Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


Thị giác con người và hình ảnh của máy ảnh: Giống và khác thế nào?

tuanlionsg
11/1/2017 4:3Phản hồi: 51
Thị giác con người và hình ảnh của máy ảnh: Giống và khác thế nào?
Ngày nay, bất cứ ai cũng có thể cầm một cái máy ảnh lên, rồi bấm một cái, thế là đã tạo ra một hình ảnh có thể nhận dạng được. Trong thực tế, thao tác tạo ra một bức ảnh có vẻ dễ dàng đến mức khiến mọi người nghĩ rằng những bức ảnh chính là thế giới thực được thu nhỏ lại trong bức ảnh được chụp. Và, dĩ nhiên là sự giống nhau đó chính là điều làm cho nhiếp ảnh trở nên phổ biến, người người chụp ảnh, nhà nhà chụp ảnh, hữu dụng và vui vẻ.

Nhưng, nếu xem xét kỹ các bức ảnh thì ta thấy chúng rõ ràng là không hề phản ánh thế giới thực. Những bức ảnh cũng không trình bày sự vật chính xác như mắt chúng ta nhìn thấy.

Vậy, cách chúng ta nhìn sự vật và cách hình thành hình ảnh của cái máy ảnh khác nhau thế nào?

camera - camera.tinhte.vn.jpg

Chúng ta vẫn so sánh mắt người và máy ảnh được xây dựng trên cùng một nguyên tắc. Người ta có thể mô tả cấu trúc cái máy ảnh như cấu trúc con mắt người. Võng mạc là cái cảm biến (sensor), tròng mắt là cái ống kính (lens)... Thế nhưng, thực tế là chúng hoạt động khác hẳn nhau. Này nhé:

  • Đôi mắt người không tạo ra một hình ảnh nào trong đầu mà chỉ tạo ra những dạng thức tác động đến hệ thần kinh trong bộ óc. Thị giác của chúng ta là một cặp ống nhòm cho phép ta cảm nhận sự vật theo ba chiều chứ không phải hai. Còn máy ảnh thì sao? Hầu hết chúng chỉ có một ống kính ghi hình duy nhất và chỉ tạo ra được những hình ảnh phẳng hai chiều.

  • Mắt người nhìn sự vật theo cái chúng ta cho là màu sắc tự nhiên; còn máy ảnh ghi nhận hình ảnh theo những sơ đồ ba màu cố định hoặc chỉ là đơn sắc (có thể là trắng đen). Bức ảnh chỉ có thể tương cận với cảm giác màu sắc của con người chứ không bao giờ là bản sao y hệt được.

  • Mắt người liên tục chuyển động để có thể ghi nhận một tầm nhìn rất rộng. Nhưng vào mỗi thời điểm nhất định nào đó, chúng ta chỉ thấy một phần của tầm nhìn, mỗi phần chỉ thấy được trong tích tắc. Toàn bộ thị giác được dùng để xác định bối cảnh của cảnh vật, tập trung vùng thị giác chính giữa rõ ràng hơn, tập trung vào những khu vực nhỏ nào đó mà chúng ta cảm thấy quan trọng hơn. Trong khi đó, hình ảnh của máy ảnh được tạo ra tức thì. Các thành phẩn của hình ảnh được tạo ra đồng loạt trong một khoảng thời gian ngắn - hay gọi là "khoảnh khắc bấm máy".

  • Khác với mắt người, máy ảnh khi cần thì có thể thu nhận ánh sáng yếu trên cảm biến hay tấm phim cho đến khi đủ tạo ra một hình ảnh có thể lưu giữ được (hay gọi là phơi sáng). Máy ảnh có thể ghi nhận hình ảnh trong tình huống gần như hoàn toàn là bóng tối, tình huống mà mắt người không thể thấy rõ hoặc không nhận dạng gì cả.

