Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


[Học chụp ảnh] Stop là gì? Kiểm soát stop thế nào khi kết hợp khẩu độ - tốc độ - ISO cho hiệu quả?

tuanlionsg
14/2/2017 23:7Phản hồi: 64
[Học chụp ảnh] Stop là gì? Kiểm soát stop thế nào khi kết hợp khẩu độ - tốc độ - ISO cho hiệu quả?
Stop là gì? Có phải cũng chính là f-stops hay không? Chúng được tính toán bằng cách nào? Chúng có giống nhau trong các điều chỉnh độ phơi sáng khác nhau không? Hiện chúng có còn hữu ích nữa hay không?

Đấy là những câu hỏi thường gặp đối với những ai mới bước vào lĩnh vực chụp ảnh. Tất cả đều là những câu hỏi hợp lý và các khái niệm về phơi sáng liên quan đến chúng đều có thể gây khó hiểu. Có thể bạn đã nghe nói về stop, và tất nhiên là đúng như vậy, nhưng vẫn không giải thích được các ‘stop’ thực sự tác động ra sao và chúng gắn bó với các điều chỉnh độ phơi sáng của bạn như nào.

Chúng ta sẽ tìm hiểu khái niệm về ‘stop’ có tác dụng gì hầu giúp bạn hoàn toàn kiểm soát được nó. Thay vì gây khó hiểu, ‘stop’ thực ra là một công cụ rất đơn giản. Không có ‘stop’, chúng ta sẽ mất rất nhiều thời gian để điều chỉnh độ phơi sáng của chúng ta qua lại giữa ba chức năng : khẩu độ, tốc độ màn trậpISO.

camera.tinhte.vn.jpg

Dẫn nhập


Trong nhiếp ảnh, chúng ta đối diện với việc thỏa thuận khi nói đến phơi sáng. Ví dụ, làm thế nào để chúng ta có thể định giá một thay đổi kích thước của khẩu độ so với thời lượng của tốc độ màn trập? Và tiếp đến, bằng cách nào để chúng ta định được độ nhạy của cảm biến ảnh (hoặc phim) khi so với hai điều chỉnh kia? Khái niệm về ‘stop’ là cách chúng ta dùng để có chọn lựa các thông số ấy phù hợp.

Hiểu rõ tính chất ấy là điều kiện tiên quyết rất cần cho việc làm chủ chiếc máy ảnh của bạn và kiểm soát tiến trình phơi sáng. Hy vọng việc này giúp bạn nắm vững những điều chỉnh phơi sáng của bạn tốt hơn. Trước hết, chúng ta sẽ vắn tắt đôi nét về các điều chỉnh đó và chứng minh cách chúng được tính bằng ‘stop’ như thế nào. Sau đó chúng ta sẽ đi vào tiến trình kết hợp chúng lại với nhau.

Tốc độ màn trập

Tốc độ màn trập là một lượng thời gian nhất định. Như bạn có thể đã biết, khi màn trập mở ra, máy ảnh thu nhận ánh sáng vào. Bạn càng để cho máy ảnh thu nhận nhiều ánh sáng, trị số phơi sáng càng lớn. Hầu hết tốc độ màn trập bạn sử dụng đều sẽ là một phần nhỏ của giây, nhưng dưới đây là các trị phổ biến đối với tốc độ màn trập mà bạn sẽ thấy khi nhìn qua ống ngắm hoặc màn hình LCD của máy ảnh:

camera.tinhte.vn-4.jpg

Các đoạn cẳt trong biểu đồ ở trên là để chỉ mức tăng thêm 1-stop. Một lần nữa cho thấy 1 ‘stop’ là một gấp đôi ánh sáng. Đừng quên tốc độ màn trập là một số đo về thời gian, do đó một gấp đôi thời lượng mở màn trập thì cũng đồng nghĩa với một gấp đôi về ánh sáng. Cụ thể, một di chuyển từ 1/250 giây đến 1/125 giây là một thay đổi ‘stop’. Bạn tăng gấp đôi thời lượng mở của màn trập, tức là bạn cũng đã nhân đôi trị số phơi sáng.

