Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


Nguyên nhân bí ẩn của bệnh viêm não cấp ở trẻ em Ấn Độ: ăn quá nhiều vải trừ cơm?

ND Minh Đức
4/2/2017 8:6Phản hồi: 58
Nguyên nhân bí ẩn của bệnh viêm não cấp ở trẻ em Ấn Độ: ăn quá nhiều vải trừ cơm?
Kết quả phân tích lớn nhất trước giờ tại vùng trồng vải Mufazzarpur, Ấn Độ đã xâu chuỗi các bằng chứng cho thấy: nếu ăn quá nhiều vải khi đang đói, tình trạng đường huyết thấp sẽ làm tăng ảnh hưởng của 2 độc chất MCPG và hypoglycin A chứa trong vải, từ đó dẫn tới các triệu chứng của viêm não cấp. Tình trạng này có thể nghiêm trọng ở trẻ em, đặc biệt là tại các vùng trồng vải nhưng nghèo, chế độ dinh dưỡng kém. Nói cách khác, nếu bạn đang đói, ăn lượng lớn trái vải để cho no thì khả năng ảnh hưởng sẽ cao. Tuy nhiên nếu chế độ dinh dưỡng đầy đủ, ăn lượng ít thì tất nhiên, đây vẫn là loại quả ngon lành.

Căn bệnh bí ẩn ở trẻ em Ấn Độ: Tối bình thường, sáng phát bệnh, hôn mê sâu và tử vong


Từ năm 1995, hàng trăm đứa trẻ nghèo tại Muzaffarpur, Ấn Độ đã mắc phải một "căn bệnh bí ẩn”: bỗng dưng khóc thét, co giật và mất ý thức, thường xảy ra vào buổi sáng dù đêm trước đó vẫn còn khỏe mạnh. Nhiều trường hợp đã hôn mê sâu và tử vong sau đó. Đặc biệt hơn, “bệnh lạ” chỉ xảy ra vào khoảng giữa năm, từ tháng 5 tới tháng 7. Điển hình như vào năm 2014, bệnh viện Muzaffarpur đã ghi nhận có 390 trường hợp trẻ em mắc bệnh, 122 đã qua đời.

Không ai biết điều gì đã gây ra căn bệnh viêm não đột ngột như vậy nhưng dựa vào khoảng thời gian bệnh xảy ra, người ta nghi ngờ rằng nó có liên quan gì đó tới quả vải, loại cây được trồng phổ biến tại Muzaffarpur. Vậy do vi khuẩn, do thuốc trừ sâu hay kim loại độc hại?

Một nhóm các nhà khoa học quốc tế đã tới nghiên cứu các tài liệu, tìm hiểu kỹ đợt bùng phát năm 2014 và phát hiện rằng một số chất trong quả vải có thể là nguyên nhân gây bệnh - chủ yếu là trên những đứa trẻ không ăn tối vào đêm trước khi phát bệnh. Đây là nghiên cứu lớn nhất từ trước tới nay được tiến hành đối với bí ẩn Muzaffarpur và kết quả cung cấp bằng chứng mạnh mẽ rằng vải chính là nguyên nhân gây bệnh. Báo cáo đã được công bố trên tạp chí sức khỏe toàn cầu The Lancet.


Điều tra tìm nguyên nhân

Cuộc điều tra bắt đầu từ năm 2013. Nhóm nghiên cứu thu thập mọi tài liệu trước đó về căn bệnh Muzaffarpur. Tất cả các trường hợp đều xảy ra ở trẻ em, độ tuổi từ 6 tháng tới 14 tuổi. Họ nhận thấy nhiều đặc điểm ở những đứa trẻ bị ảnh hưởng, đặc biệt trong số đó là đường huyết thấp. Một đợt phân tích vào cuối năm 2013 đã tiết lộ rằng trong quả vải có chứa một chất gọi là MCPG (methylenecyclopropylglycine), có thể gây ra triệu chứng tương tự khi thử nghiệm trên một số động vật đang có đường huyết thấp. Cuối cùng, các nhà khoa học phát hiện một loại hóa chất khác là hypoglycin A, có chứa trong một quả có liên quan tới vải là quả ackee, với khả năng gây ra các triệu chứng thần kinh nếu người ăn phải. Một manh mối đã được phát hiện nhưng xưa giờ chưa có nghiên cứu nào cho thấy mối quan hệ giữa việc ăn vải đối với các căn bệnh về não.

