NACB phần 4: Cơ bản về đèn Flash, phân biệt các loại ánh sáng, thực hành, chia sẻ bởi anh Binhpt

Gia Tường
22/3/2017 20:5Phản hồi: 10
NACB phần 4: Cơ bản về đèn Flash, phân biệt các loại ánh sáng, thực hành, chia sẻ bởi anh Binhpt
Phần 4 của chuỗi bài về kiến thức nhiếp ảnh sẽ nói về đèn Flash, một loại phụ kiện tưởng khó mà thực ra dễ dùng, tưởng dễ mà lại khó kiểm soát. Sau khi đã học được cách kiếm soát máy qua 3 buổi nhập môn cùng anh Trị, đèn Flash sẽ giúp các bạn chủ động kiếm soát nguồn sáng để có bức ảnh chất lượng hơn. Buổi workshop hôm nay có sự góp mặt của anh @binhpt , cựu mod Camera Tinh Tế trước đây. Anh là người thích ánh sáng và thích chủ động kiếm soát ánh sáng bằng đèn Flash, có kinh nghiệm trong việc dùng nhiều loại đèn khác nhau.


Video tổng hợp nội dung buổi offline.
Lưu ý: Các bạn nên đọc bài và kết hợp xem video để bổ sung kiến thức cho nhau, dễ tiếp thu hơn. Vì trong buổi offline có những ví dụ cụ thể nên khuyến khích xem video để nắm rõ hơn.

Những nội dung chính của buổi offline:
  • Phân loại đèn theo chức năng, cách dùng
  • Phân biệt các loại ánh sáng
  • Nhận biết hướng ánh sáng
  • Các phụ kiện giúp mở rộng khả năng của đèn
  • Các chế độ của đèn Flash và các hoàn cảnh cụ thể cần dùng
NACB 3 - Flash - Camera.tinhte.vn-2.jpg
Khởi đầu buổi offline, câu hỏi được đặt ra là vì sao bạn chưa bao giờ dùng đèn Flash?


Các lý do được đưa ra là do mới mua máy chưa mua Flash, ngại dùng Flash vì màu sắc ảnh không được tự nhiên và bị đổ bóng,...

NACB 3 - Flash - Camera.tinhte.vn-1.jpg
Màn đố vui có thưởng khởi động: Trên đèn Flash có một tấm nhựa trong suốt và một tấm nhựa đục màu trắng. Đó gì ?

WC flash.jpg
Câu trả lời chính xác là tấm Diffuser và tấm White card. Diffuser là tấm nhựa trong suốt có vai trò tản sáng, đưa ánh sáng đi rộng hơn. Đèn Flash bình thường có góc chiếu sáng tương đương góc nhìn ống kính khoảng 24mm, nếu dùng ống kính rộng hơn thì rìa ngoài sẽ bị tối. Đó là lý do chúng ta cần diffuser để tản ánh sáng ra rộng hơn.Tấm White Card là miếng nhựa dẻo không trong suốt, có màu rắng, có nhiệm vụ fill sáng chủ thể đối diện và tạo catch light khi chụp chân dung.

Đến phần trình bày của anh Bình Pt, chúng ta sẽ đi qua 4 yếu tố quan trong liên quan đến đèn Flash
  • Đèn Flash có nhiều loại
    • Loại tích hợp sẵn trong máy
    • Loại mua riêng gắn vào máy
    • Loại dành cho Studio
  • Các cách gắn đèn Flash:
    • Gắn vào thân máy
    • Gắn rời khỏi thân máy, điều khiến từ xa thông qua bộ remote trung gian (tín hiệu hồng ngoại, radio, tín hiệu ánh sáng)
  • Các dạng ánh sáng tự nhiên:
    • Ánh sáng tạo bóng, ánh sáng tương phản
    • Ánh sáng đứng, cường độ cao, gắt, tạo bóng đen
    • Ánh sáng xiên là ánh sáng dịu hơn, tạo ra ánh sáng nghiền về phía sau.
  • Hướng đi của ánh sáng đèn
    • Đi trực tiếp từ đèn vào vật thể
    • Trung gian qua một thứ gì đó để tới vật thể.
Dưới đây là 6 tình huống ánh sáng thường thấy trong tự nhiên. Mỗi loại ánh sáng sẽ cho mức độ tương phản khác nhau, mức độ đổ bóng khác nhau và màu sắc (cân bằng trắng) khác nhau.
NACB 3 - Flash 1 - Camera.tinhte.vn-1.jpg NACB 3 - Flash 1 - Camera.tinhte.vn-3.jpg
Ánh sáng giữa trời trưa là ánh sáng mạnh, gắt, đổ bóng mạnh.

