Những điều có thể bạn chưa biết về cảm biến ảnh medium format bên trong Fujifilm GFX 50S

Gia Tường
21/2/2017 6:18Phản hồi: 54
Những điều có thể bạn chưa biết về cảm biến ảnh medium format bên trong Fujifilm GFX 50S
Fujifilm GFX 50S là một trong những thiết bị tiên phong, mở đầu kỷ nguyên của máy ảnh mirrorless dùng cảm biến khổ lớn (Medium format). Cảm biến càng lớn thì kích thước của máy cũng phải phình to theo và kéo theo đó là vô số các hệ quả khác. Mới đây Fujifilm có chia sẻ 4 giải pháp mà họ dùng trên cảm biến, mình sẽ giải thích lại cho các bạn, đồng thời bổ sung các kiến thức khác để chúng ta dễ nắm bắt hơn.

1. Thay đổi bảng mạch để cảm biến ảnh trở nên mỏng hơn


Fujifilm GFX 50S có sử dụng cảm biến medium format kích thước 44x33mm, kích thước tiêu chuẩn được dùng trên nhiều máy medium format thông thường. Tuy nhiên cảm biến của GFX lại được làm mỏng đi rất nhiều để có chỗ cho phần màn trập.

Trên các cảm biến bình thường, bề mặt cảm biến sẽ gắn trên một bảng mạch lớn, các mạnh điện, chip sẽ được đặt lên cả 2 mặt của bảng mạch đó. Nhưng với GFX thì Fujifilm dồn hết tất cả ra phía sau và bảng mạch điều khiển cảm biến có kích thước nhỏ hơn cảm biến. Điều này giúp cả bản mạch và cảm biến điều trở nên mỏng hơn, gọn hơn.

Nikon-D5200-sensor-made-by-Toshiba-2.jpeg

Đây là cảm biến trên các máy DSLR thông thường​

gfx-technologies-01-02.jpg
Đây là cảm biến ảnh của GFX 50S​

2. Độ phân giải cao hơn, thay đổi cấu trúc bề mặt cảm biến


Ánh sáng đi vào cảm biến theo nhiều hướng khác nhau, phần ánh sáng đi vào trung tâm cảm biến có chất lượng tốt nhất vì ánh sáng đi thẳng vào, vuông góc với cảm biến. Các tia sáng còn lại được phân bổ đều ra các vùng của cảm biến và càng phân bổ rộng về vùng rìa ảnh, góc chếch của ánh sáng so với cảm biến càng lớn và chất lượng ảnh càng suy giảm, quang sai xuất hiện nhiều hơn, ánh sáng ít hơn gây hiện tượng tối góc vignetting.

Đó là lý do trên mỗi Photodiot đều có 1 thấu kính siêu nhỏ gọi là Micro-lens để hướng ánh sáng đi chính xác vào về mặt Photodiot. Ví dụ như ảnh dưới đây là Microlens trên bề mặt cảm biến trên máy Leica

canon-dang-ky-ban-quyen-cong-nghe-cam-bien-giup-tang-chat-luong-vung-ria-anh_3.jpeg

Trên các cảm biến 35mm hay APS-C, người ta luôn dùng công nghệ gapless Microlens, tức lọai bỏ khoảng cách giữa các microlens, nhờ đó lượng ánh sáng đi vào photodiot nhiều hơn, ảnh sáng hơn, ít nhiễu hơn. Dưới đây là ví dụ minh hoạ cho sự khác nhau giữa gapless microlens và microlens có khoảng cách ở giữa.

gapless-micro-lenses-Canon.jpg

Nhưng Fujifilm lại làm ngược lại. Họ thu nhỏ kích thước Micro lens, tạo ra các khoảng hở giữa các thấu kính này. Điều này đồng nghĩa với việc lượng ánh sáng đi vào photodiot sẽ ít hơn, và về lý thuyết là sẽ gây nhiễu hạt nặng hơn. Bù lại việc này lại giúp ảnh nét hơn các cảm biến thông thường, tại cùng độ phân giải. Nôm ta là cùng 50MP, nhưng cảm biến có Microlens rời nhau sẽ cho độ nét cao hơn.

