Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


Thông tin về thảm họa hạt nhân thời Liên Xô đáng sợ hơn Chernobyl nhiều lần

ND Minh Đức
24/3/2017 10:45Phản hồi: 58
Thông tin về thảm họa hạt nhân thời Liên Xô đáng sợ hơn Chernobyl nhiều lần
Nết xét về số lượng các ca nhiễm phóng xạ thì thảm họa hạt nhân nổi tiếng Chernobyl vẫn còn kém tới 4 lần so với ảnh hưởng từ các vụ thử nghiệm vũ khí hạt nhân hồi 8/1956 ở Semipalatinsk, Kazakhstan. Thảm họa đã san bằng cả thành phố Kazakh gần đó, khiến 600 người phải nhập viện do phóng xạ. Tuy nhiên cho tới giờ, thông tin chi tiết về vụ việc cũng như những ảnh hưởng tới sức khỏe con người vẫn còn là bí ẩn.

Sau thảm họa hạt nhân, các nhà khoa học Nga đã theo dõi mức độ phóng xạ trên danh nghĩa là tiếp tục thử nghiệm vũ khí chứ không nói với những người bị ảnh hưởng cũng như thế giới bên ngoài. Cho tới mới đây, một số tài liệu từ các cuộc khảo sát sau thảm họa được phát hiện và chuyển tới tờ New Scientist và nhờ đó, người ta mới bắt đầu có thêm thông tin về mức độ nhiễm phóng xạ đối tại nơi xảy ra thảm họa và các khu vực lân cận.

Đó là các báo cáo được soạn thảo khi xưa các nhà khoa học từ Viện vật lý sinh học Moscow vừa được tìm thấy trong kho tài liệu của Viện y học sinh thái phóng xạ IRME ở Semey, Kazakhstan. Người công bố các tài liệu trên, giám đốc của học viện, Kazbek Apsalikov cho biết: “Trong nhiều năm, đây vẫn là một bí mật.”

Theo báo cáo từ những năm 1950 tới 1960, vùng Semipalatinsk là một trong những nơi được tiến hành thử nghiệm bom hạt nhân nhiều nhất thế giới. Cho tới khi Liên Xô sụp đổ, báo giới phương tây mới bắt đầu đưa tin về những vụ thử nghiệm hạt nhân năm xưa, bao gồm cả một nghiên cứu về các tác động rõ ràng của phóng xạ tới những ngôi làng lân cận nằm dưới gió. Gần đây, một số nghiên cứu cũng tiếp cận bằng cách đo lường mức độ phóng xạ trong men răng để ước tính liều lượng bức xạ năm xưa.

Với tên gọi “Kết quả nghiên cứu phóng xạ tại khu vực Semipalatinsk”, tập tài liệu này được đóng dấu “tuyệt mật” và dựa vào đây, cộng đồng khoa học có thể biết được rằng các nhà khoa học Nga đã tìm hiểu được gì về tình hình sức khỏe người dân sau thảm họa hạt nhân cũng như những ảnh hưởng dài hạn của nó. Báo cáo đã mô tả chi tiết về 3 đợt điều tra của các nhà khoa học Nga tới khu vực Ust-Kamenogorsk nhằm tìm kiếm mức độ lan tỏa phóng xạ, dư lượng phóng xạ trong đất, thức ăn của cả tại đây lẫn các thị trấn miền đông Kazakhstan.


Lần theo dấu vết những đám mây phóng xạ

Vào giữa tháng 9/1956, một tháng sau thảm họa hạt nhân, lượng phóng xạ tại Ust-Kamenogorsk đã đạt mức 1.6 millirem/h, nghĩa là gấp 100 lần so với báo cáo được cho là “mức độ an toàn” lẫn khuyến cáo an toàn của Ủy ban quốc tế về bảo vệ phóng xạ.

