Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


Mời giải thử bài toán "anh sinh viên và 2 cô bạn gái" do giáo sư Ngô Bảo Châu chia sẻ

ND Minh Đức
21/12/2016 10:53Phản hồi: 233
Mời giải thử bài toán "anh sinh viên và 2 cô bạn gái" do giáo sư Ngô Bảo Châu chia sẻ
Lướt Facebook tình cờ thấy giáo sư Ngô Bảo Châu có chia sẻ một bài toán khá hay về anh chàng sinh viên yêu cùng lúc 2 cô gái. Mình xin chia sẻ lại với các bạn. Bạn nào tìm được lời giải thì trả lời xuống bên dưới cho mọi người cùng biết nhé. Ngoài ra, ai có thảo luận gì xoay quanh bài toán thì cũng trả lời xuống cho vui nhé. Được biết kết quả của bài toán sẽ được đăng trên số thứ 2 của tạp chí của Hội Toán học Việt Nam do GS Châu khởi xướng.

Nội dung bài toán của tác giả GS. Hà Huy Khoái do GS. Ngô Bảo Châu vừa chia sẻ.


bai_toan_sinh_vien_Tinhte.png
233 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Hủy hoại tuổi thơ
vit_xipo007
ĐẠI BÀNG
7 năm
Chiều thứ bảy hàng tuần, anh chàng ra bến xe một cách ngẫu nhiên. Các chuyến xe buýt đến KTQD và ĐHSP cứ đều đặn 15 phút lại có một chuyến => có nói cái nào xuất phát trước đâu -_- => xe KTQD khởi hành sớm hơn xe DHSP :3
gnafetihw
ĐẠI BÀNG
7 năm
@vit_xipo007 Bạn đang nói gì vậy?
Ối giời. Tưởng gì chứ cái này mình không làm được. :3
@Evolution X Bác thật là yếu kém .... y như em 😁
duongdoi
ĐẠI BÀNG
7 năm
@minhtymeo Buồn 2 thanh niên.. Yếu kém còn khoe nữa, sỉu nhi...
.
.
.
.
.
.
.mà sao giống mh z nè ta.
@minhtymeo Em tưởng các bác dư lào. Chứ như thế này thì...em cũng thế :-(
AnDB
ĐẠI BÀNG
7 năm
Bài này có trong cuốn "Giải trí khoa học" của tác giả Trần Thế Vỹ nhé =)), thay vì 2 cô gái thì một bên là mẹ bên là ng yêu =))

[​IMG]
@AnDB mình chưa hoàn toàn đồng ý với lời giải này.
Bởi vì bài toán của bạn có lịch biểu cụ thể. và tỉ lệ chênh lệch giữa mẹ và người yêu là 2/1

Còn giả sử trong bài toán của GS Châu, 1 xe bắt đầu lúc 6, xe còn lại bắt đầu lúc 6h7'30'' thì tỉ lệ thời gian giữa 2 cô gái là 1/1.
T.H.V
ĐẠI BÀNG
7 năm
@maiminh006 ở đây giáo sư nói là " đưa ra lí do hợp lí" . Giả định thời gian như trong sách nói chính là câu trả lời của bài toán.
@AnDB Bài toán này nghe có vẻ đơn giản nhưng không phải vậy.
Chúng ta hãy giả sử KTQD là điểm a, ĐHSP là điểm b. Quãng đường chàng trai đi là hàm f(x)
Nếu hàm số f(x) liên tục trên đoạn [a; b] thì diện tích hình phẳng giới hạn bởi đồ thị của hàm số y = f(x) và các đường thẳng x = a; x = b; y = 0 được tính theo công thức:

.

· Nếu các hàm số f(x) và g(x) liên tục trên đoạn [a; b] thì diện tích hình phẳng giới hạn bởi đồ thị của các hàm số y = f(x); y = g(x) và các đường thẳng x = a; x = b được tính theo công thức: .