Quảng cáo


gfx-technologies-01-03.jpg
Vậy Fujifilm giải quyết chuyện thiếu ánh sáng đi vào cảm biến và sự nhiễu hạt như thế nào?​

Câu trả lời nằm ở kích thước điểm ảnh: Cùng một độ phân giải, cảm biến nào có diện tích lớn hơn thì mỗi điểm ảnh trên cảm biến sẽ lớn hơn. Điểm ảnh lớn hơn nghĩa là Photodiot lớn hơn, hấp thụ được nhiều ánh sáng hơn. Về mặt kỹ thuật, điểm ảnh của GFX 50S lớn hơn 1,7 lần so với điểm ảnh của cảm biến Full Frame 50MP.

gfx-technologies-01-04.jpg

3. Mở rộng Dynamic Range


Bằng cách mở rộng dải Dynamic Range tại vùng sáng (Photic zone) thêm 1/3 stop, Fujifilm đã nâng dải dynamic range của GFX 50S lên 14stop. Và vì mở rộng từ vùng sáng nên Fujifilm khuyến cáo bạn nên chụp tại ISO100 để đạt chất lượng cao nhất.

gfx-technologies-01-05.jpg

Quảng cáo


4. Lấy nét nhanh hơn nhờ đọc cảm biến nhanh hơn

Việc lấy nét là một vấn đề lớn với các máy ảnh mirrorless medium format. Vì máy không có chip lấy nét riêng như DSLR nên toàn bộ phần chip lấy nét sẽ được tích hợp vào cảm biến. Trên GFX, hãng đã không tích hợp được lấy nét theo pha mà vẫn dùng lấy nét theo tương phản.

Để giải quyết được vấn đề này, Fujifilm đã tăng tốc độ đọc cảm biến từ 130 lên 200fps. Dữ liệu từ cảm bién sẽ được chuyển qua chip xử lý nhanh hơn, xử lý kịp thời để đưa ra quyết định lấy nét nhanh hơn. Việc này đòi hỏi bạn phải có một chip xử lý nhanh, bộ nhớ đệm lớn và một kết nối đủ nhanh.