Do đó, các nhà nghiên cứu quay trở lại bệnh viện Mufazzarpur, xét nghiệm nhiều trường hợp trẻ em nhập viện do có triệu chứng tương tự, đồng thời hỏi cha mẹ chúng về lối sống và chế độ ăn uống. Mặt khác, họ thu thập mẫu vải từ nhiều nông trại gần khu vực tập trung nhiều ca mắc bệnh.

Kết quả


Và hóa ra so với những đứa trẻ không mắc bệnh, những đứa trẻ đã ăn vải có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn 9,6 lần, những đứa trẻ đã từng tới vườn vải có tỷ lệ mắc cao hơn 6 lần và những đứa trẻ không ăn bữa tối có tỷ lệ mắc cao hơn 2,2 lần. Mặt khác, những đứa trẻ bị bệnh nhiều khả năng đã ăn những quả vải chưa chín hoặc đã bị thối.

Nhóm tiếp tục xét nghiệm 73 mẫu nước tiểu lấy từ những đứa trẻ tại bệnh viện và kết quả cho thấy có một nửa là dương tính với MCPG và hypoglycin A. Đồng thời kết quả phân tích tất cả những mẫu vải thu được cho thấy, những quả vải còn xanh có nồng độ 2 chất này cao hơn. Xâu chuỗi các bằng chứng lại, nhóm nghiên cứu cho rằng: “Đây là kết luận đầu tiên về mối liên hệ giữa dịch bệnh Mufazzarpur và việc ăn vải lẫn hấp thụ chất độc hypoglycin A và MCPG.”

Câu chuyện có vẻ như đã kết thúc. Cha mẹ những đứa trẻ cho các điều tra viên biết rằng trong suốt mùa vải, những đứa trẻ đã ăn vải trong các khu vườn gần đó và sau khi về nhà, chúng không còn quan tâm tới bữa ăn tối nữa. Từ đó, nhóm nghĩ rằng do những đứa trẻ không ăn tối, dẫn tới đường huyết xuống thấp và làm nghiêm trọng thêm tác dụng của hypoglycin A và MCPG, từ đó gây ra các triệu chứng thần kinh.

Do vẫn chưa có thử nghiệm có kiểm soát được tiến hành nhằm xác định rõ mối quan hệ giữa ăn vải và viêm não cấp nên chưa thể khẳng định điều gì. Do đó, nhóm nghiên cứu ghi rõ trong báo cáo rằng “những phát hiện này phản ánh một cách có vẻ hợp lý, nhưng chưa nhất thiết phải đầy đủ, về mối quan hệ nhân quả giữa việc ăn vải và bệnh tật.”

Quảng cáo



Dù vậy, một số nhà nghiên cứu khác tại Đại học Khoa học Sức khỏe Oregon nhận định rằng nghiên cứu này đã khẳng định mối quan hệ khá chắc chắn về việc ăn vải và bệnh lý thần kinh. Được biết không chỉ tại Ấn Độ mà người ta còn ghi nhận được những trường hợp tương tự xảy ra ở Việt Nam, Bangladesh, nơi vẫn còn tồn tại sự kết hợp giữa chế độ dinh dưỡng thấp và sự bùng nổ của việc trồng vải trên quy mô công nghiệp. Một nghiên cứu công bố hồi năm 2012 trên NCBI, thu thập dữ liệu giai đoạn 2004 - 2009, đã ghi nhận những trường hợp viêm não cấp tính ở trẻ em và mùa thu hoạch vải tại Bắc Giang từ những năm 1990.

Với kết quả nghiên cứu trên, chính quyền Mufazzarpur khuyến cáo nên ăn vải có giới hạn và phải luôn ăn tối. Kết quả sau đó cho thấy lời khuyên này đã có tác dụng. Thông tin từ New York Times cho thấy trong năm 2016 chỉ có chưa tới 50 trường hợp phát bệnh. Tuy nhiên, người ta vẫn lo ngại rằng ở những vùng khác trên thế giới, nơi mà chế độ dinh dưỡng còn thấp và lại trồng tập trung nhiều vải, các tình huống tương tự vẫn còn có thể xảy ra. Do đó, họ hy vọng rằng các cơ quan chức năng lẫn nơi trồng trọt nên có chỉ dẫn thích hợp để tránh tình huống tương tự.