· Nếu phương trình đường cong cho dưới dạng , liên tục trên đoạn [a; b] thì diện tích hình phẳng giới hạn bởi các đường ; y = a; y = b và x = 0 được tính theo công thức: .
@AnDB hay quá!
VoAnh_Voz
ĐẠI BÀNG
7 năm
Đơn giản lắm, rất là đơn giản thôi, vấn đề là thời gian lệch của 2 chuyến xe 😁
yenthanhnn
ĐẠI BÀNG
7 năm
Tôi thấy 3 thứ ngẫu nhiên là: ko cố định mấy giờ chiều thứ 7 anh ta ra, xe buyt nào đi trước và mấy giờ xe xuất phát. Với 3 biến giờ tính xác suất khó. Thêm là:1- Sau một thời gian, vậy ko biết bao lâu. 2- mỗi tháng có số ngày khác nhau.
TungDjokovic
ĐẠI BÀNG
7 năm
@yenthanhnn Có cùng suy nghĩ với bạn, cảm thấy đề thiếu thiếu dữ kiện gì đó.
Nhưng mà chắc k phải rồi 😆
ai giải dc chưa
Vì mình không ở Hà Nội nên không biết trạm xe buýt kia có địa thế đặc biệt nào không nên thắc mắc như thế này:
Làm sao có thể ở 1 bến xe buýt mà một chuyến chạy xuôi, 1 chuyến chạy ngược?
Ở Sài Gòn, thông thường thì các tuyến xe buýt chung trạm thường cũng chia sẻ chung 1 hướng, ít khi đến mức ngược nhau.
@hallobamboo chuẩn....muốn đi hướng ngc lại ng ta phải sang bến đối diện bên kia chứ nhỉ
@quocanh21081992 Tất cả các xe xuất phát từ bến đều cùng 1 hướng ai đón xe Bến Thành đều biết.
@quocanh21081992 chắc kiểu như đi chung 1 đoạn r tẻ ra
@hallobamboo Đề bài có nói rồi bạn, giải đề trên quan điểm toán học chứ ko phải đời thường, chỉ là ví dụ thôi, khi giải phại dựa trên điều kiện lý tưởng cho bài toán chứ. Đề bài này có đánh đố người đọc ở chỗ ko nói các chuyến xe khởi hành lúc nào, ví dụ mỗi 15 phút có 1 chuyến mà 2 chuyến cách nhau đúng 7 phút 30s thì sẽ ko xảy ra tình trạng trên mà anh ta sẽ gặp đc 2 cô bạn gái với số lần như nhau, còn nếu chuyến đi đến cô bạn ở Sư Phạm khởi hành sớm hơn chuyến kia 10 phút thì sẽ có khác biệt, anh ta có 10 phút để ngẫu nhiên đến và bắt kịp chuyến đi đến KTQD trong khi thời gian để anh ta bắt kịp chuyến ngược lại chỉ có 5 phút mà thôi.
cbr150r
TÍCH CỰC
7 năm
Đáp án: thời gian dừng ở trạm của chuyến đến Kinh Tế lâu hơn gấp đôi thời gian dừng ở trạm của chuyến đến Sư Phạm! Dễ ẹt!
Nếu anh đi ktqd đầu tiên thì ktqd sẽ gấp đôi dhsp (và ngược lại). 1 tuần có 7 ngày, nếu luân phiên tuần tự thì 2 cô có tỷ lệ 4-3, nhưng t7 anh lại chơi trò búng đồng tiền (50-50), thành ra 4-2... đó là lý do gấp đôi
xe bus mỗi bến chỉ đi 1 chiều..muốn đi chiều ngược lại phải tìm bến bên kia đường nên k thể nào ra 1 bến mà có thể đón đc xe bus 2 chiều đc
@quocanh21081992 cái này là bến mà bạn, chứ phải trạm dừng ven đường đâu
cutifight
ĐẠI BÀNG
7 năm
@quocanh21081992 Đó là trạm chứ không phải bến. Bến là như Bến xe Bus BX Miền Đông. Bến xe Bus chợ Bến Thành á.
Bài toán này nghe có vẻ đơn giản nhưng không phải vậy.
Chúng ta hãy giả sử KTQD là điểm a, ĐHSP là điểm b. Quãng đường chàng trai đi là hàm f(x)
Nếu hàm số f(x) liên tục trên đoạn [a; b] thì diện tích hình phẳng giới hạn bởi đồ thị của hàm số y = f(x) và các đường thẳng x = a; x = b; y = 0 được tính theo công thức:

.

