Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


Đánh giá bo mạch chủ GIGABYTE AORUS Z270X-GAMING 7: Đầy đủ món ăn chơi, LED RGB Fusion, giá 6 triệu

agp8x
16/1/2017 4:31Phản hồi: 31
Đánh giá bo mạch chủ GIGABYTE AORUS Z270X-GAMING 7: Đầy đủ món ăn chơi, LED RGB Fusion, giá 6 triệu
GIGABYTE AORUS Z270X-GAMING 7 là một trong những dòng bo mạch chủ tầm trung hỗ trợ nền tảng Kaby Lake hiện đang được bán tại Việt Nam. Đây cũng là lần đầu tiên mà GIGABYTE sử dụng thương hiệu AORUS, vốn trước đây chỉ dành cho laptop, đối với linh kiện máy tính. Cùng với biểu tượng thần Horus của Ai Cập, phiên bản GAMING 7 năm nay có nhiều nâng cấp đáng chú ý giúp nó vượt trội so với thế hệ trước ở cả tính năng lẫn ngoại hình.

Thông tin về bo mạch chủ GIGABYTE AORUS Z270X-GAMING 7

GIGABYTE AORUS Z270X-GAMING 7 (mình sẽ gọi tắt bên dưới là AORUS 7 để bạn dễ theo dõi) là dòng bo mạch chủ sử dụng chipset Z270, hỗ trợ thế hệ CPU Kaby Lake (Core i thế hệ thứ 7) mới nhất của Intel. Cũng như các phiên bản GAMING 7 thế hệ trước, AORUS 7 là dòng bo mạch chủ được tích hợp đầy đủ các món ăn chơi cần thiết với mức giá tương đối dễ chịu trước khi bạn bước vào thế giới xa xỉ của GAMING 8 và GAMING 9.

AORUS_GAMING_7-19.jpg

Thông số kỹ thuật
  • Tên sản phẩm: GIGABYTE AORUS GA-Z270X-Gaming 7
  • Chipset: Intel Z270
  • Socket: 1151 (Skylake và Kaby Lake)
  • Số khe RAM: 4 x DDR4 (hỗ trợ tối đa 4000 MHz, kênh đôi)
  • Số khe cắm PCIe 16x: 3 (hỗ trợ 2x SLI, 3x Crossfire)
  • Số khe cắm PCIe 1x: 3
  • Hỗ trợ Intel Optane
  • Số cổng mở rộng lưu trữ: 6 x SATA 3, 3 x SATA Express, 2 x M.2, 1 x U.2
  • Cổng mạng: 1x Intel Gigabit, 1 x Killer E2500
  • Chip âm thanh: Creative Sound Core 3D + Amlifier TI Burr Brown® OPA2134
  • Cổng USB: Intel Thunderbolt 3 Controller (1 USB-C 3.1 Gen 2, 1 x USB 3.1 Gen 2 Type A), Realtek USB 3.1 Gen 1 Hub ( 4x USB 3.1 Gen 1 header), chipset (5 USB 3.1 Gen 1, 4 USB 2.0 header).
  • Các cổng kết nối khác: 1 x HDMI, 1 x DisplayPort, 1 x Optical Out, 5 x jack 3.5 mm audio, 1 PS/2, RGB header.
  • BIOS: 2x 128 Mbit flash (dual BIOS)
  • Kích thước: ATX
  • Giá bán lẻ tại Việt Nam: 6 triệu
  • Bảo hành chính hãng: 3 năm
Trên thực tế thì nền tảng Kaby Lake ngoại trừ việc hỗ trợ ổ cứng thế hệ mới Optane thì không mang đến sự cải thiện nào đáng kể về mặt hiệu năng lẫn tính năng so với Skylake, ít nhất là đối với người tiêu dùng phổ thông. Nhưng đó cũng là lý do mà các nhà sản xuất bo mạch chủ năm nay đầu tư nâng cấp các sản phẩm của mình nhiều hơn mọi khi, đèn đóm cũng ngon lành hơn.