Lại nói về MCPG và hypoglycin A

Trong cuốn Toxic Constituents of Plant Foodstuffs của Irvin Liener ghi nhận rằng α-(Methylenecyclopropyl)-glycine (MCPG) là một đồng đẳng của Hypo hypoglycin A được trích xuất từ hạt vải. Nó có tác dụng hạ đường huyết và làm cạn kiệt glycogen dự trữ trong gan ở chuột. Một nghiên cứu hồi năm 1961 bởi Đại học London cho thấy cứ 24 kg hạt vải thì trích xuất được 1,5 gram MCPG. Nghiên cứu ở chuột cho thấy MCPG làm trầm trọng thêm tình trạng giảm đường huyết ở chuột, lợn và mèo. Thử nghiệm hồi năm 1955 cho thấy chuột chết khi đường huyết tuột xuống 20mg/100 ml và sau khi tiêm MCPG vào, quan sát 72 giờ cho thấy liều lượng độc gây chết là 90mg/kg. Với nồng độ tăng lên 250 mg/kg thì sẽ hoàn toàn mất glycogen trong chưa đầy 6 giờ, đường huyết xuống còn 46mg/100ml (bình thường là 100mg/100ml). Còn độc tính đối với người ở liều lượng bao nhiêu thì mình chưa tìm được nghiên cứu đó. Anh em nào biết thì chia sẻ thêm nhé.

