KHI NÀO THÌ DÙNG BỐ CỤC ĐỐI XỨNG TRONG PHIM?

17/3/2017 2:56Phản hồi: 0
KHI NÀO THÌ DÙNG BỐ CỤC ĐỐI XỨNG TRONG PHIM?
Bố cục là một trong những yếu tố quan trọng bậc nhất trong những ngành nghệ thuật như mỹ thuật, nhiếp ảnh, và sau này là điện ảnh. Và bố cục đối xứng là một trong những loại bố cục đặc biệt thú vị mà khi nhắc đến nó, chúng ta nghĩ ngay đến những cái tên như: Wes Anderson, Stanley Kubrick, và George Miller...


Vậy thì, tại sao những đạo diễn vĩ đại này lại ưa việc sử dụng bố cục đối xứng trong phim của mình như một công cụ để giao tiếp với khán giả và truyền đạt thông điệp của mình? Nó phục vụ cho những mục đích gì?

Và với tư cách là một người học làm phim, chúng ta sẽ tự hỏi, khi nào thì nên sử dụng bố cục đối xứng cho phim?

1. Tạo sự hài hước

Khi nhắc đến bố cục đối xứng, cá là bạn sẽ nghĩ ngay đến những bộ phim của đạo diễn Wes Anderson. Đây là một trong những đặc điểm điển hình giúp tạo nên sự độc đáo trong phim của ông. Từ Rushmore cho đến The Grand Budapest Hotel, Anderson đã dùng kỹ thuật này để tạo nên những hiệu ứng hài hước bằng cách đặt mọi thứ vào khung hình một cách đối xứng, hay nói theo kiểu của nhà lý thuyết điện ảnh Kristin Thompson và David Bordwell là “(tạo ra) sự hài hước bằng các ẩn ý trong cấu trúc hình ảnh.”

2. Tạo sự căng thẳng

Stanley Kubrick là một cái tên đầy tiếng tăm khác thường dùng bố cục đối xứng trong phim của mình. Nhưng khác với Wes Anderson, Kubrick đặt đối tượng ở giữa khung hình để tạo ra hiệu ứng kịch tính, cũng như xây dựng sự căng thẳng trong cảnh.

Hành lang của Overlook Hotel trong The Shining hay đôi mắt đỏ ngầu chết chóc của HAL được đặt giữa khung hình, nhằm tạo ra những rung động cực kỳ ma quái, làm người xem cảm thấy khó chịu là cách nói còn nhẹ.

3. Định hướng khán giả


Một trong những tác dụng khác nữa của bố cục đối xứng ngoài việc chọc cười khán giả hay làm họ giật mình sợ hãi, nó còn giúp định hướng khán giả và giúp họ hiểu được tinh thần chung của một cảnh phim.

George Miller và DP John Seale đã quyết định dùng bố cục đối xứng để định hướng khán giả trong suốt nhiều cảnh hành động đầy hỗn loạn trong Mad Max: Fury Road. Thay vì đòi hỏi người xem phải tìm kiếm điểm trọng tâm trong khung hình, bố cục đối xứng, đặt chủ thể vào trung tâm của khung hình của Seale đã giúp định hướng ánh mắt của người xem vào nơi diễn ra hành động. Có lẽ quyết định này đã giúp cho Seale giành được một đề cử Oscar cho Quay phim xuất sắc nhất.
Chia sẻ

Xu hướng

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019