Thiết kế và tính năng

Ấn tượng đầu tiên của mình khi thấy AORUS 7 chính là thiết kế của nó đơn điệu hơn khá nhiều so với dòng GAMING 7 năm ngoái. Vẫn sử dụng tông màu trắng đen chủ đạo nhưng năm nay hãng linh kiện Đài Loan không quá chú trọng về sự tương phản để làm nổi bật các chi tiết. Nhưng bạn đừng vội thất vọng, vì đây chính là tiền đề để AORUS lộng lẫy hơn khi lên đèn.

AORUS_GAMING_7-1.jpg
AORUS lấy cảm hứng từ vị thần Ai Cập Horus, tuy nhiên GIGABYTE biến tấu một chút để thể hiện rằng các sản phẩm của họ luôn là hạng "A" cao cấp, với biểu tượng là đầu chim ưng. Cảm nhận của mình là logo AORUS vẫn thiếu một chút sự mạnh mẽ như những đối thủ "lâu năm" như rồng (MSI DRAGON) hay cú (ASUS STRIX). Nhưng đây là lần đầu tiên AORUS trình làng giới bo mạch chủ nên cũng có thể coi là chấp nhận được.

AORUS_GAMING_7-9.jpg
Socket LGA 1151 của AORUS 7 tương thích với bộ xử lý Intel Kaby Lake mới nhất năm nay lẫn Skylake năm ngoái. Không gian xung quanh được "quy hoạch" rất thoáng, cho phép bạn có thể gắn những tản nhiệt khí lớn một cách thoải mái. Trên bo cũng có khá nhiều header cấp nguồn, hỗ trợ nhận diện máy bơm và quạt trong trường hợp bạn muốn chơi tản nhiệt nước.

AORUS_GAMING_7-7.jpg
Đây là dòng trung cấp hỗ trợ ép xung nên tản nhiệt cho dàn mosfet được đầu tư khá tốt. Hàng của GIGABYTE được cái là sử dụng linh kiện chất lượng cao nên độ bền theo kinh nghiệm của mình là khá yên tâm, ép xung cũng vô tư. Dịch vụ bảo hành của tại Việt Nam cũng ổn trong trường hợp bi kịch xảy ra trong lúc sử dụng.

AORUS_GAMING_7-14.jpg
Chúng ta có 4 khe cắm ram được bọc thép giúp gia cố độ bền cũng như chống nhiễu, nâng cấp hơn so với bản Gaming 7 năm ngoái chỉ được làm bằng nhựa. Điểm mình thích nhất là GIGABYTE trang bị thêm một dải dẫn sáng ở giữa các khe, giúp dẫn ánh sáng từ đèn LED ở 2 đầu. Đây là giải pháp tiết kiệm hơn so với chơi cả dải đèn LED ở những dòng cao cấp, tuy không đẹp bằng nhưng vẫn khá bắt mắt. Dù vậy mình không thích lắm việc hãng chuyển qua dùng màu đen cho tất cả khe ram, một bước lùi so với kiểu đỏ đen phân biệt 2 kênh như trước đây.

AORUS_GAMING_7-2.jpg

Quảng cáo


Chúng ta cũng có 3 khe PCIe 16x 3.0 cũng được gia cố bằng thép. Bạn có thể gắn card màn hình theo thiết lập 16/0/4 hoặc 8/8/4; tương thích với cả SLI và Crossfire. 3 khe PCIe 1x dành để gắn card mở rộng.

AORUS_GAMING_7-6.jpg
Chipset Intel Z270 được đặt ở dưới khối tản nhiệt có logo AORUS. So với Z170, Intel bổ sung thêm 4 làn PCIe 3.0 nữa nâng tổng số làn của chipset lên 24. Điều này giúp bạn thoải mái hơn trong việc gắn các thiết bị mở rộng tận dụng băng tông PCIe như ổ cứng M.2, U.2 hay mới nhất là Intel Optane. Một điểm trừ nhỏ trong phần thiết kế là logo AORUS bạc trên nền trắng quá ư là chìm, không được đẹp mắt cho lắm.