Tham khảo NCBI, NYT, ResearchGate, Thelancet, NIH
58 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Mình 20t nên ko lo, ahihi vải's ngố'k
Vậy là vải ít độc rồi, ăn 1 cân sâm chính hiệu thì cũng RIP
unlimited
TÍCH CỰC
7 năm
Đúng là cái miệng hại cái thân 😁
vxx9x
TÍCH CỰC
7 năm
Nếu vậy những người bị tiểu đường thì nên ăn vải thay cơm ???
@vxx9x Tào lao... Nhanh đi hơn thì có
Nhớ hồi nào người dân được mùa vải thì bị ép giá đến mức nhiều nhà phải cho không, bán mà dân buôn chả buồn mua! Chả bù có những mùa vải dân buôn đánh xe đến tận vườn
(Sent from CRAZYSEXYCOOL1981 using Blackberry PASSPORT.se)
Đất nhãn đất vải đây, thích ăn nhãn hơn vải he he, nhưng không sao cái này chỉ do bị đói thiếu đường người bình thường ăn vô tư nhé, ai bị tiểu đường thì nên ăn vải chăng
@bomduc Không nên, nguyên nhân tiểu đường là không có ínullin, về cơ bản là ta cần thứ này để cân bằng đường chứ không phải cần thứ hạ đường huyết
lupinnightvn
ĐẠI BÀNG
7 năm
@Pisces.Mist cân bằng với người bị tiểu đường là hạ chứ gì nữa, người bị tiểu đường do thiếu hoocmon nên mới thừa đường. Cần hạ mới tiêm insullin vào
@lupinnightvn Hạ khác cân bằng nhé, vì người tiểu đường mà tiêm insullin nhiều gây hạ đường huyết cũng rất nguy hiểm vậy nên mình mới nói là cố gắng cân bằng mức 4.8-5.2 là đẹp nhất theo tiêu chuẩn mĩ
khôgn ăn cũng chết mà ăn cũng chết , giờ đây sống và chết cách nhau ở cái mũi và cái mồm 😁 , mồm ăn ko khéo ung thư => chết , mũi hít nhiều khí độc , bụi quá => ung thư => chết :D
@hoanghung.tb vậy đừng ăn, đừng uống, đừng thở,... bất tử luôn :D
duy2271995
ĐẠI BÀNG
7 năm
@hoanghung.tb Già rồi cũng chết, có ai sống mãi đâu bạn. Ăn thoải mái đi :D
@hoanghung.tb Có gấu cũng chết mà ko có gấu cũng chết => khỏi mất công kiếm gấu, thời gian dư dả lên tinhte.hóng và chém gió, Tiền dư thì tiêu xài + đi làm từ thiện cho mấy em tối hay đứng ở đường Phạm Văn Đồng, lợi cả đôi đường :D bọn con gaí thì hết tội chảnh chó và ảo tưởng giá :D
huydancmit
TÍCH CỰC
7 năm
@hoanghung.tb còn cái nữa....chơi bời bậy dính S cũng chết! Hết
Hồi bé lúc nghỉ hè mình toàn ăn vải thay bữa sáng:oops::oops::oops:
Hái vãi đem cân đi bán , mua gạo cà + ri ăn. Đó là giải pháp cuối cùng của mình.
@NganTran85 Gạo cà là gạo gì bác ơi
Police01267
ĐẠI BÀNG
7 năm
Nguyên 1 năm ăn được mấy trái đâu mà lo
anh em ăn vải chú ý nhả hạt ra nhé, ăn uống phải quan tâm sức khỏe :mad:
Yên chí là ở VN không sang chảnh đến độ ăn hoa quả trừ cơm nên không bị. Chưa kể người nuôi trồng thứ gì thì gần như không ăn thứ đó mà chủ yếu để đem bán. :p
Nhớ lại ngày xưa... Ra chợ mua nải chuối. Thằng con bà bán chuối xin mẹ mấy quả hỏng để ăn. Bà bán chuối vừa cho vừa cằn nhằn. Thằng con mừng rỡ & ăn ngon lành. Nghĩ lại thấy thương. Hồi đó mình bé quá, chứ nếu giờ mà gặp lại cảnh đó thì mình mua thêm 1 nải rồi cho thằng bé luôn.
@ngocdoai9999 Xem thêm thời sự đi thanh niên ạ. Vải với lợn không liên quan, nhưng cách tạo ra thì có đấy.
ngocdoai9999
ĐẠI BÀNG
7 năm
@LRA cách nhận xét của bạn thiên về cách làm ra sản phẩm kém chất luợng đúng ko? nhưng bạn đọc hết bài chưa? ngưòi ta nghiên cứu về vấn đề gì? ...những đứa trẻ bị bệnh nhiều khả năng đã ăn những quả vải chưa chín hoặc đã bị thối'' và trong quả còn xanh sẽ có nhiều chất có hại và tất cả chỉ là trùng khớp thôi, bạn là nguời trồng vải bạn mới thấy nguời dân vất vả thế nào nếu như bài báo chưa khẳng định mà chúng ta đã khẳng định truớc thì ngưòi sản xuất sẽ rất vất vả bán ra. ok .. ''Do vẫn chưa có thử nghiệm có kiểm soát được tiến hành nhằm xác định rõ mối quan hệ giữa ăn vải và viêm não cấp nên chưa thể khẳng định điều gì. Do đó, nhóm nghiên cứu ghi rõ trong báo cáo rằng “những phát hiện này phản ánh một cách có vẻ hợp lý, nhưng chưa nhất thiết phải đầy đủ, về mối quan hệ nhân quả giữa việc ăn vải và bệnh tật.”
@ngocdoai9999 Bạn ơi. Cái mình nói là 2 vấn đề ở VN: không có điều kiện để ăn vải, và nếu có thì cũng không ăn vải thường mà chỉ ăn chọn lọc những quả chất lượng do nhà tự trồng. Suy rộng ra với nhiều thứ nông hải sản khác. Chỉ có thế thôi. Còn lại ai muốn nghĩ sao cũng được, vì 1 vấn đề thường được nhìn nhận đánh giá theo nhiều cách khác nhau.
gaucon3503
TÍCH CỰC
7 năm
@LRA Nhà mình cũng nuôi gà chủ yếu để ăn thì sẽ không cho ăn cám, ko phải vì độc mà vì ăn cám nhiều nó quá mỡ, k ngon.
Còn hoa quả không ăn mấy vì quá nhiều rồi chứ trả có gì độc hại ở đây cả.
Giờ rau quả trồng toàn thu dc cả tạ, cả tấn, dù đắt rẻ gì thì cũng ăn thoải mái, đáng gì. Đến mùa mình còn mang ổi, nhãn đến đãi hơn 3 chục ng ở cty, ăn đến phát ngán luôn, hôm sau mới hết.
Có vẻ điêu. 24 tuổi r từ bé đến h mùa vải ăn rất ít cơm mà có sau đâu. Vải 2k/ cân để ăn or rụng ko bõ công bán
Trái vải ăn ngon chứ. Ăn ít để còn nghiền mà ăn dần chứ tộng cho cố no ách bụng tràn bản họng mai mốt thấy trái vải thì vái hơi buồn phí cả cuộc đời. hahahahah
HEOGOLD
TÍCH CỰC
7 năm
may quám tôi ít ăn VÃI, đúng là trái VÃI
vãi vải 😁
Ăn quá nhiều vải trừ cơm...
long song
ĐẠI BÀNG
7 năm
@Vannam831994 Em cũng hơi khó hiểu.
long song
ĐẠI BÀNG
7 năm
"ăn vải trừ cơm" là ăn như thế nào ạ?
Ở VN Vãi mắc lắm. Không ăn trừ cơm được!

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019