Tới tháng 10, những cuộc điều tra tiếp tục được tiến hành tại thêm nhiều ngôi làng khác. Báo cáo sau điều tra ghi nhận rằng: “Gần Znamenka, các chất phóng xạ đã ảnh hưởng tới con người và môi trường trong nhiều năm.” Những cơn mưa phóng xạ tại đây ở mức “nguy hiểm tới sức khỏe” và “nghiêm trọng và nguy hiểm hơn so với khu vực quận Ust-Kamenogorsk.”

2nd_scan_20170316.jpg

Sau thảm họa, vào tháng 8, các bác sĩ quân y đã tới thăm những ngôi làng tại khu vực thử phóng xạ và phát hiện ra 3 ca nhiễm phóng xạ cấp tính. Kết quả khảo sát này đã được ghi nhận vào trong hồ sơ điều tra sau đó về đường đi của những đám mây phóng xạ. Vào năm 2002, nhà nghiên cứu Konstantin Gordeev tại Viện vật lý sinh học Moscow đã đăng tải một tấm bảng đồ cho thấy vào ngày 24/8/1956, một đám mây phóng xạ đã di chuyển trực tiếp từ qua các khu vực Znamenka và Ust-Kamenogorsk.

Tuy nhiên trong vụ thử hạt nhân vào 12/8/1953 đã tạo ra một đám mây bay trên bầu trời vùng Karaul. 3 năm sau, tức là vào 1956, kết quả điều tra đã đánh giá rằng khu vực này vẫn còn “nguy hiểm tới sức khỏe”. Một trong những kết quả khác từ các đợt điều tra chính là thành lập nên một trung tâm phát thuốc dưới sự kiểm soát trực tiếp của Moscow, đồng thời kiêm luôn nhiệm vụ theo dõi mức độ phóng xạ lẫn ảnh hưởng sức khỏe tới người dân. Và theo số liệu từ trung tâm phát thuốc này: có tới 100.000 người đã nhiễm phóng xạ từ các vụ thử vũ khí, bao gồm cả người lớn lẫn trẻ nhỏ.

Khi đó, trung tâm phát thuốc này được đặt tên là "Anti-Brucellosis Dispensary No. 4” (tạm dịch: trạm phát thuốc phòng chống bệnh sốt Brucell số 4). Theo Apsalikov, cái tên được đặt nhằm “không gây sự chú ý về nhiệm vụ thật sự của nó vốn được xếp vào hàng tuyệt mật cho tới năm 1991.” Mãi cho tới khi Liên Xô sụp đổ, trạm phát thuốc này đổi tên thành IRME. Theo Boris Gusev - người đã làm việc tại trung tâm này từ 1962, hiện nay đã làm giám đốc, thì nhiều báo cáo lưu trữ tại đây đã bị lấy tới Moscow hoặc tiêu hủy trước khi bàn giao chính quyền.

Gusev cho biết thêm có một báo cáo còn ghi nhận rằng có tới 638 người “nhập viện do nhiễm độc phóng xạ” tại thành phố sau thử nghiệm vũ khí vào năm 1956. Con số này lớn gấp 4 lần so với 134 ca nhiễm phóng xạ được xác định sau sự cố Chernobyl. Và cho tới hiện tại vẫn chưa có con số chính thức thống kê số người chết. Những văn bản vừa được tiết lộ mới đây về các cuộc điều tra năm 1956 và 1957 là một trong số các hồ sơ hiếm hoi “chạy thoát” khỏi sự thiêu hủy hoặc cất giấu của Liên Xô cũ.

Một trong những thông tin khác được lấy ra từ các báo cáo này chính là “mức độ phóng xạ đáng chú ý nằm trong đất, hoa màu và thức ăn.” thuộc khu vực phía đông Kazakhstan. Các mẫu phân lấy từ các cư dân sống tại khu vực phía nam Ust-Kamenogorsk cũng có chứa lượng lớn phóng xạ. Tuy nhiên lượng phóng xạ trong phân sẽ không thể phát hiện ra sau 2 - 5 ngày kể từ khi họ ngừng ăn thức ăn địa phương và chuyển sang thức ăn từ nơi khác đưa tới.