NACB 3 - Flash 1 - Camera.tinhte.vn-4.jpg
Ánh sáng giữa buổi sẽ dịu hơn 1 tí, màu sắc bắt đầu ngả vàng và độ sáng dịu lại

Quảng cáo



NACB 3 - Flash 1 - Camera.tinhte.vn-5.jpg
Bình minh hay chiều tà thường được gọi là khoảnh khắc vàng. Lúc này ánh sáng phát ra từ mặt trời có màu sắc vàng, góc lệch sáng lớn.

NACB 3 - Flash 1 - Camera.tinhte.vn-6.jpg
Khi mặt trời lặn xuống sẽ để lại ráng chiều. Phần ráng chiều kết hợp với lượng ánh sáng dịu nhẹ vừa đủ giúp mọi thứ trở nên dịu mắt, ít tương phản hơn, ít gắt hơn và độ bóng cũng ít hơn.

NACB 3 - Flash 1 - Camera.tinhte.vn-7.jpg
Ngày nhiều mây ánh sáng mặt trời yếu.

Hiểu được tính chất của các loại nguồn sáng sẽ giúp bạn quyết định thông số tốt hơn, khi nào nên dùng đèn công suất mạnh, khi nào nên giảm đèn. Có nên dùng phụ kiện hỗ trợ hay không? Chi tiết chúng ta sẽ xem dưới đây:

Quảng cáo


NACB 3 - Flash 2 - Camera.tinhte.vn-4.jpg
Trên một đèn Flash ngày nay thường có 2 phụ kiện quan trọng là miếng Diffuser và Whitecard, Đây là hai phụ kiện thay đổi tính chất của nguồn sáng như đã nói ở trên. Anh Bình đem đến buổi offline nhiều loại White card với nhiều kích thước khác nhau. Sự gia tăng về kích thước giúp chúng ta thay đổi nguồn sáng nhỏ của đèn Flash thành nguồn sáng lớn, mượt mà hơn, ít gắt hơn và cho màu sắc chính xác hơn. Lưu ý là ánh sáng từ đèn Flash sẽ bị ảnh hưởng bởi màu sắc của tấm White card. Hãy đảm bảo là tấm whitecard của bạn có màu trắng sáng, không nên để bị đục, ố vàng.

NACB 3 - Flash 2 - Camera.tinhte.vn-7.jpg
Bạn này hỏi rằng trong đèn Flash có một phụ kiện lạ trùm kín đầu đèn. Đó là gì?

NACB 3 - Flash 2 - Camera.tinhte.vn-8.jpg
Câu trả lời: Đó là một loại tản sáng kiêm white card tên Omni Bounce. Phụ kiện này hữu dụng, giúp ánh sáng mềm hơn, tản rộng hơn,... Tuy nhiên nhược điểm của phụ kiện này làm thất thoát lượng sáng đi vào chủ thể. Vì thế khi dùng Omni Bounce, nên ước chừng lượng sáng thất thoát để quyết định thông số khác với bình thường nhằm đảm bảo chủ thể đủ sáng.

Khi không có Whitecard, ko có Diffuser, bạn hoàn toàn có thể tự chế độ với các nguyên liệu đơn giản với công dụng tương đương.

NACB 3 - Flash 2 - Camera.tinhte.vn-10.jpg
Ví dụ như dùng tấm nilon bong bóng chống sốc này có bề mặt như một tấm diffuser, nhờ đó cho hiệu ứng và công năng . Đối với white card, bạn có thể dùng bất kỳ thứ gì có màu trắng hoặc bạc, để gần đầu đèn để phản chiếu.

