Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


[Học chụp ảnh] Màu sắc cơ bản & Thủ thuật phối màu hài hoà - Dave Morrow

tuanlionsg
14/2/2017 23:52Phản hồi: 26
[Học chụp ảnh] Màu sắc cơ bản & Thủ thuật phối màu hài hoà - Dave Morrow
Có câu “Ở đâu có ánh sáng thì ở đó có màu sắc”, màu sắc được xem là “con đẻ” của ánh sáng. Hãy cùng Dave Morrow tìm hiểu cơ bản. Dave Morrow đã tạo dựng sự nghiệp cho mình bằng cách chụp ảnh những phong cảnh trầm mặc tĩnh tại và dạy người khác cách làm như vậy từ lúc bắt đầu cho đến lúc kết thúc. Vì lý do đó, nhiều người đã ngạc nhiên khi khám phá ra rằng, một trong những yếu tố được Morrow xem như là chìa khóa cho việc tạo nên một bức ảnh đẹp, chính là xử lý màu sắc. Tuy màu sắc là thành phần quan trọng nhất mà chúng ta nhận ra ngay trong một bức ảnh, nhưng nhiều người chụp ảnh vẫn thường không chú ý đến việc xử lý màu sắc trong tác phẩm của họ. Qua hướng dẫn chuyên sâu này, Morrow chỉ ra cho người xem các hiệu ứng hấp dẫn mà một am hiểu đúng đắn lý thuyết về màu sắc có thể mang lại :

Trước hết, đây là một số thuật ngữ qua trọng mà bất cứ ai học lý thuyết về màu sắc đều cần phải nắm vững :
  • Value : Độ sáng tối của một màu.
  • Saturation : Cường độ (độ bão hòa hay độ no) của một màu. Ví dụ, hồng nhạt thì ‘saturation’ yếu hơn hồng sẫm.
  • Hue : Tông màu, để xác định và chọn được màu sắc cần sử dụng. Tất cả các ‘hue’ đều là màu, nhưng không phải màu nào cũng là ‘hue’.
camera.tinhte.vn.jpg
Biểu đồ minh họa sự khác nhau giữa ‘hue’, ‘saturation’ và ‘value’.

Dựa vào đó, Morrow đưa những bức tranh của Albert Bierstadt vào TK 19 được lưu giữ tại Trường Hudson River vào việc giảng dạy một số khái niệm cơ bản. Qua việc nghiên cứu tác phẩm của danh họa ấy và khai thác cách sử dụng ‘picker color’ và vòng tuần hoàn của màu trong Photoshop, Morrow đưa ra những điểm cần lưu ý như sau :
  • Trong bất cứ tác phẩm nghệ thuật nào, luôn có một thứ gọi là màu sắc chủ đạo. Màu chủ đạo là màu nổi trội nhất trong một tác phẩm nghệ thuật. Màu chủ đạo của một bức ảnh có thể được sử dụng như điểm khởi đầu cơ bản và xác định một bảng phân loại màu phù hợp.

  • Mỗi màu có thể được phân thành màu ấm hoặc màu lạnh. Những màu ấm gồm đỏ, vàng, cam và đỏ thắm, trong khi màu lạnh nói chung thường nằm trong phổ màu gồm xanh lá, xanh lơ và đỏ bầm.
Việc làm cho một nhóm màu phù hợp với nhau, trong một bức tranh hoặc một bức ảnh, được gọi là phối màu. Có một số phối màu khác nhau thường được sử dụng trong nghệ thuật cổ điển :

  • Phối màu bổ sung (trực tiếp): sử dụng một màu chủ đạo kết hợp với một màu đối xứng với nó trên vòng tuần hoàn màu. Sự tương phản giữa các màu là một trong những cách vận dụng đơn giản nhất nhằm làm cho những người học lý thuyết về màu sắc dễ nhận ra, và phối màu bổ sung trực tiếp là cách phối màu rất thường gặp.

  • Phối màu bổ túc xen kẽ: sử dụng hai màu tương đồng với màu chủ đạo. VD : Vàng và Tím vốn là một cặp màu tương phản. Trong khi đó 02 màu tương đồng với Tím là Tím Đỏ, Tím Lam là một cặp bổ túc xen kẽ của Vàng.

  • Phối màu tương đồng: sử dụng 3 màu tương đồng liền nhau trên bảng tuần hoàn màu. Có thể là các màu hoàn toàn ấm hoặc hoàn toàn lạnh. Sử dụng cách này với các màu nhạt (độ saturation thấp) với độ sáng tối (value) tùy biến có thể tạo ra sự khác biệt giữa các yếu tố của bức ảnh trong khi vẫn duy trì được một tông màu (hue) đồng nhất hoặc gần như đồng nhất.

  • Phối màu bổ túc bộ ba: được phối bởi ba màu nằm ở ba góc khác nhau, trên bảng tuần hoàn màu, hình thành nên một hình tam giác đều.

