Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


Sống lâu trong không gian, thị lực của bạn sẽ suy giảm do tác động không trọng lực

bk9sw
29/11/2016 6:4Phản hồi: 20
Sống lâu trong không gian, thị lực của bạn sẽ suy giảm do tác động không trọng lực
Các phi hành gia trên trạm ISS cho biết thị lực của họ ngày cảm giảm sút và họ lo ngại rằng sẽ không thể phục hồi thị lực khi trở về Trái Đất. NASA cũng đã bắt đầu tìm kiếm nguyên nhân và kết quả được nhóm nghiên cứu do Noam Alperin - giáo sư khoa học bức xạ và kỹ thuật y sinh tại trường y khoa Leonard M. Miller thuộc đại học Miami, Florida cho biết tình trạng này xảy ra do sự thay đổi về thể thích dịch não tủy.

Từ 10 năm trước, các bác sĩ và nhà khoa học tại NASA đã phát hiện ra một hình thái suy giảm thị lực lặp đi lặp lại đối với các phi hành gia trên ISS. 2/3 trong số họ sống trên trạm dài ngày do yêu cầu sứ mạng và tất cả đều gặp phải tình trạng mờ mắt do vùng phía sau nhãn cầu bị phẳng đi và viêm đầu dây thần kinh thị giác. Tồi tệ hơn là nhiều nghiên cứu sau đó cho thấy những thay đổi về cấu trúc nhãn cầu không thể phục hồi hoàn toàn khi phi hành gia trở về Trái Đất.

dẹt nhãn cầu.jpg

Các nhà khoa học gọi triệu chứng này là "Suy giảm thị lực do áp lực trong sọ" (Visual Impairment Intracranial Pressure - VIIP) và qua nghiên cứu, họ cho rằng sự thay đổi về máu và dịch trong cơ thể của phi hành gia ở môi trường không trọng lực tiềm năng gây ra triệu chứng này. Trên Trái Đất, trọng lực kéo máu và các loại dịch lỏng khác hướng xuống nhưng trong không gian, môi trường không trọng lực thì các chất lỏng trong cơ thể có xu hướng dồn lên trên. Kết quả là các phi hành gia thường thở hổn hểnh, xoang bị tắc và họ hầu như mất luôn vị giác.

Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu của Alperin đưa ra kết luận rằng vấn đề này thực ra rất cụ thể và nó liên quan đến dịch não tủy (CSF). Đây là một chất dịch trong suốt chảy xung quanh não và tủy sống, giúp cách ly 2 thành phần quan trọng này trước các va chạm và chấn động, đồng thời nạp dưỡng chất và loại bỏ chất thải. Theo Alperin, những gì xảy ra là môi trường không trọng lực làm ảnh hưởng đến cơ chế kiểm soát thể tích của CSF của cơ thể.

mất thị lực.jpg

Trong môi trường trọng lực bình thường, hệ thống CSF có thể điều chỉnh những thay đổi về áp lực thủy tĩnh, gây ra bởi những chuyển động đơn giản như khi chúng ta đổi từ trạng thái nằm sang ngồi. Nhưng trong không gian, những thay đổi về áp lực liên quan đến tư thế cơ thể không đủ lớn để kích hoạt hệ thống CSF, do đó nó không thể đưa ra những điều chỉnh cần thiết.

Nhằm xác định những gì xảy ra trong hệ thống CSF, nhóm nghiên cứu của Alperin đã tiến hành chụp cộng hưởng từ phân giải cao (MRI) đôi mắt, ổ mắt và não của các phi hành gia trước và sau khi họ thực hiện 7 chuyến bay dài vào không gian. Kết quả chụp quét sau đó được so sánh bằng các thuật toán ảnh hóa định lượng tương tự như kết quả chụp quét các phi hành gia thực hiện các chuyên bay ngắn với các sứ mạng tàu con thoi.

MRI.jpg

Dựa trên kết quả chụp quét, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những phi hành gia thường thực hiện các sứ mạng dài ngày có các biểu hiện như nhãn cầu ngày càng dẹt đi, dây thần kinh thị giác lồi lên do sự gia tăng thể tích của CSF xung quanh nhãn cầu và não thất. Tuy nhiên, họ không phát hiện ra các dấu hiệu thay đổi về thể tích của các mô não.