  • Mắt người chỉ thấy một thành phần đang biến chuyển trong thời gian thực, còn máy ảnh lại có thể lưu giữ mãi một hình ảnh nào đó. Máy ảnh còn có thể kết hợp nhiều ảnh liên tiếp chồng lên nhau để tạo ra một ấn tượng duy nhất. Bằng cách thay đổi thời gian và nhịp độ phơi sáng, máy ảnh không những bắt dừng thời gian (khoảnh khắc tức thì) mà còn có thể nén chặt lại hay mở rộng thời gian trong một khung ảnh. Và như thế, có vô số những bức hình, thế giới hình ảnh khác hẳn mà mắt người chưa từng thấy qua cách sử dụng máy ảnh.

  • Máy ảnh cũng không biết phân biệt. Không có sự dẫn dắt của con người thì máy ảnh không biết cái nào là quan trọng trong tầm nhìn của nó. Đây chính là sự khác nhau giữa các người chụp ảnh. Giơ lên bấm một phát, có ảnh. Nhưng nghiêm túc hơn thì phải nhìn nhận rằng: Nếu không có sự điều khiển cố tình, có ý tứ rõ ràng, thì chiếc máy ảnh sẽ thể hiện cả những điều trọng đại lẫn những điều vụn vặt với tất cả sự chính xác và sức mạnh công nghệ như nhau. Sự khác nhau chính là sự chọn lựa của người cầm máy ảnh. Sự chọn lưạ ấy cần đến thị giác là cái giúp ta nhìn cùng với tư duy là cái giúp ta thấy.
camera - camera.tinhte.vn-3.jpg
Nhìn và thấy là hai việc khác nhau. Nhìn là bản năng sử dụng thị giác. Ai cũng biết nhìn cả! Nhưng thấy bao gồm cả việc nhìn cùng nỗ lực để hiểu biết cái đang được nhìn. Muốn thấy thì cần có một mức độ cảm thông nào đó, một mức độ dò dẫm tìm kiếm trong bất cứ điều gì ta trải nghiệm để có thể nhận ra và hiểu sự việc một cách hữu hiệu. Nên việc thấy đòi hỏi một nhận thức về những thứ đang diễn ra trước mắt, đúng bản chất (essentia) với khả năng trừu tượng hoá của bộ óc mà không dừng lại những mô thể vụn vặt (existance) - nhìn sự vật với một đầu óc vô tư và một đôi mắt trong sáng là vậy!

Quá trình cảm nhận để thấy này là một chuỗi hành động, không phải nỗ lực của ý thức rõ ràng, mà là được chi phối cả toàn bộ giá trị con người đó đã được hình thành, từ thủ đắc nền giáo dục nhân bản, những niềm tin, thành kiến, quan điểm, lập trường và toàn bộ trải nghiệm cuộc sống với người đời & đời người, trong một xã hội cụ thể nào đó. Tất cả sẽ tác động một cách kiểu như tiềm thức đến cách chúng ta cảm nhận sự việc mà ta đang nhìn. Và vì mỗi người có những giá trị khác nhau nên không hề có hai cá nhân lại có cùng cảm nhận sự việc y hệt như nhau bao giờ! Chả bao giờ có hai bức ảnh được nhìn và thấy giống nhau!

Vậy, tuy máy ảnh có khả năng ghi hình mọi sự mọi việc xảy ra trong tầm nhìn của nó với sự nhấn mạnh và rõ ràng như nhau, thì thị giác con người có tính chọn lọc hơn. Chúng ta sẽ chỉ thấy những thứ chúng ta muốn thấy, nhưng thứ chúng ta tâm tư và cho phép thị giác thấy. Để rồi, cái thấy được đó lại thay đổi không ngừng trong quá trình trải nghiệm cuộc đời, những bài học kinh nghiệm mà ta học được từ đời sống. Máy ảnh cuối cùng là một công cụ tuyệt vời để mài sắc cảm nhận của chính con người, mở ra như con mắt thứ ba - con mắt của tâm tưởng.