Điều có thể khiến bạn băn khoăn chính là máy ảnh của bạn không hề thay đổi các thiết đặt (qua từng nấc của núm điều chỉnh) khi tăng lên 1 ‘stop’. Đa phần các máy ảnh đều được thiết kế để chuyển đổi trong vòng 1/3 ‘stop’. Do đó, khi chuyển từ 1/250 đến 1/125, thì mỗi nấc bấm của núm điều chỉnh trên máy ảnh của bạn chỉ có tác động 1/3. Phải cần đến ba nấc bấm mới tăng hoặc giảm tròn một ‘stop’. Hiện tượng đó được minh họa như sau :

camera.tinhte.vn-8.jpg camera.tinhte.vn-3609140_3027548a_thubanbotui_5_camera_tinhte.jpg

Quảng cáo



Điểm quan trọng là phải hiểu chúng ta đang đưa ra một số đo về thời lượng và chuyển đổi nó thành một ‘stop’. Một lần nhân đối thời lượng cho màn trập mở ra thì bằng với một ‘stop’. Ngược lại, bạn giảm xuống một ‘stop’ mỗi khi cắt bớt thời lượng mở màn trập xuống một nửa. Chúng ta có thể sử dụng ‘stop’ như thế để kết hợp đôi chút với các điều chỉnh khác.

Khẩu độ

Bây giờ chúng ta xem xét ‘stop’ trong khái niệm về khẩu độ. Như bạn đã biết, khẩu độ là độ mở của ống kính để cho ánh sáng lọt vào máy ảnh, và có thể điều chỉnh được. Nó càng mở rộng, thì ánh sáng càng vào nhiều và ngược lại. Thay đổi trị phơi sáng bằng cách điều chỉnh khẩu độ, tức là bạn đang thay đổi kích thước của khẩu độ.

Các số đo của khẩu độ có thể gây khó hiểu. Trước hết, số đo chính là kích thước của khẩu độ so với độ dài tiêu cự (trị F của một ống kính là tỷ số của độ dài tiêu cự chia với đường kính khẩu độ). Tính toán này làm cho nó trở thành một tỷ lệ hoặc trị số nghịch đảo, nghĩa là khẩu độ càng lớn thì số đo càng nhỏ, và ngược lại. Tiếp đến, các loại ống kính khác nhau đều có những trị số khẩu độ tối đa và tối thiếu khác nhau. Nắm được như vậy rồi thì đây là những trị số khẩu độ phổ biến :

camera.tinhte.vn-3.jpg

Một lần nữa, hãy nhớ là máy ảnh của bạn có thể được thiết kế để thay đổi các trị khi tăng lên 1/3 ‘stop’. Vì thế, chẳng hạn, máy ảnh của bạn sẽ không trực tiếp chuyển từ f/5.6 đến f/8.0. Thay vào đó, nó sẽ chuyển từ f/5.6 > f/6.3 > f/7.1 > f/8.0 khi bạn click vào núm điều chỉnh. Và, mình vẫn thường "buộc" một vài bạn theo học chụp máy dùng film trước đây phải học thuộc lòng dải khẩu độ, dải tốc độ màn trập, dải ISO là vậy.

Quảng cáo



Ở đây, tôi không nhắc đến khái niệm về DOF, bởi vì không phải là mục đích chính trong nội dung thảo luận này. Tất cả những gì chúng ta quan tâm lúc này là chuyển đổi các trị số ấy thành các ‘stop’. Do đó, việc chúng ta đang làm là chuyển đổi một trị số của kích thước sang một ‘stop’. Nghĩa là chúng ta có thể dễ dàng so nó với các thay đổi của tốc độ màn trập như đã nói ở trên. Chúng ta cũng có thể so sánh nó với những thay đổi trong ISO như sẽ nói tiếp ngay dưới đây.

ISO

Cuối cùng, chúng ta bàn đến ISO, điều chỉnh thứ ba liên quan đến độ phơi sáng. Đây là một trị số độ nhạy của cảm biến KTS trong máy ảnh đối với ánh sáng. Tăng độ nhạy thì tăng độ phơi sáng nhưng dẫn đến làm tăng thêm độ nhiễu KTS trong ảnh chụp. Ngược lại, giảm ISO thì hạ thấp trị phơi sáng nhưng cũng dẫn đến hiện tượng bị nhiễu. Dưới đây là một biểu đồ hiển thị các trị ISO phổ biến khi tăng lên một ‘stop’

camera.tinhte.vn-6.jpg

Như bạn có thể thấy trong biểu đồ trên, khả năng thay đổi ISO là rất hạn chế. Trong khi có đến 18 ‘stop’ nằm trong phạm vi tốc độ màn trập thông thường, thì trong ISO chỉ có 7. Có những loại máy ảnh có các trị số ISO cao hơn (như ISO 12.800 và thậm chí 25.600, chẳng hạn), nhưng lại dẫn đến hiện tượng bị nhiễu hạt. Tuy nhiên, hạn chế này cho thấy được lý do tại sao phải tăng ISO.