Quảng cáo



Từ đó, các nhà nghiên cứu Nga khi xưa đã khuyến cáo ngừng sử dụng ngũ cốc tại địa phương và kết luận rằng “việc tiến hành thử nghiệm hạt nhân trước mùa gặt (đặc biệt là các vụ nổ dưới mặt đất) là không phù hơp.” Tuy nhiên các khuyến cáo này rõ ràng là không được tuân thủ bởi theo sau đó những vụ thử nghiệm vũ khí vào 8/1957 và 8/1962 vẫn tiếp tục được tiến hành.

New Scientist nhận định rằng các báo khi xưa còn cố tình giảm nhẹ mối nguy hiểm của các thử nghiệm vũ khí hồi xưa, nói rằng những biến đổi trong hệ thần kinh và máu của cư dân địa phương “không thể chỉ đổ lỗi cho các bức xạ từ thử nghiệm vũ khí.” Thay vào đó, báo cáo đổ lỗi cho điều kiện sống nghèo nàn, chế độ dinh dưỡng kém và nhiều căn bệnh khác như sốt Brucell hoặc bệnh lao.

Cho tới năm 1963 thì các thử nghiệm bom hạt nhân tại Semipalatinsk mới dừng lại. Mặc dù nhiều khu vực dưới gió vẫn có thể sinh sống an toàn nhưng “một số khu vực đã bị nhiễm phóng xạ tới mức không thể nào hồi phục lại nguyên trạng. Tình trạng của một số nơi khác vẫn chưa được xác định rõ hoặc có nguy hiểm tiềm ẩn.”

Roman Vakulchuk tại Viện ngoại giao quốc tế Na Uy nhận định đây là báo cáo đương thời đầu tiên về ảnh hưởng của các thử nghiệm vũ khí tại Kazakhstan tới người dân nơi đây. Ông cho biết: “Mãi tới năm 1956 thì chính quyền Liên Xô cũ mới tiến hành các nghiên cứu.” Dù vậy, vẫn còn nhiều điều bí ẩn xung quanh ảnh hưởng của các vụ thử nghiệm vũ khí hạt nhân, bao gồm cả ảnh hưởng dài hạn của rất nhiều khu vực xung quanh.

Nguồn NewScientist
58 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Ghê vỡi
cuteo79
ĐẠI BÀNG
7 năm
Con người giết con người...tôi vẫn luôn mong rằng sẽ sống trong một thế giới không vũ khí..không chiến tranh...tôi thuộc thế hệ 8x tuy ko thấy chiến tranh nhưng qua ảnh và clip tôi đã thấy rất sợ rồi...:oops::oops::oops:
email007vn
ĐẠI BÀNG
7 năm
@Anhking
Nam nay bác 60t ah?
Anhking
ĐẠI BÀNG
7 năm
@email007vn Tìm hiểu nhiều về lịch sử chiến tranh thì biết thôi...!Liên quan gì đến tuổi tác mà bàn ở đây ?😕😕
email007vn
ĐẠI BÀNG
7 năm
@Anhking
Tôi thấy bác ít tuổi mà nói như đúng rồi.kaka...lịch sử chưa chắc đúng bác hiểu chứ?
email007vn
ĐẠI BÀNG
7 năm
@Akay Nhím
A đầu 8x còn chưa dám bàn e rành thiệt còn hơn cả ng tham chiến. bái phục bái phục
playmarble
TÍCH CỰC
7 năm
Những người phát minh ra mấy cái ntn mới là kẻ thù đáng sợ của loài người.
TheWingAg
ĐẠI BÀNG
7 năm
@playmarble Khoa học là để phát triển. Kẻ ra lệnh sử dụng mới có tội B nhé.
Cứ quăng cái rụp ! Thử làm gì 😔
Có vài tấm ảnh thì hay
Khóa học cần có sự hi sinh
Search chỗ thử hạt nhân ( mốc đỏ ) và chỗ đám mây xuất hiện..... 😕