Theo Fuijfilm
54 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

kentkim
ĐẠI BÀNG
7 năm
Hôm bữa kéo jpg về làm mà cứ cà giật, cà tưng cái máy, b.thường làm 20-30 file raw của 6D cũng k đến nổi 😕
fujifilm_gfx_50s.jpg
hl80
TÍCH CỰC
7 năm
@kentkim Em model này có chụp khoả thân đó. Thân hình cũng tạm, nhưng công nhận Fuji chụp lên rất đẹp.
@kentkim Blem thấy gớm.
kentkim
ĐẠI BÀNG
7 năm
@htevn chữ Blend viết còn sai thì nói năng j nữa bạn :eek:
Amuadi.Com
TÍCH CỰC
7 năm
khủng khiếp thật
Công nghệ
Ước mơ sắm một em Chụp choẹt lúc đi phượt! Nhỏ gọn chất lượng!
namct_sn
TÍCH CỰC
7 năm
@tieutangbuongbinh đi phượt mà bác chơi em này thì máu quá. xt2 đi bác 😆
@tieutangbuongbinh Nhỏ gọn chất lượng thì có lẽ cần Zoom lớn vì đi phượt cần lấy những thứ mà mắt mình k thấy rõ. mình mạn phép nhắc tới H400 hay HV350, còn nhỏ hơn nữa thì dòng WX
@Evolution X Đi phượt thì A6000 với lens kit đủ rồi, có tiền hơn thì lên lens fix, còn không thì dùng điện thoại mà chụp. Giờ này năm nào rồi mà còn sài mấy con siêu zoom?
ntnguyen4
TÍCH CỰC
7 năm
@htevn Hàng zoom như con Pana ZS100/TZ100 cũng nhỏ gọn với chất lượng ngon ấy chứ
@htevn K có nhiều tiền thì xài mì ăn liền thôi bạn, đt sao zoom đc, còn kiếm lens đa năng thì phải mang nhiều lens. Mình sắp bán H400 mua HX350 đây.
mrPhamhd
ĐẠI BÀNG
7 năm
Hóng smartphone có cảm biến APS_C
optimus207
TÍCH CỰC
7 năm
@up209d Có thằng sony rx1 đó bác..kích thước thậm chí còn nhỏ hơn apsc nhưng có cảm biến ff... có lẽ rào cản lớn nhất bây giờ là làm sao cho lens không lồi ra thôi...mà chắc còn xa 😃)
@optimus207 VÌ nó là compact mà bác. Còn bác đang so với DSLR thì đường nhiên DSLR to hơn rồi
optimus207
TÍCH CỰC
7 năm
@Gia Tường So với mrl thì nó vẫn nhỏ và nhẹ hơn khối thằng apsc hoặc thậm chí là m4/3 đó bác :3 và ống kính cũng rất rất nhỏ gọn mà chất lượng quang học thì tuyệt vời..
trungtin88
ĐẠI BÀNG
7 năm
@mrPhamhd mua máy ãnh có chưc năng điện thoại có vẽ hợp lý hơn
Cái chổ so kích thước điểm ảnh giữa GFX với FF là trò mèo rồi , phải so với MF tương tự chứ. So với MF tương tự thì thu nhỏ lense trên cảm biến sẽ thiếu sáng hơn là chắc rồi, còn nét hơn chắc là do hiệu ứng đường viền của pixel chứ không phải thật sự nét nhờ "nhìn thấy" nhiều hơn. Điều này giống như là tăng clarity lên cao vậy. Để hình nhỏ thì nét nhưng zoom lên sẽ thấy bị vỡ hoặc contrast quá mạnh. Đây có thể là 1 chiêu để lòe về độ nét.
-[L]C[K]-
TÍCH CỰC
7 năm
@archi-T thì sao ông nội, không thấy nó đang giải thích đó à ? xồn ko cho đem fullframe vô làm gì, có giúp bài viết dễ hiểu hơn ko =))
@-[L]C[K]- Đó không phải là giải quyết nhé. Đừng có lập lờ. Chỉ là so với ff để có cảm giác mình hơn thôi. Bản chất là ở Medium format thì điểm ảnh cảm biến nó đã to rồi. Ông giảm bớt lượng ánh sáng rồi phán điểm ảnh tui to hơn fullframe là cách giải quyết à. Nực cười hihi 😁
-[L]C[K]-
TÍCH CỰC
7 năm
@archi-T bài này giải thích cách nó hoạt động bác à ?? ko nói gì đến việc so sánh hay khoe khoang nó phải hơn thua gì FF cả, vấn đề ở ng xem có vấn đề gì với MF rồi đem ra so sánh thì chịu
chenzenvl
ĐẠI BÀNG
7 năm
@-[L]C[K]- đưa thêm cái giá vào cho nó dễ hiểu nhỉ 😁
BB Tran
TÍCH CỰC
7 năm
như đấm vào mồm mấy bạn bảo fuji chỉ được cải vẻ bề ngoài
nbl95
ĐẠI BÀNG
7 năm
Bao tiền
@nbl95 Hỏi ai?
@nbl95 Bán ầm ầm rồi ko chịu cập nhật đi.
To's
ĐẠI BÀNG
7 năm
@nbl95 Nên học cách tôn trọng các anh em bằng câu hỏi đàng hoàng "Bao nhiêu tiền vậy các bác ?"
openincs
TÍCH CỰC
7 năm
Đang xài Leica Q, đắn đo thêm con M10 hay con này 😔
Do tay thằng và con chụp nữa 😁
latoan339
TÍCH CỰC
7 năm
180củ khoai !
dành cho mấy bạn tập tành nè .
mua về nhắm mắt chụp cũng ra được 1 tác phẩm nữa ,hihiii!!!!
Mình không ham hố mấy em cảm biến độ phân giải cao lắm vì mỗi lần lod hình khổ vô cùng. Tầm 20-30 là ok rồi mặc dù biết lớn thig cắt cúp hay phóng to đã hơn
tienduy12345
ĐẠI BÀNG
7 năm
Phân khúc medium format mà cứ đem đi so với fullframe để thấy nó có lợi thế, thực tế đem con này ra so mới medium format của các hãng khác thì thua đứt đuôi.