Trong mọi trường hợp, như bạn có thể thấy, những gì được thực hiện đều tạo nên một hệ thống trong đó chúng ta chọn lấy một trị số độ nhạy với ánh sáng và chuyển nó thành ‘stop’. Cứ mỗi nhân đôi độ nhạy thì gấp đôi trị nhạy sáng, tương đương với 1 ‘stop’. Đúng là rất đơn giản (không như các số đo khẩu độ). Không khó để hiểu ISO 200 thì gấp đôi ISO 100.

Kết hợp mọi thứ lại với nhau


Sau khi điểm qua khái niệm về ‘stop’ tương ứng như thế nào với ba yếu tố điều chỉnh độ phơi sáng, giờ chúng ta có thể gộp chung tất cả chúng lại với nhau.

Điểm then chốt để hiểu ở đây là: một ‘stop’, một ‘stop’, và một ‘stop’. Qua đó tôi muốn nói rằng một ‘stop’ của trị phơi sáng của tốc độ màn trập, bằng với một ‘stop’ của khẩu độ, bằng với một ‘stop’ của ISO. Nói cách khác, độ dài của tốc độ màn trập bằng một ‘stop’ cũng chính là độ dài một ‘stop’ của khẩu độ được mở ra. Và tương ứng như vậy với ISO (cũng bằng một ‘stop’). Tất cả ba trị số đều bằng nhau.


Tại sao lại có chuyện như vậy? Bởi vì lúc nào bạn cũng sẽ phải đối diện với nhu cầu thay đổi các trị phơi sáng. Việc này cho phép bạn hoàn toàn kiểm soát được tiến trình phơi sáng. Ví dụ, khi muốn tăng độ dày của DOF, bạn biết là mình phải giảm khẩu độ xuống nhỏ hơn. Nhưng như vậy sẽ khiến cho bức ảnh bạn chụp bị thiếu sáng. Tuy nhiên, nhờ biết sử dụng ‘stop’, bạn có thể tăng trị phơi sáng bằng cách sử dụng chỉ số chính xác của tốc độ màn trập hoặc ISO.

Một thí dụ về cách sử dụng các ‘stop’


Nếu thấy khó hiểu, thì đây là một thí dụ có thể giúp làm sáng tỏ vấn đề hơn. Giả sử bạn đi ra ngoài để chụp ảnh phong cảnh và bạn đã chỉnh máy ảnh của mình với một độ phơi sáng chính xác. Cụ thể là 1/500 giây với f/5.6 và ISO là 100.

Giả thiết là 3 thông số đó cho kết quả đúng sáng, nhưng phải nhớ rằng đây là một ảnh chụp phong cảnh. Bạn muốn có một DOF dày hơn mức khẩu độ f/5.6 cho phép; vậy hãy chuyển sang khẩu độ khác, như f/11 chẳng hạn. Như vậy tức là giảm bớt xuống 2 ‘stop’ (rà lại biểu đồ ở trên để thấy rõ f/11 - f/5.6 tương đương 2 stop).

Cảnh thành phố hoàng hôn, một góc Hà Nội
tốc độ màn trập 15 giây f/11 ISO100

camera.tinhte.vn-11.jpg

Nếu bạn không thay đổi các thông số, thì bức ảnh của bạn sẽ bị thiếu sáng nghiêm trọng. Nhưng đến đây bạn đã biết được là mình có thể tăng tốc độ màn trập với một trị số tương ứng (là 2 ‘stop’). Một tốc độ màn trập được tăng thêm 2 ‘stop’ thì tương ứng với tốc độ 1/125 giây. Nói khác đi, bạn bắt đầu bằng 1/500 - 1/250 - 1/125 (xem lại biểu đồ ở trên).

Bạn cũng có thể thay đổi ISO nếu muốn (đến ISO 400), nhưng có thể bạn không muốn làm để giảm thiểu tối đa hiện tượng nhiễu ảnh.Trong tình huống này, các thiết đặt tốt hơn nhiều là 1/125, f/11 và ISO 100.

