Đức xây dựng hệ thống đèn Xenon 149 phát năng lượng cực lớn nhằm điều chế nhiên liệu hydro

bk9sw
23/3/2017 15:16Phản hồi: 54
Đức xây dựng hệ thống đèn Xenon 149 phát năng lượng cực lớn nhằm điều chế nhiên liệu hydro
Các nhà khoa học tại Đức đã vừa xây dựng một hệ thống ánh sáng có thể tập trung năng lượng tương đương với bức xạ của 10.000 mặt trời lên một điểm hội tụ. Mục tiêu sau cùng của hệ thống mặt trời nhân tạo này là nhằm sản xuất các loại nhiên liệu thân thiện với môi trường, điển hình là hydrogen.

Hệ thống được gọi là Synlight do Trung tâm hàng không vũ trụ Đức (DLR) phát triển và hiện được đặt tại thành phố Juelich. Hệ thống bao gồm một loạt 149 bóng đèn Xenon Short Arc (XSA) - tương tự loại đèn dùng trong máy chiếu tại các rạp phim lớn, nhằm tái tạo và tập trung năng lượng tương đương với ánh sáng từ 10.000 mặt trời chiếu vào Trái Đất.

synlight-3.jpg
Trong buổi trình diễn hôm nay, các nhà nghiên cứu đã tập trung hệ thống đèn công suất 350 kW xếp theo hình tổ ong này vào một tấm kim loại kích thước 20 x 20 cm. Giám đốc trung tâm DLR - Bernhard Hoffschmidt cho biết hệ thống có thể tạo ra nhiệt độ đến 3000 độ C. Toàn bộ hệ thống có kích thước rất lớn, cao 14 m, trải dài 16 m.

Vậy tại sao người ta lại muốn tạo ra một hệ thống siêu sáng, phát nhiệt khủng khiếp như vậy? Các nhà nghiên cứu hiện đang thử nghiệm các phương pháp mới để buộc các nguyên tố trong tự nhiên phải hiện hình, ở đây là hydrogen. Không giống như nhiều nhiên liệu khác, hydrogen khi cháy không tạo ra khí thải carbon, do đó nó rất thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, nhiên liệu hydrogen không xuất hiện tự nhiên trên Trái Đất, nó đòi hỏi các điều kiện tương tự như trong không gian để phân tử nước có thể được phân tách thành hydrogen và oxygen.

synlight.jpg
Khi hệ thống này tập trung ánh sáng vào miếng kim loại, nó sẽ bị làm nóng đến 800 độ C, lúc này nhóm nghiên cứu sẽ phun hơi nước lên bề mặt kim loại. Kim loại phản ứng với oxygen trong nước trong khi hydrogen giữ nguyên. Khi tiếp tục được làm nóng, oxygen một lần nữa được phân tách từ kim loại. Dĩ nhiên dưới cường độ ánh sáng và nhiệt độ cao như vậy thì bạn chắc chắn sẽ không muốn đứng trong khu vực phát xạ bởi chỉ 1 giây phơi mình trước bức xạ, dù là bức xạ bật trở lại từ các bức tường thì cơ thể bạn chắc chắn sẽ bị sấy khô.

Một điều nữa là hydrogen rất dễ bay hơi. Ở trạng thái lỏng, nhiên liệu hydrogen có thể có thể được đốt cháy với chỉ 1/10 năng lượng cần có để đốt xăng. Do đó, hydrogen cần được xử lý và bảo quản cực kỳ cẩn thận (hẳn anh em đã nghe đến thảm họa khí cầu dùng khí hydro Hindenburg năm 1937?) Nhiều giải pháp đã được giới nghiên cứu, đặc biệt là các hãng làm xe hơi nghĩ ra nhằm khiến hydrogen trở nên an toàn hơn, chẳng hạn như thùng nhiên liệu nén áp suất, một khi va chạm thì hydrogen sẽ được giải phóng ngay lập tức vào không khí hoặc carbon monoxide (CO) có thể được thêm vào hỗn hợp để tạo ra nhiên liệu kerosene thân thiện với môi trường có thể được dùng trong ngành công nghiệp hàng không và tên lửa.