Xoáy lắm vào mấy cái kỹ thuật mà các bạn vốn chả hiểu làm gì, chẳng qua đây là bài quảng cáo cho sản phẩm mới của Fuji để người ta ko quên rằng nó vừa ra cái này.
Thực tế cả sensor của Hasseblad mirrorless mới lẫn cái Fuji này đều do Sony sản xuất, như vậy cơ bản chỉ có sự khác nau giữa yêu cầu chất lượng, hoặc độ bền, hoặc vv và vv...., chứ còn việc nó làm thế nào, tại sao lại cần ra như vậy, vv... thì là do thằng Sony nó quyết định (miễn đạt yêu cầu bên đặt hàng về chất lượng).
Còn nếu 2 hãng đều có yêu cầu như nhau (cùng 1 dây chuyền sản xuất sensor) thì cái khác biệt duy nhất là ống kính, tính năng và thiết kế tiện dụng phù hợp 😃.
@EvilCrab Chém quá cỡ . Làm như biết rõ vậy. Ai biết là Sony làm tới mức nào ? Cảm biến thô rồi về từng hãng áp lên các lớp nền xử lý ánh sáng, rồi ra chip xử lý hình ảnh riêng hay là làm tất tật luôn 😁 Biết được bí mật này chắc không ngồi chém gió rồi :D
@archi-T 1 cái xe máy "made in Italy" thì có phải là làm khung xe ở Italy rồi mang về VN lắp ráp không? Những xe lắp ráp tại VN có bao giờ cộp được cái dấu "made in Thailand" hay "made in china" không?. Là không hiểu, hay không muốn hiểu?.

Nói đơn giản, đã là "made by X" thì tức là nó đã được anh X làm hoàn thiện để sử dụng được. Còn cái việc ảnh cuối cùng như thế nào (kể cả RAW) thì còn phụ thuộc thêm 1 lớp xử lý bằng phần mềm cơ bản của chính hãng nữa.

Mà thằng nào sx chả quan trọng, phân tích việc đó chỉ đơn giản là cùng đặt hàng bên thứ 3 giống nhau, thì có tỉ lệ cao là những cái Fuji đang công bố trong bài này, thì cái Hasseblad vừa ra cũng như vậy.
con ga pc
ĐẠI BÀNG
7 năm
@EvilCrab Bác thì nổi tiếng fanboy Sony rồi. Cơ mà bác đang hiểu sai cái made in, made by rồi. Nói thế thì iPhone Made by Foxconn cũng chả có tý gì là đặc biệt, mang dấu ấn của Apple cả. Sony ở đây chỉ đóng vai trò là bên gia công chip xử lý ảnh thôi. Còn chip thì Designed by Fuji.
@EvilCrab Thế theo ý của sony fan là sony làm hết các hãng fuji , hass , nikon chỉ có mang về bán thôi à, hô hô kì diệu thật !
erio0502
ĐẠI BÀNG
7 năm
mọi người tiếp cận với máy ảnh rồi lên đời từ APS-C lên FF khá nhanh, có vài năm, giờ thì FF là phổ thông rồi. Nhưng từ FF lên MF chắc còn lâu.
Bao giờ mới đủ đồ nghề để làm rv, so sánh MF của Leica, Hassy, Fuji, Phase One nhỉ??? 😆
gautuibacmy
ĐẠI BÀNG
7 năm
lắm người nghĩ tới xu thế MF phổ biến nhỉ, cảm biến to thì sao, nhiếp ảnh chứ có phải xe bò, xe ben đâu mà to là tốt. Xu thế công nghệ là càng ngày càng nhỏ, chất lượng càng cao, chứ cảm biến càng to lens càng cồng kềnh, nhiếp ảnh gia chứ có phải cửu vạn đâu mà vác như culy. Hãy làm như Sony làm cái RX100, mong chờ một ngày con sensor 1 inch thu sáng = 1 con FF, chứ to lên nhìn ngu chứ công nghệ mịa gì.
Khổ, đến chịu với cái định nghĩa của các bác nhà mình. Made và Processing là 2 từ được dùng quá nhiều trong ngành công nghiệp sản xuất.