Với những ai thực hiện trực quan tốt hơn, đây là cách mà hai thao tác bù sáng diễn ra :

camera.tinhte.vn-7.jpg


Một thí dụ khác


Hãy chuyển sang một thí dụ khác để chắc chắn là bạn đã nắm được vấn đề. Giả sử bạn đang chụp ảnh một người bạn hay một thành viên gia đình và các thiết đặt máy ảnh của bạn là : 1/40, f/16 và ISO là 200. Thước đo trên máy ảnh báo là bạn có độ phơi sáng chính xác. Thế nhưng nhìn lại các thiết đặt dành cho tốc độ màn trập và khẩu độ, bạn sẽ thấy có một số vấn đề.

Trước hết, trong tình huống này, khẩu độ quá nhỏ. Bạn không cần một khẩu độ nhỏ như f/16. Không những không cần khẩu độ nhỏ, vì sẽ phải cần nhiều ánh sáng hơn, mà bạn cũng thực sự không muốn DOF dày do f/16 mang lại. Trong khi đó, bạn muốn có một DOF cực mỏng để làm mờ hậu cảnh. Kế đến, tốc độ màn trập 1/40 có thể là quá chậm trong tình huống này. Nó có thể dẫn đến hiện tượng mờ ảnh do máy bị rung lắc nhẹ hoặc chủ thể của bạn không đứng yên thì sẽ bị mờ nhoè.

Cả hai vấn đề vừa nêu đều có thể khắc phục bằng cách thay đổi tốc độ màn trập và khẩu độ. Bạn quyết định thông qua mọi thứ để mở khẩu độ đến f/4. Tức tăng lên 4 ‘stop’. Hãy tham khảo lại biểu đồ ở trên, và bạn sẽ thấy đúng như vậy; bạn bắt đầu từ f/16 > f/11 > f/8 > f/5.6 - f/4.0.

Đến đây, sau những thay đổi như vậy, bạn có đúng DOF như ý muốn. Giờ thì bạn biết mình có thể tăng tốc độ màn trập bằng 4 ‘stops’ để bù vào thay đổi mà bạn vừa thực hiện với khẩu độ. Bắt đầu từ 1/40, khi thay đổi bằng 4 ‘stops’ thì sẽ lần lượt đưa bạn từ : 1/40 > 1/80 > 1/160 > 1/320, và cuối cùng là đến 1/640.

camera.tinhte.vn-12.jpg

Sử dụng các ‘stop’ để nắm vững những điều chỉnh phơi sáng


Hy vọng bạn nhìn thấy sự hữu ích của khái niệm về các ‘stop’. Một nhấn nút điều chỉnh tốc độ màn trập bằng với một nhấn nút điều chỉnh khẩu độ. Và cũng bằng một nhấn nút điều chỉnh độ nhạy ISO (nếu bạn có thể điều chỉnh ISO của bạn ở mức 1/3 ‘stop’). Tất cả đều đồng bộ, và cực kỳ quan trọng trong tiến trình phơi sáng.

Cũng có nhiều khi bạn muốn thay đổi một điều chỉnh trị phơi sáng (EV) nhưng vẫn giữ nguyên toàn bộ thiết đặt phơi sáng. Có thể bạn muốn giảm bớt khẩu độ nhằm tăng DOF, giảm bớt ISO nhằm giảm thiểu hiện tượng nhiễu ảnh, hoặc rút ngắn tốc độ màn trập để tránh máy bị rung lắc. Bằng cách sử dụng các ‘stop’, bạn có thể hoàn toàn tự tin để thực hiện các bước trên.

Sao bạn lại không thể dựa vào máy ảnh để nó làm tất cả những việc đó thay cho mình? Nói khác đi, tại sao bạn không thể chỉ sử dụng chế độ Ưu Tiên Khẩu độ, thiết đặt khẩu độ tùy ý, và sau đó xem như máy ảnh đã có tốc độ màn trập phù hợp? Bạn có thể thay đổi các thiết đặt khẩu độ và ISO cho đến khi máy ảnh đạt đến tốc độ màn trập như ý bạn muốn kia mà. Và, vâng, bạn có thể làm theo cách đó. Nhưng ngay cả khi như vậy, bạn cũng cần phải am hiểu tiến trình để biết rõ những gì đang diễn ra bên trong chiếc hộp kín kỳ bí kia (máy ảnh). Hơn nữa, nếu có lúc sử dụng các bộ lọc giảm cường độ sáng hoặc nhận ra mình đang ở vào một tình huống mà trong đó máy ảnh không thể đo sáng một cách chính xác, thì bạn sẽ biết cách tự mình xử trí.