synlight-2.jpg
Một hạn chế của hệ thống Synlight hiện tại là lượng điện năng cực lớn để vận hành. Chỉ trong vòng 4 giờ, hệ thống sử dụng lượng điện năng tương đương với một hộ gia đình dùng cả năm. Các nhà nghiên cứu hiển nhiên để ý tới vấn đề này bởi một hệ thống cần quá nhiều năng lượng để tạo ra nhiên liệu sạch thì rõ ràng không hoàn toàn thân thiện với môi trường. Tuy nhiên họ hy vọng rằng một phiên bản khác của hệ thống trong tương lai sẽ sử dụng năng lượng mặt trời. Thực tế thì một mục tiêu khác mà các nhà nghiên cứu muốn nhắm đến là tạo ra các tấm pin mặt trời hiệu suất cao hơn để có thể tạo ra đủ năng lượng cung cấp cho hệ thống Synlight.

Synlight hiện đang trong giai đoạn thử nghiệm và một khi chứng minh được ý tưởng, hệ thống này có thể được mở rộng quy mô lên gấp 10 lần, đủ để sử dụng trong công nghiệp.

Theo: Focus.de
54 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

xui xui rớt vô đây là ra khói luôn 😕😕😕
limann
TÍCH CỰC
7 năm
Rồi sấy trái đất nóng lên luôn
ngsangmt
TÍCH CỰC
7 năm
@limann Sao nóng được bạn? Dùng năng lượng mặt trời để sáy mà! Chỉ là tập trung năng lượng chiếu xuống trái đất lại thôi!
Áp dụng công nghệ này để hoả thiêu được đấy nhỉ 😁
jlovec
TÍCH CỰC
7 năm
rồi sẽ có thằng phát triển vũ khí cho xem. nó gắn lên tàu nào đó rồi nó bắn =]]]]]]
n3.9592
TÍCH CỰC
7 năm
người ta chế mang lên sao hỏa phá băng đó
tucammoi
TÍCH CỰC
7 năm
quên tắt điện là các nhà khoa học thành than luôn, con nguòi quá nhỏ bé so voíw cái này.
làm ơn đừng bán cho biker việt, họ gắn lên xe chạy chói mắt lắm!
Thật lãng phí. Tiền này để đem xây tượng cho dog đái còn hợp lý hơn 😁
@TakaVainglory tượng đài gì dog lại đái:D
Hoang đường, thiệt là hoang đường. 149 bóng đèn bằng năng lượng 10.000 mặt trời, mà dùng năng lượng MỘT mặt trời cung cấp cho 149 cái bóng đèn.
@ptp49 Tính trên 1 đơn vị diện tích thôi (tấm kim loại 20x20cm)
@ptp49 Tập trung lên một điểm bạn nhé 😃
khanhproq3
ĐẠI BÀNG
7 năm
@ptp49 người VN khi nói về khoa học thì thật là dốt, đến đọc hiểu cũng kém
Mình vừa mới chỉ đọc qua nhưng bài viết thực sự có nhiều vấn đề về kiến thức khoa học. Mình vào xem nguồn dẫn nhưng đó là tiếng Đức nên không đọc được, không biết người dịch ở trên dịch trực tiếp từ tiếng Đức, hay dịch từ một bài tiếng Anh khác và chỉ dẫn nguồn theo bài đăng bằng tiếng Anh đó cho có?
ntherol
TÍCH CỰC
7 năm
@Black Mamba Trên Discovery nói mặt trời chiếu 1h bằng cả thế giới sản xuất điện 1 năm. Vụ nay sao anh em?
Thử nghiệm
Chắc là cường độ ánh sáng gấp 10000 lần trên 1 đơn vị diện tích.
Đèn xenon của Đức sản xuất thì No.1 rồi. 😃, ngày xưa dùng trên hệ thống đèn xe hơi, sau này chế cho xe máy, nhưng nhược điểm là năng lượng cung cấp cho 1 bóng xenon quá lớn làm ảnh hưởng đến hệ thống bình xe nếu dùng ko kỹ. Sau này người ta đổi qua đèn led tiết kiệm năng lượng mà lượng sáng thì tương đương
Hệ thống này giống như việc chiếu cái đèn pin vô tấm pano để tạo ra điện...
hqchung
ĐẠI BÀNG
7 năm
3000 độ ? mà đòi gấp 10.000 bức xạ của mặt trời ???
lanhxc2
ĐẠI BÀNG
7 năm
Đã có vũ khi Laze nha bạn.
colenao00
TÍCH CỰC
7 năm
Hao phí có nhiều k nhỉ?

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019