· Nếu các hàm số f(x) và g(x) liên tục trên đoạn [a; b] thì diện tích hình phẳng giới hạn bởi đồ thị của các hàm số y = f(x); y = g(x) và các đường thẳng x = a; x = b được tính theo công thức:
.

· Nếu phương trình đường cong cho dưới dạng
, liên tục trên đoạn [a; b] thì diện tích hình phẳng giới hạn bởi các đường ; y = a; y = b và x = 0 được tính theo công thức: .
Kết luận là mình không biết giải cái này, kaka
@tontutiensinh Nói chung là mình phải vào quote bài bạn vì nó làm mình đọc rất kĩ. Vãi bạn
vinhan73
TÍCH CỰC
7 năm
@tontutiensinh ... đưa mấy cái tích phân này vào là thấy nổ não / chóng mặt quá !!!! dù chưa biết đúng hay sai
vinhan73
TÍCH CỰC
7 năm
@tontutiensinh ... đưa mấy cái tích phân này vào là thấy nổ não / chóng mặt quá !!!! dù chưa biết đúng hay sai
@tontutiensinh Em lạy bác =))
MCX
ĐẠI BÀNG
7 năm
Dễ ẹc
Thời gian chờ KTQD đến DHSP là 5p
Thời gian chờ DHSP đến KTQD là 10p

Ra ngẫu nhiên nên kết quả là thăm cô KTQC 10/5 lần cô DHSP
I.Corp
TÍCH CỰC
7 năm
Vì nhỏ ktqd nước nôi đầy đủ hơn 😆 anh này vô thức auto chọn ktqd
@I.Corp Đọc CM của bác mà cười lộn cả ruột
Hại não quá! mấy ông ăn hại thiên hạ toàn nghĩ đến chuyện tán gái sinh viên như chăn "rau sạch" ý!!!!!:eek:
PinPi
TÍCH CỰC
7 năm
Mình nghĩ đơn giản xíu là vấn đề nằm ở thời gian bạn Nam đến đón xe, nếu cách 15p xe buýt 2 tuyến đó đi đều đặn qua chỗ anh chàng kia đứng, thì xác xuất xe đi sai xe là nhỏ vì thời gian xe chạy đến điểm đó nằm trong đoạn [0;15p]. nhưng điểm quan trọng là anh chàng này đứng tại đó đón xe vào mấy giờ, có phải hằng tuần đón xe tại chính địa điểm đó, chính giờ đó hay không mới là quan trọng.
fractal
ĐẠI BÀNG
7 năm
Vì a ấy phải đi đến ktqd trước sau đó mới bắt xe lên sư phạm nên nếu a ta đến ktqd thì sẽ đến ktqd (hiển nhiên); nếu a ta đến đhsp thì phải đi qua ktqd rồi mới lên sư phạm. Vô hình chung a ta sẽ đi từ nhà đến ktqd (để thăm cô bé kt), từ nhà đến ktqd -> đhsp (để thăm cô bé sp, tiện chuyến đến chỗ cô bé kt luôn ).
Do đó số lần đến kt = 2lần đến sp (đá phải con mèo)
Ps1: just for fun
Ps2: M ko ở hn nên ko biết đường
Voãi, anh đứng 1 bên đường để bắt xe đi 2 chiều ngược nhau, các bạn hiểu rồi đấy 😆
BondKute
TÍCH CỰC
7 năm
@yellowcricket90 Trạm xe bus 22 ở bến xe kim mã đã từng như vậy đó. Đây ko fai là điều không thể.
@BondKute Đấy là chỗ đứng ở giữa thì đón 2 chiều cơ bản là đc. Nếu cứ nói tới điều k thể thì k có lời giải nào thoả đáng bạn à
Mà cũng có thể xe chạy 1 vòng, chạy ngược lên SP rồi mới về KTQD
thấy Giáo Sư Ngô Bảo Châu share bài này lòng minh nhẹ nhõm và k còn cảm thấy có lỗi khi có cùng lúc hai cô bạn gái
@prettylife.1505 Có bài nào nói về bốn cô không bạn

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019