AORUS_GAMING_7-3.jpg
Âm thanh luôn là một điểm nhấn của các dòng bo mạch chủ cao cấp từ GIGABYTE, đặc biệt là ở dòng GAMING 7. Thay vì sử dụng chip Realtek phổ biến, GIGABYTE trang bị cho sản phẩm của mình chip âm thanh chuyên dụng Sound Core 3D của Creative, với công nghệ Sound Blaster Recon3Di. Ngoài ra còn có thêm mạch khuếch đại TI Burr Brown® OPA2134. Nói chung hiệu quả thì có lẽ phần lớn chúng ta chưa chắc có ai đã cảm nhận được, nhưng phải công nhận là có tâm với cả phần cứng lẫn phần mềm. Cơ mà cái này thì y chang năm ngoái không có nâng cấp gì cả.

AORUS_GAMING_7-4.jpg
AORUS_GAMING_7-5.jpg
Chúng ta có 2 khe M.2 để gắn ổ cứng SSD hoặc bộ nhận tín hiệu Wifi. Cả 2 khe đều dùng băng thông PCIe 4x, tuy nhiên do chia sẻ băng thông nên nếu bạn sử dụng khe M2P thì khe PCIe 16x thứ 3 chỉ chạy được ở 2x thay vì 4x như bình thường.

Quảng cáo


AORUS_GAMING_7-13.jpg
AORUS_GAMING_7-12.jpg
Cổng U.2 dành cho ổ cứng năm nay cũng đã bắt đầu xuất hiện ở các dòng trung cấp như AORUS 7 thay vì chỉ dành riêng cho dòng cao cấp. Và dĩ nhiên là không thể thiếu một đống cổng SATA 3 dành cho dạng ổ cứng HDD và SSD truyền thống.

AORUS_GAMING_7-23.jpg
Điểm mạnh của AORUS 7 so với các đối thủ cùng tầm giá khác là nó được tích hợp đến 2 cổng mạng, một dùng chip Intel và một dùng chip Killer 2500 chuyên cho game. Một điểm đáng tiếc là dòng này không hỗ trợ teaming nên bạn không thể kết hợp cả 2 đường mạng để tăng băng thông. Được cái là nó vẫn có tính năng Smart Dual Lan, tức là lỡ một đường bị lỗi thì sẽ tự động chuyển sang đường khác.

AORUS_GAMING_7-20.jpg
Điểm mới năm nay là chúng ta có một đầu RGB header, cho phép bạn kết nối và điều khiển những phụ kiện đèn LED khác. Thật ra cái này không hẳn là mới vì ASUS và MSI đã tích hợp từ năm ngoái, giờ đây GIGABYTE cũng chơi theo cho bằng bạn bằng bè.

AORUS_GAMING_7-11.jpg
Các cổng kết nối phía sau của AORUS 7 gần như không có gì thay đổi so với GAMING 7 năm ngoái, và cũng là thiết lập tiêu chuẩn mà bạn thấy trên hầu hết các bo mạch chủ trong tầm giá 6 triệu đồng. Chúng ta có đầy đủ các món ăn chơi từ USB-C, Ethernet, HDMI, DisplayPort cho đến cổng PS/2 thời tiền sử.

AORUS_GAMING_7-10.jpg
Cụm phím tắt dành cho khởi động và ép xung được tích hợp ngay trên bo. Điều này giúp tiện cho các bạn ép xung và test bench vì không cần phải cắm dây để sử dụng phím nguồn trên thùng. Đối với người hay test máy như mình thì nó là điều rất tuyệt vời vì đỡ mắt công gắn mấy cái header nhỏ xíu.