  • Phối màu bổ túc bộ bốn: phối màu theo hình vuông hoặc hình chữ nhật trên bảng tuần hoàn màu.
camera.tinhte.vn-2.jpg
Bức tranh này của Bierstadt cho thấy cách phối màu bổ túc bộ ba

Tuy các tranh vẽ rất khác nhau với ảnh chụp, nhưng các khái niệm về áp dụng lý thuyết màu sắc cho một tập tin ảnh RAW cũng có thể làm cho một bức ảnh chụp trở nên đẹp hơn.

Đây là chia sẻ điều chỉnh màu cho một bức ảnh chụp rặng núi ở miền Nam Ác-hen-ti-na :
  • Các chủ thể được ánh nắng chiếu vào thường có tông màu ấm, ngay cả khi màu của chúng vốn trung tính hoặc lạnh. Trái lại, các bóng đổ lại thường chứa đựng các màu lạnh ngay cả khi ‘value’ của chúng có vẻ tuyền một màu đen. Như vậy, thật là quan trọng để nhận thấy rằng màu sắc của bất cứ vật gì, khi được ánh sáng chiếu vào đều sẽ tăng độ ‘saturation’ của chúng lên.

Quảng cáo


  • Không phải lúc nào một màu có tông màu với độ bão hòa cao cũng là sống động và rực sáng trong một bức ảnh. Thường thì sự tinh tế mới là chìa khóa trong việc tạo nên một bức ảnh trông tự nhiên với màu sắc hài hòa. Việc đưa thêm vào hoặc gia tăng các màu sắc thứ yếu sẽ tác động mạnh lên sắc thái của một bức ảnh.

  • Cách mà một số màu xuất hiện dưới mắt chúng ta lại thực sự tùy thuộc vào những màu bao quanh nó. Nếu muốn làm dịu đi hoặc tăng độ rực rỡ lên cho một màu nào đó, bạn hãy để ý đến việc làm nổi những màu chung quanh lên. Có thể bất cứ thay đổi nào đối với một màu trong một phối màu cũng sẽ ảnh hưởng đến cách bạn nhìn toàn cảnh bức tranh. Để xử lý một dãy màu cụ thể, thì công cụ điều chỉnh chọn màu có thể rất hữu ích.

  • Khi biên tập ảnh, bạn hãy biên tập với lớp ‘smart object’. Bạn có thể chuyển đổi toàn bộ một màu, rồi sau đó giảm trở về màu gốc của tập tin hình ảnh, tại các vùng cụ thể, để giữ lại màu sắc tự nhiên cho bức ảnh.

  • Đừng nóng vội. Mọi thứ sẽ nhanh chóng biến dạng nếu bạn thay đổi quá nhiều ngay trong một lúc. Thay vào đó, hãy xử lý từng chút một và dựa theo các màu mà hoàn thiện bức ảnh của mình
  • camera.tinhte.vn-3.jpg
    Trong khâu xử lý màu, việc thực hành là thiết yếu. Hãy thử nghiệm với các bức ảnh do chính bạn chụp, và nhìn các màu trong thế giới thực bằng một cái nhìn khách quan. Luôn quan sát và ghi nhớ những gì nên và không nên làm là cách tốt nhất để nắm được cơ chế trong đó các màu tương tác với nhau – và, dần dà, nâng cao tay nghề nhiếp ảnh.

    “Tóm lại, lý thuyết về màu sắc giúp bạn biết các màu hòa hợp với nhau thì trông như thế nào và, qua đó, bạn có thể tránh xa những màu trông không hòa hợp với nhau.”