NACB 3 - Flash 2 - Camera.tinhte.vn-11.jpg
Thực hành tại chỗ luôn 😁 Thực tế quá trình thử nghiệm mời các bạn xem video

Tiếp theo là các chế độ của đèn:
1. Chế độ tự động TTL
Tại chế độ này đèn sẽ tương tác với máy. Máy sẽ xác định giá trị phơi sáng của cảnh và đèn Flash sẽ dựa vào những thông số đó để quyết định đánh sáng chừng nào. Chế độ này chuyên dùng để chụp Slow sync Flash để bù sáng cho khung cảnh, tạo ra sự hài hoà của cả chủ thể và cảnh vật xung quanh. Bạn còn có thể dùng chế độ này để tạo nên những bức ảnh nghệ thuật bằng cách hiểu rõ First Curtain và Second Curtain.

NACB 3 - Flash 1 - Camera.tinhte.vn-8.jpg

Để kích hoạt Chế độ Slow Sync, bạn tìm chế độ Slow sync trong máy và máy sẽ hỗ trợ bạn chụp ở chế độ này. Nếu máy không có sẵn, hãy ép tốc độ màn trập xuống thấp, tăng ISO lên để máy sẽ chụp ở tốc độ màn trập thấp.


NACB 3 - Flash 1 - Camera.tinhte.vn-9.jpg
NACB 3 - Flash 1 - Camera.tinhte.vn-10.jpg
NACB 3 - Flash 1 - Camera.tinhte.vn-11.jpg

NACB 3 - Flash 2 - Camera.tinhte.vn-15.jpg
Thử tại chỗ luôn.
Chế độ Highspeed
Đây là chế độ chụp ăn đèn ở tốc độ cao. Tốc độ ăn đèn phổ thông là 1/250s. Nếu cao hơn thì máy phải hỗ trợ chụp highspeed và đèn hỗ trợ highspeed sync.

Công dụng của chế độ này là giúp bạn chụp được ở tốc độ màn trập cao hơn bình thường, nhờ đó bắt dính đối tượng dễ dàng hơn. Chế độ này còn dùng để hỗ trợ bù sáng ngoài trời khi chụp ngược sáng, chụp những vùng thiếu sáng, giảm bớt shadows. Một công dụng khác của chế độ High Speed Sync là. Khi chụp chân dung sẽ giúp tạo catch light trong mắt người mẫu, tạo cảm giác cái nhìn sâu hơn.

Một số máy compact được trang bị loại màn trập đặc biệt Leaf Shutter nằm trên ống kính, nhờ đó có thể chụp ở đèn ở tốc độ cao hơn các máy bình thường.

NACB 3 - Flash 1 - Camera.tinhte.vn-12.jpg


Một số câu hỏi khác:
  1. Guide Number của đèn là gì? Đây là con số thể hiện công suất của đèn. Tại ISO X, đèn sẽ cho công suất Y ở khoảng cách Z mét.
  2. Hiện tượng mắt đỏ từ đâu mà ra? Mắt đỏ trược tiếp liên quan đến đền Flash vì đồng tử phản ứng với ánh sáng Flash dội vào mắt. Giải pháp là sử dụng chế độ chống mắt đỏ trên máy (can thiệp bằng phần mềm) hoặc đừng đánh sáng trực tiếp. Đánh Bounce hoặc gián tiếp sẽ giảm hiện tượng này.
  3. Khi chụp sân khấu với ánh sáng đèn phức tạp thì độ sáng của ảnh không ổn định. Giải pháp nào để giải quyết vấn đề này? Trong một môi trường ánh sáng phức tạp, bạn không nên dùng đèn Flash để fill vào nữa mà hãy dùng nó như nguồn sáng chính đẻ kiểm soát lượng sáng cho đồng đều.
  4. Khi chụp cưới, cô dâu có lớp trang điểm và khi chụp lên chụp bị bóng thì phải làm sao? Phải luôn đảm bảo lớp trang điểm hoàn hảo. Nếu cô dâu ra mồ hôi thì phải lau và dặm lại liên tục. Không nên để có khuyết điểm khi trang điểm vì điều đó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng và nội dung ảnh.