Make: to produce something, often using a particular substance or material.
(Tạo ra một cái gì đó - thường dùng cho vật chất hoặc đồ vật cụ thể)
This cup Made in China: Cái cốc này được sản xuất tại Trung Quốc
This phone made by samsung - Cái điện thoại này là samsung sản xuất - But it's battery made by LG - Nhưng pin thì lại do LG chế tạo.

Nghĩa của "Make" là sản xuất, chế tạo, tạo ra (một thành phẩm cụ thể). Made by X tức là được làm bởi X.
P/s: Iphone không ghi "made by thằng nào" nhé. Nhưng linh kiện bên trong từng cái thì có ghi.

Processing - Gia công
the series of actions that are taken to change rawmaterials during the production of goods
Một loạt hành động được thực hiện t

Một cái xe (giả sử Honda đi), dù máy làm tại thái lan, vỏ làm tại nhật, thì "made in Thailand, Made in Japan" nó chỉ ghi trên chính cái linh kiện đó, còn nếu được lắp ráp tại Việt Nam thì sẽ là "Made by Honda Viet Nam" và "Made in Viet Nam".

Trong mối quan hệ của Fuji và Sony ở chiếc máy này:
- Nếu coi Sony là công ty sản xuất: Sony là công ty sản xuất cảm biến, sau đó bán cho đối tác là Fuji.
Linh kiện sản xuất: Cảm biến.
- Nếu coi Sony là công ty gia công: Công việc của bên Sony là "gia công cho máy ảnh GFX-50s" - mô tả công việc: sản xuất cảm biến. Nói cách khác Fuji là đơn vị sản xuất máy GFX-50s, Sony là một trong những đơn vị gia công cho máy ảnh này (chứ không phải gia công cho cảm biến).

Còn rất tiếc, theo tớ biết thì chip xử lý ảnh máy này chưa thấy đề cập tới đơn vị sản xuất, nhưng thông thường thì ít khi là Sony. Nếu là chip xử lý của chính sensor thì nó là 1 bộ phận nằm trong cảm biến rồi.

Thực tế trong xã hội hiện đại việc các khối linh kiện được sản xuất tại những c.ty khác nhau là quá bình thường - nói trắng ra giờ hầu như chả có công ty nào tự làm 100% linh kiện sp của mình. Tuy nhiên công ty hoàn thiện nó (Made by), đặc biệt là nơi hoàn thiện (Made in) và thị trường phân phối mới là yếu tố quan trọng, vì nó quyết định tiêu chuẩn về hiệu suất, độ bền, vv... của sản phẩm.
Ví du một sản phẩm "Made in Germany", cho dù linh kiện nó được làm tại Trung Quốc đi nữa, thì hiếm khi người ta phải lăn tăn về chất lượng của nó. Những thương hiệu lâu đời được tạo ra bởi sự cam kết về tiêu chuẩn chất lượng và sự thỏa mãn người tiêu dùng, chứ không phải được tạo ra bởi từng linh kiện sản xuất tại đâu.

P/s: đừng dùng từ fanboy lung tung nhé bạn 😃

Đến giờ tôi mới biết rằng hóa ra chỉ cần cầm mỗi cái cục sensor là chụp được ảnh. kỳ diệu thật, đúng là được nhiếp ảnh gia kỳ cựu chỉ điểm có khác, sáng ra bao nhiêu 😃

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019