Quảng cáo



camera - camera.tinhte.vn-8.jpg
Ta chụp cái gì mặc kệ, chụp như thế nào mặc kệ, miễn là đừng từ bỏ quyền độc tôn của bản thân để nói điều "nhìn & thấy", đã cảm nhận và rung động trước nó, để nói điều muốn nói bằng ngôn ngữ hình ảnh. Miễn là ta hiểu rõ, biết rõ tại sao mình làm thế và miễn là bức ảnh của ta phát xuất từ một xác tín vững vàng. Dĩ nhiên là của riêng ta, không phải nhai lại hay lập lại khung ảnh của ai đó. Nếu điều đó có trong bức ảnh chụp của ta, thì dù người xem không đồng ý thì cũng không ai dám hoài nghi con người chụp ảnh và ý nghĩa trong bức ảnh của ta.

camera - camera.tinhte.vn-7.jpg


Bài chia sẻ này nhân dịp xem ảnh và cảm nhận ảnh của 9 tác giả nhóm bạn 1969 đang triển lãm ảnh tại Cafe Tinh tế với 9 chủ đề ảnh. Anh em có thể đến xem ảnh và có cảm nhận của riêng mình.

Tuần này: https://tinhte.vn/threads/workshop-huong-dan-chup-anh-dep-trong-dip-tet-nag-tran-cao-bao-long-thu-tu-11-1.2671075/
Mời anh em tham dự những buổi chia sẻ chuyên đề để có thể trao đổi nhiều hơn vào tối thứ Tư hàng tuần.

Quảng cáo


camera - camera.tinhte.vn-6.jpg
51 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Lâu nay đang phân vân, đọc bài của Bác hay.
Đã biết điều này khá lâu nhưng hôm nay mới hiểu tường tận, cảm ơn bác.
mrbekei
TÍCH CỰC
7 năm
Vậy mắt người hay máy ảnh cho hình ảnh chính xác hơn? Ví dụ e lên ảnh khá đẹp zai, nhất là chụp lens tele, nhưng ngoài đời lại ko nhiều người đồng ý với điều đó, vậy rốt cuộc là e đẹp trai hay xấu trai??? Đau đầu đi tìm hình ảnh thực tế của bản thân =))))
@mrbekei Kaka vậy kết luân là mình xấu, thôi kệ, chứ gái theo nhiều qá xấu đi cho gái bớt theo v haha
@mrbekei Nhìn qua gương sao thì chính xác người khác nhìn mình giống vậy 😆 !!!!
tmn123
CAO CẤP
7 năm
@mrbekei Lấy được có 1 góc (một phần sự thật) thì có thể đẹp. Giống các em gái cứ chụp mãi 1 góc mặt tung lên thả thính ấy. Còn mắt người thu nhận tổng thể thông tin nên chính xác hơn nhiêù chứ.
@tmn123 Giải thích này xác đáng rồi nhé thím mrbekei.
Amuadi.Com
TÍCH CỰC
7 năm
quá hay
daphuongtien
ĐẠI BÀNG
7 năm
Sau này, có phát minh nào cho phép gắn cảm biến vào cơ thể, tín hiệu hình ảnh sẽ đcj lưu lại (từ não bộ) khi chập ngón tay cái với ngón trỏ.
pn2307
ĐẠI BÀNG
5 năm
@daphuongtien Sau này sẽ có thiết bị trích xuất được dữ liệu từ não bộ con người, động vật... hehe. Có thể xem lại cuộc đời của 1 người như 1 bộ phim.
mrbekei
TÍCH CỰC
7 năm
tạm biệt các bác...e đi ra Chương Dương đây
@mrbekei 😆)) Kiếm cái Preset Lightroom nào đó đi em 😃
halong148
TÍCH CỰC
7 năm
@mrbekei Nhớ tìm chỗ nào mà ng ta còn tìm đc nha. 😁
mrd213
CAO CẤP
7 năm
Bảo sao phụ nữ thích đc chụp ảnh, đơn giản là máy ảnh chụp đẹp (ảo) hơn mắt người nhìn. Nghệ thuật là ánh trăng lừa dối 😁
mrbekei
TÍCH CỰC
7 năm
trời ơi chỉ là em đi ra đó chụp hình về thay ava cho đẹp trai thôi mà =))))
mắt người được bao nhiêu megapixseooo vậy mấy thánh
@thanhduc72126 mắt người có khoảng 126 triệu tế bào cảm quang , chắc tương ứng 126 megapixel của máy ảnh.
Hoanggiang36
ĐẠI BÀNG
7 năm
@thanhduc72126 Khoảng 500 chấm.
@thanhduc72126 Đại khái là nếu bác đứng trước một khung cảnh tự nhiên nào đó, cảnh núi non hùng vĩ chẳng hạn, thì độ phân giải của mắt bác sẽ vào khoảng 576 Megapixel 😃
hanhoa29
ĐẠI BÀNG
7 năm
Cám ơn bác đã chia sẽ kiến thức này
T T lam
ĐẠI BÀNG
7 năm
Theo mình mắt người có 2 cảm biến ( võng mạc) có thể dịch chuyển được nên hình khối 3 d nhìn rõ hơn máy ảnh nhiều , mỗi thời điểm chỉ nhìn góc hẹp liên tiếp chồng nhau nên ra góc rộng, quang trường vùng nhìn thấy hình giống hình elip không phải hình chữ nhật như máy ảnh , mắt người tốc độ màn trập không đổi 1/24 đến 1/48 giây, mắt có tế bào cảm nhận trắng đen riêng nhạy hơn màu ( ban đêm mắt nhìn màu kém) máy ảnh chụp màu ban đêm lên đẹp hơn mắt nhìn! . mắt người có hiện tượng lưu ảnh nôm na giống như bị lag 1/24-1/48 giây ( phim lợi dụng hiện tượng này làm phim 24 ảnh/ giây . Máy ảnh tia hồng ngoại và cực tím vẫn thu nhận , mắt người thì không nhận được
Bài viết nếu kết hợp thêm thông tin và kiến thức trong bài "Mắt người - Siêu camera" mà bác noza bên Otofun đăng nữa thì thật tuyệt ;)
Littlefishvn
ĐẠI BÀNG
7 năm
mấy bác cho em hỏi mắt người nếu đc coi là máy ảnh thì dải iso của mắt từ bao nhiêu đến bao nhiêu thế?
@Littlefishvn "Khi từ ngoài sáng vào nơi thiếu sáng, mắt người mất khoảng 15 giây để thích nghi, để thích nghi hoàn toàn với điều kiện thiếu sáng thì phải mất tới khoảng 30 phút để thích nghi hoàn toàn. Khi so sánh với Digital Camera thì mắt người trong điều kiện thiếu sáng có thể lên tới ISO 800.