Một số hình ảnh sinh hoạt khác trong buổi workshop này:
NACB 3 - Flash - Camera.tinhte.vn-1.jpg NACB 3 - Flash - Camera.tinhte.vn-2.jpg NACB 3 - Flash 2 - Camera.tinhte.vn-1.jpg NACB 3 - Flash 2 - Camera.tinhte.vn-2.jpg NACB 3 - Flash 2 - Camera.tinhte.vn-3.jpg NACB 3 - Flash 2 - Camera.tinhte.vn-4.jpg NACB 3 - Flash 2 - Camera.tinhte.vn-5.jpg NACB 3 - Flash 2 - Camera.tinhte.vn-6.jpg NACB 3 - Flash 2 - Camera.tinhte.vn-7.jpg NACB 3 - Flash 2 - Camera.tinhte.vn-8.jpg NACB 3 - Flash 2 - Camera.tinhte.vn-9.jpg NACB 3 - Flash 2 - Camera.tinhte.vn-10.jpg NACB 3 - Flash 2 - Camera.tinhte.vn-11.jpg NACB 3 - Flash 2 - Camera.tinhte.vn-12.jpg NACB 3 - Flash 2 - Camera.tinhte.vn-13.jpg NACB 3 - Flash 2 - Camera.tinhte.vn-14.jpg NACB 3 - Flash 2 - Camera.tinhte.vn-15.jpg NACB 3 - Flash 2 - Camera.tinhte.vn-16.jpg NACB 3 - Flash 2 - Camera.tinhte.vn-17.jpg

NACB 3 - Flash 2 - Camera.tinhte.vn-18.jpg

Cảm ơn OPPO và Sandisk đã tài trợ và đồng hành cùng Camera Tinh Tế.
10 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Có hình thật minh hoạ các kiểu chụp bằng flash ko anh nhỉ, em xem trên đt ko thấy :/
xyzmen
CAO CẤP
7 năm
bài này hay quá, tuần sau về SG phải đi mới đc
ngtamabc
TÍCH CỰC
7 năm
Cũng vài lần nhận quả đắng với flash, nhưng ko có nó thì đắng lòng trong vài bối cảnh, haixxx
nerdyL
ĐẠI BÀNG
7 năm
Đánh giá cá nhân thì anh @binhpt nói rất hay và có thể gọi là hay và dễ hiểu nhất từ trước đến nay. ngàn like cho anh
anhtuantra
ĐẠI BÀNG
7 năm
đèn youngnuo 565exii có đánh high speed được ko các bác? e tìm hoài ko ra cách set up
@anhtuantra Đèn YoungNou 565EX-II không có chức năng High Speed Synchro nhé bạn. Youngnou chỉ làm chức năng này cho đèn 568EX trở lên
hqchung
ĐẠI BÀNG
7 năm
@binhpt Cho em hỏi cái Low Sync - chụp tốc độ chậm thì tốc độ khoảng bao nhiêu gọi là chậm ở Trường hợp này ạ?
ví dụ 1/10s , 1/2s, 2s...?
@hqchung Chào bạn, chế độ chụp đèn flash ở tốc độ chậm (slow speed synchro hay slow sync flash ) được hiểu là dùng đèn ở tốc độ chụp chậm. Chụp chậm ở đây được hiểu là tốc độ chụp chậm hơn tốc độ quy ước thông thường để tránh ảnh bị rung (ví dụ s = 1/60s ~ 1/125s ở điều kiện bình thường, hoặc tốc độ cao hơn s=1/125~1/200s khi chụp ảnh chuyển động).
Vê nhiệt độ màu của các loại đèn flash for có ảnh hưởng ko vậy ad
@alibaba1978 đèn flash thường cho ánh sáng có nhiệt độ màu 5500oK - 6000oK. 1 số đèn có xu hướng cho chóa bị xuống màu.

Để thay đổi nhiệt độ màu của ánh sáng từ đèn flash, có thể dùng Gel filter đi thèm để điều chỉnh cân bằng màu khi dùng đèn.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019