AORUS_GAMING_7-6.jpg

Ngặt nỗi chẳng hiểu vì sao mà năm nay GIGABYTE quyết định chuyển cụm đèn debug xuống phía dưới làm hơi phiền phức đôi chút trong việc theo dõi. Chúng ta cũng có BIOS kép phòng trường hợp bi kịch xảy ra trong lúc ép xung thì bạn còn có đường cứu vớt.

AORUS_GAMING_7-21.jpg
Điểm đặc biệt năm nay của series AORUS chính là miếng mica này, cho phép bạn có thể tháo ra và cá nhân hoá theo ý mình. Bạn có thể đo kích thước rồi đến mấy tiệm làm mica đặt họ làm hoa văn theo ý mình rồi gắn vào là okie.

Cuối cùng là tiết mục lên đèn 😁

AORUS_7_LED-1.jpg
AORUS_7_LED-2.jpg
AORUS_7_LED-3.jpg
AORUS_7_LED-4.jpg
AORUS_7_LED-6.jpg
Năm nay GIGABYTE đầu tư hệ thống đèn LED RGB (trong hình mình chọn màu đỏ cho tông xẹt tông với cặp ram Geil, nhưng bạn có thể tuỳ chọn màu theo ý muốn bằng ứng dụng RGB Fusion) khá ư là hoành tráng cho AORUS 7, điều mà chúng ta chưa bao giờ thấy ở một dòng bo mạch tầm trung. Nếu như ASUS thiên về sự tinh tế của từng bóng LED hay MSI thiên về sự tương hỗ nhẹ nhàng, GIGABYTE chơi phong cách xôi thịt với những cụm đèn được sắp xếp hợp lý làm sáng rực rỡ nguyên cả bo. Bắt mắt hay chói mắt, thích hay không thì có lẽ tuỳ vào cảm nhận mỗi người :D

Đánh giá nhanh hiệu năng cùng CPU Core i5-7600K

Để các bạn tham khảo, mình sử dụng hệ thống thử nghiệm với cấu hình như sau: CPU Core i5-7600K, GPU tích hợp Intel HD 630, bo mạch chủ GIGABYTE AORUS GA-Z270X-Gaming 7, 2 x 4 GB DDR4-3000 Super Luce Geil, 120 GB Intel SSD 520, PSU FSP Raider 650 W.

KABYLAKE_7600K-3.jpg
KABYLAKE_7600K-1.jpg
KABYLAKE_7600K-2.jpg
KABYLAKE_7600K-4.jpg

Bo mạch chủ thật sự không ảnh hưởng đáng kể đến hiệu năng hệ thống, điểm số mà bạn nhận được phụ thuộc vào CPU, RAM, GPU, SSD,... AORUS 7 thực chất chỉ là trung gian giúp bạn có thể tận dụng được hết khả năng của nền tảng Z270 và về mặt này thì chúng ta cũng khó đòi hỏi gì hơn ở một dòng sản phẩm tầm trung.
Kết luận

Tóm tắt ưu nhược điểm của bo mạch chủ GIGABYTE AORUS Z270X-GAMING 7

Ưu điểm
  • Chipset Intel Z270 hỗ trợ Optane và ép xung
  • Khe RAM và PCIe 16x bọc thép
  • Đầy đủ các món ăn chơi cho một bo mạch chủ tầm trung
  • 2 chip mạng
  • Hỗ trợ ổ cứng chuẩn U.2
  • Có đèn LED RGB và RGB header
  • Có phím tắt vật lý ngay trên bo
  • Giá hợp lý so với tính năng
Nhược điểm
  • Thiết kế hơi đơn điệu khi chưa lên đèn
  • Vị trí đèn debug hơi khó quan sát
  • AORUS vẫn chưa ấn tượng như các đối thủ khác
AORUS_GAMING_7-18.jpg