Alperin cho biết nghiên cứu về các nguyên nhân gây nên VIIP rất quan trong để tìm ra các giải pháp chống lại triệu chứng này. NASA hiện đang tìm cách mô phỏng các triệu chứng VIIP trên Trái Đất nhằm nghiên cứu chi tiết hơn và thử nghiệm các giải pháp. "Nếu các biến dạng cấu trúc của mắt không được phát hiện sớm, phi hành gia có thể phải chịu đựng những tổn thương không thể phục hồi. Nếu nhãn cầu trở nên phẳng hơn, họ có thể bị viễn thị."

Theo: New Atlas
20 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

lytich
ĐẠI BÀNG
7 năm
làm phi hành gia có sướng đâu.... tội ghê. haizz
makeitmine
TÍCH CỰC
7 năm
XƯONG KHỚP YẾU. PENIS CŨNG YẾU VÀ MỀM 😆
Nếu không giải quyết sớm chuyện này thì chuyến bay 70 ngày đến sao hỏa trong trạng thái không trọng lực có thể khiến các nhà khoa học phải đeo kính viễn hết.
bernerasu
TÍCH CỰC
7 năm
@machao_mengqi có nhiều người ở lâu hơn thì phải
HuyNBN
TÍCH CỰC
7 năm
@machao_mengqi Giải pháp: Tuyển dụng những phi hành gia tập sự bị cận thị gấp. Lên đấy điều chỉnh thành bình thường.
tuhai944
TÍCH CỰC
7 năm
@machao_mengqi Mình nhớ ko nhầm thì mỗi 1 sứ mệnh trên trạm ISS là 6 tháng mà, 70 ngày có là gì đâu b?
ui.zoi ko xem phim Intertesla ah tạo dc trọng lực giả bằng li tâm mà
😃
@duclinh79. phim và đời thật cách nhau xa lắm bạn. Thế nên mới có tên là phim VIỄN TƯỞNG
@toan tran 1992 Không khác nhau quá xa, nên mới có tên là KHOA HỌC viễn tưởng 😃. Rất nhiều sản phẩm hàng ngày chúng ta dùng hiện nay có từ những bộ phim khoa học viễn tưởng cách đây mấy chục năm.
Kiểu này về Trái Đất xem JAV phải đặt màn hình cách xa vài mét 😆)
Mình hay hoạt động về đêm hay mò hay thọc lỗ ko bt thị lực có kém ko nữa
halong148
TÍCH CỰC
7 năm
@Vodanh_vohinh Tốt nhất là sắm cây đèn pin ko thì làm vài viên viagra cho sáng mắt bác ạ. 😁
@halong148 Nên xài loại đèn thợ mỏ đeo đầu. Loại này tiện lợi nhất 😃.
halong148
TÍCH CỰC
7 năm
Chắc sắp tới tiêu chuẩn để tuyển phi hành gia sẽ là : phải bị cận thị.
thienhai_241
ĐẠI BÀNG
7 năm
Nhìn hình chưa đọc tiêu đề ngỡ là con Nòng Nọc ;))
jing
CAO CẤP
7 năm
muốn khám phá thì phải hy sinh,ko biết con ng cần bao lâu để có thể chinh phục không gian và các hành tinh ?
con-da-lam-dieu-me-mong-muon-roi-me-oi-1477876990-650.jpg .


mình làm phi hành gia cũng hay bị cay mắt lắm
nhathau.vn
ĐẠI BÀNG
7 năm
Đây là lý do người ngoài hành tinh, mắt to lồi ra ngoài. Con người lên đấy ở lâu cũng sẽ tiến hóa thành như thế, tôi nghĩ vậy:mad::mad:
sck84
TÍCH CỰC
7 năm
Nói chung ở môi trường hàng triệu năm tiến hoá ko sao, ra ngoài môi trường đó lâu thì bất kể đâu cũng sẽ ảnh hưởng, ko là Mắt thì Lọ, thì Chai...sẽ bị ảnh hưởng. Nếu muốn thích nghi...con người lại phải ở cả triệu năm " trên đó "...Nữa 😆))
kizzem
ĐẠI BÀNG
7 năm
giờ thì tui mới hiểu hèn gì bọn alien toàn đầu to, mắt lồi, tay chân bé xíu, các chi teo đi, da nhăn nheo, máu biến thành dịch có màu. Các nhà làm phim đâu cần phải nghiên cứu xa xôi mà họ dự đoán được tương lai hết rồi.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019