camera.tinhte.vn-10.jpg
64 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

bác viết rất hay, mình cũng đang thắc mắc muốn tìm hiểu về stop trong nhiếp ảnh 😁
ByY.6261
TÍCH CỰC
7 năm
Bài nào của anh "Tuấn Sư Tử Sợ Gái" cũng chất lừ. Thank anh.
hqchung
ĐẠI BÀNG
7 năm
Rất hay, lâu nay mình chưa hiểu 1 stop của khẩu độ là như thế nào.
Chỉ mới biết 1 stop của ISO và tốc độ 😁
Bác có thể làm lại hình minh họa dải khẩu độ rộng hơn không. Ví dụ từ F1.8 or F1.2 cho đến F22 luôn. 😃
cao1004
TÍCH CỰC
7 năm
@hqchung Này bác
life_in_mono
ĐẠI BÀNG
7 năm
TinhTe có rất nhiều bài về kỹ thuật nhiếp ảnh, na ná như nhau, nhưng hôm nay có bài này là giá trị nhất và độc nhất
Toẹt vời 😃
Mình biết một chút khi dùng lu 730. Đọc bài này hiểu hơn một stop nữa.
kizz.007
ĐẠI BÀNG
7 năm
bài viết rất hay mặc dù còn nhiều chỗ một newbie như m chưa hiểu lắm.triệu like
Bài viết rất thiết thực và bổ ích, tiện đây bác @tuanlionsg cho em hỏi một số ống kính VR của Nikon mà theo quảng cáo có khả năng chống rung 4 stops tức là nó có thể giúp chụp ở tốc độ thấp ví dụ 1/30s mà ngang ngửa với 1/500s trên ống kính nonVR có phải ko nhỉ?
@haiyen1012116 Theo lý thuyết thì đúng là như vậy đó bạn
plusvn
TÍCH CỰC
7 năm
Bài hay quá anh 😁
Trên máy ảnh thì cũng là khẩu độ, nhưng có quãng thì 1 nấc = 1/3 stop, nhưng cũng có 1 nấc = cả 1 stop, hơi khó nhớ :D
bài viết qua hay
svsg2013
ĐẠI BÀNG
7 năm
cám ơn chủ thớt bài viết rất hay, mình cũng đọc nhiều bài viết về stop mà cũng ko nắm được, nhờ cách ví dụ minh họa trực quan như thế này mình biết được cách tăng chỉnh độ stop. Một lần nữa cám ơn bác hy vọng có thêm những bài viết hay cho mọi người tham khảo
tuan.tuan
ĐẠI BÀNG
7 năm
500 ae cho mình hỏi, có lớp nào dạy offline tại HCM dành cho kẻ chưa biết gì về chụp ảnh như e ko ạ, hoặc 1 khoá học nào đó về nhiếp ảnh dành cho người mới tại HCM cũng được ạ.
Mấy thông số này phải thuộc nhừ như cháo, tập thao tác mà không cần nhìn nút, thì mới tính tiếp mấy cái khác
Bài viết hay quá! Còn phụ thuộc vào hộp kì bí nữa rồi!
Bài viết rất hay, nhưng phải có thêm nhiều ảnh minh họa hơn thì tốt quá
mrmistake
ĐẠI BÀNG
7 năm
Google dịch ẩu quá
Trong nhiếp ảnh, chúng ta đối diện với việc thỏa thuận khi nói đến phơi sáng. Ví dụ, làm thế nào để chúng ta có thể định giá một thay đổi kích thước của khẩu độ so với thời lượng của tốc độ màn trập? Và tiếp đến, bằng cách nào để chúng ta định giá được độ nhạy của cảm biến ảnh (hoặc phim) khi so với hai điều chỉnh kia? Khái niệm về ‘stop’ là cách chúng ta dùng để quyết toán các thứ ấy.
Cám ơn a @tuanlionsg. Nhờ bài viết của a mà e hiểu dc stop nôm na là 1 đơn vị trung gian để liên kết 3 yếu tố, khẩu độ, màn trập và iso, nhờ có stop, người chụp ảnh sẽ chỉnh và tối ưu dc chính xác lượng ánh sáng của 1 bức ảnh, mà không phải lọ mọ thử từng yếu tố để cho ra 1 bức ảnh đủ sáng...
IMG_4026.JPG IMG_4035.JPG IMG_4053.JPG
mimosa1805
TÍCH CỰC
7 năm
Một thằng chưa bao giờ sử dụng máy ảnh chuyên nghiệp như mình đọc cũng hiểu. Hi. Nói chứ đang đọc mấy bài này để chuẩn bị mua máy chụp choẹt cho vui.
rất hay ạ

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019