    Quảng cáo


    Nguồn Dave Morrow
    26 bình luận
    Chia sẻ

    Xu hướng

    Đối với nguòi mắt binh thường thi chon và xử dụng màu sẽ không có gì trở ngai nhưng với nguòi bi loạn sắc thì cả một vấn đề... để giải quyết khó khăn hiên nay trên thi trường có bán loai nắp cân chỉnh ánh sáng để có màu đúng với màu tự nhiên goi là white ballance cap....
    Tuy nhiên người loan sắc thích chọn và phối màu thì cần có người kế bên hổ trợ...
    Đọc bài này xong người đang mày mò photoshop như mình vỡ ra được mỗi đoạn tương quan giữa ba yếu tố của màu sắc thôi
    Đoạn còn lại vẫn còn khó hiểu lắm
    Lý thuyết này vốn đã khó.kết hợp vào thực hành pts lại càng khó.
    Em nhớ câu nói đúng là : "ở đâu có ánh sáng ở đó có Điện Quang" mà nhỉ 😁
    Anlinhcau
    ĐẠI BÀNG
    7 năm
    Thủ thuật phối mầu khó và khó hiểu. Chắc phải có năng khiếu, hoặc phải thực hành rất nhiều mới nâng cao được trình độ. Hôm nọ xắp mấy cái ống màu để tập chụp ảnh mà chụp lên trông chẳng ra sao cả, thế mà thằng cu nó xếp lại một chút trông đẹp và khác ngay. chẳng biết nó là con ai nữa.:eek:
    tuanmaskhp
    TÍCH CỰC
    7 năm
    @Anlinhcau con ông hàng xóm chăng, đùa thôi, như thế là thằng bé có năng khiếu về mảng mỹ thuật đấy.
    phú hoàng
    ĐẠI BÀNG
    7 năm
    đầu tiên: nắm rõ cơ bản của ba cái hue, saturation, value.
    sau đó: mình thích màu nào thì để màu đó thôi, không nhất thiết là phải đi theo một nguyên tắc nào cả.
    Hôm trước đọc bài hướng dẫn chụp hình lấy sáng các kiểu,sướng tay qua lôi con 6s ra cuối cùng chỉ có kiểu HDR với không HDR chán luôn, muốn tùy chỉnh thông số thì phải tải app về hả các bác, nên tải app nào đẻ chụp ngược sáng, màn trập các kiểu vậy. 😃😃
    @cachnhietminhquan Tải DSLR CAMERA HOẶC MANUAL CAMERA NHÉ :d
    MẤt tiền $$$ đấy 😁
    @cachnhietminhquan ManualCamera, KitCam, Adjustable Camera Shutter Lite, MuseCam...
    lão tuấn chuyên vẽ vời lắm chuyện. không lẽ khi chụp street thì phải sắp đặt này nọ, ê ông kia mặc cái áo này cho chuẩn tí coi, ê bà kia lại đây cầm cái thùng sơn quét lên người để tui phối màu ... bla bla
    @Cuong Nb thích cái si nghĩ đó muahhahaa
    @archi-T vâng cụ cứ chém nốt đi ạ
    @StickyChannel Chém với người không quan tâm, không cầu thị, chém làm gì cho phí lời 😁
    bandbu
    TÍCH CỰC
    7 năm
    @StickyChannel Bác không nhìn cảnh theo phối màu làm sao bác ra tấm ảnh đẹp được :|, Hay là cứ chụp DOF mỏng với bác là đã đẹp rồi :|
    d2k
    ĐẠI BÀNG
    7 năm
    Hay nhưng vụ này cần phải có khiếu bẩm sinh mới được
    Bài viết khó hiểu quá 😔
    quang577
    TÍCH CỰC
    7 năm
    Khi chỉnh sửa 1 bức ảnh, hãy thử chỉnh thông số tối đa của từng màu 1 để nhận thấy sự khác biệt. Sau đó quay lại thông số nguyên bản để so sánh. Làm như vậy sẽ tránh được việc chỉnh quá đà làm mất màu sắc tự nhiên của bức ảnh.
    tuanmaskhp
    TÍCH CỰC
    7 năm
    ko mù màu sẽ có thể nhìn được sắc màu cơ bản, còn muốn phối màu thì nó cần thứ khác. làm gì có cái gì gọi là thủ thuật phối màu, chỉ có phương pháp phối màu. nhưng muốn phối màu được, thì phải có khả năng nhìn được sắc độ màu, mà khả năng này nó là tự nhiên do cấu trúc đặc biệt của mắt, ko thể luyện mà thành được, ko có khả năng nhìn màu thì có ghi nhớ được phương pháp cũng vô tác dụng.
    bài viết chuyên sâu thành ra khó hiểu, chắc em phải đọc lại vài lần mới nắm được quá.
    Cơ mà thanks bác chủ thớt 😃
    Hoasiyeutho
    ĐẠI BÀNG
    7 năm
    Để dễ hiểu các bạn xem vòng thuần sắc này;
    - màu tương phản là 2 màu đối nhau: VD đỏ - xanh lá cây... vật thể bạn chụp nó màu đỏ còn nền màu xanh lá thì vật thể bao nổi.
    - màu bổ túc là những màu nằm cạnh nhau, sử dụng màu bổ túc thì ảnh sẽ hài hòa hơn, dịu hơn... có thể bổ túc màu bậc 3 hoặc bậc 4; đó là kết hợp giữa các màu mà chúng được sắp theo hình tam giác cân hoặc hình vuông trong vòng thuần sắc.
    Thuộc các màu và vị trí của màu đó trong bảng tuần hoàn và biết dc 1 số quy tắc phối màu như trên thì... bạn sẽ biết tự làm gì.
    tải xuống.jpg
    giangcj
    TÍCH CỰC
    5 năm
    Quan trọng nhất là sự "tinh tế", còn nếu không phối màu hay chỉnh màu đều không có hiệu quả cao 😆
    secretman67
    ĐẠI BÀNG
    5 năm
    Hic, nỗi buồn cho người bị mù màu như mình. cách đây hai năm đi khám sức khỏe mới biết mình bị mù màu.
    tanhv34k12
    ĐẠI BÀNG
    5 năm
    Nếu trong thiết kế thì các bạn nên thử vào trang web color.adobe.com để tham khảo cách phối màu nhé. Có nhiều cách để phối màu. Adobe có công cụ để chúng ta tạo ra những thiết kế hài hòa

    Xu hướng

    Bài mới









    • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
    • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
    • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
    • Số điện thoại: 02822460095
    • MST: 0313255119
    • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019