GIGABYTE AORUS Z270X-GAMING 7 theo đánh giá của mình là một bo mạch chủ khá ấn tượng trong tầm giá 6 triệu đồng. Không chỉ nối tiếp truyền thống đầy đủ món ăn chơi như năm ngoái, điểm nhấn năm nay chính là sự đầu tư về phương diện đèn đóm giúp người dùng có thể cá nhân hoá hệ thống của mình tốt hơn. Đây cũng là điểm dừng đẹp trước khi các hãng bắt đầu bổ sung thêm những tính năng xa xỉ (tản nhiệt nước tích hợp, chip bổ sung làn PCIe,...) vốn không mấy người sử dụng thông thường có thể tận dụng được. Tóm lại đây có thể xem là màn chào sân thành công của thương thiệu bo mạch chủ AORUS đối với cộng đồng người dùng máy tính Việt Nam.
31 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

MoVo
TÍCH CỰC
7 năm
Tìm hiểu thì ra mấy hãng bo mạch, card màn hình nổi tiếng toàn của Đài Loan, từ Gigabyte cho tới MSI, ASUS. Mấy hãng này thành lập từ những năm 8 mấy nên đều rất uy tín rồi. Nếu chọn chắc chỉ chọn 1 trong mấy hãng này 😁
nhìn ghiền thế :rolleyes:
Thích ghê cơ
anhhoang02
TÍCH CỰC
7 năm
CPU 91 W kia chạy sướng lắm.
Dùng Lap quen rồi sang Desk luột hẳn.

Ps: Main cho intel giống Main cho AMD nhỉ, ít linh kiện do tích hợp hết CPU.
Hồi xưa nhìn main cho CPU AMD tưởng là hàng đểu có tí linh kiện, nhưng do AMD tích hợp trong CPU, dùng mới biết.
Cái này so với con SK 2011 ở Cty em ntn nhỉ
từ hồi xúc PS4 pro mình đã tiết kiệm rất rất nhiều tiền nâng cấp PC




https://.........../r1/1.png https://.........../r2/1.png https://.........../r3/1.png
@movingangels Một năm bác chơi chừng 5-10 game , tiền game + ps 4 pro bằng tiền nâng cấp máy rồikk
cuthuyen
TÍCH CỰC
7 năm
Mod làm bài tổng hợp về Desktop đi để anh em tự build được con máy theo nhu cầu, ví dụ bo mạch có loại nào 1150-1151-2011 gì đó thì sẽ ntn 😁
Lên đem led nhìn đẹp vãi
Đèn đóm chi hao điện nhỉ!?
unlimited
TÍCH CỰC
7 năm
Thanh niên nghèo cho hay: thật là đắng lòng khi con mainboard còn đắt gần bằng cái laptop của anh ý 😁
Hoang-kuro
TÍCH CỰC
7 năm
kinh tế eo hẹp nông nghiệp mất mùa, chỉ dám hóng đám H270M với B250M con nào kinh tế thì xúc.
Dòng Aorus của Gigabyte thuộc phân khúc Premium của hãng rồi nên sản phẩm nào cũng ngon.
Mấy dòng laptop Aorus thiết kế quá đẹp
CuongLam02
TÍCH CỰC
7 năm
em đang tự sướng với gigabyte B250M D3h
salent
ĐẠI BÀNG
7 năm
Mua về ôm ngủ cùng luôn khỏi dùng 😔:(
dòng gaming của gyga thế nào nhỉ, đang dùng msi gaming thấy cũng tạm được
không có raid nhỉ
@hoangphithanh Có nhé bạn .

Dual PCIe Gen3 x4 M.2
With two PCIe Gen3 x4 M.2 connectors onboard, GIGABYTE brings to the user PCI-Express connectivity for SSD devices. Delivering up to 32 Gb/s data transfer speed per connector, the dual M.2 provides an ideal storage solution as it also supports RAID mode

http://www.gigabyte.com/products/product-page.aspx?pid=6028#ov
Mới mua main chip ram tổng xỉ vả có 6tr mới bằng em main này, đắng ...
GIGA vẫn công nhận siêu bền 😁
max1611
ĐẠI BÀNG
7 năm
không chơi ép xung thì mua main này dc ko vậy mn?

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019