p/s Semey bây giờ đã là 1 thành phố cỡ mini mà hạt nhân thì đâu có mất nhanh vậy ko biết sống ở đó rồi bị ảnh hưởng như thế nào


upload_2017-3-25_12-39-29.png
KuTom1
CAO CẤP
7 năm
Dân khổ, luôn vậy.
Đọc mấy cái này tự nhiên thấy đồng cảm với mấy ông ác nhân trong phim muốn tiêu diệt cả nhân loại để trái đất bình yên hơn
Thiên nhiên đã lập trình cho bộ não muôn loài là phải có chiến tranh để phát triển chứ k riêng gì con người, thú vật cũng tranh giành lãnh thổ, cũng giết những kẻ yếu, kẻ mạnh lên ngôi, bản chất của chọn lọc tự nhiên là loại bỏ những kẻ yếu để kẻ mạnh phát triển tiến hóa tốt hơn, nếu loài vật k có chiến tranh chưa chắc gì có con người. Rồi đây những người thông minh sẽ giết những kẻ ngu đần, nghèo đói để bớt gánh nặng về tài chính, sau đó họ dùng tài chính để nghiên cứu và phát triển khiến con người ngày càng thông minh hơn, tiến hóa thành loài mới
@Phúc_Nguyễn_1996 Người thông minh không giết người, mà nghiên cứu sáng chế ra những thứ hữu ích phục vụ đời sống mọi người. Người tham lam, có dã tâm mới đi giết người.
ufdb
CAO CẤP
7 năm
@Phúc_Nguyễn_1996 vậy tiến hóa để làm gì và cuộc sống có ý nghĩa j khi con người ko biết yêu thương lẫn nhau hả bạn
Kin_92
TÍCH CỰC
7 năm
Sô liên vạn tuế, vạn tuế vạn vạn tuế.
Chiến tranh đã để lại những hậu quả nặng nề về mọi phương diện, mỗi lần nghe tiếng thở dài khi thấy bà đứng chỗ bàn thờ, t lại thấy nặng lòng. Bác ruột m mất năm 69, không có nổi một tấm hình để thờ. Bao nhiêu năm ước nguyện duy nhất của bà là tìm đc mộ bác cũng chẳng thể đc.
nghia_hxn
ĐẠI BÀNG
7 năm
Nhà mình xem ra vẫn còn khá là an toàn, ngoại trừ mấy con cá đớp chất xả thải 😆
sonat_tim
ĐẠI BÀNG
7 năm
@nghia_hxn Thằng Anh TQ đang định làm dàn điện hạt nhân di động trên biển kìa.
"Trung Quốc tung quảng cáo về các nhà máy điện hạt nhân nổi,"
http://www.baomoi.com/nha-may-dien-hat-nhan-cua-trung-quoc-tren-bien-dong-chi-la-quang-cao/c/20976573.epi
Sợ nhất nó nói 1 đằng, làm 1 nẻo!
nghia_hxn
ĐẠI BÀNG
7 năm
@sonat_tim haha, em tưởng người Tàu không nói mà làm, người Việt mới là nói nột đằng làm một nẻo ạ, haha
mrqd
TÍCH CỰC
7 năm
Khi một quốc gia này ưu việt hơn quốc gia khác, lòng yêu nước nảy sinh và chiến tranh. (Trích nhời 1 nhà tư tưởng mà tôi quên mất tên)
Phát hiện mang tính Lịch sử. Ngang với phát hiện của Mỹ về việc irac sở hữu vũ khí giết . . . . Chuột hàng loạt
Sao bằng cái thảm họa của tui. Hôm qua dẫn 18+ đi coi Kong trời xui đất khiến gặp ngay mấy đứa bạn... nó mét con Gấu thế là ... này chết với bà nhá... hú hồn hôm nay cũng yên ổn.. hsizzz
lọ tinh dịch đấy giết được ai? 😆
Bác nói chuẩn, nó là bức tường hạt nhân đấy

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019