Ngoài trời nắng, mắt người có thể điều chỉnh được tới mức ISO = 1, nghĩa là giảm được khoảng 600 ~ 800 lần so với trong điều kiện thiếu sáng"
Mình coppy nguyên đoạn ISO của mắt người trong bài viết của bác noza ra vì nó đầy đủ thông tin mà bác vừa hỏi ở trên rồi đấy
Trên ảnh bao giờ cũng ảo diệu vì máy ảnh bây giờ được sinh ra để chụp ảo; chúng ta cần phải định nghĩa lại chụp thật và chụp ảo
Trên ảnh bao giờ cũng ảo diệu vì máy ảnh bây giờ được sinh ra để chụp ảo; chúng ta cần phải định nghĩa lại chụp thật và chụp ảo
nemesistan
TÍCH CỰC
7 năm
Máy là máy, người là người. Nhìn cái ảnh giơ ngón tay thối, như kiểu chửi cả lũ đang nhìn, tiên sư
Các bác đi ngoài đường nheo mắt nhìn mấy bóng đèn sẽ thấy tia tương tự như khép khẩu trên máy ảnh :v
theo vai vế nên con xin gọi là bác Tuanlionsg .với tầm của mình ,bác dự báo gì về máy ảnh trong 15 ,50năm nữa .cháu cảm ơn 😃
@kixx Phần mềm AI sẽ thống trị 80% và người ta có được cái ảnh mà não bộ người ta nghĩ ra.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019