thì chạy xe thoải mái + say bét nhè
Fro
ĐẠI BÀNG
8 năm
đù má , 2 thàng mũi lõ đứng chỉ đạo, thằng châu á (k thì cũng có dòng màu châu á), lọ mọ làm , thí nghiệm.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019